Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết chữ đúng, đẹp và nhanh cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Thọ Thanh
Trong những năm gần đây,việc rèn chữ viết được nhà trường và các bậc phụ huynh hết sức quan tâm ở cấp Tiểu học nói chung đặc biệt là lớp 1 nói riêng. Nhờ vậy, chất lượng dạy và học viết chữ ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là từ khi có quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 14/6/2002 của bộ trưởng BGD&ĐT về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường Tiểu học. Có thể nói phong trào luyện chữ viết với phương châm “ Rèn nét chữ - Luyện nết người”. Nét chữ thể hiện tính cách của con người. Chữ đều đặn, rõ ràng, đúng và sạch đẹp thể hiện đức tính cẩn thận của con người và còn thể hiện tính kiên trì, bền bỉ của con người. Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em. Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời.
Đặc biệt là một giáo viên Tiểu học, qua nhiều năm giảng dạy lớp 1 tôi thấy chữ viết của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới chữ viết của học sinh. Vì học sinh Tiểu học nhất là học sinh lớp 1 rất hay bắt chước và các em thường xuyên xem thầy cô là tấm gương để noi theo. Chữ viết của học sinh có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập các môn học khác. Nếu viết đúng mẫu,rõ ràng,tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài tốt,dẫn đến kết quả học tập cao hơn.Vì vậy, rèn viết chữ đúng, đẹp, nhanh cho học sinh là việc cần thiết đối với giáo viên. Như Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn mình”.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG, ĐẸP VÀ NHANH CHO HỌC SINH LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỌ THANH Người thực hiện: Trịnh Thị Thu Hà Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thọ Thanh SKKN thuộc môn: Tiếng Việt THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trang 2 1.2. Mục đích nghiên cứu Trang 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu Trang 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu Trang 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu Trang 3 2. NỘI DUNG Trang 3 2.1. Cơ sở lí luận Trang 3 2. 2. Thực trạng Trang 4 2.3. Các biện pháp Trang 4 2.4. Kết quả đạt được Trang 12 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. Trang 13 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây,việc rèn chữ viết được nhà trường và các bậc phụ huynh hết sức quan tâm ở cấp Tiểu học nói chung đặc biệt là lớp 1 nói riêng. Nhờ vậy, chất lượng dạy và học viết chữ ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là từ khi có quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 14/6/2002 của bộ trưởng BGD&ĐT về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường Tiểu học. Có thể nói phong trào luyện chữ viết với phương châm “ Rèn nét chữ - Luyện nết người”. Nét chữ thể hiện tính cách của con người. Chữ đều đặn, rõ ràng, đúng và sạch đẹp thể hiện đức tính cẩn thận của con người và còn thể hiện tính kiên trì, bền bỉ của con người. Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em. Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Đặc biệt là một giáo viên Tiểu học, qua nhiều năm giảng dạy lớp 1 tôi thấy chữ viết của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới chữ viết của học sinh. Vì học sinh Tiểu học nhất là học sinh lớp 1 rất hay bắt chước và các em thường xuyên xem thầy cô là tấm gương để noi theo. Chữ viết của học sinh có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập các môn học khác. Nếu viết đúng mẫu,rõ ràng,tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài tốt,dẫn đến kết quả học tập cao hơn.Vì vậy, rèn viết chữ đúng, đẹp, nhanh cho học sinh là việc cần thiết đối với giáo viên. Như Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn mình”. Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Tập viết là một phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất là đối với các em lớp 1. Học vần, tập đọc giúp cho học sinh đọc thông viết thạo. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với ý thức và lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên, bản thân tôi luôn suy nghĩ và trăn trở. Trong giảng dạy, tôi đã không ngừng tích lũy kinh nghiệm về chữ viết để sớm giúp các em viết chữ đúng, đẹp, luôn tìm ra phương pháp dạy học thích hợp viết đúng,chữ đẹp, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết chữ, đẹp và nhanh cho học sinh lớp 1” 1.2. Mục đích nghiên cứu Để có chữ viết đẹp và đúng tốc độ, ngoài các yếu tố về cơ sở vật chất, chữ mẫu đẹp của GV, năng khiếu và ý thức khổ luyện của HS... Thực tế hiện nay, chữ viết của các em học sinh Tiểu học chưa được đẹp, chưa đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết giữa các chữ cái chưa chuẩn, tốc độ viết còn chậm, học sinh sử dụng nhiều loại bút để viết bài nên còn hạn chế trong việc “Giữ gìn vở sạch - Viết chữ đẹp”. Đây là một mảng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học sinh và được các trường quan tâm. Nâng cao chất lượng giờ dạy để học sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp thì phong trào “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp” mới có chất lượng. Mục đích của đề tài là nghiên cứu và giới thiệu những kinh nghiệm tích cực trong việc dạy chữ viết Tiếng Việt, góp phần giúp học sinh lớp 1 trường Tiểu học Thọ Thanh viết đúng, viết nhanh và đẹp. Thông qua các kinh nghiệm này tôi có thể nâng cao kiến thức của bản thân và ý thức được việc nghiên cứu, tìm tòi phương pháp giảng dạy là một nhu cầu cũng như nhiệm vụ của mình. Ngoài ra còn khảo sát quá trình dạy học tập viết ở trường. Tham khảo một số phương pháp của các bạn đồng nghiệp, của các nhà nghiên cứu trên cơ sở tìm ra những cái hay, cái đúng và những cái còn hạn chế, từ đó biết cải tiến, áp dụng vào trường lớp của mình và đề xuất những biện pháp tích cực, khắc phục hạn chế của việc dạy chữ viết rèn chữ viết cho học sinh lớp 1, giải quyết những khó khăn trong giảng dạy cũng như trong công tác chủ nhiệm của mình. Rèn chữ cho học sinh làm cho học sinh có tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, kiên trì và chịu khó. Qua đó, giáo dục các em ý thức tự trọng và tôn trọng người khác. 1.3. Đối tượng nghiên cứu -Sáng kiến kinh nghiệm tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm học sinh Tiểu học; các khó khăn mà các em gặp phải khi rèn chữ viết. -Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu các phương pháp, cách thức rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng. Từ đó tìm ra biện pháp phù hợp hiệu quả để dạy rèn luyện chữ viết đúng, viết nhanh, viết đẹp cho học sinh lớp 1A Trường Tiểu học Thọ Thanh. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu về rèn chữ viết đúng, viết nhanh, viết đẹp ở Trường Tiểu học Thọ Thanh. 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Để việc nghiên cứu đạt kết quả tốt, tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu lí luận. Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu. Phương pháp quan sát. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận - Như chúng ta đã biết chữ viết là sáng tạo kì diệu của con người. Sự xuất hiện của chữ viết đánh dấu một giai đoạn phát triển về chất của ngôn ngữ. Chữ viết và dạy chữ viết được mọi người quan tâm. Việc thực hiện rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh Tiểu học đã được nhiều thế hệ thầy cô giáo quan tâm, trăn trở, góp nhiều công sức trong việc rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết nhanh cho học sinh. Tuy vậy vẫn còn có những học sinh viết sai, viết xấu, viết chậm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. - Học sinh lớp1, ngay từ những ngày đầu tiên đi học ở trường Tiểu học các em còn nhiều bỡ ngỡ, rụt rè, tay các em còn non nớt chưa cứng cáp cầm bút còn vụng về, long ngóng, các em chưa nắm được các nét cơ bản, khả năng tập trung chưa cao. Vì vậy việc giúp các em làm quen với chữ viết thật khó khăn. - Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái, trước hết học sinh phải biết kỹ thuật cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), bàn tay phải có điểm tựa là mép cùi của bàn tay. - Nếu các em cầm bút sai kỹ thuật bằng 4 đến 5 ngón tay, khi viết vận động cổ tay, cánh tay thì các em sẽ mau mệt mỏi, kết quả chữ viết không đúng và nhanh được. - Trong thời gian đầu, có thể các em nhận ra đúng hình chữ nhưng bàn tay chưa ghi lại đầy đủ hình dáng của mẫu chữ. Chỉ sau khi luyện tập, số lần nhắc đi nhắc lại nhiều hay ít tuỳ theo từng học sinh, thì các em mới chép đúng mẫu. 2.2. Thực trạng về việc rèn kĩ năng viết chữ đúng, đẹp, nhanh cho học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Thọ Thanh. Thuận lợi: - Trường Tiểu học Thọ Thanh là một trường thuộc huyện miền núi nhưng được đặt ở trung tâm xã nên giao thông đi lại thuận tiện, học sinh đi học gần. - Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học đều đảm bảo. - Được sự hỗ trợ của chương trình 30A và tổ chức Tầm nhìn thế giới, đã tạo điều kiện cho những học sinh nghèo và những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em được đến trường. - Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các em. - Giáo viên có trình độ nghiệp vụ tay nghề vững vàng, chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong mọi hoạt động của nhà trường, lớp, giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh. - Luôn đổi mới, sáng tạo cả phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để gậy hứng thú cho học sinh. - Học sinh có ý thức trong học tập, nhiệt tình tham gia các hoạt động do trường, lớp, địa phương tổ chức. Khó khăn: - Là một xã miền núi đa số người dân thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi, vì vậy điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. - Vì điều kiện kinh tế khó khăn nên một số phụ huynh phải gửi con cho ông bà để đi làm ăn xa nên dẫn đến sự quan tâm đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế. Một số phụ huynh còn phó mặc việc học của con em mình cho giáo viên và nhà trường. - Một số phụ huynh có quan tâm đến việc học của con em mình nhưng trình độ lại hạn chế, chưa nắm được quy trình và phương pháp để truyền đạt cho con hiểu. - Một số học sinh còn quên sách vở và đồ dùng học tập khi đến lớp, tiếp thu bài còn chậm, năng lực tư duy còn hạn chế, chưa có sự cố gắng trong học tập. Thực trạng về việc rèn kĩ năng viết chữ đúng, đẹp, nhanh cho học sinh lớp 1A Trường Tiểu học Thọ Thanh. Như chúng ta đã biết học sinh lớp 1 mới bước từ mầm non lên nên nhận thức của các em chưa đồng đều. Bên cạnh đó, việc giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức tốt: như tính cẩn thận, tính kỉ luật và khiếu thẩm mĩ chưa được quan tâm đúng mức. Điều này có liên quan đến việc dạy viết cho học sinh Tiểu học. Những tồn tại và khó khăn trong thực tế rèn kĩ năng viết cho học sinh lớp 1 cảu bản thân: Ở đầu lớp 1 các em chưa có khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, khoảng cách giữa các nét chữ và giữa những chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ thường, dấu thanh và chữ số. Vì vậy việc dạy chữ cho các em thật sự rất khó khăn. Mỗi buổi lên lớp tôi rất lo lắng vì nhiều học sinh viết chưa đúng, chưa đẹp và chưa nhanh, một số em giữ gìn sách vở chưa cẩn thận, viết không đúng dòng kẻ, cầm bút còn ngượng, tư thế ngồi viết chưa đúng, cá biệt một số em chưa biết cầm bút viết, gia đình chưa có điều kiện để quan tâm, điều đó ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Về tư thế ngồi, cách cầm bút sai do khi bắt đầu cầm bút không được hướng dẫn từ lần đầu nên đa số các em ngồi cúi mặt với vở, người cong vẹo vai thấp, vai cao rất nhiều em cầm bút bằng 4 ngón, có em cầm bút bằng 5 ngón có em cầm bút ngả về phía trước, cán bút vuông góc với mặt vở. Hiện nay một số phụ huynh do quá lo lắng việc học viết chữ của con em nên đã hướng dẫn trẻ ở tuổi mẫu giáo cầm bút viết, dễ tạo nên nhiều thói quen không tốt trong kĩ thuật viết chữ, rất khó khắc phục ở lớp 1. Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm ở các trường vùng miền núi và đặc biệt là được nhà trường phân công nhiều năm dạy lớp 1. Bản thân tôi và cũng như một số cô giáo cũng đã thực hiện một số biện pháp rèn chữ cho học sinh nhưng kết quả vẫn chưa cao, cụ thể lớp tôi chủ nhiệm năm học trước như sau: KẾT QUẢ XẾP LOẠI VSCĐ LỚP 1A CUỐI NĂM HỌC 2017 - 2018 TSHS Loại A Loại B Loại C 28 SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 13 46,4 11 39,3 4 14,3 TƯ THẾ NGỒI HỌC ĐÚNG THEO QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN TƯ THẾ NGỒI HỌC SAI TRONG THỰC TẾ LỚP HỌC. Nguyên nhân của những khó khăn và tồn tại nêu trên: * Về phía giáo viên Việc học sinh viết đúng và đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên trực tiếp dạy học. Người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình viết chữ đẹp hay xấu của học sinh. Qua thực tế ta thấy có rất nhiều nguyên nhân từ phía giáo viên dẫn đến việc học sinh viết chữ chưa đẹp. - Chữ viết chưa đáp ứng yêu cầu trực quan trong việc giảng dạy. - Ít chú trọng việc rèn chữ viết cho học sinh, chỉ lưu ý trong giờ Tập viết, Học Vần tiết 1, chưa hướng dẫn kĩ càng trong tiết 2. - Chưa có biện pháp rèn chữ viết cụ thể. Chưa giúp học sinh nắm chắc các nét cơ bản, cấu tạo con chữ, dòng kẻ, kĩ thuật viết.trong các tiết luyện viết mà chỉ cần nhấn mạnh về độ cao và độ rộng các con chữ. - Về đồ dùng dạy học: Bảng viết của giáo viên không có dòng ô li rõ ràng, giáo viên còn viết nhắm chừng trên bảng. * Về phía học sinh - Nguyên nhân chủ yếu do học sinh chưa nắm được các nét cơ bản cấu tạo chữ ghi âm, vần, tiếng, dấu thanh chưa nắm vững quy trình viết chữ cái, quy trình nối các nét trong chữ cái trong chữ ghi tiếng nên chữ viết mới sai độ cao. - Một số em chưa biết cách cầm bút và ngồi học đúng tư thế. - Đa số học sinh không có thói quen rèn chữ viết, không có ý thức trong việc rèn chữ viết, thậm chí không cần quan tâm đến chữ viết đẹp hay xấu. - Vẫn còn 1 số học sinh chưa nghiêm túc nghe giảng lúc đầu, các em chưa cẩn thận khi viết, các em muốn viết nhanh để hoàn thành bài viết nhằm ghi “ thành tích” với giáo viên và các bạn. Một số học sinh đồ dùng học tập còn thiếu, một số học sinh mắc bệnh về mắt. - Ngoài ra còn có một số học sinh chưa ý thức được việc giữ gìn sức khỏe, đồ dùng học tập, bên cạnh còn có 1 số em hay ra mồ hôi tay. * Về phía gia đình - Kinh tế còn thấp nên bố mẹ phải đi làm ăn xa gửi con cho ông bà chăm sóc, nên việc kèm cặp thêm ở nhà chưa có đa số ỉ lại cho giáo viên. - Gia đình chưa chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập đặc biệt là bàn ghế đúng quy định cho các em. 2.3. Các biện pháp cụ thể Biện pháp 1: Giáo viên cần nắm chắc, làm chủ các kiến thức về dạy học tập viết ở lớp 1; đồng thời hiểu rõ thực trạng học sinh của lớp và có những bước chuẩn bị cụ thể. a) Nắm chắc các yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 1 đó là: + Kiến thức. Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số. + Kỹ năng. Viết đúng quy trình - nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở bài kiểm tra cuối năm là bài tập chép một đoạn trong bài tập đọc hoặc một đoạn thơ (không mắc quá 5 lỗi chính tả) + Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên cần hiểu rõ ý đồ của vở tập viết. Cấu trúc mỗi bài gồm phần tập viết chữ cái và từ ứng dụng. - Ở vở tập viết lớp 1 thì cứ sau bài học vần có một bài tập viết thêm để học sinh rèn luyện cách viết các chữ vừa học. - Các ký hiệu trong vở tập viết phải được học sinh nắm chắc, như: đường kẻ ngang, quy định độ cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ, ký hiệu luyện viết ở nhà. Ngay từ đầu năm học giáo viên cần quy định vở (4 ô li), mẫu bảng 6 dòng kẻ, loại bút chì (2B). Tổ chức phân công cho học sinh ngồi theo đôi bạn cùng tiến, em viết chữ đẹp, cẩn thận ngồi cạnh em viết chữ chưa đẹp, cẩu thả, không chịu khó viết bài. Các em này có thể quan tâm giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ hoặc có ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực trong học tập. Thường xuyên kiểm tra đánh giá sửa chữa kịp thời.Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên giúp giáo viên điều chỉnh chữ viết của học sinh, làm cho các em thấy mình đã lĩnh hội những điều vừa học đến mức độ nào, các nét nào, con chữ nào viết đẹp và chưa đẹp để phát huy và khắc phục. Giáo viên cần phải luôn quan tâm đến đối tượng viết xấu, viết chưa đẹp, tìm hiểu nguyên nhân ở các đối tượng này để có biện pháp giúp đỡ kịp thời giúp các em tiến bộ. Giáo viên tuyệt đối không nóng vội khi rèn chữ viết, cần luyện viết ở mức độ vừa phải, không nên luyện viết quá nhiều trong thời gian buổi học vì như thế sẽ làm các em mỏi tay, chữ viết sẽ xấu đi, và cảm thấy sợ mỗi khi phải viết bài. Ví dụ : Theo chương trình có 2 tiết tập viết trong cùng 1 buổi, giáo viên cần chia ra dạy một tiết vào tiết 1 và một tiết vào khoảng tiết 3. Trong quá trình dạy tập viết cần có những trò chơi thư giãn như thể dục đôi bàn tay giúp các em thoải mái, cần “đi tận chỗ, chỉ tận tay” để kịp thời động viên, khích lệ các em và phát hiện, điều chỉnh kịp thời những lỗi sai sót. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ, sau khi học xong các âm (chữ cái) giáo viên cần phải phân nhóm chung để luyện tập cho học sinh. Nhóm1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x. Trọng tâm rèn luyện là nét cong. Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc: a, ă, â, d, đ. Trong nhóm này giáo viên cần lưu ý kế thừa luyện tập từ nhóm 1và luyện tập nét móc ngược (Ở nét móc ngược này giáo viên có thể tách thành nét sổ thẳng và nét hất nếu có học sinh viết chưa thẳng ở nét móc) Nhóm 3. Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n Trong nhóm này cần lưu ý nét xiên phía trước 0,5 ô li. Nhóm 4. Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g. Với nhóm chữ cái này nét khuyết trên đều có chiều rộng 1ô li và lưu ý điểm gặp nhau ngay tại vị trí dòng kẻ ngang thứ ba cắt với đường kẻ dọc. Nhóm 5. Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt: r,v,s. Đây là nhóm chữ khó viết đẹp nhất, đặc biệt là chữ s và r. Giáo viên cần lưu ý 2 con chữ này có độ cao là hơn 2,25 ô li và sau nét thắt con chữ r là nét xuôi hơi ngang đưa ra còn sau nét thắt cong chữ s là nét xuôi xuống đưa vào. b) Thực trạng học sinh của lớp và có những bước chuẩn bị cụ thể: Thực trạng học sinh lớp 1A nói riêng, học sinh lớp 1 nói chung các đều đang ở độ tuổi mà tư duy trực là chính, các em khó hình dung những khái niêm trừu tượng, khả năng tập trung chú y chưa cao, đặc biệt về độ cao các con chữ các em rất dễ nắm bắt nhưng về độ rộng các rất khó nắm bắt. Vì vậy ngay từ khi bắt dầu nhận lớp tôi đã rất quan tâm chú đến những việc cụ thể như sau: Việc đầu tiên mà giáo viên cần phải làm khi tiếp cận với học sinh để dạy viết chữ đẹp là khảo sát trình độ chữ viết của học sinh. Đây là một vấn đề quan trọng bởi vì trong thực tế chúng ta muốn tiếp cận đối tượng của mình một cách thuận lợi thì trước hết phải hiểu được đối tượng mà mình muốn tiếp cận . mặc dù mới vào lớp 1 nhưng cũng có một số em đã được học trong hè, các lớp luyện chữ.Qua khảo sát này giáo viên phân loại được đối tượng để rèn luyện vì nếu các em đã biết viết mà viết sai thì rất khó sửa chữa. Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cái đã học. Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu Tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng mẫu quy định, rõ ràng và đẹp. Biện pháp 2: Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Trong quá trình dạy học bản thân tôi đã áp dụng những phương pháp dạy học sau: Phương pháp trực quan Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng. Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu hắt, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu Tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng mẫu quy định, rõ ràng và đẹp. Chữ mẫu có tác dụng: - Chữ mẫu phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng và các nét chữ cơ bản, cấu tạo chữ cái cần viết trong bài học. - Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự các nét chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong 1 chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh. - Chữ của giáo viên khi chữa bài, chấ
Tài liệu đính kèm:
- kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_chu_dung_dep_va_nhanh_cho_hoc_s.doc