Giáo dục kiến thức an toàn giao thông cho học sinh thpt qua một số tiết học phần cơ học – Vật lí 10
Vấn đề an toàn giao thông hiện nay đang là vấn đề nóng được cả xã hội quan tâm khi mà hàng ngày, hàng giờ, chúng ta liên tục nhận được thông tin về những vụ tai nạn giao thông xảy ra khắp nơi trên cả nước. Điều đáng chú ý là có tới 90% số vụ tai nạn giao thông của trẻ em có liên quan tới học sinh THPT và tỉ lệ này có xu hướng gia tăng trong hai năm gần đây. Từ đó, câu hỏi về giáo dục ATGT như thế nào cho hiệu quả càng trở nên cấp thiết hơn. Nếu chỉ dừng lại ở tuyên truyền các quy định về ATGT thì công tác giáo dục không đạt được hiêu quả cao như mong đợi. Cần phải có nhiều phương pháp và hình thức giáo dục phong phú, sinh động, thiết thực hơn nữa hướng đến mục tiêu là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản để phòng tránh tai nạn và ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông.
Với đặc thù là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về vật chất và sự vận động của nó trong không gian và thời gian, Vật lí học chi phối đến nhiều chuyển động đang diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta. Nhiều tình huống giao thông có thể được phân tích mức độ nguy hiểm cũng như cách phòng tránh dưới góc độ các kiến thức vật lí, thông qua đó giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về vấn đề ATGT để từ nhận thức chuyển biến thành hành vi đúng khi tham gia giao thông.
Năm học 2017-2018, trường THPT Hậu Lộc 4 phối hợp với công an huyện Hậu Lộc xây dựng và triển khai mô hình “Trường văn hóa, an toàn về an ninh trật tự” nhằm tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, an toàn cho việc dạy và học. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ năm học đồng thời trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về ATGT, tôi mạnh dạn đề xuất “Giáo dục kiến thức an toàn giao thông cho học sinh THPT qua một số tiết học phần Cơ học – Vật lí 10”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KIẾN THỨC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH THPT QUA MỘT SỐ TIẾT HỌC PHẦN CƠ HỌC – VẬT LÍ 10 Người thực hiện: Lê Thị Thu Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Vật lí THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC 1. Mở đầu..1 1.1. Lí do chọn đề tài.1 1.2. Mục đích nghiên cứu..1 1.3. Đối tượng nghiên cứu.1 1.4. Phương pháp nghiên cứu....1 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ...2 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm3 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..4 Bài 5: Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều ..4 Bài 14: Định luật I Niu-tơn6 Bài 15: Định luật II Niu-tơn..7 Bài 20: Lực ma sát.8 Bài 21: Hệ quy chiếu có gia tốc. Lực quán tính 10 Bài 22: Lực hướng tâm và lực quán tính li tâm. Hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng 11 Bài 34: Động năng, định lí động năng 12 Bài 42: Định luật Béc-nu-li..14 Bài 43: Ứng dụng của định luật Béc-nu-li 16 Bài 51: Biến dạng cơ của vật rắn.17 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.19 3. Kết luận, kiến nghị.. 20 3.1. Kết luận.20 3.2. Kiến nghị..20 Phụ lục. PL1 Phụ lục 1: Danh mục các từ viết tắt. PL1 Phụ lục 2: Tài liệu tham khảo.. PL1 Phụ lục 3: Phiếu khảo sát thông tin học sinh PL2 Mở đầu: 1.1. Lí do chọn đề tài: Vấn đề an toàn giao thông hiện nay đang là vấn đề nóng được cả xã hội quan tâm khi mà hàng ngày, hàng giờ, chúng ta liên tục nhận được thông tin về những vụ tai nạn giao thông xảy ra khắp nơi trên cả nước. Điều đáng chú ý là có tới 90% số vụ tai nạn giao thông của trẻ em có liên quan tới học sinh THPT và tỉ lệ này có xu hướng gia tăng trong hai năm gần đây. Từ đó, câu hỏi về giáo dục ATGT như thế nào cho hiệu quả càng trở nên cấp thiết hơn. Nếu chỉ dừng lại ở tuyên truyền các quy định về ATGT thì công tác giáo dục không đạt được hiêu quả cao như mong đợi. Cần phải có nhiều phương pháp và hình thức giáo dục phong phú, sinh động, thiết thực hơn nữa hướng đến mục tiêu là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản để phòng tránh tai nạn và ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Với đặc thù là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về vật chất và sự vận động của nó trong không gian và thời gian, Vật lí học chi phối đến nhiều chuyển động đang diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta. Nhiều tình huống giao thông có thể được phân tích mức độ nguy hiểm cũng như cách phòng tránh dưới góc độ các kiến thức vật lí, thông qua đó giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về vấn đề ATGT để từ nhận thức chuyển biến thành hành vi đúng khi tham gia giao thông. Năm học 2017-2018, trường THPT Hậu Lộc 4 phối hợp với công an huyện Hậu Lộc xây dựng và triển khai mô hình “Trường văn hóa, an toàn về an ninh trật tự” nhằm tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, an toàn cho việc dạy và học. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ năm học đồng thời trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về ATGT, tôi mạnh dạn đề xuất “Giáo dục kiến thức an toàn giao thông cho học sinh THPT qua một số tiết học phần Cơ học – Vật lí 10” 1.2. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc đưa các tình huống, các quy định pháp luật về ATGT vào các bài giảng Vật lí, mục đích mà đề tài hướng đến là giúp học sinh phân tích được những nguy hiểm trong các tình huống giao thông và các biện pháp phòng tránh tai nạn có thể xảy ra đồng thời hiểu rõ hơn các quy định về ATGT. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Trong phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm, đề tài này chủ yếu đề cập đến các tình huống giao thông có liên quan đến kiến thức của một số bài thuộc phần Cơ học – Vật lí 10 – chương trình nâng cao. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. + Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin. + Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. + Phương pháp so sánh. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiêm: Cơ sở lí thuyết: Chuẩn kiến thức, kĩ năng phần Cơ học chương trình Vật lí 10-Nâng cao Kiến thức - Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì. - Nhận biết được đặc điểm của các chuyển động: thẳng đều, thẳng biến đổi đều, rơi tự do, tròn đều. - Nêu được đặc điểm của vectơ vận tốc, gia tốc trong chuyển động thẳng đều, thẳng biến đổi đều, tròn đều. - Viết được công thức tính vận tốc vt = v0 + at, phương trình chuyển động x = x0 + v0t + at2. Từ đó suy ra công thức tính quãng đường đi được. - Viết được công thức tính tốc độ dài, tốc độ góc, chu kì, tần số, gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều. - Viết được công thức cộng vận tốc: . - Phát biểu được định nghĩa của lực, nêu được quy tắc tổng hợp và phân tích lực. - Nêu được nội dung của 3 định luật Niu-tơn - Nêu được đặc điểm của các lực hấp dẫn, đàn hồi, ma sát. Viết được các công thức tính độ lớn các lực. - Hiểu được hệ quy chiếu phi quán tính là gì và các đặc điểm của nó. Viết được công thức tính lực quán tính đối với vật đứng yên trong hệ quy chiếu phi quán tính. - Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của các lực . - Nêu được điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định. - Viết được công thức tính động lượng và phát biểu được định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật. - Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công, động năng, thế năng. - Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này. - Phát biểu và viết được hệ thức của nguyên lí Pa-xcan. - Phát biểu được định luật Béc-nu-li và viết được hệ thức của định này. Kĩ năng - Vận dụng được các công thức vào bài toán khảo sát chuyển động của các vật. - Vận dụng được các định luật I, II, III Niu-tơn để giải được các bài toán đối với một vật, đối với hệ hai vật chuyển động trên mặt đỡ nằm ngang, nằm nghiêng. - Vận dụng được các công thức tính các lực cơ học để giải các bài tập. - Giải thích được các hiện tượng liên quan đến lực quán tính li tâm. - Vận dụng được điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối với trường hợp vật rắn chịu tác dụng của hai, ba lực. - Vận dụng được quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều và phân tích một lực thành hai lực song song cùng chiều. - Vận dụng định luật bảo toàn động lượng, bảo toàn năng lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm, va chạm đàn hồi. - Vận dụng được các công thức A = Fscosa và P =. - Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải bài toán chuyển động của một vật. - Vận dụng nguyên lí Pa-xcan để giải thích được nguyên lí hoạt động của máy nén thủy lực. - Vận dụng định luật Béc-nu-li để giải thích nguyên tắc hoạt động của một số dụng cụ như máy phun sơn, bộ chế hoà khí... Các nguyên tắc cơ bản của dạy học tích hợp: - Không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học: các kiến thức được tích hợp phải được tiềm ẩn trong nội dung bài học, phải có mối quan hệ logic chặt chẽ trong bài học. - Khai thác nội dung cần tích hợp một cách có chọn lọc, có tính hệ thống, đặc trưng: các kiến thức tích hợp được đưa vào bài học phải có hệ thống, được sắp xếp hợp lí làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn, tránh sự trùng lặp, không thích hợp với trình độ của HS, không gây quá tải, ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính. - Đảm bảo tính vừa sức: Dạy học tích hợp phải phát huy cao độ tính tích cực và vốn sống của HS. Các kiến thức tích hợp đưa vào bài học phải làm cho bài học rõ ràng, tường minh hơn đồng thời tạo hứng thú cho người học. Cơ sở pháp lí: Các quy định về ATGT được thể hiện trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ giao thông vận tải. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Theo khảo sát thực tế tại trường THPT Hậu Lộc 4 vào đầu năm học 2017-2018, có khoảng 54% học sinh đến trường bằng xe đạp điện, xe máy điện, 3% học sinh đến trường bằng các loại xe máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3. Tuy nhiên, kiến thức và những hiểu biết của học sinh về ATGT còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng vi phạm các quy định về ATGT còn xảy ra nhiều như chạy xe với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định.Có thực trạng trên là do các nguyên nhân: - Học sinh sử dụng phương tiện giao thông chạy với tốc độ tương đối cao (có thể lên tới 40-50km/h) nhưng lại không được trang bị đầy đủ những kiến thức và kĩ năng cơ bản để phòng tránh tai nạn giao thông và hiểu biết pháp luật về ATGT. - Ý thức, thái độ của học sinh khi tham gia giao thông còn nhiều hạn chế. Một số học sinh còn chủ quan, xem thường an toàn của bản thân và những người tham gia giao thông khác, một số khác do hiếu động thích thể hiện mình cố tình không chấp hành ATGT. - Các hoạt động giáo dục ATGT trong nhà trường chủ yếu vẫn là tuyên truyền pháp luật, thi tìm hiểu về ATGT, chưa lồng ghép sâu rộng vào nội dung các môn học để học sinh có nhận thức đầy đủ về vấn đề nóng đang được cả xã hội quan tâm. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Để giải quyết vấn đề trên, bản thân tôi đã mạnh dạn lồng ghép các các kiến thức về ATGT vào một số tiết học Vật lí để học sinh phân tích nguyên nhân, tìm ra giải pháp xử lí tình huống giao thông từ đó hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về ATGT. Bài 5: Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều Kiến thức trọng tâm: · Công thức tính quãng đường đi của vật chuyển động biến đổi đều là: s = v0t + at2 · Phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều là x = x0 + v0t + at2 trong đó, toạ độ x là một hàm bậc hai của thời gian t. Va chạm do không giữ khoảng cách an toàn Đường biểu diễn sự phụ thuộc toạ độ theo thời gian có dạng là một phần của đường parabol. Nội dung giáo dục kiến thức về ATGT Tại sao trên một số tuyến đường, đặc biệt là đường cao tốc lại có quy định về khoảng cách an toàn của các phương tiện giao thông Trả lời: Theo công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều v = v0 + at ; s = v0t + at2 để một phương tiện đang từ vận tốc khác 0 thay đổi về bằng 0 cần có một khoảng thời gian nhất định và phải di chuyển một đoạn đường nhất định. Quy định về khoảng cách an toàn giúp cho xe phía sau không va chạm vào xe phía trước khi xe phía trước xảy ra sự cố cần thắng gấp. Thông tin pháp luật: Theo Thông tư 91/2015/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Thứ nhất: Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ + Tốc độ lưu hành 60km/h khoảng cách an toàn tối thiểu là 35 mét + Tốc độ lưu hành 80km/h khoảng cách an toàn tối thiểu là 55 mét + Tốc độ lưu hành 100km/h khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 mét + Tốc độ lưu hành 120km/h khoảng cách an toàn tối thiểu là 100 mét Thứ hai: Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn. Thứ ba: Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc khoảng cách khi mặt đường khô ráo. Quy tắc 2 giây để xác định khoảng cách an toàn khi đang lưu thông trên đường: Trong điều kiện bình thường, 2 giây là khoảng thời gian đủ để cho tài xế tiếp nhận thông tin (chẳng hạn như thấy xe phía trước phanh đột ngột), sau đó xử lý và có hành động cần thiết (đạp phanh, đánh lái để tránh). Nói cách khác, quy tắc 2 giây khuyên bạn nên giữ khoảng cách tối thiểu với xe đi trước sao cho nếu có tình huống bất thường từ xe phía trước đó, bạn cũng có ít nhất là 2 giây để chủ động xử lý trước khi xe bạn kịp đến vị trí vừa xảy ra tình huống. Áp dụng quy tắc 2 giây khi đi trên đường là bạn để ý khi xe đi trước vừa qua một mốc cố định nào đó trên đường như cột đèn, biển báo giao thông thì bạn bắt đầu nhẩm đếm. Nhưng nếu đếm “một giây, hai giây” thì khả năng sai số khá cao. Cách đếm đơn giản và gần đúng là nhẩm đều: “một nghìn linh một, một nghìn linh hai”, hoặc: “một không không một, một không không hai” Khi áp dụng, nếu thấy chưa đến 2 giây mà xe bạn đã đi đến dấu mốc, thì nghĩa là xe bạn đang đi gần xe trước quá. Và do đó, cần đi chậm lại để tăng khoảng cách an toàn. Ngược lại, nếu nhẩm đếm 2 giây rồi mà xe bạn chưa đến mốc, thì cự ly với xe trước đã đủ xa. Và về cơ bản là có thể yên tâm. Vị trí tích hợp ATGT vào bài dạy: GV có thể sử dụng để củng cố bài học theo hình thức: - Nêu bài toán thực tiễn: Một người đi xe máy đang lưu thông trên đường với vận tốc 50km/h thì nhìn thấy chướng ngại vật phía trước cách xe mình 20m. Người đó lập tức hãm phanh để xe chuyển động chậm dần đều với gia tốc 5m/s2. Hỏi xe hết thời gian bao lâu thì dừng lại và người đó có va vào chướng ngại vật không? - Cung cấp kiến thức ATGT sau khi HS giải quyết bài toán và thấy được mức độ nguy hiểm của việc không giữ khoảng cách an toàn. Bài 14: Định luật I Niu-tơn Kiến thức trọng tâm: Định luật I Niu-tơn: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. Ý nghĩa của định luật: Mỗi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc của mình. Tính chất đó gọi là quán tính. Quán tính có hai biểu hiện : Xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên. Ta nói các vật có “tính ì”. Xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều. Ta nói các vật chuyển động có “đà”. Nội dung giáo dục kiến thức về ATGT: Tại sao ở nhiều nước lại có quy định bắt buộc người lái xe và những người ngồi trong xe ô tô phải thắt dây an toàn khi xe chạy?” Vai trò của dây an toàn khi phanh gấp Giải thích: Khi xe ô đang chạy mà hãm phanh đột ngột thì xe sẽ dừng lại. Nhưng người ngồi trên xe do vẫn đang có xu hướng chuyển động nên sẽ lao về phía trước theo quán tính và va chạm với các vật khác, rất nguy hiểm. Dây an toàn có tác dụng cản lại chuyển động theo quán tính, giảm thiểu thương vong do va chạm. Người và xe lật nhào về trước khi bóp phanh trước đột ngột Thông tin pháp luật: Điều 5 nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: Phạt 100.000-200.000 đồng với người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô; người được chở trên xe ôtô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy. Cách sử dụng phanh xe an toàn khi cần thắng gấp? Trả lời: Khi đi xe đạp, xe máy, xe đạp điện gặp tình huống khẩn cấp một số người có thói quen dùng phanh trước để dừng xe vì phanh sau thời gian dừng xe lâu hơn. Tuy nhiên, việc này lại có thể khiến người đi xe gặp nguy hiểm vì khi làm thế phần phía trước của xe dừng lại đột ngột trong khi phần sau xe và cả người vẫn tiếp tục chuyển động theo quán tính và sẽ bị lộn nhào hoặc trượt về phía trước. Không cứ "mấm răng mấm lợi" bóp, đạp hết các phanh là điều cần làm trong tình huống nguy cấp. Sự phối hợp nhịp nhàng mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Để phanh xe an toàn, cần thực hiện theo các bước sau: - Giữ xe thẳng và cân bằng. Phanh sẽ trở thành tác nhân khiến tình huống trở nên tồi tệ hơn nếu xe và người đang nghiêng. - Sử dụng cả phanh trước và sau, trong đó 75% lực phanh dồn cho phanh trước. Nếu chỉ sử dụng phanh sau, khoảng cách để dừng xe sẽ dài hơn hoặc có thể gây rê bánh khi đang chạy tốc độ cao. Vị trí tích hợp ATGT vào bai dạy: Giáo viên có thể sử dụng hai câu hỏi trên vào phần củng cố bài, sau khi học sinh đã nắm vững nội dung và ý nghĩa của định luật I Niu-tơn. Bài 15: Định luật II Niu-tơn Kiến thức trọng tâm: · Định luật II Niu-tơn : Gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vectơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. hoặc là Khối lượng của một vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Khi vật rơi tự do, nó chỉ chịu tác dụng của trọng lực và thu được gia tốc. Theo định luật II Niu-tơn có : Độ lớn P của trọng lực gọi là trọng lượng của vật : P = mg Nội dung giáo dục kiến thức về ATGT: Em có biết việc chở quá tải trọng trên xe gây ra nguy hiểm như thế nào khi xe tham gia giao thông? Trả lời: Theo Định luật II Niu-tơn, với cùng một lực tác dụng, vật có khối lượng càng lớn thì gia tốc thu được càng nhỏ. Khi tham gia giao thông gặp tình huống nguy hiểm cần thắng gấp, với cùng lực hãm của phanh, xe chở quá tải trọng sẽ có gia tốc nhỏ hơn nên thời gian dừng lại cũng lâu hơn. Do đó nguy cơ xảy ra va chạm của xe chở quá tải trọng là rất lớn, rất nguy hiểm. Chưa kể đến việc chở quá tải trọng vi phạm đến các thông số an toàn kĩ thuật của xe khi thiết kế. Trường hợp đi xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy chở quá số người quy định, nguy cơ mất an toàn cũng xảy ra tương tự. Hơn nữa việc chở nhiều người còn gây vướng víu, khó khăn cho người điều khiển phương tiện khi xử lí các tình huống giao thông trên đường. Thông tin pháp luật: Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy chở theo 02 (hai) người trên xe sẽ bị phạt từ 100.000 đồng - 200.000 đồng (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật). Trường hợp chở theo từ 03 (ba) người trở lên, người điều khiển xe vi phạm sẽ bị phạt từ 300.000 đồng - 400.000 đồng. Trường hợp xe đạp, xe đạp điện chở quá số người quy định thì người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng – 80.000 đồng Vị trí tích hợp ATGT vào bài dạy: GV có thể sử dụng tình huống giao thông này vào phần củng cố của bài. Bài 20: Lực ma sát Kiến thức trọng tâm: · Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật, ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát. Giá của lực ma sát nghỉ nằm trong mặt phẳng tiếp xúc giữa hai vật. Lực ma sát luôn ngược chiều với ngoại lực. Lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với ngoại lực. Độ lớn của ngoại lực tăng thì lực ma sát nghỉ tăng. Công thức tính lực ma sát nghỉ cực đại là FM = mnN ; trong đó N là độ lớn áp lực lên bề mặt tiếp xúc. mn là hệ số ma sát nghỉ · Lực ma sát trượt xuất hiện trên bề mặt tiếp xúc khi hai vật A và B trượt trên bề mặt của nhau. Công thức tính lực ma sát trượt là Fmst = mtN; trong đó N là độ lớn áp lực lên bề mặt tiếp xúc, mt là hệ số ma sát trượt · Lực ma sát lăn xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi một vật lăn trên bề mặt vật khác và có tác dụng cản trở chuyển động lăn. Lực ma sát lăn có độ lớn tỉ lệ với áp lực giống như lực ma sát trượt, nhưng hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát trượt nhiều lần. Vai trò của ma sát trong đời sống. Nội dung giáo dục kiến thức về ATGT: Nguy hiểm của việc kích tốc xe đạp điện? Trả lời: Kích tốc tức là làm cho vận tốc tối đa của xe đạp điện tăng lên so với vận tốc tối đa theo thiết kế ban đầu. Bằng vài thao tác đơn giản, người thợ sửa chữa chỉ cần tháo hai đầu giắc điện của dây khống chế tốc độ không cho cắm vào nhau thì xe sẽ đạt 40 - 50km/h thay vì như thiết kế 25km/h. Lúc này, công tắc chỉnh vận tốc được thiết kế bên tay trái của xe đạp điện sẽ bị vô hiệu hóa. Hệ thống phanh cơ xe đạp điện Tuy nhiên, khi chạy xe đạp điện quá 25km/h sẽ khá nguy hiểm bởi hệ thống phanh không đảm bảo. Xe đạp điện thiết kế chủ yếu dùng phanh cơ với má phanh, được điều khiển bằng dây phanh, tì lên trống phanh gắn với bánh xe tạo lực ma sát hãm lại chuyển động của xe. Lực hãm do phanh cơ tạo ra thường không quá lớn do đó sẽ không an toàn khi xe chạy với tốc độ cao mà cần thắng gấp. Hơn nữa, với thiết kế nhỏ, gọn, nhẹ, khi xảy ra va chạm ở tốc độ cao, xe và người sẽ bị văng đi xa gây nên những chấn thương cực kì nghiêm trọng. Tác dụng của hoa văn trên lốp bánh xe? Fmsn F’msn Ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát động. Trả lời: Khi xe lăn bánh, lốp bánh xe tì lên mặt đường và tác dụng lên mặt đường một lực ma sát nghỉ hướng
Tài liệu đính kèm:
- giao_duc_kien_thuc_an_toan_giao_thong_cho_hoc_sinh_thpt_qua.doc