Kinh nghiệm quản lý ôn thi thpt quốc gia cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Cẩm Thủy 2, tỉnh Thanh Hóa
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục là một nội dung quan trọng.
Từ năm học 2014-2015, cả nước đã thực hiện một kỳ thi THPT quốc gia, sử dụng kết quả của kỳ thi này với hai mục đích xét công nhận tốt nghiệp và xét tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.
Vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả của kì thi THPT quốc gia luôn được các cấp quản lý giáo dục quan tâm và tìm giải pháp để nâng cao tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp và đỗ Đại học. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của một nhà trường.
Trường THPT Cẩm Thủy 2 trong những năm qua có kết quả thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi tương đối ổn định và có chiều hướng đi lên, nhà trường đã khẳng định được vị thế so với các trường THPT trong tỉnh. Bản thân được Hiệu trưởng phân công phụ trách công tác quản lý ôn tập cho học sinh khối 12 thi THPT Quốc gia, do vậy tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý ôn thi THPT Quốc gia cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Cẩm Thủy 2, Tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
MỤC LỤC MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1 MỞ ĐẦU 1 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề 2 2.2 Thực trạng của vấn đề 3 2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện 5 2.4 Hiệu quả của sáng kiến 13 3 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 14 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 Đề tài: KINH NGHIỆM QUẢN LÝ ÔN THI THPT QUỐC GIA CHO HỌC SINH LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2, TỈNH THANH HÓA 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục là một nội dung quan trọng. Từ năm học 2014-2015, cả nước đã thực hiện một kỳ thi THPT quốc gia, sử dụng kết quả của kỳ thi này với hai mục đích xét công nhận tốt nghiệp và xét tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả của kì thi THPT quốc gia luôn được các cấp quản lý giáo dục quan tâm và tìm giải pháp để nâng cao tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp và đỗ Đại học. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của một nhà trường. Trường THPT Cẩm Thủy 2 trong những năm qua có kết quả thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi tương đối ổn định và có chiều hướng đi lên, nhà trường đã khẳng định được vị thế so với các trường THPT trong tỉnh. Bản thân được Hiệu trưởng phân công phụ trách công tác quản lý ôn tập cho học sinh khối 12 thi THPT Quốc gia, do vậy tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý ôn thi THPT Quốc gia cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Cẩm Thủy 2, Tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 1.2. Mục đích nghiên cứu : Nghiên cứu biện pháp quản lý ôn thi THPT quốc gia ở trường THPT Cẩm Thủy 2, tỉnh Thanh Hóa nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ thi THPT Quốc gia góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý ôn thi THPT quốc gia ở trường THPT Cẩm Thủy 2 , tỉnh Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp quan sát. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường là một trong những lĩnh vực khoa học được nhiều nhà quản lý giáo dục quan tâm nghiên cứu và đặc biệt là những cán bộ quản lý giáo dục ở các nhà trường với những góc độ quan sát khác nhau. Trong mỗi cách tiếp cận thì những biện pháp của nhà quản lý đưa ra có sự khác biệt để phù hợp với đặc điểm, đối tượng nghiên cứu. Việc tổ chức ôn tập để nâng cao tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp, đỗ đại học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường THPT, công tác này luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý các nhà trường. Năm học 2014-2015, lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một kỳ thi THPT Quốc gia nhằm mục đích vừa xét tốt nghiệp vừa tuyển sinh Đại học. Để tổ chức tốt kỳ thi này, Bộ giáo dục đào tạo đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các cơ sở GD thực hiện như thông tư số 02/2015/TT-BGD&ĐT ngày 26 tháng 2 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (gọi tắt là qui chế thi). Công văn số 1388/ BGD&ĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn thực hiện qui chế thi trong tổ chức thi THPT Quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp ngày 25/3/2015. Công văn số 372/ SGD&ĐT- GDTrH ngày 12/3/2015 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa về việc hướng dẫn dạy và học chuẩn bị kỳ thi THPT Quốc gia năm học 2014-2015. Tại các tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn cho các cán bộ quản lý, các giáo viên cốt cán về việc dạy học để đáp ứng yêu cầu của kỳ thi.Tại các hội nghị, hội thảo đã tập trung bàn các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là dạy học cho đối tượng học sinh khối 12 để các em tham dự kỳ thi đạt kết quả cao. Qua nghiên cứu hệ thống các văn bản chỉ đạo và các báo cáo tham luận của lãnh đạo các nhà trường trong năm học vừa qua đều tập trung cơ bản vào các vấn đề sau: Phân loại đối tượng học sinh khối 12 để có kế hoạch ôn tập phù hợp đối tượng; Xây dựng các chuyên đề ôn tập phù hợp đối tượng và đáp ứng cấu trúc đề thi; Phân công giáo viên có kinh nghiệm, năng lực giảng dạy để có biện pháp ôn tập phù hợp; kiểm tra đánh giá thường xuyên để điều chỉnh nội dung, phương pháp ôn tập; Phối hợp với hội cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội tư vấn hướng nghiệp cho các em. 2.2. Thực trạng quản lý ôn tập cho học sinh khối 12 Trường THPT Cẩm Thủy 2 là một trường thuộc huyện miền núi, trong những năm qua chất lượng tuyển sinh lớp 10 rất thấp, nhiều năm không tuyển đủ chỉ tiêu; Năm học 2011-2012 tuyển được 356/360 chỉ tiêu được tuyển, điểm chuẩn là 4,75. Năm học 2012-2013 tuyển được 294/360 chỉ tiêu được tuyển, điểm chuẩn là 4,75. Năm học 2013-2014 tuyển được 315/315 chỉ tiêu được tuyển điểm chuẩn là 7,25. năm học 2014-2015 tuyển được 223/225 chỉ tiêu được tuyển, điểm chuẩn là 11,5. Năm học 2015-2016 tuyển được 249/252 chỉ tiêu được tuyển, điểm chuẩn là 7,0. Với điểm chuẩn như trên nhiều học sinh chỉ tránh điểm liệt là trúng tuyển vào trường. Đây là vấn đề đặt ra đối với nhà trường là làm thế nào sau 3 năm học ở trường THPT Cẩm Thủy 2 các em đỗ tốt nghiệp để ra trường. Trước năm học 2014- 2015, việc tổ chức ôn tập cho học sinh khối 12 để thi tốt nghiệp và thi đại học được nhà trường tổ chức ôn tập từ sau khi có thông báo môn thi tốt nghiệp ( thông thường là từ tháng 3). Các lớp học ôn được tổ chức vào các buổi chiều. Nhà trường không phân loại đối tượng học sinh mà sáng học lớp nào thì chiều học lớp đó. Trong một lớp học do không phân loại đối tượng nên có cả học sinh học để ôn thi đại học và cả học sinh chỉ ôn thi tốt nghiệp. Điều này rất khó khăn cho giáo viên khi lựa chọn các chuyên đề dạy học để phù hợp cả hai đối tượng. Việc tổ chức kiểm tra đánh giá chủ yếu nhằm vào đối tượng thi đại học, một năm nhà trường tổ chức hai lần thi thử Đại học để đối tượng này được rèn luyện kỹ năng làm bài và tiếp cận các đề thi đại học. Bước vào đầu năm học 2014-2015, trường có 6 lớp 12 với 246 học sinh. Trong đó có 1 lớp Ban KHTN, 5 lớp cơ bản ( 1 lớp cơ bản nâng cao Toán- Lý- Hóa; 1 lớp nâng cao Toán- Hóa- Sinh; 1 lớp nâng cao Văn- Sử - Địa; 2 lớp cơ bản học theo chương trình chuẩn). Khi Bộ có chủ trương tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia và lấy ý kiến góp ý từ các nhà trường. Bản thân các cán bộ quản lý, các giáo viên và học sinh đều có chung tư tưởng băn khoăn, lo lắng. Nên tổ chức học tập như thế nào đây để đáp ứng được yêu cầu của kỳ thi? Tháng 10 năm 2014, nhà trường tổ chức khảo sát nguyện vọng của học sinh bao gồm đối tượng thi để xét Đại học và đối tượng thi chỉ xét tốt nghiệp. Lúc này nảy sinh thực tế là trong một lớp có cả hai đối tượng nên bất cập giữa lớp học dạy chính khóa và lớp học ôn tập chiều. Nhiều học sinh học lực yếu nhưng vẫn đăng ký nguyện vọng thi Đại học. Thực trạng trên đòi hỏi người cán bộ quản lý phải tìm ra giải pháp tối ưu mới tổ chức tốt được vấn đề ôn tập cho học sinh khối 12. Đội ngũ của nhà trường có 40 giáo viên trực giảng dạy, trong đó trình độ thạc sĩ có một giáo viên. Giáo viên có giờ dạy giỏi cấp tỉnh có năm đồng chí ở các bộ môn Sinh, Sử, Địa, GDCD, TD. Các môn còn lại chưa có giáo viên giỏi cấp tỉnh. Đội ngũ giáo viên thường xuyên không ổn định do giáo viên chủ yếu là người miền xuôi lên công tác sau một vài năm lại chuyển trường. Số giáo viên nữ chiếm tỷ lệ cao, đa số đang trong độ tuổi sinh đẻ. Một bộ phận giáo viên chưa tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nên chưa đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của phụ huynh và học sinh, còn để phụ huynh và học sinh đề nghị chuyển đổi thày cô. Kết quả qua hai lần thi khảo sát kỳ thi THPT Quốc gia do nhà trường tổ chức vào tháng 12 và tháng 3 rất thấp. Học sinh điểm liệt nhiều ( trên 10%); học sinh đạt điểm TB trở lên ít chỉ đạt 23.5% ( lần 1), 28.1%( lần 2) Khảo sát Tổng số HS ( 8 môn thi) Điểm <=1 Điểm < 5 Điểm =>5 SL % SL % SL % Lần 1 1118 119 10.6 855 76.5 263 23.5 Lần 2 1142 116 10.2 821 71.9 321 28.1 Xuất phát từ thực trạng nêu trên, việc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học luôn được Ban giám hiệu quan tâm. Đặc biệt trong điều kiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong đó có đổi mới về thi cử càng là vấn đề đặt ra đòi hỏi các nhà trường phải có giải pháp mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Trong năm học vừa qua, bản thân đã cùng tập thể Ban giám hiệu nhà trường thực hiện một số giải pháp trong việc quản lý ôn thi THPT Quốc gia hiệu quả. Năm 2015, năm đầu tiên thực hiện thi THPT Quốc gia tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của trường là 95,93%. Các biện pháp đó là phân loại đối tượng học sinh bao gồm đối tượng thi THPT Quốc gia để xét tốt nghiệp và xét đại học, đối tượng chỉ xét tốt nghiệp; phân công chuyên môn dựa trên cơ sở ưu tiên đội ngũ các thầy cô có năng lực chuyên môn tốt cho dạy học lớp 12; xây dựng chuyên đề dạy ôn tập phù hợp với từng đối tượng học sinh; Tổ chức thi khảo sát năng lực giáo viên; tăng cường kiểm tra việc dạy học ôn tập trên lớp; tổ chức thi khảo sát chất lượng học sinh; phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc định hướng cho học sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia; cam kết chất lượng của các bộ môn; giáo dục thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. 2.3. Các giải pháp quản lý ôn thi THPT Quốc gia cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Cẩm Thủy 2 2.3.1. Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh để có biện pháp giảng dạy và ôn tập phù hợp Học sinh vào lớp 10 được nhà trường hướng dẫn phân ban theo đúng hướng dẫn phân ban của ngành. Do nhu cầu của học sinh và qua thực tế nhiều năm, nhà trường thường chỉ có 1 lớp Ban KHTN còn lại là các lớp học theo chương trình cơ bản trong đó có 1 lớp cơ bản nâng cao Toán - Lý- Hóa, 1 lớp cơ bản nâng cao Văn - Sử - Địa. Thông thường học sinh lớp 10 ý thức về ngành nghề trong tương lai chưa rõ ràng, việc chọn khối để học thường cảm tính, nhiều em theo bạn bè rủ rê. Kết thúc năm học lớp 10, căn cứ vào kết quả học tập của các em, nhà trường tiến hành định hướng cho các em chọn lại trên cơ sở nhu cầu và năng lực học tập. Đặc biệt khi bước sang lớp 12, lúc này bản thân các em học sinh đã tự đánh giá được năng lực của mình và mong muốn nghề nghiệp trong tương lai đã khá rõ ràng. Nhà trường tiếp tục cho các học sinh đăng ký lại nguyện vọng học để thi đại học hay chỉ thi tốt nghiệp rồi đi học nghề. Trên cơ sở đăng ký của các em nhà trường tiếp tục phân lại lớp, trong đó có 3 lớp có nguyện vọng thi đại học gồm lớp A, B thi khối A, B; Lớp C thi khối C. Các lớp còn lại ( 3 lớp chỉ dự thi tốt nghiệp). Việc chọn môn thứ 4 để dự thi tốt nghiệp cũng rất cần định hướng cho các em, trong năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016 học sinh của nhà trường chủ yếu chọn môn địa. Số liệu học sinh nhà trường đăng ký thi THPT Quốc gia Năm học 2014-2015 Môn Toán Lý Hóa Sinh Văn Sử Địa Tiếng Anh Ghi chú Số lượng 246 52 70 83 246 21 140 246 Trong đó : 1. HS dự thi xét TN THPT 2. HS dự thi xét TN THPT và ĐH, CĐ Môn dự thi Số lượng Ghi chú Môn dự thi Số lượng Ghi chú Toán 153 Toán 93 Lí 2 Lí 50 Hóa 2 Hóa 68 Sinh 36 Sinh 47 Văn 153 Văn 93 Sử 0 Sử 21 Địa 113 Địa 27 Ngoại ngữ ( Tiếng Anh – hệ 7 năm). 153 Ngoại ngữ ( Tiếng Anh – hệ 7 năm). 93 Năm học 2015-2016 Môn Toán Lý Hóa Sinh Văn Sử Địa Tiếng Anh Ghi chú Số lượng 263 64 91 51 263 22 170 263 Trong đó : 1. HS dự thi xét TN THPT 2. HS dự thi xét TN THPT và ĐH, CĐ Môn dự thi Số lượng Ghi chú Môn dự thi Số lượng Ghi chú Toán 148 Toán 115 Lí 1 Lí 63 Hóa 0 Hóa 91 Sinh 0 Sinh 51 Văn 148 Văn 115 Sử 0 Sử 22 Địa 147 Địa 23 Ngoại ngữ ( Tiếng Anh – hệ 7 năm). 148 Ngoại ngữ ( Tiếng Anh). 115 2.3.2. Phân công chuyên môn dựa trên cơ sở ưu tiên các thầy cô có năng lực chuyên môn tốt dạy học cho học sinh khối 12 Cách làm này là nhà trường cho học sinh đăng ký nguyện vọng được học với các thầy cô. Mỗi học sinh được đăng ký 2 nguyện vọng. VD nguyện vọng 1 với thầy A, nguyện vọng 2 với cô B. Nhà trường cố gắng đáp ứng nguyện vọng 1 cho các em, chi bất đắc dĩ mới phải xét đến nguyện vọng 2. Việc làm này có mặt tích cực là giúp các em học sinh chọn được thầy cô có chuyên môn tốt để dạy mình, tạo động lực cho các em cố gắng học tập. Mặt khác cũng tạo sự chuyển biến trong chuyên môn, các thầy cô chưa được học sinh chọn cũng đã phải tự kiểm điểm lại phương pháp dạy học của mình từ đó rút ra bài học cho bản thân, tích cực trau dồi chuyên môn, tận tâm với học trò để được các em chọn mình trong năm tới. Mẫu đăng ký: DANH SÁCH HỌC SINH LỚP .. ĐĂNG KÍ ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2015 – 2016 TT Họ tên Lớp Toán Văn Anh Lý Hóa Sinh Sử Địa Ký tên 1 2 3 .. .. Lưu ý: Học sinh đăng kí môn nào thì đánh dấu vào môn đó Học sinh đăng kí ôn thi Đại học thì đánh dấu vào ô ĐH, nếu đăng kí ôn thi tốt nghiệp thì đánh dấu vào ô TN Học sinh đăng kí học với GV nào thì điền mã số tương ứng vào mức độ đăng kí ôn tập. Mỗi HS được đăng kí 2 nguyện vọng ( Nguyện vọng 1 viết trước, NV 2 viết sau) Quy ước mã GV: Môn Toán: Thầy Vân ( T1); Cô Quyên (T2); Cô Thủy ( T3); Thầy Hậu ( T4); Thầy Minh (T5), Cô Dưỡng (T6). Môn Văn: Cô Lan ( V1); Cô Thư ( V2); Cô Nhàn ( V3), Cô Thoa (V4), Cô Hương ( V5) Môn Anh: Cô Vân ( A1); Cô Tự ( A2); Cô Luyến ( A3) Môn Lý: Thầy Thắng ( L1); Thầy Quang ( L2); Cô Huế ( L3); Cô Hạnh ( L4). Môn Hóa: Thầy Hào( H1); Cô Châu (H2); Cô Tâm( H3); Thầy Nhị ( H4). Môn Sinh: Cô Giang ( B1); Cô Hương( B2); Thầy Nam (B3). Môn Sử: Cô Ngọc ( S1) Môn Địa: Cô Cúc ( D1) ; Thầy Tứ ( D2); Cô Chung ( D3) 2.3.3. Chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng chuyên đề dạy ôn tập phù hợp với đối tượng học sinh. Các tổ chuyên môn trên cơ sở đăng ký của học sinh để xây dựng các chuyên đề dạy học cho phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể là 2 nhóm đối tượng gồm các học sinh thi THPT Quốc gia với mục đích sử dụng kết quả để công nhận tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học và thi chỉ với mục đích công nhận tốt nghiệp. Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên, các tổ chức đoàn thể thực hiện kế hoạch đề ra một cách cụ thể. Quan tâm đến triển khai, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn, giáo viên, các tổ chức đoàn thể thường xuyên, kịp thời và có những điều chỉnh thích hợp. Chú trọng việc lấy thông tin phản hồi từ phía học sinh trong công tác này. Đối với tổ chuyên môn xây dựng nội dung ôn tập cụ thể, chi tiết theo từng đối tượng học sinh đã được phân loại trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của từng môn học. Với những môn nhà trường chưa tổ chức ôn tập từ đầu năm cần xác định rõ kiến thức cơ bản, tối thiểu cần đạt của từng bài và hướng dẫn học sinh làm đề cương ôn tập sau mỗi bài dạy. 2.3.4. Tổ chức khảo sát năng lực giáo viên Một nội dung quan trọng của khảo sát năng lực giáo viên là giải đề thi và làm đáp án chi tiết cho một đề thi học sinh giỏi và đề thi THPT Quốc gia. Biện pháp này cũng mới được áp dụng ở trường THPT Cẩm Thủy 2. Ban đầu chưa nhận được sự đồng thuận cao của CBGV, nhưng với sự quyết tâm trong đổi mới quản lý mà chìa khóa của chất lượng là ở đội ngũ CBGV nên Ban giám hiệu nhà trường đã cẩn trọng trong từng khâu từ ra đề, coi, chấm và thông báo kết quả. Lần thứ 2 tổ chức khảo sát cách thức như lần 1, chỉ khác là phần chấm bài được thực hiện công khai do tổ chuyên môn tự chấm ( lần 1 GV trường khác chấm). Kết quả 2 lần khảo sát đã phản ánh đúng và sát với năng lực thực tiễn của đội ngũ nhà trường. Nhưng trên hết hiệu quả của khảo sát năng lực GV là tất cả giáo viên đã quan tâm hơn đến chuyên môn, tích cực học hỏi đồng nghiệp, thường xuyên tự học tự bồi dưỡng và tự giải các đề thi tham khảo trên mạng. Nhiều nhóm chuyên môn đã đề xuất nên tiến hành việc làm này thường xuyên hơn. Việc khảo sát năng lực GV còn có tác dụng tích cực nữa là mọi giáo viên dù đang dạy lớp 12 hay chưa dạy lớp 12 đều phải quan tâm trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để khi được phân công chuyên môn dạy lớp 12 có thể đáp ứng ngay các yêu cầu của chuyên môn. Thông qua khảo sát giúp các cán bộ quản lý của nhà trường đánh giá được năng lực chuyên môn của các cá nhân, đây cũng là một kênh thông tin để nhà quản lý sử dụng lao động hợp lý với năng lực chuyên môn của từng người đem lại hiệu quả trong công việc. 2.3.5.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các lực lượng có trách nhiệm trong nhà trường Việc kiểm tra chủ yếu nhằm vào đối tượng học sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp. Đây là đối tượng học sinh học trung bình và yếu, điểm thi đầu vào rất thấp. Do đó thường trốn học để đi chơi, hoặc không đi học ôn. Ban giám thị của nhà trường thường xuyên kiểm tra các buổi học ôn trên lớp, nội dung kiểm tra sĩ số học sinh, việc thực hiện nội qui qui định của nhà trường của học sinh. Kết quả kiểm tra sẽ được Ban giám hiệu thông báo cho phu huynh qua các kênh thông tin: qua GVCN, qua phụ huynh học sinh bằng sổ liên lạc điện tử. Kiểm tra của tổ trưởng hoặc nhóm trưởng của bộ môn ôn thi. Đối tượng kiểm tra là học sinh 12. Nội dung kiểm tra là kiến thức thuộc chương trình đã được học. Hình thức kiểm tra bằng giấy hoặc vấn đáp. Kết quả kiểm tra sẽ được thông tin đến học sinh và giáo viên trực tiếp giảng dạy, thông qua đó tổ nhóm chuyên môn sẽ có giải pháp để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của giáo viên. Đối với giáo viên chủ nhiệm, kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn trong việc quản lý học sinh nhằm kịp thời uốn nắn, điều chỉnh hành vi hoặc thái độ chưa đúng của học sinh. Việc làm này được tiến hành hàng ngày, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình hình học tập của học sinh qua từng buổi học. Hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để nắm được việc tự học và ôn tập ở nhà của các em từ đó định hướng cho các em thực hiện tốt việc học, ôn tập. Thông báo kịp thời tình hình học tập, tu dưỡng của học sinh qua từng tháng, từng học kì, từng đợt thi khảo sát chất lượng. Tổ chức các nhóm học tập để các em có thể hỗ trợ nhau trong quá trình học tập và ôn tập. Phân công học sinh khá kèm học sinh yếu và gắn trách nhiệm cụ thể với cả học sinh khá và yếu. Động viên, khuyến khích kịp thời khi các em có sự tiến bộ trong học tập. Xây dựng đội ngũ cán sự bộ môn ở tất cả các môn học và có cơ chế thực hiện cụ thể với đội ngũ cán sự này. Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch học và ôn tập phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng học sinh, đặc biệt là với đối tượng học sinh yếu. Có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự ôn tập của các em ở lớp, ở nhà để kịp thời nhắc nhở, động viên, điều chỉnh các em thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình. Tăng cường dự giờ lớp chủ nhiệm cả chính khóa và ôn tập để nắm bắt tình hình học tập của học sinh. Đối với Đoàn thanh niên Phối kết hợp với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm động viên kịp thời sự tiến bộ của học sinh. Nhắc nhở, xử lý những vi phạm của học sinh trong quá trình ôn tập. 2.3.6.Tổ chức thi khảo sát chất lượng kỳ thi THPT Quốc gia cho học sinh lớp 12. Yêu cầu về ra đề thực hiện đúng theo cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT. Đối tượng dự thi là tất cả học sinh khối 12 và một số học sinh có nguyện vọng thi của khối 11. Trong năm nhà trường tổ chức hai lần thi khảo sát chất lượng. Lần 1 vào tháng 12 và lần 2 vào tháng 3. Việc tổ chức thi được thực hiện nghiêm túc từ khâu ra đề, coi thi, chấm thi. Sau mỗi môn thi, học sinh được nhận đáp án chi tiết theo từng môn, từng mã đề. Việc làm này lúc đầu cũng gặp không ít khó khăn nhất là đối với các môn thi trắc nghiệm. Nhưng đến nay tất cả các giáo viên của nhà trường đã làm rất thành thạo công việc này. 2.3.7. Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc định hướng cho học sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia. Việc định hướng nghề nghiệp tương lai của học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh. Việc phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường được thực hiện thông qua các cuộc họp phụ huynh. Trong các cuộc họp phụ huynh học sinh được nhà trường thông tin các nội dung liên quan đến thi tốt nghiệp, thi Đại học kết quả học tập của học sinh và đặc biệt là kết quả khảo sát, giúp phụ huynh nắm được năng lực học tập của con
Tài liệu đính kèm:
- kinh_nghiem_quan_ly_on_thi_thpt_quoc_gia_cho_hoc_sinh_lop_12.doc