Lựa chọn phương pháp giảng dạy lịch sử Việt Nam thời kì 1954 - 1975 cho học sinh giỏi quốc gia

Lựa chọn phương pháp giảng dạy lịch sử Việt Nam thời kì 1954 - 1975 cho học sinh giỏi quốc gia

Cùng với các môn học khác ở trường trung học phổ thông, môn Lịch sử góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Bộ môn Lịch sử giúp học sinh có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. Đặc biệt thông qua môn học này, thế hệ trẻ hiểu thêm về công cuộc dựng nước, giữ nước của nhân dân, về các cuộc kháng chiến đầy máu và nước mắt của các thế hệ người Việt Nam nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”(1) Có lẽ không có dân tộc nào trên thế giới phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược hay đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước như dân tộc Việt Nam. Trong suốt chiều dài phát triển, dân tộc ta luôn phải đối mặt với các cuộc xâm lược của các thế lực ngoại xâm nước ngoài. Vì thế chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam.

 

doc 20 trang thuychi01 6892
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn phương pháp giảng dạy lịch sử Việt Nam thời kì 1954 - 1975 cho học sinh giỏi quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KÌ 1954 -1975
 CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
 Người thực hiện: Tống Lê Mỹ Linh
 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
 SKKN thuộc lĩnh vực : Lịch sử
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
1. Mở đầu..............1
1.1.Lý do chọn đề tài......................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu...2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.. ...2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...............3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.14
3. Kết luận, kiến nghị.14
3.1. Kết luận..,..14
3.2. Kiến nghị...15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Cùng với các môn học khác ở trường trung học phổ thông, môn Lịch sử góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Bộ môn Lịch sử giúp học sinh có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội. Đặc biệt thông qua môn học này, thế hệ trẻ hiểu thêm về công cuộc dựng nước, giữ nước của nhân dân, về các cuộc kháng chiến đầy máu và nước mắt của các thế hệ người Việt Nam nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự hiểm nguy, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”(1) Có lẽ không có dân tộc nào trên thế giới phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược hay đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước như dân tộc Việt Nam. Trong suốt chiều dài phát triển, dân tộc ta luôn phải đối mặt với các cuộc xâm lược của các thế lực ngoại xâm nước ngoài. Vì thế chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam.
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam hiện đại, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những mốc son chói lọi, hào hùng. Điểm độc đáo của đất nước ta thời kì 1954-1975 là đất nước bị chia cắt làm 2 miền Nam- Bắc, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thực hiện đường lối đúng đắn, sáng tạo, chưa có tiền lệ trong lịch sử: tiến hành đồng thời ở 2 miền 2 chiến lược cách mạng khác nhau, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Vì thế, đây là một nội dung cơ bản trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia mà học sinh phải nắm vững. 
Đối với giáo viên được phân công nhiệm vụ giảng dạy cho đội tuyển học sinh giỏi quốc gia của tỉnh Thanh Hóa, để giảng dạy truyền đạt kiến thức và phương pháp ôn luyện lịch sử cho các học sinh trong đội tuyển chỉ gói gọn trong một khoảng thời gian ngắn (3 tháng) là một công việc khó, đòi hỏi phải có trách nhiệm, sự kiên trì, có kinh nghiệm chuyên môn và mang lại hiệu quả công việc. 
Với mong muốn truyền thụ kiến thức và phương pháp ôn tập hiệu quả cho học sinh giỏi qua các kì thi, đặc biệt kì thi Học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử về lịch sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thông qua đó giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức kế thừa, tiếp nối các thế hệ cha anh về trách nhiệm đối với đất nước, tôi phát triển thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn phương pháp giảng dạy Lịch sử Việt Nam thời kì 1954 – 1975 cho Học sinh giỏi quốc gia tỉnh Thanh Hóa.
(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,2002, trang 171.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Đề tài giúp giáo viên có phương pháp khai thác kiến thức, lựa chọn phương pháp thích hợp để truyền đạt những vấn đề trọng tâm của lịch sử Việt Nam thời kì 1954 – 1975 đến học sinh. 
- Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, nhận thức đầy đủ về lịch sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thông qua đó biết vận dụng các phương pháp lịch sử cơ bản để phân tích, tổng hợp, nêu bản chất, quy luật, liên hệ thực tế, hình thành khái niệm, rút ra bài học cho mình trong quá trình học tập. Qua đó nâng cao hiệu quả trong kì thi chọn Học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu sơ lược kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975, phương pháp giảng dạy, ôn tập về lịch sử Việt Nam thời kì 1954 -1975.
- Đối tượng được áp dụng trong đề tài là học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi quốc gia của tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu.
- Phân tích, tổng hợp.
- Đối chiếu, so sánh.
- Khảo sát thực tiễn.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
	Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của khoa học- công nghệ, của xu thế toàn cầu hóa, các nước trên thế giới và Việt Nam đều hướng đến cải cách giáo dục thích ứng hoàn cảnh mới. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tích cực, tự giác của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu , rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học là lấy học sinh làm trung tâm hay mô hình dạy học hướng vào người học. Vì vậy, yêu cầu cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học trong môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông nói chung, đặc biệt trong việc giảng dạy cho học sinh đang trong đội dự tuyển học sinh giỏi quốc gia nói riêng, phải được thực hiện theo các bước như sau:
- Dạy và học thông qua tổ chức hoạt động học của người học.
- Dạy và học chú trọng việc hướng dẫn và rèn luyện phương pháp tự học của người học nhằm tạo cho học sinh chuyển từ học thụ động sang chủ động, phát huy năng lực tự học của học sinh.
- Dạy và học phân hóa đối tượng học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động theo nhu cầu, sở thích và khả năng của mỗi học sinh.
- Kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh nhằm giúp mỗi học sinh không chỉ tái hiện kiến thức, lặp lại các kĩ năng mà còn hướng đến rèn luyện các kĩ năng tư duy bậc cao, giúp học sinh tự điều chỉnh cách học để đạt hiệu quả.
- Sử dụng các phương tiện dạy học (phương tiện trực quan, công nghệ thông tin), khuyến khích các phương thức làm việc mới (đưa ra các ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều nhau, để học sinh lựa chọn hoặc nêu ý kiến của cá nhân) nhằm phát triển năng lực tư duy, kĩ năng vận dụng, thực hành kiến thức lịch sử.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
	Trước khi áp dụng việc lựa chọn phương pháp giảng dạy Lịch sử Việt Nam thời kì 1954 – 1975 cho Học sinh giỏi quốc gia theo sáng kiến mới, việc dạy đội tuyển học sinh giỏi quốc gia được tiến hành theo các bước như sau:
- Thực hiện cách dạy truyền thống: giáo viên truyền đạt kiến thức cơ bản, trên cơ sở đó giới thiệu kiến thức nâng cao, học sinh tiếp nhận và nắm vững các kiến thức đã được truyền đạt, thầy cô đánh giá kết quả của học sinh thông qua các đề kiểm tra về nội dung của Lịch sử Việt Nam thời kì này. Vì vậy học sinh vẫn học thụ động, học tập theo lối khoa cử, học thuộc lòng, chưa khuyến khích và phát huy được tính tích cực, hình thành năng lực tư duy trong học tập của các em.
- Giáo viên dạy đội tuyển giới thiệu các tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung Lịch sử Việt Nam thời kì 1954 – 1975, học sinh tự tìm trong các tài liệu ấy những nội dung yêu cầu, giáo viên chưa hướng dẫn học sinh phương pháp làm việc, khai thác, sử dụng tài liệu. Vì vậy tùy khả năng của từng học sinh, việc học sinh làm việc với nguồn sử liệu, rút ra các kiến thức cần nắm chưa hiệu quả, có em chưa biết cách khai thác các nội dung liên quan trong tài liệu tham khảo đã được hướng dẫn, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. 
- Các hình thức chọn vấn đề, tổ chức cho học sinh tranh luận của giáo viên mới được tiến hành bước đầu, chưa thường xuyên. Vì vậy, ít tạo được không khí học sôi nổi, phương pháp học tranh luận để bổ sung, khẳng định hoặc phủ định một vấn đề trong học sinh đội tuyển.
- Học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi quốc gia tỉnh Thanh Hóa (8 em) chưa có chất lượng đồng đều như nhau, một số em kiến thức chưa dầy, một số em có khả năng nhưng chưa thực sự đam mê với bộ môn, có em tập trung trong đội tuyển nhưng vẫn lo học các môn đại học theo khối, chưa toàn tâm cho việc học đội tuyển  Vì thế việc tập trung đội tuyển trong một thời gian ngắn (3 tháng) với lượng kiến thức nhiều, cường độ làm việc cao khiến nhiều em chưa đáp ứng được với yêu cầu của giáo viên giảng dạy và phụ trách đội tuyển, dẫn tới chất lượng chưa đạt như mong muốn. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Trước thực trạng trên, để học sinh trong đội tuyển quốc gia nắm vững, có hiệu quả về Lịch sử việt Nam thời kì 1954 – 1975, giáo viên phổ biến cho học sinh nắm được các nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam theo cách hướng dẫn các phương pháp học như sau:
2.3.1. Vẽ sơ đồ đường trục thời gian
Ví dụ: Vẽ sơ đồ tiến trình lịch sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) nhằm giúp học sinh nắm khái quát lịch sử Việt Nam thời kì 1954 – 1975 qua những giai đoạn cụ thể
 1954 1960/1961 1965 1968/1969 1973 1975
- 1954-1960: Miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, xã hội.
Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ- Diệm, gìn giữ hòa bình.
- 1961-1965: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc .
Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
- 1965-1968: Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” 
 của Mỹ.
Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương.
- 1969-1973: Miền Nam chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” 
Miền Bắc khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần hai của Mỹ và làm nghĩa vụ hậu phương.
Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao , Hiệp định Pari được kí kết.
- 1973-1975: Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, chi viện cho 
 miền Nam.
Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định, lấn chiếm”, tạo thế và lực, giải phóng toàn vẹn lãnh thổ
2.3.2. Lập bảng niên biểu gắn với sự kiện
Ví dụ: Lập niên biểu về nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước giúp học sinh nắm vững trong thời kì 1954 – 1975, miền Bắc đã thực hiện nhiệm vụ cách mạng XHCN .
Giai đoạn
Cách mạng miền Bắc
Kết quả
1954-1960
Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất
- Bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi: giai cấp địa chủ căn bản bị xóa bỏ, khối liên minh công nông được củng cố, nông dân làm chủ nông thôn.
- Khôi phục và bước đầu phát triển kinh tế, phát triển sự nghiệp văn hóa giáo dục, thực hiện cải tạo quan hệ sản xuất XHCN.
1961-1965
Xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước, nhiệm vụ, vai trò, vị trí cách mạng từng miền, mối quan hệ của cách mạng hai miền.
- Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm xây dựng CNXH đạt được thành tựu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội và làm tốt vai trò hậu phương.
1965-1968
Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương
- Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, buộc chúng phải tuyên bố ngừng hẳn chiến tranh phá hoại.
- Trên mặt trận sản xuất lập những thành tích quan trọng, các lĩnh vực văn hóa phát triển phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chiến đấu, sản xuất và đời sống.
- Chi viện sức người sức của tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước cho tiền tuyến miền Nam.
1969-1973
Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ và làm nghĩa vụ hậu phương
- Khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội, tiếp tục xây dựng miền Bắc XHCN.
- Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần hai của Mỹ, đặc biệt đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của chúng, là thắng lợi trực tiếp buộc chúng phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
- Tiếp tục làm tốt vai trò hậu phương lớn và nghĩa vụ quốc tế với Lào, Campuchia, góp phần đánh bại “Việt Nam hóa chiến tranh”.
1973-1975
Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam
- Tiếp tục khắc phục hậu quả chiến tranh,khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội đạt kết quả.
- Đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cách mạng miền Nam, góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
 2.3.3. Lập bảng so sánh các sự kiện hoặc hiện tượng
Ví dụ: Lập bảng so sánh điểm giống nhau và khác nhau về mục tiêu, hình thức, phương tiện- chi phí chiến tranh, lực lượng tham gia, qui mô, âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và “Chiến tranh cục bộ”(1965-1968) của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Với bảng so sánh học sinh sẽ phân tích, phân biệt rạch ròi các sự kiện hoặc hiện tượng lịch sử của lịch sử Việt Nam thời kì 1954 – 1975.
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
Giống nhau
 Mục tiêu: chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miền Bắc và là nơi thí nghiệm phát minh quân sự, thí điểm các chiến lược chiến tranh thực dân mới để đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
- Hình thức: đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ
- Phương tiện- chi phí chiến tranh: dựa vào vũ khí, trang bị Mỹ, sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ để tiến hành chiến tranh, công cụ thực hiện là chính quyền và quân đội Sài Gòn, sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân.
Khác
nhau
Lực lượng
Sử dụng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ
Sử dụng quân đội Mỹ, quân đồng minh của Mỹ và quân đội sài Gòn
Qui mô
Chủ yếu ở chiến trường miền Nam Việt Nam
Diễn ra trên phạm vi cả nước (miền Nam và miền Bắc)
Âm mưu
“Dùng người Việt đánh người Việt ”
Nhanh chóng tạo ra ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng, tiến tới tiêu diệt
Thủ đoạn
- Dồn dân lập “ấp chiến lược” để tách dân với lực lượng cách mạng, tiêu diệt lực lượng cách mạng.
- Tăng cường viện trợ kinh tế, viện trợ quân sự cho chính quyền sài Gòn.
- Lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn để trực tiếp chỉ huy chiến tranh ở Việt Nam.
- Sử dụng các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
- Mở các cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc
- Ồ ạt đổ quân viễn chinh, quân đồng minh và phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam
- Tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 bằng hàng loạt các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt cộng”.
- Tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc nhằm phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng của ta, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc.
2.3.4. Lập bảng thống kê
Ví dụ: Lập bảng thống kê các thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận quân sự của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước theo nội dung: thời gian, tên thắng lợi, ý nghĩa lịch sử. Các loại bảng thống kê giúp học sinh nắm tường tận về thời gian, ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó.
Thời gian
Thắng lợi 
chiến lược
Ý nghĩa
1959-1960
Phong trào “Đồng khởi”
- Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20-12-1960) với chủ trương đoàn kết các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo và nhân sĩ yêu nước đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm.
- Phong trào “Đồng khởi” là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của cách mạng miền Nam. 
-Thắng lợi này đã giáng đòn mạnh vào âm mưu chiến lược của Mỹ- Diệm, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Sài Gòn.
-Thắng lợi của “Đồng khởi” là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về chất của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên làm chiến tranh cách mạng.
1965
Đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
- Là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược thứ hai của quân dân miền Nam, đồng thời là thất bại có ý nghĩa chiến lược lần thứ hai của Mỹ, buộc Mỹ phải thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân vào tham chiến ở miền Nam.
- Sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là một thất bại nặng nề của Mỹ trong âm mưu dùng miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm một loại hình chiến tranh thực dân mới.
1968
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 
- Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”).
- Chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán với ta ở Pari bàn về việc chấm dứt chiến tranh. 
- Đánh dấu thất bại hoàn toàn của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
1972
Cuộc tiến công chiến lược ở miền Nam
- Chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn và đông dân.
- Giáng đòn nặng vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược- tức là thừa nhận sự thất bại của “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” ở miền Bắc
- Với thắng lợi “Điện Biên Phủ trên không”, quân dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng, bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52, bắt sống 43 phi công Mỹ. 
- “Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, đập tan ý chí xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam, buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
1975
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ, cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc- kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH.
- Tác động mạnh đến hình hình nước Mỹ và thế giới, phá vỡ phòng tuyến quan trọng ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á của đế quốc Mỹ, góp phần làm đảo lộn “chiến lược toàn cầu” phản cách mạng của chúng
- Là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.
2.3.5. Tổ chức thảo luận nhóm
Ví dụ: - So sánh điểm giống và khác nhau của chiến dịch Hồ Chí Minh(1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
	 - So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) về hoàn cảnh kí kết, thành phần tham dự, nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của hiệp định.
Giáo viên giao cho các nhóm nhỏ (2 em/nhóm) ghi chủ đề thảo luận, trao đổi và lập bảng so sánh, ghi càng nhiều nội dung so sánh càng tốt, bổ sung câu trả lời. sau đó giáo viên dẫn dắt thảo luận toàn lớp để hình thành các nội dung so sánh từ đó rút ra điểm giống và khác nhau của sự kiện hoặc hiện tượng lịch sử đó.
2.3.6. Vẽ sơ đồ tia
Ví dụ: Vẽ sơ đồ tia về cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ nhằm giúp học sinh có cách học hiệu quả, không bỏ quên kiến thức cơ bản.

Tài liệu đính kèm:

  • doclua_chon_phuong_phap_giang_day_lich_su_viet_nam_thoi_ki_1954.doc