Giáo dục truyền thống anh hùng của quê hương cho học sinh qua tiết lịch sử địa phương (Lịch sử 7 - Tiết 55) )

Giáo dục truyền thống anh hùng của quê hương cho học sinh qua tiết lịch sử địa phương (Lịch sử 7 - Tiết 55) )

Lịch sử là một môn khoa học có ý nghĩa đặc biệt góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

 Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trên đà đổi mới thì việc giáo dục con người toàn diện đặt ra hơn bao giờ hết. Vì lẽ đó việc tìm hiểu lịch sử dân tộc là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần hình thành nhân cách con người.

 Với sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân và của các cấp, ban ngành góp phần đặt môn lịch sử chính là giáo dục và giáo dưỡng niềm tự hào dân tộc, trong đó dạy việc dạy lịch sử địa phương chính là một bộ phận không thể tách rời lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là biểu hiện của lịch sử dân tộc, là sự minh chứng cho lịch sử dân tộc. Nó chứng minh cho sự phát triển hợp quy luật của địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Nó không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất, con người nơi mình chôn nhau cắt rốn, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước mà còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc lịch sử dân tộc.

 

doc 23 trang thuychi01 10563
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo dục truyền thống anh hùng của quê hương cho học sinh qua tiết lịch sử địa phương (Lịch sử 7 - Tiết 55) )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
 ------ê & ê------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ANH HÙNG CỦA QUÊ HƯƠNG CHO HỌC SINH QUA TIẾT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
( LỊCH SỬ 7- TIẾT 55)
 Người thực hiện: Mai Thị Hòa
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Hòa -Thọ Xuân
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
THANH HÓA NĂM 2016
MôC LôC
Nội dung 
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trang 1
Mục đích nghiên cứu
Trang 2
Đối tượng nghiên cứu
Trang 2
Phương pháp nghiên cứu
Trang 2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 II.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trang 3 -Trang 4
 II.2.Thực trạng vấn đề khi áp dụng SKKN
Trang 4 -Trang 5
 II.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
Trang 5 -Trang 18
 II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động dạy học
Trang 18
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận
Trang 19 
 2. Kiến nghị
Trang 19-Trang 20
Tài liệu tham khảo
Trang 21
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
 Lịch sử là một môn khoa học có ý nghĩa đặc biệt góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc. 
 Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trên đà đổi mới thì việc giáo dục con người toàn diện đặt ra hơn bao giờ hết. Vì lẽ đó việc tìm hiểu lịch sử dân tộc là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần hình thành nhân cách con người. 
 Với sự quan tâm của toàn Đảng, toàn dân và của các cấp, ban ngành góp phần đặt môn lịch sử chính là giáo dục và giáo dưỡng niềm tự hào dân tộc, trong đó dạy việc dạy lịch sử địa phương chính là một bộ phận không thể tách rời lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là biểu hiện của lịch sử dân tộc, là sự minh chứng cho lịch sử dân tộc. Nó chứng minh cho sự phát triển hợp quy luật của địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Nó không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất, con người nơi mình chôn nhau cắt rốn, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước mà còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc lịch sử dân tộc. 
 Tuy nhiên do điều kiện, đặc thù ở một số địa phương, nhà trường và kể cả giáo viên giảng dạy còn nhiều bất cập chưa khai thác hết được hết tầm quan trọng của một tiết dạy Lịch sử địa phương vì vậy các em còn hiểu rất hời hợt với chính quê hương của mình”. Làm thế nào để dù có đi đâu lớp lớp các thế hệ học trò cũng luôn hướng về quê hương? Đây hẳn là một bài toán. Vậy trước hết là vai trò của người thầy trong dạy học như thế nào, cách dạy ra sao là điều trăn trở của những giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy như chúng tôi.
 Qua đó, từ những tiết dạy lịch sử địa phương ở các khối lớp THCS, thông qua thực nghiệm, tôi đã đúc rút và cụ thể hóa thành sáng kiến kinh nghiệm góp phần nhỏ bé của mình vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy 
học. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục truyền thống anh hùng của quê hương cho học sinh qua tiết lịch sử địa phương” ( Lịch sử 7- Tiết 55 ) 
 2.Mục đích nghiên cứu
 Trên cơ sở khẳng định, vai trò ý nghĩa của việc giáo dục truyền thống anh hùng của quê hương đề tài sẽ đưa ra một số phương pháp cũng như cách thức truyền thụ nội dung bài học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của các em học sinh. Đồng thời giáo viên giúp học sinh có kiến thức cơ bản về truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng. Từ đó học sinh có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong tư duy và hành động của mình.
 3.Đối tượng nghiên cứu
 + Đối tượng học sinh: học sinh THCS.
 + Khối lớp: khối lớp 7.
 + Số lớp: kiểm chứng ở 2 lớp học; Số lượng: 55 học sinh. 
 4.Phương pháp nghiên cứu.
 + Nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
 + Nêu và giải quyết vấn đề, đối thoại, vấn đáp... phối hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin, giáo viên tổ chức cho học sinh học tập tại trường học, quan sát hình ảnh thực tế trên các kênh hình hoặc tổ chức cho học sinh học tập thực địa.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 	Là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn – Lịch sử, tôi xác định và nhận thức rõ nhiệm vụ của giáo viên là phải cung cấp kiến thức cho học sinh hiểu từ đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, có ý thức gìn giữ thành quả của cách mạng - công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong đó vai trò môn lịch sử có một vị trí quan trọng
 	Nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: Giáo dục thế hệ trẻ yêu quê hương, Tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, rèn luyện đức tính thật thà, khiêm tốn, dũng cảm
 	Nhận thức rõ yêu cầu của giáo dục trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, việc giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc là rất quan trọng. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam đã được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừng được phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước rất hào hùng, oanh liệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn chúng ta phải biết phát huy những truyền thống qúi báu của dân tộc. 
 	- Căm thù giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
 	- Sống thuỷ chung, biết ơn, tôn kính, noi gương những anh hùng, nghĩa sĩ có công đức với dân, với nước...
 Trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, đất nước có những thời cơ, vận hội lớn, tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã và đang gây ra nhiều khó khăn ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt trong đời sống xã hội của Việt Nam , ngành giáo dục cũng không ngoại lệ. Hiện nay việc giáo dục, giữ gìn và phát huy những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam cho học sinh đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. 
 Qua tiết lịch sử địa phương này, tôi muốn tập trung vào giáo dục cho các em hiểu và nắm được những truyền thống quý báu của quê hương Thọ Xuân như truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm.... Từ đó giáo dục các em "Lòng biết ơn và tự hào về các vị anh hùng dân tộc". Là người con của quê hương, đất nước Việt Nam ta phải biết được những truyền thống quý báu của quê hương mình. Điều đó cũng có nghĩa phải biết giữ gìn và phát huy được những truyền thống hào hùng của quê hương đất nước. Có giáo dục được học sinh như vậy, thì mới tạo cho các em động cơ học tập, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước từ đó giúp các em rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi là những công dân đủ đức đủ tài phục vụ cho đất nước.
 2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
 	Trong thực tế môn lịch sử ở trường THCS nói chung và trường tôi công tác nói riêng vẫn còn nhiều bất cập và nhiều điều đáng bàn như:
 	- Thứ nhất là phương pháp và nội dung dạy các tiết ngoại khoá của giáo viên: Các giáo viên dạy bộ môn lịch sử đã có rất nhiều cố gắng trong sử dụng các phương pháp giảng dạy cũng như các nội dung dạy. Song vẫn chưa có cách thức tổ chức dạy phù hợp để tạo nên hứng thú, kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của học sinh. Đặc biệt việc giáo dục truyền thống quê hương cho học sinh còn hạn chế. Dẫn đến nhiều học sinh vẫn chưa thấy và hiểu được được truyền thống quê hương mình, chưa có những hành động cụ thể để thể hiện lòng biết ơn các anh hùng dân tộc.
	- Thứ hai là tình hình học sinh: Năm học 2014-2015, sau khi được phân công giảng dạy khối 7, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình học sinh hiểu và nắm được truyền thống anh hùng của quê hương trước khi dạy tiết lịch sử địa phương khối7. Kết quả là: 
Lớp 
Sĩ số
Kết quả khối 7
Ghi chú
Hiểu tốt
Hiểu khá
Hiểu TB
Chưa hiểu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
7A
27
5
18.5
10
37.0
6
22.2
6
22.2
 7B 
28
7
25.0
12
42.9
5
17.9
4
14.2
 Kết quả trên là thực trạng thật sự đáng quan tâm, tôi như thấy mình cần phải giúp học sinh hiểu và lưu giữ cũng như phát huy những giá trị và chuẩn mực đạo đức của quê hương đất nước. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ dừng lại ở việc giáo dục các em truyền thống của quê hương mình thông qua tiết dạy Lịch sử địa phương. Với mục tiêu đặt ra là giáo dục các em truyền thống anh hùng của quê hương từ đó giáo dục lòng biết ơn các anh hùng dân tộc, nên tôi tập trung giải quyết những vấn đề sau:
 	+ Giúp học sinh hiểu được thế nào là truyền thống của quê hương.
 + Giúp học sinh hiểu và nắm được các truyền thống tốt đẹp của quê hương mình.
 + Ý nghĩa, giá trị của các truyền thống đó. 
 	+ Bản thân em và mọi người cần phải làm gì để giữ gìn, bảo vệ và phát huy những truyền thống của quê hương.
 	Từ đó giáo dục cho các em truyền thống biết ơn các anh hùng của quê hương nói riêng và của cả dân tộc nói chung.
 3. Những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 	Căn cứ vào mục đích yêu cầu của chương trình môn lịch sử, của việc dạy tiết Lịch sử địa phương. Để thực hiện các giải pháp này tôi đã tiến hành các bước như sau:
 	- Xác định mục tiêu của tiết dạy giáo dục truyền thống quê hương cho học sinh. Từ đó giáo dục các em biết ơn các anh hùng dân tộc của quê hương.
 	- Nội dung tiết học này chủ yếu là cung cấp kiến thức và giáo dục các em truyền thống anh hùng dân tộc của quê hương Thọ Xuân, cụ thể là tìm hiểu về anh hùng dân tộc Lê Lợi và di tích Lam Kinh.
 	- Mức độ tiết học: Trong phạm vi thời gian 45 phút, tôi chỉ tập trung vào các vấn đề chính như: Vị trí, đặc điểm, sự kiện, công lao, ý nghĩa. Đánh giá truyền thống (di tích) được giữ gìn, tu bổ, bảo vệ như thế nào, bày tỏ thái độ, quan điểm trách nhiệm cá nhân trong việc giữ gìn, tu bổ, bảo vệ... 
 	- Chuẩn bị tài liệu, thiết bị đồ dùng dạy học: Tài liệu về Lê Lợi, tranh ảnh liên quan đến bài học, sách giáo khoa lịch sử địa phương Thanh Hóa...
 	- Xây dựng kế hoạch dạy học: Trên cơ sở mục tiêu cần đạt và các tài liệu tham khảo liên quan đến tiết dạy học giáo viên cần xây dựng kế hoạch phù hợp, có chất lượng và hiệu quả cao cho tiết học do vậy tôi đã chọn tiết 55 Lịch sử địa phương lớp 7 làm bài học thực nghiệm và đã đem lại kết quả khá khả quan.
Tiết dạy thực nghiệm: Lập kế hoạch bài học
 Ngày soạn: 18 tháng 03 năm 2016
LSĐP: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ QUÊ HƯƠNG
Tiết 55: Bài 2- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa
 ( 1418 – 1423)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Về kiến thức: 
 Giúp HS nắm được những nét cơ bản về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn những ngày đầu ở Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. 
 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho các em kỹ năng nhận biết đánh giá, tham gia tu bổ, bảo vệ, gìn giữ những di tích lịch sử, văn hóa dân tộc cũng như địa phương..
 3. Thái độ: Giúp học sinh nhận thức được: Bản thân và mọi người cần phải làm gì để gìn giữ, bảo vệ và phát huy những truyền thống của quê hương. Đồng thời giáo dục ý thức, niềm tự hào đối với quê hương.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 a. Sự chuẩn bị của giáo viên:
 - Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu giáo trình di tích lịch sử Lam Kinh .
 - Tranh ảnh, phim đèn chiếu, băng hình (nếu có), truyện kể, mẫu vật
 b. Sự chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, tìm đọc tài liệu các nhân vật lịch sử, di tích lịch sử Lam Kinh
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Giáo viên giới thiệu bài mới: 
 	Các em đã được học cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi trong chương trình lịch sử dân tộc, chúng ta rất tự hào về truyền thống lịch sử của Xứ Thanh nơi phát tích cuộc khởi nghĩa và nhiều tướng lĩnh tài giỏi, vậy nhân dân Thanh Hóa đã đóng góp những gì cho cuộc khởi nghĩa. Hôm nay Cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về cuộc khởi nghĩa này trên đất Thanh Hóa.
 3. Dạy bài mới: Với đặc thù của tiết dạy học địa phương tôi xin phép hướng dẫn tổ chức dạy học cho các em tìm hiểu thông qua tiếp cận bài học trên hệ thống kênh hình.
Nội dung 1: Tìm hiểu về truyền thống lịch sử Lam Kinh
(?) Em hãy giới thiệu sơ lược về vị trí địa lí của khu di tích lịch sử Lam Kinh? 
 - HS giới thiệu sơ lược, sau đó GV khắc sâu để HS nắm được nội dung bài.
 	* Vị trí địa lí: Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây Bắc, nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Đây là một di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1962. Năm 2012 khu di tích này được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
Vị trí của khu Chính điện và đằng sau của khu di tích Lam Kinh
 Tượng đài Lê Lợi tại Thành phố Thanh Hóa 
 (?) Qua hình ảnh trên em hãy nêu hiểu biết của mình về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của ông đối với dân tộc ta?
 	- HS tự nêu, sau đó GV kết luận và khắc sâu kiến thức để HS nắm được.
GV: Về thăm Lam Kinh chúng ta càng tự hào về truyền thống lịch sử cha ông, về hào khí Lam Sơn và công lao của Hoàng triều Lê tộc.
 	Lê Thái Tổ - Lê Lợi Ông sinh ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 tại quê mẹ làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương ( nay là xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Trước tội ác của quân Minh chúng“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn... moi ngan nướng thịt người..” nhân dân ta vô cùng căm tức nhưng trong thời khắc đó dân tộc ta “ Nhân tài như lá mùa thu, tuấn kiệt như sao buổi sớm” vì vậy đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân tín nhất trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội lễ thề Lũng Nhai (thuộc núi rừng Lam Sơn ) làm lễ tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em thề quyết tâm đánh giặc cứu nước.
	Ngày 7 tháng 2 năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Ông xưng là Bình Định Vương, truyền lệnh khắp nơi kêu gọi nhân dân cùng nổi dậy đánh giặc cứu nước. Cuộc khởi nghĩa vừa dấy lên thì quân Minh đã tập trung lực lượng đàn áp. Tống binh Lý Bân phái Đô Đốc Chu Quang điều quân từ Thành Đô lên vây quét vùng Lam Sơn, buộc nghĩa quân phải rút lên xứ Mường Một ( Lang Chánh). Quân Minh ráo riết đuổi theo, Lê Lợi phải rút lên núi Chí Linh. Ở đây nghĩa quân rơi vào tình thế hiểm nghèo. Lê Lai phải cải trang làm Lê Lợi, dẫn 500 quân và 2 voi chiến tự xưng là“ Chúa Lam Sơn” kéo ra anh dũng tập kích địch. Lê Lai cùng đội cảm tử quân đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên đã rút quân.
 	Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ mở đầu tới kết thúc thắng lợi (tháng 12-1427), qua các giai đoạn phát triển và chiến lược, chiến thuật của nó đã chứng minh Lê Lợi là người có tầm vóc của một thiên tài, một nhân cách vĩ đại, chỉ thấy ở những lãnh tụ mở đường, khai sáng. 
 	Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì Lê Lợi với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây 
dựng mới...Lê lợi lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long), vua Thái Tổ lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất. Đồng thời nhà vua cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh. 
 	Trong sự nghiệp xây dựng đất nước buổi đầu của vương triều Lê, Lê Lợi đã có những cố gắng không nhỏ về nội trị, ngoại giao, nhằm phục hồi, củng cố, phát triển đất nước trên mọi mặt, như tổ chức lại bộ máy chính quyền từ trung ương xuống địa phương; ban hành một số chính sách kèm theo những biện pháp có hiệu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống xã hội. Do đó quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ. Sau đó, GV trình chiếu một số hình ảnh về khu di tích lịch sử Lam Kinh và giới thiệu để HS hiểu sâu hơn.
Lăng mộ Lê Lợi
Cây cầu trên sông Ngọc ở khu lăng mộ Lê Lợi
Giếng Ngọc từ thời tằng tổ của Lê Lợi là cụ Lê Hối
Tượng voi chầu trước lăng mộ của Lê Lợi.
Cây đa hàng ngàn năm tuổi
Cổng vào khu đền thờ nhà Lê và các vị công thần triều Lê
 	Vào dịp tháng 8 âm lịch hàng năm, lễ hội Lam Kinh lại bắt đầu. Ngày giỗ của Lê Lợi (22/8/1433) được cử hành trọng thể. Tiếng cồng chiêng âm vang rừng núi. Các điệu múa dân gian: Múa Xéc bùa, múa rồng uyển chuyển bay lượn. Các trò chơi: Ném còn, dựng, hát, trò Xuân Phả náo nức lòng người.
Lễ hội Lam Kinh
Trò Xuân Phả ( Biểu diễn tại lễ hội Lam Kinh)
	Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 30 ha, gồm lăng phần, đền miếu và cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên. Nơi đây còn có đền thờ các công thần như Lê Lai, Nguyễn Trãi...
 	GV: Dân ta truyền câu: "Hai mốt giỗ ông Lê Lai, hai hai giỗ ông Lê Lợi". (?) Hãy nêu những hiểu biết của em về tướng Lê Lai?
	(*) Lê Lai - liều mình cứu chúa:
 	Lê Lai người gốc Mường, thôn Dựng Tú, huyện Lương Giang (Thanh Hoá). Lê Lai tính tình cương trực, dung mạo khác thường, có chí khí. Ngay trước khởi nghĩa Lam Sơn ông đã theo hầu Lê Lợi có nhiều công lao. Năm 1416, ông cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh khác tham gia Hội thề Lũng Nhai, thề sống chết có nhau, nguyện chung sức đánh đuổi quân Minh xâm lược.
 Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, ông là tướng luôn ở bên cạnh, xông pha nhiều trận hiểm nguy. Bấy giờ quân Lam Sơn ít lính, thiếu lương thực, thường bị quân Minh đánh bại. Theo sách Đại Việt thông sử, cuối tháng 4 năm 1418, Lê Lợi bị thua trận ở Mường Một, chạy thoát về Trịnh Cao, quân Minh đuổi theo vây chặt các lối hiểm yếu. Trong tình thế nguy cấp, Lê Lai mang 500 quân kéo ra trại quân Minh khiêu chiến. Lê Lai thúc ngựa xông thẳng vào giữa trận hô to: Ta là chúa Lam Sơn đây! Quân Minh ngỡ là Lê Lợi nên xúm lại đánh kịch liệt. Lê Lai xung trận giết giặc rồi kiệt sức, bị quân Minh bắt và đem hành hình.
Lê Lai - liều mình cứu chúa
 	Cảm động lòng trung nghĩa của ông, Lê Thái Tổ trước khi mất có dặn lại đời sau phải làm giỗ Lê Lai trước một ngày, tức là ngày 21 tháng 8. Lê Lợi mất ngày 22 tháng 8 âm lịch năm 1433. Từ đó dân gian truyền lại câu: "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi".
 GV chuyển ý, sau đó chiếu hình ảnh Nguyễn Trãi:
	(?) : Hình ảnh trên, em hiểu biết gì về nhân vật được giới thiệu? 
 - HS trả lời, GV khắc sâu về cuộc đời và những cống hiến to lớn của Nguyễn Trãi đối với dân tộc ta.
 Nguyễn Trãi (1380-1442): quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Nguyễn Trãi là người văn võ song toàn, có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nguyễn Trãi còn trao cho vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn bản Bình Ngô sách, trong đó Nguyễn Trãi vạch ra ba kế sách đánh quân Minh mà chủ yếu là tâm công, đánh vào lòng người để đi đến chiến thắng. Thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo công văn giấy tờ, thư từ giao thiệp với quân Minh, cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh ban bạc quân mưu. Cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo công bố truớc toàn thiên hạ. Ông được coi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá của Việt Nam và thế giới.
Nội dung 2: Đóng góp của nhân dân Thanh Hóa trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
	- Thanh Hóa là nơi xuất phát, là căn cứ vững chắc của cuộc khởi nghĩa. Lam Sơn với rừng núi hiểm nhưng giao thông tương đối thuận tiện.
 	- Tại đây có nhiều dân tộc quần tụ. Ngay từ những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa,nhân dân Thanh hóa gồm đủ tầng lớp không kể già trẻ, gái trai, miền
xuôi hay miền ngược,đã nhanh chóng tập hợp dưới lá cờ đại nghĩa của Bình Định Vương Lê Lợi với các gương mặt tiêu biểu như: Lê Tông Kiều( Huyện Quảng Xương),Hà Độ (Huyện Nông Cống),Nguyễn Chích( Huyện Đông Sơn).
 	Trong hội thề Lũng Nhai , không kể Lê Lợi đã có 11/18 người là người xứ Thanh) như: Lê Lai, Lê Lý, Lê Hiển, Lê Bôi, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Đinh Liệt,Trịnh Khả, Trương Lôi, Vũ Uy. Phần lớn trong số đó đã trở thành tướng lĩnh tài ba của nghĩa quân Lam Sơn sau này.
 	Trong quá trình diễn ra cuộc khởi nghĩa, đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Tây Thanh Hóa đã ủng hộ nhiệt tình mọi mặt cho nghĩa quân: Xây dựng căn cứ, đào tạo đắp lũy,cung cấp lương thực...
 	Trong cuộc khởi nghĩa, phụ nữ Thanh Hóa đã tích cực tham gia xây dựng căn cứ, cung cấp lương thực, tiếp tế, cứu thương, bảo vệ tướng lĩnh,...Không những thế, họ còn nêu cao tấm gương anh dũng chiến đấu chống giặc.
 *Giáo viên cung cấp cho học sinh một số truyền thuyết và sự tích về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn quanh vùng núi Chí Linh bằng cách hướng dẫn các em ở 
phần cuối SGK Lịch sử địa phương ( Sác

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_duc_truyen_thong_anh_hung_cua_que_huong_cho_hoc_sinh_qu.doc