Linh hoạt trong cách kiểm tra bài cũ môn GDCD lớp 10 - Góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực

Linh hoạt trong cách kiểm tra bài cũ môn GDCD lớp 10 - Góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực

*Việc đổi mới giáo dục dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục của nhà nước. Đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá được thể hiện trong nhiều văn bản, cụ thể:

 Trong luật giáo dục điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc làn thứ XI: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.

 

doc 16 trang thuychi01 10906
Bạn đang xem tài liệu "Linh hoạt trong cách kiểm tra bài cũ môn GDCD lớp 10 - Góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG 
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 3
 1. Lời giới thiệu 5
 2. Tên sáng kiến 5
 3. Tác giả 5
 4. Chủ đầu tư 5
 5. Lĩnh vực áp dụng 5
 6. Ngày áp dụng lần đầu 5
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 5
 2. Các giải pháp sáng tạo đã thực hiện 6
 2.1 Kiểm tra bài cũ qua hệ thống câu hỏi nhanh 7
 2.2 Kiểm tra bài cũ thông qua các bài tập tình huống 8
 2.3 Kiểm tra bài cũ qua các bài tập trắc nghiệm 10
 2.4 Kiểm tra bài cũ qua các bài thuyết trình ngắn 12
 2.5 Kiểm tra bài cũ bằng vẽ sơ đồ tư duy 13
 3. Thông tin bảo mật 14
 4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 14
 5. Đánh giá kết quả áp dụng sáng kiến 14
PHẦN III : KẾT LUẬN 16
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.LỜI GIỚI THIỆU
	*Việc đổi mới giáo dục dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục của nhà nước. Đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá được thể hiện trong nhiều văn bản, cụ thể:
	Trong luật giáo dục điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
	Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc làn thứ XI: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
	Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD ĐT: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương phap dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. “ Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo đảm bảo trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình, của xã hội”.
	Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo quyết định 711 ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”. 
“Đổi mới kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra, đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi”
	Tại hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế xác định: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kì, cuối năm theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”
	Những quan điểm chỉ đạo trên của nhà nước về việc đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới kiểm tra đánh giá nói riêng đã tạo tiền đề vững chắc về mặt lí luận giúp tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến của mình.
	*Giáo dục phổ thông ở nước ta đang thực hiện bước chuyển mạnh mẽ, căn bản. Chúng ta đang chuyển từ chương trình giáo dục định hướng nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm đến học sinh vận dụng được những gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó cần phải đổi mới toàn diện nội dung, phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới kiểm tra đánh giá.
	Trong những năm qua,việc đổi mới kiểm tra đánh giá đã được quan tâm chỉ đạo từ phía bộ giáo dục. Ngành GD ở các cấp đã tổ chức tập huấn cho giáo viên và đã triển khai thực hiện trong thực tiễn giảng dạy. Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá được chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của giáo viên và học sinh. Đông đảm giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá và có mong muốn được thực hiện đổi mới đồng bộ các phương pháp này. 
	Tuy nhiên, các tài liệu hướng dẫn việc đổi mới kiểm tra đánh giá không nhiều, và thường chỉ dừng ở việc đưa ra yêu cầu đối với kiểm tra đánh giá. Việc tập huấn cũng chỉ đề cập chung chung là phải sử dụng nhiều loại hình, công cụ khác nhau, nhằm kiểm tra đánh giá được các năng lực khác nhau của người học. Trong các hoạt động kiểm tra thì kiểm tra miệng đầu giờ dường như không được chú ý, chưa thấy tài liệu nào nói đến cần đổi mới hoạt động kiểm tra này. Việc kiểm tra bài cũ ở trường phổ thông chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số, dẫn đến tình trạng giáo viên duy trì dạy học theo lối đọc chép thuần túy, còn học sinh chỉ học theo kiểu ghi nhớ máy móc, học vẹt cho thuộc bài cũ để ghi điểm. 
Giáo viên chưa thực sự coi trọng việc kiểm tra bài cũ, chưa để tâm đến việc làm thế nào để những phút kiểm tra đầu giờ nhẹ nhàng vui vẻ mà vẫn đánh giá được thái độ học tập, tiếp thu bài của học sinh. Hầu hết giáo viên vẫn sử dụng phương pháp truyền thống là gọi một vài học sinh rồi hỏi lại kiến thức đã học. Học sinh học thuộc, trình bày đúng những gì cô đã dạy, đã cho ghi hôm trước thế là cho điểm. Việc kiểm tra trở nên nhàm chán, học sinh học bài cũ như một nghĩa vụ. Thậm chí có giáo viên còn khiến giờ kiểm tra bài cũ trở nên căng thẳng gây ra những áp lực không đáng có đối với học sinh. Tình trạng căng thẳng đó nếu tiếp diễn thường xuyên sẽ khiến học sinh chán ghét môn học, hệ quả là những mục tiêu giáo dục sẽ không đạt được.
Môn GDCD ở trường phổ thông vẫn được xem là môn phụ bởi nó không phục vụ cho việc thi cử của học sinh. Vì vậy người học không dành thời gian quan tâm, người dạy cũng nhiều thầy cô chưa tâm huyết. Nhận thức về việc thay đổi sao cho việc kiểm tra đáp ứng đúng yêu cầu đổi mới giáo dục của nhiều giáo viên vẫn chưa tốt. Thế nên dành thời gian nghiên cứu, thay đổi cách kiểm tra bài cũ cho hấp dẫn hiệu quả chắc chắn ít giáo viên nghĩ tới. 
Tất cả những lí do trên, là động lực quan trọng khiến tôi quyết định lựa chọn đề tài: Linh hoạt trong cách kiểm tra bài cũ môn GDCD lớp 10 - góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực để ghi lại những kinh nghiệm của mình, chia sẻ với các đồng nghiệp trong tỉnh. Hi vọng nó sẽ đem lại một vài gợi ý nào đó cho các thầy cô. 
2.TÊN SÁNG KIẾN
 Linh hoạt trong cách kiểm tra bài cũ môn GDCD lớp 10 - góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực 
3.TÁC GIẢ 
-Họ và tên: NGUYỄN THỊ LAN
-Địa chỉ: Trường THPT Hoằng Hóa 2
-Số điện thoại: 0975.459.205 Email: nguyenlan1977da@gmail.com
4.CHỦ ĐẦU TƯ 
NGUYỄN THỊ LAN
5.LĨNH VỰC ÁP DỤNG 
Việc dạy học đòi hỏi người giáo viên phải trau dồi nhiều kiến thức, kĩ năng không chỉ thuộc chuyên môn của mình mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy nghiên cứu nội dung nào cũng là cần thiết, bao nhiêu cũng là chưa đủ. Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn giải quyết một vấn đề là: Thông qua việc đổi mới cách kiểm tra bài cũ đầu giờ để đánh giá được nhiều năng lực khác nhau của học sinh, đồng thời giúp tăng sự hứng thú học tập của các em với bộ môn GDCD.
Là giáo viên dạy GDCD, lại có nhiều năm được phân công giảng dạy lớp 10, vì thế những phương pháp kiểm tra bài cũ đề cập đến trong sáng kiến được tôi tiến hành khảo nghiệm ở khối 10 trường THPT Hoằng Hóa 2 nơi tôi công tác. 
Phạm vi nghiên cứu SKKN của tôi là toàn bộ chương trình GDCD 10. Song với những kết quả đã đạt được tôi có thể khẳng định rằng, sáng kiến của tôi có thể áp dụng cho việc dạy học môn GDCD ở bất cứ khối lớp nào. Đồng thời cũng có thể áp dụng cho các môn học khác trong các nhà trường phổ thông.
6. NGÀY ÁP DỤNG LẦN ĐẦU
(Năm học 2015-2016)
 Phần II : Giải quyết vấn đề
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
-Thuận lợi:
	Trường THPT Hoằng Hóa 2 nơi tôi công tác là nơi có môi trường giáo dục hàng đầu của tỉnh. Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến việc phát triển toàn diện học sinh. Vì thế tất cả các bộ môn đều được quan tâm đầu tư và tạo điều kiện tốt. Nhà trường cũng luôn chú ý xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, khoa học tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội phát huy năng lực bản thân. 
 Hầu hết các em đều thông minh, ngoan ngoãn, có ý thức học tập tốt, rất thuận lợi cho giáo viên trong thực hiện các hoạt động giáo dục.
-Khó khăn:
	Môn GDCD ở trường là môn học có số lượng tiết dạy ít. Học sinh phải tập trung nhiều thời gian cho việc học môn khác nên rất ít thời gian dành cho các môn này. Hơn nữa các em coi môn GDCD là môn phụ nên thường không chú ý. Điều này gây khó khăn trong việc thực nghiệm sáng kiến của giáo viên, đặc biệt là những khi cần giao bài về nhà hoặc khi học sinh phải chuẩn bị trước nội dung nào đó.
 	Nội dung môn GDCD lớp 10 khá trừu tượng vì vậy rất khó để thu hút sự chú ý của học sinh, nếu như giáo viên không chịu khó tìm tòi thay đổi phương pháp.
Trong khi đó, giáo viên bấy lâu nay vẫn thực hiện dạy học và kiểm tra bài cũ theo phương pháp truyền thống. Điều này khiến học sinh không hứng thú với môn học. Giáo viên cũng không đạt được kết quả giảng dạy như mong muốn, không đánh giá được các năng lực khác nhau của học sinh.
	Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sát ở một số lớp với hai nội dung: Đó là mức độ yêu thích đối với môn GDCD và cảm nhận của em về việc kiểm tra bài cũ hàng ngày. Kết quả thu được như sau:
	(Bảng thống kê mức độ yêu thích đối với môn GDCD)
Lớp/sỹ số
Thích học
Bình thường
Không thích
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
10c1- 43 hs
	13	10
30%
	17	13
40%
	13	12
30%
10c2- 46 hs
 	16
35%
	8	12
17%
 22	
48%
10c3- 39 hs
	10	5
26%
	20	20
51%
	9	8
24%
10c4- 40hs
 	5
13%
	15	10
37%
	20	18
50%
10c6- 40hs
	5	8
13%
	18	15
45%
	17	11
42%
Tổng số 208 hs
	49	35
24%
	78	70
37%
	145	14564
69%
(Về việc kiểm tra bài cũ):
94 trên tổng số 208 em được hỏi thấy việc kiểm tra bài cũ gây không khí nặng nề, căng thẳng khi bước vào giờ học. 72/ 208 em cho rằng việc kiểm tra bài cũ không hiệu quả vì học sinh học đối phó, được điểm rồi là không học nữa.
2.Các giải pháp sáng tạo đã thực hiện:
Môn GDCD, đặc biệt là chương trình giáo dục công dân lớp 10 thực sự không dễ học với học sinh. Các em vừa ở cấp hai lên, nội dung môn GDCD cấp 2 rất nhẹ nhàng, chủ yếu giúp các em hình thành một số phẩm chất, năng lực cơ bản về đạo đức và pháp luật. Thế nhưng ngay ở phần đầu của môn GDCD 10 các em đã phải tiếp cận với một nội dung rất mới và khó, đó là triết học. Phần hai là lí luận về đạo đức và một số phạm trù đạo đức cơ bản, gồm khá nhiều khái niệm trừu tượng. Vì thế không chỉ tìm cách dạy thế nào để học sinh dễ hiểu, mà tôi còn luôn thay đổi cách kiểm tra, đánh giá để học sinh hứng thú học tập bộ môn và tôi có được kết quả đánh giá học sinh một cách tốt nhất. Qua kinh nghiệm thực tiễn của mình tôi nhận thấy, linh hoạt trong cách kiểm tra bài cũ- một việc làm tưởng chừng nhỏ nhưng lại góp phần không nhỏ cho thành công của tiết dạy, cho việc đánh giá toàn diện hơn năng lực của học sinh theo yêu cầu đổi mới.
2.1 Kiểm tra bài cũ qua hệ thống câu hỏi nhanh
*Chuẩn bị và thực hiện.
Muốn kiểm tra bài cũ bằng cách này, giáo viên phải chuẩn bị sẵn các câu hỏi. Có hai kiểu câu hỏi có thể áp dụng là; câu hỏi bao quát nội dung toàn bài hoặc câu hỏi về một nội dung nào đó trong bài. Câu hỏi đảm bảo tính ngắn gọn, lô gic, không xa nội dung đã học. Thường thì tôi sử dụng câu hỏi đóng để học sinh trả lời nhanh. Nếu muốn kiểm bao nhiêu học sinh thì chuẩn bị bấy nhiêu gói câu hỏi.
Vào giờ dạy, sau khi ổn định lớp, giáo viên lấy tinh thần xung phong, học sinh nào giơ tay trước thì được chọn gói câu hỏi trước. Học sinh đưa gói câu hỏi đã chọn cho giáo viên rồi đứng trước lớp. Giáo viên đứng đối diện phía dưới đọc câu hỏi, học sinh trả lời. Trong quá trình học sinh trả lời, giáo viên không hỏi gì thêm, không bình luận đúng sai. Học sinh trả lời xong, mời một bạn nhận xét (kiểu được hay chưa được, sai những chỗ nào) sau đó giáo viên đánh giá ngắn gọn và cho điểm. Học sinh được kiểm tra tiếp theo làm tương tự. Mỗi học sinh cần khoảng 3 phút.
*Ví dụ:
Với câu hỏi toàn bài giáo viên có thể dùng các câu hỏi như:
-Tiết trước mình học bài gì?
-Bài có những nội dung cơ bản nào?
-Theo em phần nào là trọng tâm của bài học?
-Em có được những hiểu biết gì qua bài học?
-Những kiến thức đó mang đến cho em bài học nào cho cuộc sống?
Với câu hỏi xoay quanh một đơn vị kiến thức nào đó, giáo viên cũng đặt câu hỏi tương tự. Ví dụ xoay quanh khái niệm mâu thuẫn (bài 4- Nguồn gốc vận động phát triển của sự vật hiện tượng) GV có thể hỏi:
- Thế nào là mâu thuẫn
-Vì sao trong một sự vật hiện tượng nào đó lại chứa đựng những mâu thuẫn?
-Mặt đối lập là gì?
-Vì sao các mặt đối lập không chỉ thống nhất mà còn thường xuyên đấu tranh với nhau?
-Sự thống nhất của các mặt đối lập được hiểu thế nào?
-Em thấy bản thân mình có những mâu thuẫn không? 
-Kể ra một vài mâu thuẫn của em ?
Ví dụ khi kiểm tra khái niệm tự nhận thức về bản thân (bài 16-GDCD 10)
GV có thể hỏi:
-Tự nhận thức về bản thân là gì?
-Tự nhận thức về bản thân có dễ dàng không? Vì sao?
-Tự nhận thức bản thân để làm gì?
-Làm thế nào để nhận thức được về mình?
-Ưu điểm của em là gì?
-Hạn chế cơ bản của em?
-Điều em thích?
-Ước mơ của em?
-Em có thấy hài lòng về bản thân mình không?
*Ưu điểm 
Rèn học sinh cách học bài khoa học, biết cách gắn kết, xâu chuỗi nội dung kiến thức đã học, dần dần xóa bỏ kiểu học vẹt, học thuộc lòng một cách máy móc.
Giáo viên chỉ kiểm tra 1 đến 2 em học sinh nhưng giúp cả lớp có thể hình dung lại được nội dung bài học cũ một cách hệ thống và ngắn gọn nhất.
	Từ những nội dung vừa được tái hiện qua việc kiểm tra, GV có thể dễ dàng dẫn vào bài mới.
	Việc học sinh đứng trước giáo viên trả lời một số câu hỏi nhanh dạng hỏi đáp khiến cho việc tương tác giữa giáo viên và học sinh tốt hơn. Cách hỏi đáp này cũng thu hút được sự tập trung chú ý của các học sinh còn lại.
Cách hỏi này có thể áp dụng cho tất cả các bài
*Lưu ý:
 Khi đặt câu hỏi, GV nên lựa chọn câu hỏi ngắn, để học sinh trả lời nhanh. Việc đánh giá, nhận xét cũng nên ngắn gọn, có thể thêm những nhận xét hài hước để tạo không khí vui vẻ trước khi vào bài học mới.
2.2 Kiểm tra bài cũ thông qua các bài tập tình huống
*Chuẩn bị và thực hiện:
Giáo viên chuẩn bị sẵn những tình huống có liên quan đến nội dung muốn kiểm tra. Chiếu tình huống cùng câu hỏi lên, sau đó, gọi học sinh đọc, nghiên cứu tình huống và trả lời câu hỏi. Các học sinh khác cùng nghiên cứu, lắng nghe câu trả lời của bạn để nhận xét. Cuối cùng giáo viên đánh giá và cho điểm.
*Ví dụ
VD1.
Để kiểm tra kiến thức bài 3- Sự vận động phát triển của thế giới vật chất
GV cho tình huống:
Sau khi học xong bài Sự vận động phát triển của thế giới vật chất, Tùng thắc mắc: Cô nói “không có sự vận động thì sẽ không có sự phát triển nào cả” thế là không đúng vì có những sự vật không vận động mà vẫn phát triển. Ví dụ như cây cối, chúng đứng yên một chỗ mà vẫn lớn lên, ra hoa, kết quả.
Câu hỏi: -Bạn Tùng nói vậy đúng không?
 -Bằng các kiến thức đã học ở bài trước, em hãy giải đáp thắc mắc giúp bạn.
VD2. 
Để kiểm tra đơn vị kiến thức “Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức” Bài 7- GDCD10. GV đưa tình huống:
	-Cuối thế kỉ XIX nước Pháp bị một đợt dịch than ở gia súc trên quy mô rất lớn. Pa xto cho rằng gia súc sẽ không bị nhiễm bệnh nếu tiêm vắc xin phòng bệnh. Mọi người không tin ông. Pa xto đã chứng minh bằng một thí nghiệm. Ông lấy 50 con cừu được gây nhiễm bệnh than sau đó chia làm 2 nhóm. Một nhóm tiêm vắc xin, nhóm kia không tiêm. Chỉ sau 48 giờ, nhóm cừu không được tiêm đồng loạt chết, nhóm đã được tiêm vẫn sống khỏe mạnh.
Câu hỏi: -Theo em câu chuyện trên minh chứng cho vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức? Vì sao?
VD3.
Để kiểm tra kiến thức; sự giống và khác nhau của đạo đức với pháp luật (Bài 10- GDCD 10). Cho tình huống sau:
	-Anh A đi đúng phần đường quy định. Ba em học sinh trung học cơ sở đi xe đạp, đùa nghịch và phải anh nên ngã. Anh A thấy mình không vi phạm pháp luật nên lên xe đi tiếp. 
-Em nhận xét gì về hành vi của anh A?
-Chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa đạo đức và pháp luật?
-Nếu là em, em sẽ làm gì?
VD4.
Để kiểm tra khái niệm hạnh phúc (Bài 11- GDCD 10). Cho tình huống sau:
-Sau một thời gian bôn ba tìm đường cứu nước, tháng 7 năm 1920 Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên được tiếp xúc với luận cương Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người đã vui mừng đến phát khóc. Người nói: “Luận cương Lê Nin làm tôi vui sướng, tin tưởng, phấn khởi biết bao, ngồi trong phòng một mình tôi tưởng chừng như đang đứng trước quần chúng đông đảoTôi muốn nói thật to. Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là con đường giải phóng cho chúng ta”.
Câu hỏi:-Tâm trạng trên của Nguyễn Tất Thành có phải là hạnh phúc không? --Vì sao?
VD5
Để kiểm tra khái niệm hợp tác (Bài 13-GDCD 10). GV cho tình huống sau:
-Chuẩn bị cho giờ kiểm tra 1 tiết vào tuần sau. An bảo Hà: Có 10 câu hỏi ôn tập, cậu học 5 câu đầu, tớ học 5 câu sau, đến giờ kiểm tra ai trúng câu nào thì cho người kia chép được không? Học thế cho nó nhàn.
-Hợp tác là gì?
-Theo em như thế có phải là hợp tác không?
-Em nhận xét gì về cách hợp tác của 2 bạn trên? 
*Ưu điểm:
	Cách kiểm tra này thực chất là giúp học sinh nhận diện kiến thức thông qua các bài tập tình huống. Đồng thời giúp giáo viên có thể kiểm tra được học sinh vận dụng kiến thức đã học để xử lí những tình huống thực tiễn thế nào.
	Kiểm tra bài cũ qua các tình huống góp phần tác động đến nhận thức, tình cảm, thái độ của học sinh. Khi các em nói lên ý kiến của mình, dùng những lí lẽ bảo vệ quan điểm của mình nghĩa là các em đã được tác động bởi tình huống giáo viên đưa ra. Vì vậy việc kiểm tra bài cũ không chỉ đơn thuần đạt mục tiêu kiểm tra kiến thức mà còn thực hiện được mục tiêu định hướng năng lực hành vi cho học sinh.
Cách kiểm tra này còn giúp học sinh được rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin qua việc bày tỏ quan điểm, bảo vệ ý kiến của mình.
*Lưu ý
Việc kiểm tra bằng các tình huống có thể mất nhiều thời gian. Trong khi thời gian dành cho việc kiểm tra đầu giờ không nhiều vì thế giáo viên nên cân nhắc lựa chọn. Nếu bài học mới dài thì không nên áp dụng hình thức kiểm tra này. 
Lưu ý cách đặt câu hỏi sau mỗi tình huống. Mục đích là kiểm tra bài cũ chứ không phải ra đề tự luận nên giáo viên chỉ nên dùng câu hỏi để học sinh có thể dùng kiến thức của bài cũ và trả lời ngắn gọn. (Tôi đã trình bày ở phần ví dụ) như; Em dùng kiến thức nào trong bài để giải đáp thắc mắc của bạn? Câu chuyện trên minh chứng cho vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức? Tâm trạng của Nguyễn Tất Thành có phải là hạnh phúc không? Hay theo em như thế có phải là hợp tác không?...
Hình thức kiểm tra này rất phù hợp để áp dụng cho các bài trong phần 2- Công dân với đạo đức. Và giáo viên dùng giáo án điện tử sẽ thuận tiện hơn.
2.3 Kiểm tra bài cũ qua các bài tập trắc nghiệm
*Chuẩn bị và thực hiện
Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi trắc nghiệm. Nếu dùng giáo án điện tử thì chiếu câu hỏi lên màn hình. Nếu không có máy chiếu thì in câ

Tài liệu đính kèm:

  • doclinh_hoat_trong_cach_kiem_tra_bai_cu_mon_gdcd_lop_10_gop_pha.doc
  • docBia Lan.doc