Lồng ghép trò chơi trong dạy dạng bài khái quát, bài ôn tập môn ngữ văn (lớp 10 - Chương trình cơ bản)

Lồng ghép trò chơi trong dạy dạng bài khái quát, bài ôn tập môn ngữ văn (lớp 10 - Chương trình cơ bản)

Ngữ văn là môn học đặc thù, vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Tính nghệ thuật của môn học thường dễ tạo cho các em say mê và hứng thú (tập trung nhiều ở các tác phẩm văn chương) còn đối với các bài khái quát, bài ôn tập lại vốn là những đối tượng bài học ít tạo được sự hứng thú, khó kích thích tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học bởi nó vốn được xem là những kiến thức khó, khô khan (các bài khái quát) hoặc bị xem nhẹ vì cho rằng đó là kiến thức kiểu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” (các bài ôn tập). Bàn về phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông, giáo sư Phan Trọng Luận cho rằng: “Dạy văn là một lĩnh vực hoạt động đòi hỏi nhiều tìm tòi sáng tạo của cá nhân người lên lớp” [4]. Vậy nên, với người giáo viên, việc tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp nhằm lôi cuốn học sinh vào các hoạt động của bài học là điều tối quan trọng nhằm phát triển các năng lực cần thiết, giúp các em nhận thấy quá trình học cũng là quá trình khám phá, đánh thức các năng lực của bản thân.

doc 25 trang thuychi01 25105
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lồng ghép trò chơi trong dạy dạng bài khái quát, bài ôn tập môn ngữ văn (lớp 10 - Chương trình cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI
TRONG DẠY DẠNG BÀI KHÁI QUÁT, BÀI ÔN TẬP
MÔN NGỮ VĂN (LỚP 10 - CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN)
Người thực hiện: Dương Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
	Trang
I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài......................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
II. NỘI DUNG............................................................................................... ...3
2.1. Cơ sở lí luận................................................................................................3
2.2. Thực trạng của vấn đề................................................................................3
2.3. Nội dung giải pháp.....................................................................................4
2.3.1. Khảo lược về các bài khái quát, bài ôn tập môn Ngữ văn 
 (Lớp 10 - Chương trình cơ bản)........ ......................................................4
2.3.2. Một số nguyên tắc khi thiết kế và sử dụng trò chơi..............................5
2.3.3. Một số hình thức trò chơi................................................................. ...5
2.3.4. Quy trình thực hiện..............................................................................7
2.3.5. Vận dụng minh họa..................................................................................7
2.4. Hiệu quả................................................................................................ .....19
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...........................................................................20
3.1. Kết luận.................................................................................................. ....20
3.2. Kiến nghị.....................................................................................................20
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngữ văn là môn học đặc thù, vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Tính nghệ thuật của môn học thường dễ tạo cho các em say mê và hứng thú (tập trung nhiều ở các tác phẩm văn chương) còn đối với các bài khái quát, bài ôn tập lại vốn là những đối tượng bài học ít tạo được sự hứng thú, khó kích thích tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học bởi nó vốn được xem là những kiến thức khó, khô khan (các bài khái quát) hoặc bị xem nhẹ vì cho rằng đó là kiến thức kiểu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” (các bài ôn tập). Bàn về phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông, giáo sư Phan Trọng Luận cho rằng: “Dạy văn là một lĩnh vực hoạt động đòi hỏi nhiều tìm tòi sáng tạo của cá nhân người lên lớp” [4]. Vậy nên, với người giáo viên, việc tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp nhằm lôi cuốn học sinh vào các hoạt động của bài học là điều tối quan trọng nhằm phát triển các năng lực cần thiết, giúp các em nhận thấy quá trình học cũng là quá trình khám phá, đánh thức các năng lực của bản thân. 
Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi trong dạy học có sức hấp dẫn kì lạ, không đơn thuần là phương tiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng quan trọng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định,... Điều đặc biệt hơn cả là qua tổ chức trò chơi, giáo viên sẽ kích thích được hứng thú học tập của học sinh, giúp các em tích cực và chủ động trong lĩnh hội và củng cố tri thức (kể cả học sinh yếu, kém). Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài: “Lồng ghép trò chơi trong dạy dạng bài khái quát, bài ôn tập môn Ngữ văn (Lớp 10 - Chương trình cơ bản)” .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu vấn đề này, tôi mong muốn đóng góp kinh nghiệm cá nhân về cách áp dụng một phương pháp dạy học hiệu quả là lồng ghép trò chơi nhằm thay đổi không khí học tập, tạo hứng thú, khai thác tính chủ động, tích cực của học sinh đối với dạng bài khái quát, bài ôn tập môn Ngữ văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình thực hiện lồng ghép trò chơi trong dạy dạng bài khái quát, bài ôn tập môn Ngữ văn (Lớp 10 - Chương trình cơ bản)
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: vận dụng tìm hiểu tác dụng của phương pháp lồng ghép trò chơi trong hoạt động dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm: Được sử dụng trong quá trình áp dụng đề tài đối với các lớp được chọn làm đối tượng thực nghiệm
- Phương pháp tổng hợp: Dùng để tổng hợp kết quả thực nghiệm
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Đối với đặc thù bộ môn Ngữ văn, việc phủ nhận những phương pháp dạy học truyền thống là điều thiếu thỏa đáng nhưng điều đó cũng không có nghĩa là chúng ta có quyền giữ “khư khư” với những gì đã có. Một khi học sinh đã quá nhàm chán với kiểu học văn thầy cô giảng, trò lắng nghe, ghi chép thụ động, thỉnh thoảng rụt rè trình bày vài ý kiến theo gợi ý của thầy cô... thì các em sẽ nảy sinh thực trạng học đối phó, thụ động, thậm chí chán học bộ môn.
Áp dụng trò chơi trong học tập vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi học tập trong dạy học môn Ngữ văn kết hợp với các phương pháp khác sẽ có ý nghĩa tích cực với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo,... Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở người học [3]. 
Lồng ghép các đơn vị kiến thức vào các trò chơi trong những giờ học không chỉ làm cho giờ học trở nên sinh động mà còn giúp học sinh lĩnh hội, củng cố kiến thức bằng con đường ngắn nhất và tự tin nhất.
Lồng ghép trò chơi học tập trong dạy và học môn Ngữ văn còn giúp giáo viên vừa tận dụng được vốn kiến thức sẵn có của mình vừa đòi hỏi người thầy phải không ngừng sáng tạo (để những trò chơi luôn mới và có ý nghĩa giáo dục) [3]. 
Tuy vậy, khi tiến hành lồng ghép trò chơi trong hoạt động dạy học, giáo viên phải suy nghĩ sâu sắc cẩn thận về nhiệm vụ giáo dục, nội dung và cách thức tổ chức tiến hành.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Đối với giáo viên, sử dụng phương pháp lồng ghép trò chơi trong dạy học không phải là phương pháp mới. Tuy nhiên, để sử dụng phương pháp này một cách khoa học, hiệu quả không phải là vấn đề đơn giản. Với thực tế dạy học môn Ngữ văn, bên cạnh một số giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng cùng kĩ năng sư phạm khéo léo đã thực hiện tốt phương pháp này trong các giờ học, lôi cuốn được học sinh khiến cho học sinh hứng thú và tích cực học tập thì vẫn còn không ít giáo viên mắc phải một số sai lầm khi vận dụng phương pháp làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của bài học đó là:
 - Nội dung trò chơi không phù hợp với nội dung bài học, đơn vị kiến thức cần đạt hay cần củng cố. 
- Trò chơi không phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng của học sinh.
- Giáo viên còn lúng túng, lồng ghép các trò chơi trong dạy học một cách ngẫu hứng, tâm lí nóng vội, cầu toàn, muốn mọi việc diễn ra trơn tru ngay, thiếu tin tưởng vào học sinh1. 
- Đánh giá việc thực hiện trò chơi của các em thiếu khách quan, công bằng [1].
 Đối với học sinh, với tình hình ngại học các môn khoa học xã hội như hiện nay thì việc học tập môn Ngữ văn cũng là một vấn đề đáng lo ngại, nhất là đối với những đơn vị bài học như bài khái quát, bài ôn tập là những bài mà kiến thức được xem là khó, khô khan, kiến thức kiểu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như đã nói ở trên. Tuy vậy, khi giáo viên tiến hành lồng ghép trò chơi trong hoạt động dạy học, không phải em nào cũng biết cách liên kết thông tin trong trò chơi với chủ đích kiến thức bài học. Như vậy có nghĩa là các em chỉ xem đó là những trò chơi đơn thuần, chỉ có tác dụng giải trí, xua tan không khí nhàm chán, nặng nề của giờ học.
Xuất phát từ thực trạng trên, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nhằm tăng cường hoạt động cá thể với học tập giao lưu giải trí, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng lồng ghép trò chơi trong dạy bài khái quát, ôn tập môn Ngữ văn (chương trình cơ bản) với đối tượng học sinh lớp 10 và hiệu quả bước đầu rất đáng mừng.
2.3. Nội dung giải pháp
2.3.1. Khảo lược về các bài khái quát, bài ôn tập môn Ngữ văn (Lớp 10 - Chương trình cơ bản)
* Cấu trúc và thời lượng
Dạng bài
Tên bài
Số tiết
Bài khái quát
1. Tổng quan văn học Việt Nam
2
2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam
1
3. Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
2
Bài ôn tập
1. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
2
2. Tổng kết phần văn học
2
3. Ôn tập phần tiếng Việt
1
4. Ôn tập phần Làm văn
1
* Vai trò
- Dạng bài khái quát: Những kiến thức của dạng bài này nhằm giúp học sinh:
+ Có cái nhìn toàn diện, hệ thống, sâu sắc, đầy đủ về lịch sử phát triển của văn học, các đặc trưng tiểu biểu, giá trị văn học, thành tựu văn học qua từng thời kì, giai đoạn,...
+ Những kiến thức của dạng bài này là “công cụ”, “chìa khóa” giúp học sinh giải mã giá trị của những tác phẩm được học, phân tích nguyên nhân, lí giải hiện tượng văn học có liên quan,... 
- Dạng bài ôn tập: Nội dung của những bài này nhằm giúp học sinh:
+ Củng cố, khắc sâu và sắp xếp một cách hệ thống toàn bộ kiến thức đã được học trong suốt một học kì hoặc cả năm học.
+ Giúp học sinh giải quyết các vấn đề mang tính xâu chuỗi, mở rộng và nâng cao. 
2.3.2. Một số nguyên tắc khi thiết kế và sử dụng trò chơi
- Trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt của bài học.
- Không vận dụng lồng ghép trò chơi trong tất cả các tiết học bởi nếu lạm dụng đôi khi sẽ gây phản cảm, phản tác dụng, mất đi đặc thù bộ môn.
- Lưu ý mối quan hệ giữa trò chơi với hệ thống câu hỏi và đối tượng người học.
- Vận dụng phương pháp cần linh hoạt, hợp lí, đúng mức và đúng lúc để không xáo trộn nhiều về không gian lớp học và nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc.
- Kết thúc trò chơi phải thưởng phạt phân minh (hình thức mang tính chất động viên khuyến khích, nhẹ nhàng, dí dỏm)
- Giáo viên trực tiếp thẩm định, bình giá hoặc yêu cầu học sinh rút ra ý nghĩa, vai trò của đơn vị kiến thức được nhắc đến qua trò chơi.
2.3.3. Một số hình thức trò chơi 
	Trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin nêu ra ở đây một số trò chơi áp dụng khi dạy các bài khái quát và bài ôn tập như sau: 
* Trò chơi “Điền vào sơ đồ trống” (hay “Cho tôi biết thêm”)
- GV: Chuẩn bị một sơ đồ trống (hoặc bảng, biểu) với các nội dung kiến thức cần hoàn thiện
- HS: Huy động kiến thức điền vào những phần bỏ trống của sơ đồ (hoặc bảng, biểu)
VD: Điền vào sơ đồ trống những thông tin còn thiếu về hệ thống các thể loại của Văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10 Tiết 4: Khái quát văn học dân gian Việt Nam)
Các thể loại văn học dân gian
Sân khấu dân gian
.............................................................................................................
Câu nói dân gian
....................................................................................................................................
Thơ ca dân gian
..........................................................................................................
Truyện dân gian
..........................................................................................
Truyện DG 
* Trò chơi “Ô chữ bí mật”
- GV: Chuẩn bị hệ thống các ô trống theo chủ đề (tác giả, tác phẩm, nhân vật, thuật ngữ, khái niệm, cụm từ tiêu biểu,...)
- HS: Tìm các chữ cái thích hợp để hoàn thiện ô chữ theo yêu cầu
Ở trò chơi này có 2 dạng chủ yếu
+ Dạng thứ nhất: Ô chữ có một hàng ngang (Điều kiện áp dụng rất linh hoạt: kiểm tra bài cũ, triển khai bài mới, củng cố, ôn tập,...)
VD: Khi dạy bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX	, kiến thức về thể loại, mục IV.3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài, GV hỏi HS: Ô chữ gồm có 6 chữ cái: Đây là một thể thơ độc đáo thể hiện sự sáng tạo của Việt Nam, phản ánh bước phát triển mới của thơ ca dân tộc và sự tài hoa của người sáng tác? (GV có thể dùng dữ kiện gợi ý: Người có công trong việc đưa thể thơ này phát triển đến đỉnh cao là Nguyễn Công Trứ)
H
Á
T
N
Ó
I
+ Dạng thứ 2: Ô chữ có nhiều hàng ngang và từ chìa khóa hàng dọc
VD: Khi dạy tiết 29,30 (Ngữ văn 10): Ôn tập Văn học dân gian Việt Nam, GV thiết kế ô chữ gồm 8 từ hàng ngang và một từ hàng dọc với nội dung như sau:
C
A
D
A
O
Ô
T
H
Ư
Ơ
C
C
H
I
M
H
O
A
N
G
H
Â
U
T
H
A
N
H
G
I
O
N
G
A
N
H
H
U
N
G
P
H
U
Ô
N
G
N
G
Ô
* Trò chơi “Ai nhanh hơn?”
Trò chơi này tất cả HS trong lớp cùng tham gia (hình thức giống cuộc thi Rung chuông vàng)
- GV: 
+ Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi thuộc dạng câu hỏi ngắn, trả lời nhanh hoặc các dạng câu hỏi trắc nghiệm
+ Đánh giá kết quả sau mỗi câu hỏi - đáp án
- HS: 
+ Trả lời câu hỏi vào một tờ giấy A4
+ Yêu cầu sự trung thực (Không xem bài bạn kế bên, tự giác dừng cuộc chơi khi trả lời sai
* Trò chơi “Hiểu ý đồng đội”/ Tương tác/ Ai hiểu ai?
- GV: Chuẩn bị câu hỏi theo chủ đề, mỗi chủ đề 5 từ khóa
- HS: Hình thành các đội chơi, mỗi đội có 2 HS đứng quay lưng lại với nhau. Mỗi đội bắt thăm một chủ đề. Trong đó, một người nhìn các từ khóa của đội mình và đưa ra gợi ý (không được phạm vào từ khóa), người còn lại tìm câu trả lời theo gợi ý. trả lời đúng từ khóa yêu cầu thì được tính điểm
* VD: Chủ đề “Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học” có thể sử dụng các từ khóa: Truyện Kiều, Quyền sống, Nhân phẩm, Đấu tranh, Tự do,...
* Trò chơi “Tranh tài hùng biện” (hay “Thuyết trình theo tranh”)
- GV: Đưa ra chủ đề/ hình ảnh
- HS: Dựa vào chủ đề/ hình ảnh để hùng biện/ thuyết minh (thời gian 5 phút)
-> Việc hùng biện/ thuyết minh về chủ đề/ hình ảnh không chỉ giúp các em sống với không khí thời đại, nhớ lại tác phẩm văn học, hiểu về nhân vật văn học mà một số kĩ năng mềm cũng được hình thành, đặc biệt là sự tự tin và khả năng diễn đạt, biểu cảm,...
	Trên đây là một số trò chơi học tập bản thân tôi áp dụng khi dạy các bài khái quát và bài ôn tập nhận thấy đem lại hiệu quả: không khí học tập sôi nổi, học sinh học tập tích cực, chủ động. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thực tế giảng dạy, giáo viên có thể sáng tạo các trò chơi mới hiệu quả với từng đối tượng và phù hợp với từng kiểu bài, từng loại hoạt động học tập khác nhau. 
2.3.4. Quy trình thực hiện
- Bước 1: Giáo viên phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho học sinh
- Bước 2: Học sinh tiến hành chơi (cá nhân hoặc theo nhóm tùy trò chơi)
- Bước 3: Đánh giá sau trò chơi (phân xử thắng thua, thẩm định kiến thức).
2.3.5. Vận dụng minh họa
2.3.5.1. Dạng bài khái quát
* Đặc trưng của dạng bài khái quát là giúp HS lĩnh hội kiến thức mới nên việc vận dụng trò chơi phải thật linh hoạt, không nhất thiết tổ chức trò chơi với đơn vị kiến thức của cả bài mà có thể đan xen vào hoạt động dạy học ở một bộ phận kiến thức nào đó trong bài. 
* Vận dụng minh họa bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (Ngữ văn 10 - Chương trình cơ bản)
a. Hoạt động nhập cảm/ Vào bài (Sử dụng trò chơi “Ô chữ bí mật”)
- Phạm vi sử dụng: Hoạt động nhập cảm/ giới thiệu bài mới
- Mục đích trò chơi: Giúp HS chuẩn bị tâm thế khám phá nội dung bài học
- Tiến hành trò chơi:
+ Bước 1: GV chuẩn bị một ô chữ bí mật hàng ngang gồm 14 chữ cái với nội dung câu hỏi: “Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX còn có tên gọi nào khác?”
+ Bước 2: HS tiến hành chơi, lật mở ô chữ, tìm ra đáp án: 
V
Ă
N
H
Ọ
C
T
R
U
N
G
Đ
Ạ
I
+ Bước 3: GV nhận xét và thuyết minh về nội dung ô chữ, dẫn dắt vào bài: Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, tiếp bước văn học dân gian, văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX còn được gọi là văn học trung đại. Văn học trung đại ra đời cùng với sự ra đời của quốc gia Đại Việt (thế kỉ X) và phát triển trong mười thế kỉ dưới chế độ phong kiến. Thành tựu văn học trung đại là kết quả của một quá trình phấn đấu gian khổ, không ngừng sáng tạo theo hướng dân tộc hóa hàng ngàn năm của ông cha ta. Văn học trung đại mở đầu cho văn học viết Việt Nam và có vai trò lớn trong việc hình thành, kết tinh những truyền thống quý báu của văn học dân tộc.
b. Hoạt động bài mới (Sử dụng trò chơi “Cho tôi biết thêm”)
- Phạm vi trò chơi: Dạy kiến thức mới. Phần kiến thức áp dụng: Có thể áp dụng linh hoạt cho bất kì mục kiến thức lớn nào trong bài (Mục I, II, III, IV)
- Mục đích trò chơi: Giúp HS tìm hiểu nội dung các phần kiến thức trong bài
- Tiến hành trò chơi:
+ Bước 1: GV chuẩn bị sơ đồ (bảng, biểu) có để trống một số thông tin (làm trên giấy Crôki, bảng phụ), yêu cầu HS tìm hiểu và hoàn thành 
Bảng I: Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Tiêu chí
Chữ Hán
Chữ Nôm
Giống nhau
Khác nhau
- Thời gian xuất hiện
- Chữ viết
- Thể loại
Bảng II: Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Tiêu chí
Từ X đến hết XIV
Từ XV đến hết XVII
Từ XVIII đến nửa đầu XIX
Nửa cuối XIX
Hoàn cảnh lịch sử - xã hội
Nội dung
Nghệ thuật
Tác giả tác phẩm tiêu biểu
Bảng III: Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
Nội dung
Biểu hiện
Chủ nghĩa hiện thực
Chủ nghĩa nhân đạo
Cảm hứng thế sự
Bảng IV: Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:	
Nội dung
Biểu hiện
Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm
Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài
+ Bước 2: HS tìm hiểu thông tin và hoàn thành sơ đồ (bảng, biểu). Mỗi HS hoàn thành một tiêu chí trong sơ đồ mỗi mục kiến thức với nội dung kiến thức cần đạt được như sau:
Bảng I: Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
Tiêu chí
Chữ Hán
Chữ Nôm
Giống nhau
- Văn học viết của người Việt
- Mang những đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam cả về phương diện nội dung và nghệ thuật
- Một số thể loại được tiếp thu từ văn học Trung Quốc.
Khác nhau
- Thời gian xuất hiện
- Chữ viết
- Thể loại
- Ra đời sớm hơn (thế kỉ X)
- Viết bằng chữ Hán
- Chủ yếu tiếp thu từ Trung Quốc
- Ra đời muộn hơn (cuối thế kỉ XIII)
- Viết bằng chữ Nôm
- Tiếp thu từ văn học Trung Quốc và có một số thể loại là sáng tạo của văn học dân tộc (hát nói, ngâm khúc, truyện thơ)
Bảng II: Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
Tiêu chí
Từ X đến hết XIV
Từ XV đến hết XVII
Từ XVIII đến nửa đầu XIX
Nửa cuối XIX
Hoàn cảnh lịch sử - xã hội
- Nhân dân ta vừa giành được độc lập dân tộc sau ngàn năm Bắc thuộc
- Nhiều kì tích trong cuộc kháng chiến chống xâm lược
- Chế độ phong kiến đi lên
- Nhiều tôn giáo cùng tồn tại, hòa đồng
- Triều Lê được thiết lập sau chiến thắng quân Minh, tồn tại 100 năm thịnh trị. Sau đó là nội chiến Lê - Mạc, Đàng Trong - Đàng Ngoài.
- Chế độ xã hội khủng hoảng; phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra (đỉnh cao là phong trào Tây Sơn)
- Ý thức về cá nhân phát triển
- Chế độ phong kiến suy tàn
- Pháp xâm lược (1858), một xã hội thực dân nửa phong kiến hình thành ở Nam Bộ và lan ra Bắc Bộ.
Nội dung
Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng.
Từ nội dung yêu nước với âm hưởng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến
Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc và 

Tài liệu đính kèm:

  • doclong_ghep_tro_choi_trong_day_dang_bai_khai_quat_bai_on_tap_m.doc