Hướng dẫn học sinh giải bài tập về đột biến số lượng nhiễm sắc thể trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9
Trong chương trình sinh học lớp 9 kĩ năng giải các dạng bài tập trong chương Biến dị rất hay và khó đối với học sinh. Các kiến thức, dạng bài tập này có nhiều trong các đề thi học sinh giỏi thành phố, tỉnh , các đề thi học sinh giỏi toàn quốc , đề thi Đại học, cao đẳng, lên THPT kiến thức này sẽ tiếp tục xuất hiện trong chương trình. Đây cũng là nội dung giúp rèn cho học sinh kĩ năng tư duy tính toán, tạo tiền đề cho các em giải các bài tập trong chương Biến dị trong chương trình sinh học.
Là một giáo viên nhiều năm tham gia bồi đội tuyển HSG môn sinh học lớp 9, tôi nhận thấy đây là dạng bài tập khó và học sinh dễ bị nhầm lẫn, lúng túng. Hơn nữa , ở cấp THCS học sinh nghiên cứu về bài tập chương Biến dị rất ít. đa số còn mơ hồ,lúng túng, mang tính mò mẫm nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục. Hiện tại có nhiều chuyên đề,sáng kiến kinh nghiệm trên intenet đề cập đến nội dung này nhưng chỉ là lí thuyết chưa có hướng dẫn giải bài tập cụ thể,chủ yếu dành cho học sinh THPT nên không phù hợp với đối tượng học sinh THCS.
Vì vậy tôi viết đề tài này tuy không bao quát được toàn bộ chương Biến dị vì chuyên đề rất rộng tôi chỉ đề cập đến bài tập về đột biến số lượng nhiễm sắc thể(NST) ,hướng dẫn học sinh phương pháp làm hiệu quả nhất.Tôi chọn đề tài:’Hướng dẫn học sinh giải bài tập về đột biến số lượng nhiễm sắc thể trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học lớp 9” .
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC LỚP 9 Người thực hiện: LÊ THỊ HÀ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Trần Mai Ninh SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học THANH HOÁ NĂM 2017 MỤC LỤC 1.Mở đầu 1.1.Lí do chọn đề tài Trang 1 1.2. Mục đích nghiên cứu Trang 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu Trang 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trang 2 2.Nội dung 2.1Cơ sở lí luận của sáng kiến Trang 2 2.2 .Thực trạng của vấn đề Trang 2 2 .3.Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề Trang 3 2.4.Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục với bản thân,đồng nghiệp Trang19 3.Kết luận và kiến nghị 3.1.Kết luận Trang 19 3.2.Kiến nghị. Trang 20 1.MỞ ĐẦU 1.1.Lí do chọn đề tài Trong chương trình sinh học lớp 9 kĩ năng giải các dạng bài tập trong chương Biến dị rất hay và khó đối với học sinh. Các kiến thức, dạng bài tập này có nhiều trong các đề thi học sinh giỏi thành phố, tỉnh , các đề thi học sinh giỏi toàn quốc , đề thi Đại học, cao đẳng, lên THPT kiến thức này sẽ tiếp tục xuất hiện trong chương trình. Đây cũng là nội dung giúp rèn cho học sinh kĩ năng tư duy tính toán, tạo tiền đề cho các em giải các bài tập trong chương Biến dị trong chương trình sinh học. Là một giáo viên nhiều năm tham gia bồi đội tuyển HSG môn sinh học lớp 9, tôi nhận thấy đây là dạng bài tập khó và học sinh dễ bị nhầm lẫn, lúng túng. Hơn nữa , ở cấp THCS học sinh nghiên cứu về bài tập chương Biến dị rất ít. đa số còn mơ hồ,lúng túng, mang tính mò mẫm nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục. Hiện tại có nhiều chuyên đề,sáng kiến kinh nghiệm trên intenet đề cập đến nội dung này nhưng chỉ là lí thuyết chưa có hướng dẫn giải bài tập cụ thể,chủ yếu dành cho học sinh THPT nên không phù hợp với đối tượng học sinh THCS. Vì vậy tôi viết đề tài này tuy không bao quát được toàn bộ chương Biến dị vì chuyên đề rất rộng tôi chỉ đề cập đến bài tập về đột biến số lượng nhiễm sắc thể(NST) ,hướng dẫn học sinh phương pháp làm hiệu quả nhất.Tôi chọn đề tài:’Hướng dẫn học sinh giải bài tập về đột biến số lượng nhiễm sắc thể trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học lớp 9” . 1.2. Mục đích nghiên cứu - Giúp học sinh có kĩ năng giải đúng, giải nhanh dạng bài tập đột biến số lượng nhiễm sắc thể .Từ đó,các em giải thích được các tế bào trong cơ thể có những rối loạn trong nguyên phân và giảm phân dẫn đến con người có thể xảy ra các bệnh và tật di truyền nào . Từ đó có ý bảo vệ môi trường sống, bảo vệ vốn gen của loài người, khơi gợi niềm hứng thú, say mê môn sinh học. - Giúp các đồng nghiệp tham khảo để có thể vận dụng tốt hơn trong công tác giảng dạy về các bài tập biến dị. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài sẽ nghiên cứu về giải bài tập về đột biến số lượng nhiễm sắc thể , tổng hợp và phân loại các dạng khác nhau, từ đấy đưa ra phương pháp giải bài tập về đột biến số lượng nhiễm sắc thể trong sinh học 9. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 2.NỘI DUNG 2.1Cơ sở lí luận của sáng kiến. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là kiến thức hoàn toàn mới và khó đối với học sinh , nó mang tính khái quát và trìu tượng .Đó là một thực tế song với nội dung sách giáo khoa và thời lượng kiến thức quá mới so với các lớp trước ( không có tính kế thừa kiến thức), nên học sinh còn lúng túng khi tiếp thu những thuật ngữ mới, những diễn biến các quá trình sinh học xảy ra trong tế bào như thể dị bội,thể đa bội,xảy ra rối loạn trong nguyên phân,trong giảm phân I, giảm phân II, trong cả hai quá trình giảm phân I,giảm phân II..Nếu không thông qua làm bài tập, học sinh khó mà nhớ được. 2.2 .Thực trạng của vấn đề . Môn sinh học 9 theo chương trình đổi mới mỗi tuần 2 tiết, cả năm 70 tiết, trong đó chỉ có 1 tiết bài tập chương I hay chương III .Tiết bài tập trong chương trình sinh học 9 quá ít trong khi đó lượng kiến thức lí thuyết ở mỗi tiết học lại quá nặng,các bài tập trong sách giáo khoa không có nhưng khi đi thi HSG thì hầu như trong các đề thi đều có dạng bài tập về đột biến số lượng NST.Ở phần này các em phải làm quen với rất nhiều thuật ngữ, các khái niệm, các đơn vị kiến thức mới và khó. Một trong những mục tiêu quan trọng của chương này là học sinh phải hiểu được khái niệm, cơ chế từ đó áp dụng để giải phần bài tập. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy học sinh có thể học thuộc được khái niệm, nhưng hiểu được cơ chế và áp dụng nó để làm bài tập thì còn lúng túng dẫn đến hiệu quả của môn học không cao,học sinh thấy “ngại”,thấy ‘sợ’ khi học đến phần kiến thức này. Vì vậy tôi đưa ra chuyên đề: “ Hướng dẫn học sinh giải bài tập về đột biến số lượng nhiễm sắc thể trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9”. Giúp cho các em học sinh có khả năng suy luận và tìm ra các kĩ năng, phương pháp giải các dạng bài tập về đột biến số lượng nhiễm sắc thể trong chương trình sinh học 9 đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như nâng cao tỉ lệ học sinh giỏi cấp trường, thành phố và cấp tỉnh. Là một giáo viên đứng đội tuyển thành phố ,trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này kết quả học thi HSG tỉnh năm học 2015-2016 như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 1 10% 3 30% 4 40% 2 20% 2 .3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề . Để giải được các dạng bài tập sinh học nói chung phần đột biến số lượng NST nói riêng học sinh cần nắm vững 2 vấn đề cơ bản. - Kiến thức lí thuyết:Khái niệm, cơ chế. - Phương pháp giải. Để học sinh nắm vững cách giải từng dạng bài tập, trước hết GV phải phân dạng bài tập ra thành từng vấn đề. Trong quá trình dạy học sinh(HS), mỗi dạng bài tập giáo viên phải trang bị cho HS kiến thức về 2 vấn đề trên, tiếp đó là bài tập vận dụng theo hướng từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao. Trước hết học sinh phải hiểu được khái niệm đột biến số lượng NST :là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST .Trong đột biến số lượng NST có hai dạng là thể dị bội và thể đa bội . + Thể dị bội là cơ thể có thêm ,mất đi từng NST riêng rẽ trong bộ NST của loài. Do tác nhân đột biến làm cắt đứt dây tơ vô sắc hoặc ức chế việc hình thành dây tơ vô sắc ở một hay một số cặp NST nào đó tạo nên giao tử dị bội không bình thường, khi đó thụ tinh kết hợp với giao tử bình thường tạo nên thể dị bội (2n +1) hay (2n-1). Hậu quả :Làm mất cân bằng toàn bộ gen cá thể thường không sống được hoặc giảm sức sống ,giảm khả năng sinh sản Hiện tượng đa bội thể là hiện tượng đột biến theo hướng tăng số lượng NST ở tất cả các cặp trong tế bào. Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng là bội số của n và lớn hơn 2n bình thường như 3n,4n,5ncòn cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST là 3n,4n,5n.gọi là thể đa bội.Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt. Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến thực vật và đã được ứng dụng có hiệu quả trong chọn giống cây trồng. Dạng 1: Đột biến thể dị bội. Học sinh hiểu được cơ chế phát sinh thể đột biến Cơ chế: Trong quá trình phát sinh giao tử, một cặp NST thể nào đó trong tế bào sinh giao tử của cơ thể bố hoặc mẹ nhân đôi nhưng không phân li tạo ra giao tử không bình thường (n + 1) và (n -1). Ở cơ thể còn lại giảm phân bình thường tạo ra giao tử bình thường (n) . Trong thụ tinh: + Giao tử không bình thường (n + 1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n + 1) phát triển thành thể 3 nhiễm. + Giao tử không bình thường (n - 1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n -1) phát triển thành thể 1 nhiễm. Từ cơ chế đó học sinh vận dụng để làm bài tập . Ví dụ 1(Đề HSG Thành phố):Giao tử bình thường của ngô có 10 NST. Xác định số lượng NST có trong tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến sau: a. Thể 1 nhiễm b.Thể 1 nhiễm kép c. Thể 3 nhiễm d. Thể 3 nhiễm kép e. Thể 0 nhiễm g. Thể tam bội Giải Giao tử bình thường mang bộ NST đơn bội n = 10 NST ==> Tế bào sinh dưỡng mang bộ NST lưỡng bội 2n = 10 . 2 = 20 (NST) a. Thể 1 nhiễm : Là thể thiếu 1 NST ở 1 cặp nào đó ==> Thể này có bộ NST là : 2n - 1 = 20 - 1= 19 (NST) b. Thể 1 nhiễm kép : Là thể bị đột biến ở 2 cặp NST, trong đó mỗi cặp bị thiếu 1 NST ==> Thể này có bộ NST là : 2n - 1- 1= 20 - 1 - 1= 18( NST) c. Thể 3 nhiễm : Là thể thừa 1 NST ở 1 cặp nào đó ==> Thể này có bộ NST là : 2n + 1 = 20 + 1= 21( NST) d. Thể 3 nhiễm kép : Là thể bị đột biến ở 2 cặp NST, trong đó mỗi cặp thừa 1 NST ==> Thể này có bộ NST là : 2n + 1+ 1= 20 +1 + 1= 22( NST) e. Thể không nhiễm : Đây là thể thiếu hẳn 2 NST ở 1 cặp nào đó . ==> Thể này có bộ NST bằng 2n - 2 = 20 -2 = 18( NST) g. Thể tam bội : Là thể có sự tăng đều NST ở các cặp, mỗi cặp đều thừa 1 NST so với bình thường ==> Thể này có bộ NST bằng 3n = 20 +10 = 3( NST) Ví dụ 2( HSG tỉnh- năm học 2017-2018): Khi khảo sát một quần thể của loài thực vật, người ta phát hiện có 3 thể đột biến khác nhau (kí hiệu là A, B, C). Phân tích tế bào học các thể đột biến này, thu được kết quả sau: Thể đột biến Số lượng NST đếm được ở từng cặp I II III IV V VI A 2 1 2 2 2 2 B 3 3 3 3 3 3 C 2 2 3 2 2 2 a) Tên gọi của thể đột biến A và B là gì? Giải thích cơ chế hình thành thể đột biến C. b) Vì sao thể đa bội khá phổ biến ở thực vật nhưng rất ít gặp ở động vật, nhất là động vật giao phối? c) Đối với các giống cây lấy hạt, có nên đem thể đột biến (B) ra trồng không? Vì sao? Giải a) * Tên gọi các thể đột biến: A: Thể một nhiễm (2n-1); B: thể tam bội (3n). * Cơ chế hình thành dạng đột biến thể C: - Trong giảm phân tạo giao tử, ở bố hoặc mẹ xảy ra không bình thường, cặp NST số III nhân đôi nhưng không phân li tạo ra giao tử mang hai NST số III (n+1), giao tử kia khuyết NST của cặp này. - Qua thụ tinh, giao tử mang 2 NST số III (n+1) kết hợp với giao tử bình thường (n) sẽ tạo ra hợp tử mang 3 NST số III (thể ba) và phát triển thành thể đột biến (2n+1). b) Thể đa bội khá phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật: - Đa số các loài thực vật không có hệ thần kinh và là sinh vật lưỡng tính nên không bị mẫn cảm với các tác nhân gây đột biến và không bị rối loạn cơ chế xác định giới tính. - Đối với động vật đa số các loài, nhất là động vật bậc cao có hệ thần kinh phát triển và là động vật đơn tính nên mẫn cảm với các tác nhân gây đột biến và dễ bị rối loạn cơ chế xác định giới tính. c) Không nên đem thể đột biến (B) ra trồng để lấy hạt vì thể tam bội (3n) bất thụ, quả không hạt. Ví dụ 3 (Lam sơn 2011-2012): Phân biệt bộ NST của thể dị bội ( 2n + 2) với thể dị bội ( 2n + 1+ 1) ở cùng một loài. Nêu cơ chế phát sinh của hai thể dị bội trên. Giải - Phân biệt: + Bộ NST của thể dị bội kiểu (2n +2): có 1 cặp NST bị thay đổi về số lượng, cặp này có 4 NST tương đồng. + Bộ NST của thể dị bội kiểu (2n +1 +1): Có 2 cặp NST bị thay đổi về số lượng, mỗi cặp này có 3 NST tương đồng. - Cơ chế phát sinh: + Cơ chế phát sinh thể dị bội (2n +2): Trong giảm phân sự không phân li của một cặp NST nào đó tạo ra 2 loại giao tử đột biến (n+1) và (n -1). Trong thụ tinh sự kết hợp của 2 giao tử đột biến (n+1) với nhau tạo thành hợp tử (2n+2) và phát triển thành thể dị bội (2n+2). + Cơ chế phát sinh thể dị bội (2n +1+1). Trong giảm phân sự không phân li đồng thời của 2 cặp NST nào đó tạo ra 2 loại giao tử đột biến (n+1+1) và (n-1-1). Trong thụ tinh sự kết hợp của giao tử đột biến (n+1+1) với giao tử bình thường n tạo thành hợp tử (2n+1+1) và phát triển thành thể dị bội (2n+1+1). Ví dụ 4(HSG tỉnh 2016-2017) : Ở cơ thể đột biến của một loài sinh vật, một tế bào sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần tạo ra các tế bào con có tổng số 144 NST. a. Bộ NST lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu ? b. Giải thích cơ chế phát sinh thể đột biến trên ? Hậu quả của thể đột biến đó. Giải a. Xác định bộ NSTcủa loài. Gọi bộ NST lưỡng bội của loài là 2n; bộ nhiễm sắc thể của tế bào sơ khai là A. Theo đề bài, tổng số NST có trong các tế bào con sau nguyên phân là 144, ta có: 24× A = 144 → A = 9 - Trường hợp 1: Cơ thể bị đột biến dị bội dạng tam nhiễm (2n + 1), ta có: 2n + 1 = 9 → 2n = 8. Bộ NST của loài là: 2n = 8 - Trường hợp 2: Cơ thể bị đột biến dị bội dạng một nhiễm (2n - 1), ta có: 2n -1 = 9 → 2n = 10. Bộ NST của loài là: 2n = 10 - Trường hợp 3: cơ thể đột biến là thể tam bội 3n = 9 . Bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Ví dụ 5(HSG tỉnh 2014-2015): Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd, đột biến đã làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen 0d. Loại đột biến nào đã có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các đột biến đó? Giải Đã có thể xảy ra các đột biến: + Mất đoạn nhiễm sắc thể. + Dị bội. Cơ chế: + Mất đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lý, hóa học cấu trúc của NST bị phá vỡ làm mất đi một đoạn mang gen D. Giao tử chứa NST mất đoạn ( không mang gen D) kết hợp với giao tử bình thường ( mang gen d) tạo nên cơ thể có kiểu gen 0d. + Thể dị bội: Cặp NST tương đồng ( mang cặp gen tương ứng Dd) không phân li trong giảm phân, tạo nên giao tử 0. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen d tạo nên thể dị bội 0d. Dạng 2: Đột biến đa bội thể . Học sinh hiểu được cơ chế phát sinh thể đột biến. Cơ chế: Trong quá trình phát sinh giao tử ở bố hoặc mẹ tất cả các cặp NST nhân đôi nhưng không phân li đã tạo ra giao tử lưỡng bội (2n). Cơ thể kia giảm phân bình thường tạo ra giao tử bình thường (n). Ttrong thụ tinh giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử không bình thường (n) tạo thành hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội. Vận dụng cơ chế phát sinh để giải bài tập Ví dụ 1 (HSG tỉnh 2007-2008): Cho lai giữa cây cà chua lưỡng bội có kiểu gen AA với cây cà chua lưỡng bội có kiểu gen aa, ở đời con xuất hiện một cây cà chua có kiểu gen Aaa. a. Giải thích cơ chế phát sinh cây cà chua có kiểu gen trên. b. Nêu đặc điểm của cây cà chua có kiểu gen Aaa xuất hiện trong phép lai. Giải *Trường hợp 1: Cây Aaa là thể dị bội 2n+ 1: - Trong giảm phân do ảnh hưởng của tác nhân gây đột biến cây lưỡng bội có kiểu gen aa giảm phân không bình thường, cặp NST mang cặp alen aa không phân li đã tạo ra giao tử dị bội n+ 1 mang cả 2 alen trong cặp aa. Cây lưỡng bội có kiểu gen AA giảm phân bình thường cho giao tử đơn bội A. - Sự thụ tinh giữa giao tử dị bội aa với giao tử bình thường A, tạo ra hợp tử dị bội 2n + 1 có kiểu gen Aaa à phát triển thành cây dị bội Aaa (2n+1). * Trường hợp 2: Cây Aaa là thể tam bội 3n: - Trong giảm phân do ảnh hưởng của tác nhân gây đột biến cây lưỡng bội có kiểu gen aa giảm phân không bình thường, tất cả các cặp NST không phân li đã tạo ra giao tử lưỡng bội 2n có kiểu gen aa. Cây lưỡng bội có kiểu gen AA giảm phân bình thường cho giao tử đơn bội n có kiểu gen A. - Sự thụ tinh giữa giao tử lưỡng bội aa với giao tử bình thường A, tạo ra hợp tử tam bội 3n có kiểu gen Aaa à phát triển thành cây tam bội (3n) có kiểu gen Aaa. Ví dụ 2(HSG tỉnh 2008-2009): Ở lúa, cho lai giữa hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa đời F1 xuất hiện một cây có kiểu gen AAa. Kết quả phân tích hóa sinh cho thấy hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng của cây này gấp 1,5 lần so với tế bào sinh dưỡng ở cây lưỡng bội 2n. a/ Cây AAa thuộc dạng đột biến nào? Giải thích cơ chế tạo thành thể đột biến trên. b/ Muốn tạo giống lúa có năng suất cao, liệu chúng ta có thể sử dụng chất côsixin là tác nhân gây đột biến được không? Vì sao? Giải Dạng đột biến: * Cây AAa có hàm lượng ADN trong tế bào sinh dưỡng gấp 1,5 lần so với cây lưỡng bội 2n, chứng tỏ đây là thể tam bội 3n Đột biến trên thuộc đột biến thể đa bội. * Cơ chế tạo ra cây tam bội AAa: - Trong giảm phân tạo giao tử, cây lưỡng bội AA giảm phân không bình thường, NST nhân đôi nhưng tất cả các cặp NST không phân li (do thoi vô sắc bị ức chế không hình thành), đã tạo ra giao tử lưỡng bội (2n) có kiểu gen AA. Cây lưỡng bộ aa giảm phân bình thường cho giao tử đơn bội (n) có kiểu gen a. - Sự thụ tinh giữa giao tử lưỡng bội AA với giao tử đơn bội a, tạo thành hợp tử tam bội 3n có kiểu gen AAa cây tam bội AAa. b) Không thể dùng cônsixin để gây đột biến thể đa bội ở lúa, vì cônsixin là tác nhân gây đột biến thể đa bội. Lúa là cây lấy hạt nên không thể tạo giống đa bội, vì cây đa bội thường giảm khả năng sinh sản hoặc bất thụ nhất là thể tam bội quả không cho hạt. Ngoài dạng bài tập trên để giải bài tập trong phần này cần lưu ý học sinh có thể có dạng: Xảy ra rối loạn trong nguyên phân và rối loạn trong giảm phân . 1Nếu NST bị rối loạn phân li trong nguyên phân. *Kiến thức có liên quan: - Diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân,kết quả của nguyên phân bình thường. Bộ NST 2n - tự nhân đôi 2n kép - nguyên phân 2n đơn. - Nếu nguyên phân xảy ra rối loạn phân li NST ở tất cả các cặp tạo ra tế bào tứ bội(từ 1 tế bào 2n tạo 1 tế bào 4n,tế bào 4n tiếp tục nguyên phân tạo ra thể tứ bội). - Nếu nguyên phân xảy ra rối loạn phân li NST ở 1 cặp NST: cần xét các trường hợp cụ thể. Ví dụ1(HSG thành phố):Trong một tế bào sinh dưỡng , xét 2 cặp gen Aa và Bb phân bố trên 2 cặp NST tương đồng. Khi tế bào này nguyên phân cặp NST mang cặp gen Aa phân li bình thường còn cặp NST mang cặp gen Bb không phân li ở kì sau. Hãy xác định kiểu gen của tế bào con trong quá trình nguyên phân trên. Giải Ở kỳ cuối, 1 tế bào ban đầu sẽ tạo ra 2 tế bào con, có kiểu gen AaBBbb (2n +2) và 1 tế bào con có kiểu gen Aa(2n-2). Ví dụ 2(Đề thi HSG tỉnh Vĩnh phúc 2006-2007): Bộ NST 2n ở ruồi giấm được kí hiệu AaBbDdXY.Viết kí hiệu bộ NST của các tế bào con có thể được tạo thành nếu xảy ra sự rối loạn phân li ở cặp Dd trong quá trình nguyên phân. Giải -Trước hết xác định được kết quả nguyên phân bình thường: AaBbDdXY tự nhân đôi tạo thành AAaaBBbbDDddXXYY phân li tạo thành AaBbDdXY. - Nếu nguyên phân rối loạn xảy ra ở 1 cặp XY: *Trường hợp 1: Cả 2 NST kép đều không phân li: + Cả 2 NST kép đều về 1 cực tạo 2 tế bào con: AaBbDDddXY, AaBbXY. + Mỗi NST kép đi về 1 cực tạo 2 tế bào con: AaBbDDXY, AaBbddXY. *Trường hợp 2: 1 trong 2 NST kép không phân li : + NST kép DD không phân li tạo 2 tế bào con : AaBbDDdXY, AaBbdXY. + NST kép dd không phân li tạo 2 tế bào con : AaBbDddXY, AaBbDXY 2.Rối loạn phân li trong giảm phân. Học sinh cần hiểu được: - Diễn biến của NST trong quá trình giảm phân ,kết quả của giảm phân bình thường : Bộ NST 2n- tự nhân đôi 2n kép – giảm phân I n kép giảm phân II n đơn. *Nếu giảm phân bị rối loạn: 2.1.Các trường hợp giảm phân không bình thường của tế bào 2n. a.Bài toán thuận:Xác định loại giao tử khi biết cơ chế giảm phân không bình thường của tế bào (cơ thể ) 2n. - Nguyên tắc: Dựa vào giai đoạn xảy ra rối loạn phân bào để xác định loại giao tử được tạo thành. Trong trường hợp không xác định được giai đoạn và tế bào cụ thể xảy ra đột biến thì phải xét tất cả các khả năng có thể xảy ra. 2.1.1Nếu tất cả các cặp NSTkhông phân li trong giảm phân. Ví dụ: Ở một cơ thể lưỡng bội ký hiệu Aa trong quá trình giảm phân thấy có một số tế bào không hình thành thoi phân bào ở kỳ I. Giao tử này cho ra những loại giao tử nào? Giải Tế bào giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử A và a (n) Tế bào không hình thành thoi phân bào ở lần I cho ra 2 loại giao tử là Aa và O. Vậy cơ thể này cho ra các loại giao tử: Aa, O, A, a. 2.1. 2.Nếu chỉ có một cặp NST hay một cặp gen dị hợp tử bị rối loạn phân li thì cần xem xét sự rối loạn phân li 1 lần xảy ra ở phân bào I hay phân bào II hoặc sự rối loạn phân li ở cả 2 lần phân bào. +Từ một tế bào sinh giao tử (2n) giảm phân I không phân li ( giảm phân II bình thường) tạo 2 giao tử (n+1) và (n-1). +Từ một tế bào sinh giao tử (2n) giảm phân II không phân li( giảm phân I bình thường) tạo ra 3 loại giao tử n, (n+1) và( n-1). Từ đó học sinh có thể áp dụng để làm bài tập . Ví dụ 1(HSG tỉnh 2013-2014): Người ta đã sử dụng tác nhân gây đột biến tác động vào giai đoạn giảm phân sinh hạt phấn ở cà chua lưỡng bội. Có một cặp NST
Tài liệu đính kèm:
- huong_dan_hoc_sinh_giai_bai_tap_ve_dot_bien_so_luong_nhiem_s.doc