SKKN Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 12 trường THPT Lang Chánh qua một số tác phẩm văn xuôi hiện đại

SKKN Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 12 trường THPT Lang Chánh qua một số tác phẩm văn xuôi hiện đại

Ai đó đã từng nói: “Học mới chỉ là có mắt, hành mới có chân, có mắt có chân mới tiến bước được, có biết mới làm, có làm mới biết, cái biết trong làm mới là cái biết thực sự, cái biết sâu sắc nhất". Học Văn cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Như vậy nói Học Văn để làm người tức là nhấn mạnh vào khả năng vận dụng, thực hành những kĩ năng, kiến thức của môn Văn đã học được vào trong thực tế cuộc sống, để phục vụ cho cuộc sống. Học phải đi đôi với hành.

Bất cứ ai, từ một người nông dân, đến một chính trị gia, từ một bác lái xe đến một người bác sĩ, từ một nhà buôn, đến một kiến trúc sư đều cần có sự phục vụ của văn học trong cuộc sống của mình. Bởi lẽ ai cũng phải nói, phải đọc, phải giao tiếp, ứng xử, phải rèn luyện đạo đức, nhân cách Tất cả những điều đó là sứ mệnh của bộ môn Ngữ văn.

Trong những mục đích của việc học Văn có lẽ mục đích giáo dục đạo đức, nhân cách, tư tưởng và lối sống cho con người là quan trọng nhất. Văn học không dạy đạo đức, tư tưởng một cách khô khan mà qua những hình tượng văn học giàu hình ảnh, cảm xúc. Cứ mỗi cấp học bài học đạo đức, lối sống lại được nâng lên một tầm mới để phù hợp với từng giai đoạn phát triển tâm hồn của học sinh. Chuyện Bó đũa dạy người học biết đoàn kết, chia sẻ; bài thơ Thương ông giúp người học biết yêu thương gia đình, người thân; truyện cổ tích Tấm Cám dạy người học biết ăn ở hiền lành, tránh xa cái ác, cái xấu; Truyện Kiều của Nguyễn Du giúp bồi dưỡng lòng nhân đạo; học Chí Phèo của Nam Cao để luôn giữ lấy bản chất lương thiện dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu lại là những chiêm nghiệm quý giá về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc đời .

 

doc 22 trang thuychi01 8020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 12 trường THPT Lang Chánh qua một số tác phẩm văn xuôi hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 12 TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI 
 Người thực hiện: 	Phạm Thị Phượng
 Chức vụ: 	Tổ trưởng chuyên môn
 SKKN thuộc lĩnh vực: 	Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2017
PHẦN I : MỞ ĐẦU
Mục lục
Mục
Nội dung
Trang
I
Phần mở đầu
1
1
Lí do chọn đề tài
1
2
Mục đích chọn đề tài
2
3
Đối tượng ngiên cứu
2
4
Những điểm mới của sáng kiến
2
5
Phương pháp
2
II
Phần nội dung
3
1
Cơ sở lí luận cơ sở thực tiễn của đề tài
3 - 4
2
Thực trạng trước khi tiến hành đề tài
5 - 6
3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7 - 18
4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18
III
Phần kết luận và kiến nghị
1. Lý do chọn đề tài:
Ai đó đã từng nói: “Học mới chỉ là có mắt, hành mới có chân, có mắt có chân mới tiến bước được, có biết mới làm, có làm mới biết, cái biết trong làm mới là cái biết thực sự, cái biết sâu sắc nhất". Học Văn cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Như vậy nói Học Văn để làm người tức là nhấn mạnh vào khả năng vận dụng, thực hành những kĩ năng, kiến thức của môn Văn đã học được vào trong thực tế cuộc sống, để phục vụ cho cuộc sống. Học phải đi đôi với hành.
Bất cứ ai, từ một người nông dân, đến một chính trị gia, từ một bác lái xe đến một người bác sĩ, từ một nhà buôn, đến một kiến trúc sư đều cần có sự phục vụ của văn học trong cuộc sống của mình. Bởi lẽ ai cũng phải nói, phải đọc, phải giao tiếp, ứng xử, phải rèn luyện đạo đức, nhân cách Tất cả những điều đó là sứ mệnh của bộ môn Ngữ văn.
Trong những mục đích của việc học Văn có lẽ mục đích giáo dục đạo đức, nhân cách, tư tưởng và lối sống cho con người là quan trọng nhất. Văn học không dạy đạo đức, tư tưởng một cách khô khan mà qua những hình tượng văn học giàu hình ảnh, cảm xúc. Cứ mỗi cấp học bài học đạo đức, lối sống lại được nâng lên một tầm mới để phù hợp với từng giai đoạn phát triển tâm hồn của học sinh. Chuyện Bó đũa dạy người học biết đoàn kết, chia sẻ; bài thơ Thương ông giúp người học biết yêu thương gia đình, người thân; truyện cổ tích Tấm Cám dạy người học biết ăn ở hiền lành, tránh xa cái ác, cái xấu; Truyện Kiều của Nguyễn Du giúp bồi dưỡng lòng nhân đạo; học Chí Phèo của Nam Cao để luôn giữ lấy bản chất lương thiện dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu lại là những chiêm nghiệm quý giá về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc đời.
Những bài học đạo đức, lối sống ấy, tưởng chừng đơn giản nhưng không phải người học nào cũng biết vận dụng vào cuộc sống. Cho nên bên cạnh những người thực sự hiểu được sứ mệnh cao cả của văn chương, trân trọng những giá trị quý giá của văn chương, biết sống thực sự “Văn” để hướng tới Chân - Thiện - Mĩ thì đâu đó vẫn còn những bước chân lạc lối trên con đường đi tới tương lai.
Với ý nghĩa của môn học như vậy tôi mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp đề tài: "Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 12 trường THPT Lang Chánh qua một số tác phẩm văn xuôi hiện đại"
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này là tôi muốn:
+ Thứ nhất: Nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức văn chương như tất cả các môn học khác. 
+ Thứ hai: Nhằm giúp học sinh cảm thụ tác phẩm văn chương tạo điều kiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp cho các em. Giúp các em hiểu một cách sâu sắc những giá trị phong phú của văn chương quá khứ và hiện tại. 
+ Thứ ba: là phải kết hợp giáo dục tình cảm, thái độ cho học sinh thông qua hoạt động tìm hiểu văn bản.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 12a6, 12a7, 12a8
- Phạm vi giáo dục đạo đức qua các bài "Vợ nhặt" - Kim Lân; "Vợ chồng A Phủ" - Tô Hoài; "Rừng xà nu" - Nguyễn Trung Thành và "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành SKKN này tôi đã sử dụng phương pháp quan sát; phân tích và đánh giá tình hình thực tế; Phương pháp khảo sát bằng phiếu học tập; phương pháp xử lí tình huống...
5. Những điểm mới của sáng hiến kinh nghiệm:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giờ học văn đã giúp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí xác định đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường để có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục học sinh, từ đó giúp cho tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này để ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm, hết lòng giáo dục các em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức. 
	Bên cạnh đó còn định hướng cho những giáo viên dạy bộ môn văn có những phương pháp dạy hợp lí vừa phù hợp với đặc trưng thể loại vừa đáp ứng yêu cầu của xã hội là dạy văn cũng là dạy đạo làm người.Một đất nước văn minh, hiện đại thì những chủ nhân của đất nước đó không thể thiếu đức, thiếu tài được.
***
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm:
1.1. Về lý luận: 
Nguyên tắc việc dạy văn là phải gắn với đời sống, phải phát huy vai trò chủ thể của học sinh, phải chú ý đến mối quan hệ tái hiện, sáng tạo và tiếp nhận mang tính độc lập của học sinh. Vì văn học là môn khoa học có tính nghệ thuật ngôn từ, vì vậy người giáo viên cần vận dụng ngôn từ sao cho phù hợp với từng đặc điểm học sinh. 
Thông qua các phương tiện ngữ âm, từ vựng, các tác phẩm văn chương để học sinh chiếm lĩnh được các hình ảnh, hình tượng tác phẩm văn chương . Do tính nghệ thuật của ngôn từ cho nên tác phẩm văn chương không những làm cho học sinh hiểu được hiện thực khách quan mà còn có cảm xúc thẩm mĩ. Và mục đích của việc dạy văn là làm sao tạo được sự phát triển toàn diện về tâm hồn, trí tuệ về thẩm mĩ và hiểu biết để xây dựng nhân cách cho học sinh. Giáo dục nhân cách học sinh thông qua giờ học Ngữ văn nhằm giúp các em phát triển toàn diện trí lực và nhân cách. Vì vậy khi nhận xét , đánh giá những kiến thức trong tác phẩm người giáo viên cần làm sáng tỏ nội dung của tác phẩm, từ đó đưa vào 
thực tế cuộc sống hiện tại để học sinh có cái nhìn phù hợp hơn. Trong nhà trường THPT, giáo dục nhân cách là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. 
Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT thì: Vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng có tính quyết định, trong đó vai trò của Hiệu trưởng, người quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường là quan trọng nhất.  Vai trò của cấu trúc và nội dung chương trình môn ngữ văn cũng góp phần không nhỏ đối với công tác này. 
Thông qua nội dung bài viết này tôi muốn đóng góp thêm với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn lớp 12 nói riêng và bộ môn Ngữ văn cấp THPT nói chung về thực trạng vấn đề giáo dục đạo đức học sinh qua môn học trong tình trạng hiện nay. Một vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm và đề cập đến rất nhiều những vấn đề về phạm trù đạo đức, vấn đề giáo dục đạo đức trong trường học và giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh thông qua bộ môn văn hóa.
1.2. Về thực tiễn: 
Trường THPT Lang Chánh nằm trên địa bàn thị trấn huyện Lang Chánh, là ngôi trường THPT duy nhất của huyện và có tới hơn 90 % học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Vì điều kiện cuộc sống nên thường thì gia đình phó mặc việc giáo dục con em họ cho nhà trường. Trong mấy năm gần đây hành vi đạo đức của học sinh trong trường đã có những biểu hiện không tốt. Hiện tượng học sinh vô lễ với thầy cô giáo hoặc gây gổ đánh nhau, phá hoại cơ sở vật chất của nhà trường có dấu hiệu gia tăng. Đi sâu vào chuyên đề giáo dục đạo đức học sinh thông qua giảng dạy bộ môn mình phụ trách, tôi muốn đưa ra một số biện pháp mà bản thân tôi đã làm, trường THPT Lang Chánh đã làm để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo các em trở thành con người toàn diện. Qua việc thực hiện đề tài này tôi nhận thấy có nhiều kết quả khả quan, vấn đề đạo đức của học sinh trường THPT Lang Chánh có những biến chuyển rõ rệt. Tôi thiết nghĩ nếu giáo viên chúng ta ai cũng có nhận thức đúng đắn và kết hợp một cách có hiệu quả trong các môn học của mình và các hoạt động trong nhà trường thì hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh của trường THPT Lang Chánh chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Thực trạng vấn đề : 
2.1.1 Về phía học sinh:
Là học sinh miền núi, hầu hết các em là con em gia đình lao động. Tuy nhiên vì là con em gia đình lao động, có nhiều gia đình phụ huynh đi làm cả ngày, có gia đình phụ huynh đi làm ở các nơi khác để các em lại ở với ông bà, với cậu mợ, chú bác, cô dì nên không được giáo dục chu đáo. Nhiều học sinh học yếu, chưa ngoan, ham chơi điện tử, chưa tự giác trong học tập. Một số em học sinh ở nhà, thường có hành vi đạo đức không tốt, nhà trường không thể kết hợp với gia đình để giáo dục. Một số phụ huynh xem nhẹ việc học của con em nên giáo viên rất khó khăn trong việc giáo dục các em.
Những biểu hiện của thực trạng đạo đức học sinh:
a. Tích cực: Đa số học sinh có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô, 
nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt và sống đẹp. 
b. Tiêu cực: Một số bộ phận không ít học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, nói dối thầy cô và bạn bè, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài, đánh nhau. 
Có những học sinh “miệng thề xoen xoét”, “hứa sống hứa chết” với cha mẹ, thầy cô sẽ cố gắng học tập, chăm ngoan nhưng sau lưng luôn tìm cách trốn học để lang thang quán xá, chúi đầu vào những trò chơi vô bổ trong những quán Game, quán Internet.
Có những học sinh viết những bài văn rất hay, rất xúc động nhưng giao tiếp, ứng xử với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh lại chẳng ra gì. Ở nhà thì lừa cha dối mẹ, lên lớp thì dối thầy lừa bạn. Dùng cái vẻ ngoài hào nhoáng để cố tình che đậy bản chất thật sự bên trong
Đó là những “Cám”, những “Lí Thông”, những “Xuân Tóc Đỏ” bằng xương bằng thịt của cuộc đời. Đó mới thực sự là những người học Văn kém nhất, tồi nhất.
Nguyên nhân tiêu cực:
- Khách quan: Do sự bất ổn của gia đình, cha mẹ đi làm ăn xa các em phải ở với nội, ngoại thiếu sự quan tâm và quản lý các em.
- Chủ quan: 
+ Ý thức đạo đức của học sinh chưa cao, kĩ năng vận dụng chuẩn mực đạo đức còn thấp, chưa phân định được ranh giới giữa cái xấu và cái tốt.
+ Khả năng tự chủ chưa cao, khi vi phạm đạo đức sửa chữa chậm hoặc không chịu sửa chữa. 
2.1.2. Về phía giáo viên:
Hiện nay đâu đó vẫn còn tồn tại quan niệm mang có tính chất sai lầm cả về phía giáo viên và học sinh là dạy và học đạo đức ở trường trung học phổ thông chỉ thông qua môn Giáo dục công dân. Chúng ta biết rằng, kiến thức trong những môn học nào cũng có tính giáo dục cả, vấn đề là người dạy phải biết lồng trong mỗi bài học để định hướng cho học sinh. Nhiều giáo viên vẫn “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”, chỉ tập trung giảng kiến thức chuyên môn, không có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những vi phạm của học sinh, nếu học sinh vi phạm thì lập tức phê vào sổ đầu bài mà không nhắc nhở, những bài dạy, nội dung có liên quan tới việc giáo dục đạo đức thì không linh hoạt áp dụng.
 Chính vì vậy nên càng cần phải lồng ghép việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong mỗi giờ học, từ cử chỉ, tác phong, trang phục, ý thức học và làm bài, nếu bài giảng có nội dung liên quan đến đạo đức thì cần khéo léo áp dụng, đặc biệt như môn Ngữ văn chứ không phải chỉ đặt nặng cho môn Giáo dục công dân. 
 Qua nhiều năm đứng lớp, quan sát và đúc kết kinh nghiệm, kiến thức từ thực tiễn, từ sách báo và bạn bè đồng nghiệp để góp phần giáo dục đạo đức học sinh phù hợp với đặc điểm trường THPT qua giờ học Ngữ văn tôi tiến hành khảo sát thực nghiệm trên ba lớp mà tôi đã dạy. 
2.2. Số liệu điều tra xếp loại hạnh kiểm của học sinh trước khi thực hiện đề tài:
Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học 2015-2016 của 3 lớp 11A6, 11A7, 11A8 như sau :
Lớp
Sĩ số
Xếp loại hạnh kiểm
Tốt
Khá
TB
Yếu
11A6
38
16
15
6
1
11A7
40
18
15
5
2
11A8
35
17
12
4
2
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
3.1. Nắm vững tâm sinh lý lứa tuổi học sinh: 
 	Nghề giáo là một nghề đặc biệt. Hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các em học sinh, những người không cùng lứa tuổi, thế hệvới chúng ta. Những quan sát hàng ngày cho thấy các em, ở lứa tuổi học sinh THPT thông mà chúng ta đang trực tiếp giảng dạy có những rung cảm và những suy nghĩ không giống người lớn. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là chúng ta phải hiểu được các em hiện có những gì, có thể làm được gì, các em sẽ thay đổi như thế nào và sẽ có được gì trong quá trình sống và hoạt động theo lứa tuổi. Có hiểu được những điều đó ta mới hiểu được nguyên nhân của những phẩm chất tâm lý đặc trưng cho nhân cách. Mặt khác, ở mỗi lứa tuổi có những thuận lợi và khó khăn riêng, đòi hỏi ta phải có phương pháp giáo dục thích hợp với từng lứa tuổi và từng cá nhân. Trong quá trình dạy học và giáo dục nếu ta không chú ý tới điều đó thì dù người giáo viên có am hiểu khoa học đến đâu cũng khó có thể đạt được kết quả tốt trong công tác sư phạm của mình.
3.2. Tâm lí và phương pháp của giáo viên đứng lớp trong giờ học Ngữ văn: 
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phải tạo tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng cho học sinh trên nhiều phương diện: giọng nói nhẹ nhàng, lượng kiến thức nhẹ nhàng, lượng câu hỏi vừa phải, học sinh có giây phút được lắng đọng trong cảm xúc của tác phẩm, được suy nghĩ về một vấn đề mà các em muốn tự mình khám pháhoạt động của giờ học phải diễn ra thật tự nhiên không hề gò ép, miễn cưỡng. Giáo viên phải làm sao khơi gợi hứng thú say mê, có nhu cầu khám phá cho học sinh. Nói như nhà văn Tạ Duy Anh thì “ bản chất của việc học văn là khám phá những bí mật về vẻ đẹp, khám phá những bí mật về con người, khám phá sự kì lạ của ngôn ngữ khi đó mỗi giờ học văn giống như một cuộc thám hiểm vào những miền đất mới luôn hứa hẹn vô số bất ngờ, thú vị”. Người thầy phải là người hướng các em đi đến những miền đất ấy.
Giáo viên phải gây cho học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn trước những con người, sự việc, vấn đề mà tác phẩm đề cập, phản ánh. Đó là những tình cảm, thái độ: vui-buồn, yêu-ghét, ca ngợi-phê phán. Sau đây là một vài ý tưởng trong các giờ dạy của mình mà bản thân tôi đúc kết được. 
3.3. Tăng cường tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua việc dạy học môn Ngữ văn:
Dạy Văn ở trường phổ thông có ba mục tiêu chính: 
- Thứ nhất, hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ cho học sinh, rèn luyện cho trẻ em kỹ năng đọc hiểu và viết đúng tiếng Việt, khả năng diễn đạt, cả viết và nói, những điều mình muốn thể hiện.
- Thứ hai, bồi dưỡng và phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh. Với mục tiêu đó, dạy Văn chủ yếu không phải là dạy lịch sử văn học, dạy ghi nhớ về tác giả, tác phẩm, dạy về cách cấu tạo và phân tích tác phẩm, mà là khơi dậy những rung động thẩm mỹ, hình thành thói quen về cách tiếp cận với thế giới nghệ thuật không có thực do nhà văn tạo ra, từ đó phát triển ở trẻ em khả năng tưởng tượng, khả năng nhập vai, khả năng sống trong một thế giới khác, một cuộc đời khác, một sự sống khác dù đó là con người hay con vật, cây cỏ. Hình thành năng lực thẩm mỹ là sứ mạng đặc thù của môn Văn, trước hết là của việc dạy văn chương.
- Thứ ba, bồi dưỡng tâm hồn và phát triển nhân cách cho học sinh. Tác phẩm văn chương là kết quả của sự sáng tạo đặc sắc, chứa đựng các giá trị Chân, Thiện, Mỹ. Văn gắn với chữ, chữ gắn với nghĩa, tác phẩm văn mang nhiều giá trị, nội dung ý nghĩa khác nhau, vô cùng phong phú. Thông qua việc giảng dạy tác phẩm, người giáo viên có thể khơi dậy ở học sinh tình yêu đối với cái đẹp, lòng nhân ái, khát khao lý tưởng cũng như những hiểu biết về thế giới, về xã hội và nhất là về con người. Không phải tác phẩm nào cũng có đầy đủ những giá trị ấy và cũng không phải giờ dạy Văn nào cũng phải đáp ứng tất cả những yêu cầu ấy, nhưng mục tiêu chung mà việc dạy Văn cần hướng tới là kích thích ở trẻ tình cảm hướng thiện và tư duy phê phán, giúp trẻ có khả năng tự định hướng và lựa chọn một lối sống tích cực. Lâu nay chúng ta thường nói về giáo dục đạo đức, dạy làm người. Môn Văn là môn có điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện nhiệm vụ này. Dạy Văn không phải là để dạy đạo đức, nhưng dạy Văn cũng không xa lạ với dạy đạo đức, giống như dạy Văn không xa lạ với dạy cái hay cái đẹp, dạy những hiểu biết về cuộc sống. Giáo dục về giá trị không phải là nội dung trực tiếp và đặc thù của môn Văn, nhưng nó là một yêu cầu quan trọng và không thể thiếu của dạy Văn.
Ví dụ khi dạy tác phẩm "Vợ nhặt"của Kim Lân, sau khi kết thúc nội dung bài học, giáo viên đặt ra những câu hỏi vừa để củng cố kiến thức trọng tâm vừa để lồng những bài học đạo lí cho học sinh như :"Từ câu chuyện nhặt vợ của anh cu Tràng giữa những ngày đói khát, anh chị có suy nghĩ gì phẩm hạnh của các nhân vật trong tác phẩm? Truyền thống nào ở những người nông dân trong nạn đói mà anh,chị học tập được?". Cuối cùng GV đưa ra nhận xét và định hướng cho học sinh những kiến thức sau: Thứ nhất, trước khi làm vợ Tràng, ở người vợ nhặt cho thấy do cái đói dồn đuổi, thị đã bị méo mó về nhân cách và hình hài,mạng người trở nên rẻ rúng. Thứ hai, ở nhân vật Tràng ta dễ dàng nhận thấy niềm yêu sống và khát khao hạnh phúc đã khiến Tràng trở nên liều lĩnh thách thức với cái đói. Thứ ba, tiềm ẩn ở bà cụ Tứ là tình yêu thương, sự bao dung và niềm tin ở sự sống, hướng về tương lai ... Chính những điều đó làm hiện lên chủ đề tư tưởng của tác phẩm qua đó giúp học sinh hiểu được trong hoàn cảnh khó khăn, những người xấu xí như Tràng, như cô vợ “ham ăn” vẫn mong cầu hạnh phúc. Ước muốn được có gia đình, có những bữa cơm sum họp, có mái nhà chắn nắng, che mưa là những ước muốn bình dị mà chân chính nhất. Dù hoàn cảnh ra sao, khó khăn thế nào, tác phẩm này cũng nhắc nhở chúng ta, hãy cứ lạc quan vào ngày mai tươi sáng, sống với ước mơ của mình, niềm tin của mình, sống tốt với đời, với người bằng tất cả tấm chân tình mà ta có.
Còn ở truyện ngắn "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành ta thấy tinh thần đoàn kết, ý chí nghị lực phi thường khi có anh em, bạn bè, đồng đội bên mình, chung tay góp sức vì cuộc sống chung chính là ý nghĩa cao đẹp nhất của tác phẩm văn học này. Lẽ thường tình, có chiến tranh ắt sẽ có đau thương, nhưng điều quan trọng, đừng để mất mát, thương đau ấy trở gục ngã tinh thần ta, con người ta; hãy biến đó thành sức mạnh phi thường, thành nguồn động lực lớn lao giúp ta vượt lên bao khó khăn, gian khổ.
Chưa bao giờ, vấn đề bạo lực gia đình lại nhiều nhức nhối như bây giờ. Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu tái hiện khung cảnh của hàng chục thập kỉ trước, ấy vậy mà đến nay vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Thông qua tác  phẩm, chúng ta như nhận ra được trách nhiệm của mình với gia đình, với cuộc sống. Bên cạnh những mảng màu tươi sáng, cuộc sống luôn có những sự thật trần trụi đến đau lòng. Thay vì chấp nhận để cái ác, cái xấu hoành hành, hãy học cách lên tiếng để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ hạnh phúc và bình yên cho mình. Đứng trước những chọn lựa trong tình yêu, hôn nhân lại càng cần tỉnh táo và sáng suốt.
Đối với các tác phẩm trên trong quá trình dạy học, giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy để lồng ghép những bài học giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh một cách tự nhiên chứ không nên khiên cưỡng, gượng ép hay mang màu sắc giáo huấn. Có như vậy thông điệp mà tác giả và người dạy muốn truyền đạt đến học sinh mới có hiệu quả thiết thực.
Dưới đây là giáo án dạy thể nghiệm giáo dục đạo đức, lối sống qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ"-Tô Hoài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. HĐ 1: Hướng dẫn HS Đọc - hiểu tiểu dẫn.
CH: Dựa vào tiểu dẫn SGK hãy nêu những nét khái quát về nhà văn Tô Hoài trên hai phương diện : Quê quán và cuộc đời?
CH: Có những nhà văn nào có hoàn cảnh như Tô Hoài mà em biết từ đó em rút ra điều gì đối với các nghệ sĩ?
CH: Kể tên những tác phẩm chính của Tô Hoài?
CH: Từ tên gọi của t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_12_truong_thpt_lang_chanh.doc