Đưa vấn đề môi trường, mưa axit, nguy cơ và cảnh báo tiềm năng, phát triển một vài kĩ năng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vào bài axit sunfuric

Đưa vấn đề môi trường, mưa axit, nguy cơ và cảnh báo tiềm năng, phát triển một vài kĩ năng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vào bài axit sunfuric

 Thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, việc đưa vấn đề môi trường, mưa axit , nguy cơ và cảnh báo tiềm năng, trường phát triển một vài kĩ năng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sịnh lop 10 THPT là các vấn đề thực sự cần thiết, bảo về môi trường liên quan đến hiểu biết kĩ năng sống trong cuộc sống hằng ngày của học sinh đang trở thành vấn đề thiết thực. Một bài học sinh động, chủ động đề cập, lồng ghép các vấn đề thực tế, các vấn đề môi trường sẽ khơi gợi được ở học sinh sự hứng thú học tập, chủ động tích cực tìm tòi các cái mới lạ, các kiến thức mới cũng như hình thành, trang bị kĩ năng sống đề các em có thể áp dụng trong đời sống hằng ngày ở mức độ cơ bản nhất.

 Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường liên quan đến axit nói riêng đang là vấn đề bức thiết với nhiều quốc gia chứ không riêng gì Việt nam.Trong đó ô nhiễm môi trường đất, nước không khí liên quan đến axit thì axit sunfuric [1] là nguyên nhân số 1. Việc nghiên cứu các tính chất vật lí hóa học, sản xuất axit này giúp học sinh hiểu rõ tầm quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm và các biện pháp hiểu biết phòng chống hoặc tuyên truyền. Từ đó hình thành các kĩ năng sống cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Qua đó dần dần hình thành ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của học sinh.

 

docx 25 trang thuychi01 8104
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đưa vấn đề môi trường, mưa axit, nguy cơ và cảnh báo tiềm năng, phát triển một vài kĩ năng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vào bài axit sunfuric", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT SẦM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
ĐƯA VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG, MƯA AXIT, NGUY CƠ VÀ CẢNH BÁO TIỀM NĂNG, PHÁT TRIỂN MỘT VÀI KĨ NĂNG , NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO BÀI AXIT SUNFURIC
Người thực hiện: Vũ Đình Đức
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hoá học
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
	 Trang
1.1. Lí do chọn đề tài	 3
1.2. Mục đích nghiên cứu	 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu	 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu	 4
1.5. Những điểm mới của SKKN 4 
2. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề	 5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường	 19
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận sáng kiến	 22
3.2. Kiến nghị	 22
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, việc đưa vấn đề môi trường, mưa axit , nguy cơ và cảnh báo tiềm năng, trường phát triển một vài kĩ năng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sịnh lop 10 THPT là các vấn đề thực sự cần thiết, bảo về môi trường liên quan đến hiểu biết kĩ năng sống trong cuộc sống hằng ngày của học sinh đang trở thành vấn đề thiết thực. Một bài học sinh động, chủ động đề cập, lồng ghép các vấn đề thực tế, các vấn đề môi trường sẽ khơi gợi được ở học sinh sự hứng thú học tập, chủ động tích cực tìm tòi các cái mới lạ, các kiến thức mới cũng như hình thành, trang bị kĩ năng sống đề các em có thể áp dụng trong đời sống hằng ngày ở mức độ cơ bản nhất.
 Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường liên quan đến axit nói riêng đang là vấn đề bức thiết với nhiều quốc gia chứ không riêng gì Việt nam.Trong đó ô nhiễm môi trường đất, nước không khí liên quan đến axit thì axit sunfuric [1] là nguyên nhân số 1. Việc nghiên cứu các tính chất vật lí hóa học, sản xuất axit này giúp học sinh hiểu rõ tầm quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm và các biện pháp hiểu biết phòng chống hoặc tuyên truyền. Từ đó hình thành các kĩ năng sống cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Qua đó dần dần hình thành ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Axit sunfuric là hợp chất số một đối với các ngành công nghiệp hóa chất dân dụng.Nó cũng là chất được sản xuất nhiều nhất. Việc nắm vững các tính chất lí hóa của nó là nhiệm vụ bắt buộc đối với học sinh lớp 10. Axit này và các hợp chất thải ra có liên quan đến nó (SO2, muối sunfat..) là tác nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường ( bên cạnh ô nhiễm liêm quan đến HNO3 đứng hàng số 2 )[3]. Việc đưa các vấn đề môi trường vào bài axit sunfuric nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học và giúp học sinh tự phát triển các kĩ năng sống, xử lí tình huống trước sự biến đổi môi trường sống ở gia đình, trường học, nơi công cộng mà các em bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. Quan trọng hơn giúp các em sống có ý thức hơn, không vô cảm với sự thay đổi môi tường sống, học tập của chính các em.
1.3.Đối tượng nghiên cứu 
 Qua việc tìm hiểu thực trạng tại trường tôi xác định: đối tượng của đề tài là học sinh lớp 10 những hiểu biết sâu hơn về tính chất vật lí hóa học của axit sunfuric, tác hại ô nhiễm nảy sinh trong quá trình sản xuất, sử dụng axit này[2]. Qua đó hình thành kĩ năng phòng chống và nâng cao ý thức cộng đồng của việc bảo vệ môi trường sống để giúp học sinh từng bước yêu thích môn học. Giúp nâng cao chất lượng dạy học đạt kết quả cao. Trang bị kĩ năng sống là yếu tôt thường bị bỏ quên trong quá trình dạy học, trước những hiện tượng đơn giản như ô nhiễm môi trường, mưa axit, sử lí 1 vài tình huống bắt gặp trong quá trình sử dụng axit, bảo vệ môi trường sống, học tập. vì vậy đối tượng nghiên cứu trong đề tài là nhằm trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản và hiểu biết về sử dụng axit, tuyên truyền giữ gìn môi trường sống.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 Xuất phát từ mục đích trên tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau :
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Phương pháp thực hành.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của học sinh.
5. Phương pháp tìm kiếm thông tin trên mạng internet
6. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
1.5. Những điểm mới của SKKN 
 Do đối tượng là học sinh lớp 10 yếu môn hóa học ở trường THPT nên đề tài khai thác điểm mới là nghiên cứu các vấn đề thời sự như vấn đề ô nhiễm khí thải, mưa axit, tác hại việc lạm dụng axit sunfuric và đặc biệt kĩ năng sống của học sinh trong sinh hoạt hằng ngày liên quan đến chất này như acquy xe điện, một số vụ tạt axit.
Phạm vi thể hiện của đề tài tìm hiểu tính chất vật lí, hóa học, tác hại ô nhiễm trong việc sản xuất sử dụng axit sunfuric đến môi trường và giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 trong trường phổ thông.
2.PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Một học sinh ngoài các hiểu biết khoa học về bài axit sunfuric còn phải biết giải thích được các hiện tượng liên quan chất này ảnh hưởng đến môi trường sống( mưa axit, ô nhiễm SO2 từ đốt nhiên liệu xăng dầu,khí than đá)[1] còn phải biết 1 số kĩ năng phòng tránh chủ động tích cực và tự ý thức khi bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. 
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về axit nói chung và axit sunfuric nói riêng.
-Trạng bị cho học sinh những hiểu biết cở bản về ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước,môi trường đất, mưa axit liên quan đến axit sunfuric
-Trang bị cho học sinh những kĩ nang cơ bản nhất để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.[3]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Hiện nay rất nhiều học sinh học còn yếu kém về kĩ năng sống có liên quan môn hóa là do các nguyên nhân sau :
- Ở hầu hết học sinh học theo khối tự nhiên ở trường THPT tỉ lệ hổng kiến thức chủ yếu là môn hoá học tương đối cao. 
- Đa số học sinh là con em ở vùng nông thôn, gia cảnh còn nhiều khó khăn, nên không thể tập trung vào việc học, ngoài thời gian ở trường, ở nhà các em phải làm việc như 1 lao động giúp đỡ tài chính cho gia đình.
 - Ở bậc học THCS học sinh chưa chú trọng trang bị kĩ năng sống cho các em, các vấn đề vê môi trường sống chưa được quan tâm và đưa vào bài học nhiều.
- Phương pháp lên lớp của giáo viên còn nhiều chỗ chưa gây được hứng thú cho học sinh.
- Việc sử dụng các phương tiện trực quan còn hạn chế, đặc biệt là thí nghiệm thực hành.
- Chính bản thân các em cũng chưa chú ý đến việc phát triển kĩ năng sống của minh, 1 bộ phận thờ ơ, dành thời gian ngoài giờ lên lớp cho mạng xã hôi, gamevv
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 Để thực hiện được sang kiến của đề tài này, tôi đề ra giải pháp sử dụng như sau 
- Hệ thống hoá lại những kiến thức đã học qua các tiết ôn tập, luyện tập kể cả những kiến thức liên quan ở các lớp dưới.
- Xen kẽ các dạng bài tập cơ bản và các bài tập về môi trường vào các bài kiểm tra.
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu các hiên tượng tìm tòi giải thích lien quan đến axit nhiều hơn thông qua việc giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh ở mức độ từ dễ đến khó.
- Tăng cường sự hợp tác, giúp đỡ của bạn bè thông qua hình thức học nhóm, học tổ. Có kế hoạch để những em có học lực khá giỏi giúp đỡ những em yếu kém.
- Nếu có điều kiện giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sịnh thu thập, tìm hiểu, tổ chức các buổi tham quan khảo sát thực tế về tác hại của axit sunfuric với môi trường.
A-Kiến thức axit sunfuric H2SO4
I. Mục tiêu dạy học.
1. Về kiến thức.
* Môn vật lí:
- Giải thích được tượng H2SO4 tan mạnh trong nước và tỏa nhiều nhiệt.
- Đảm bảo an toàn khi pha loãng axit sunfuric đặc.
* Môn sinh học:
 Biết được : Tác hại mưa axit đối với đời sống nông nghiệp môi trường sống, môi trường biển, người và động vật, thực vật.
* Môn hóa học: Biết được:
 -Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, cách điều chế axit sunfuric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp .
 - Tính chất hoá học của axit sunfuric phụ thuộc vào nồng độ và ảnh hưởng tính chất này lên môi trường sống 
* Môn giáo dục công dân :
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong vấn đề vệ sinh ở gia đình, nơi công cộng trường học, môi trường sống sung quanh, mỹ quan môi trường.
-Biết cách xử lí sự cố dò ri axit, mưa axit, bảo quản và sử dụng axit sunfuric.
2. Về kỹ năng.
* Môn sinh học: 
-Giải thích hiện tượng chua của đất giải thích tác hại H2SO4 đối với tế bào khi vào cơ thể.
* Môn vật lý:
- Vận dụng định luật hiệu ứng nhiệt để giải được các bài tập đơn giản về phản ứng tổng hợp H2SO4 ,vận dụng tính tan phòng chống ngộ độc H2SO4 .
* Môn hóa học:
 - Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của H2SO4.
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hóa học của H2SO4. 
- Viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn.
- Phân biệt được H2SO4 , muối sunfat với một số dung dịch đã biết bằng phương pháp hoá học.
- Tính được lượng H2SO4 sản xuất được theo hiệu suất phản ứng
- Viết được phản ứng hoá học về tính chất H2SO4,điều chể.
* Kĩ năng sống:
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, đặc biệt ý thức bảo vệ môi trường sử lý tình huống khi dò rỉ H2SO4 để bảo vệ bản thân và mọi người.
3. Về tư duy, thái độ.
- Có tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc, hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao cho.
- Yêu thích bộ môn, say mê trong nghiên cứu khoa học.
- Thường xuyên ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống nâng cao
năng suất lao động.
Thông qua dự án sẽ giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức các môn Vật lí, sinh học, hóa học, giáo dục công dân vào giải thích được một số hiện tượng trong thực tế liên quan đến hiện môi trường, sản xuất nông nghiệp, ứng dụng vào giải quyết các tình huống thực tiễn, tính toán được các thông số liên quan để áp dụng vào sản xuất và đời sống.
4. Năng lực vận dụng kiến thức của bài học.
- Thuyết điện li, phản ứng ôxi hóa – khử.
- Định luật hiệu ứng nhiệt trong phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt. Các yếu tố ảnh hưởng dịch chuyển cân bằng hóa học, hiệu suất phản ứng.
- Tiến hành thí nghiệm.
- Quan sát và giải thích các hiện tượng quan sát được trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
- Ứng dụng CNTT.
- Ứng xử trong hoạt động nhóm.
III. Đối tượng dạy học của dự án.
- Số lượng: 40 học sinh/lớp.
- Số lớp thực hiện: 1 lớp khối lớp 10 .
- Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm đối với lớp 10a3 trong 1 số buổi học ngoại khóa.
- Đặc điểm cần thiết của học sinh đã học theo dự án: Có kĩ năng và tinh thần đoàn kết trong hoạt động nhóm, có năng lực tìm kiếm các thông tin, tìm 
tòi khám phá kiến thức mới, kĩ năng thực hành thí nghiệm tốt.
 HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1 
Phương pháp: Nêu vấn đề - Quan sát.
Thời gian: 5 phút 
+ GV cho HS quan sát bình đựng dung dịch H2SO4 đặc và phát biểu tính chất 
vật lí.
+ GV cho HS nghiên cứu hình 6.6 (SGK trang 140) yêu cầu HS rút ra nhận xét về cách pha loãng axit H2SO4 đậm đặc. Y/c HS giải thích cách làm. 
-GV: tính chất vật lí của axit sunfurics có ý nghĩa gì trong đời sống?GV có thể cho HS tìm hiểu trước.
HS: giải thích tính tỏa nhiệt và sự nguy hiểm khí bỏng axit.
GV: thuyết trình về cơ chế và sự nguy hiểm của axit sunfuric.
Đặc biệt phải an toàn khi sử dụng axit, nó là con dao 2 lưỡi.
GV: Nêu ứng dụng tính chất vật lí
HS: Có thể cử 1 bạn thuyết trình hoặc phân 4 bạn thuyết trình theo hình thức thi đấu với sự chuẩn bị trước ở nhà.
10%, axít sulfuric loãng dùng trong phòng thí nghiệm.
33,5%, axít cho ắc quy (sử dụng trong các ắc quy axít-chì)
62,18%, axít trong bể (chì) hay để sản xuất phân bón
77,67%, axít trong tháp sản xuất hay axít Glover.
98%, đậm đặc
Hoạt động 2:
Phương pháp: Thí nghiệm – Quan sát – Kết luận.
Thời gian: 15 phút 
GV chia HS làm 4 nhóm mỗi nhóm làm 1 thí nghiệm, có nhóm trưởng phụ trách.
GV thông báo: Dung dịch H2SO4 loãng, là axit mạnh có đầy đủ tính chất hoá học chung của axit. Sau đó HS lấy ví dụ minh họa, viết các PTHH
GV cho HS lấy VD sau khi nhận xét đúng, GV làm thí nghiệm minh hoạ.
( Đó là những tính chất do ion H+ của axit gây nên).
GV: yêu cầu HS báo cáo về tác hại của H2SO4 loãng với cơ thể.
Hoạt động 3
Phương pháp: Thí nghiệm – Quan sát – Hướng dẫn..
Thời gian: 15 phút 
GV chia HS làm 4 nhóm mỗi nhóm làm 1 thí nghiệm,có nhóm trưởng phụ trách.
 gợi ý HS viết được các PTHH:
Cu + H2SO4 loãng.
( Chú ghi và xét sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố).
GV biểu diễn thí nghiệm :
Cu + H2SO4 đặc, nóng.
GV thông báo: H2SO4 đặc có tính háo nước, có khả năng chiếm mạnh H2O của các chất hứu cơ và chuyển chúng thành than.
+ GV làm TN với đường và với tờ giấy trắng.
GV có thể thuyết trình về độ nguy hiểm của axit sunfuric đặc.
HS có thể tìm hiểu thông qua các nguồn internet
Hoạt động 4:
Phương pháp: Nêu vấn đề - Tự nghiên cứu.
HS: có thể tìm hiểu ứng dụng axit sunfuric trước ở nhà.Có thể thông qua tranh ảnh và thuyết trình.
GV: cho HS nêu ứng dụng của axit sunfuric.
Thời gian: 5 phút 
GV tổng quát lại: Axit sunfuric là hóa chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất: 
 - Sản xuất các loại muối Sulfát
 - Điều chế các axít khác yếu hơn : HNO3. HCl.
 - Tẩy rửa kim loại trước khi mạ.
 - Chế tạo thuốc nổ, chất dẻo, thuốc nhuộm. Dược phẩm.
 - Loại axít ắc quy dùng để chế tạo ắc quy
- Xử lý nước thải.
 Axit Sunfuric là dung dịch điện phân trong các bình acquy
Hoạt động 5.
Phương pháp: Nêu vấn đề - Thảo luận nhóm.
Thời gian: 15 phút 
- GV nêu ứng dụng và phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
- GV dùng tranh giới thiệu sơ đồ sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp ( có thể dùng tranh của các công ty thiết bị giáo dục).
HS: Viết phản ứng theo sơ đồ.
GV: Cho 4 nhóm HS chuẩn bị trước ở nhà và diễn thuyết ngắn gọn
...Sau đó GV nêu nguyên nhân gây ra ô nhiễm dựa trên trình bày của các nhóm HS, có thể trình bày kèm tranh ảnh.
Con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ mà trong than đá dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa rất nhiều khí nitơ. Nguyên nhân của hiện tượng mưa axit là sự gia tăng lượng oxit của lưu huỳnh và nitơ ở trong khí quyển do hoạt động của con người gây nên. Ôtô, nhà máy nhiệt điện và một số nhà máy khác khi đốt nhiên liệu đã xả khí SO2 vào khí quyển. Nhà máy luyện kim, nhà máy lọc dầu cũng xả khí SO2. Trong khí xả, ngoài SO2 còn có khí NO được không khí tạo nên ở nhiệt độ cao của phản ứng đốt nhiên liệu. Các loại nhiên liệu như than đá, dầu khí mà chúng ta đang dùng đều có chứa S và N. Khi cháy trong môi trường không khí có thành phần O2, chúng sẽ biến thành SO2 và NO2, rất dễ hòa tan trong nước. Trong quá trình mưa, dưới tác dụng của bức xạ môi trường, các oxid này sẽ phản ứng với hơi nước trong khí quyển để hình thành các axit như H2SO4, axit Sunfur, axit Nitric. Chúng lại rơi xuống mặt đất cùng với các hạt mưa hay lưu lại trong khí quyển cùng mây trên trời. Chính các axit này đã làm cho nước mưa có tính axit.
GV trình chiếu 1 số hình ảnh nguồn sinh ra SO2 và tác hại 
GV chia HS 4 nhóm và với hình thức thi diễn thuyết và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm SO2
GV: HS phải biết tự bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm môi trường không khí.
Một số hình ảnh minh họa ô nhiễm.
GV lưu ý những biện pháp đơn giản có tìm được nguồn nguyên liệu tại chỗ, dễ kiêm.
I . AXIT SUNFURIC ( H2SO4, M = 98)
1. Tính chất vật lí.
 - Chất lỏng,sánh, không màu, không bay hơi.
- Nếu cần pha loãng axit sunfuric đậm đặc phải đổ từ từ axit vào nước và lấy đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ, đều.
2.Sự tỏa nhiệt mạnh và bỏng axit:
Hiện tượng này xảy ra là do tỷ trọng tương đối của hai chất lỏng, trong khi nước có tỷ trọng thấp hơn axít sulfuric( nước nhẹ hơn) nên sẽ có xu hướng nổi lên trên. Phản ứng này nói chính xác hơn là phản ứng tạo ra các ion hiđrôni, như sau:
H2SO4 + H2O → H3O+ + HSO4-.
Sau đó:
HSO4- + H2O → H3O+ + SO42-
Do sự hyđrat hóa ( quá trình ngậm nước)của axít sulfuric là phản ứng thuận xét theo nhiệt động lực học (ΔH = 880 kJ/mol)
+ Bỏng axit rất nguy hiểm 
-Do tính chất oxy hóa mạnh nên khi tác động lên cơ thể, axit sẽ phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ, gây hoại tử từ ngoài vào trong theo cơ chế đông vón protein của cơ thể. Chất này tác động rất nhanh đến da, chỉ cần dính vào chưa đầy 5 giây có thể khiến nạn nhân bỏng nặng. Nếu không được sơ cứu kịp thời, axit sẽ tiếp tục làm cháy da, tổn thương xương và các bộ phận khác
-Axit sunfuric làm da bị xám màu rồi chuyển sang nâu, vảy kết khô chắc, lõm so với da lành. 
3.Ứng dụng tính chất vật lí của axit sunfuric:
-Hút nước mạnh các chất cần làm khô, làm chất hút ẩm.
-Khi pha loãng axit cần đảm bảo an toàn
Khi cần phải pha loãng axit sufuric với nước thì phải cho từ từ axit vào nước, khuấy đều, tuyệt đối không được làm ngược lại. Xem trên đây để có thêm thông tin. Vì là một axit và một chất ôxi hóa mạnh, axit sulfuric cần được bảo quản tránh xa bazơ và các chất khử. Nó là một chất ăn mòn mạnh thậm chí ngay cả khi bị pha loãng, nó ăn mòn nhiều kim loại chẳng hạn như sắt và nhôm.
Cần sử dụng găng tay và kính khi tiếp xúc với H2SO4 loãng, và khi tiếp xúc với axít đậm đặc thì phải có các tấm bảo vệ mặt và tạp dề PVC.
4. Tính chất hoá học.
a) Dung dịch H2SO4 loãng.
(1) Làm quì tím hoá đỏ.
(2) Tác dụng với oxit bazơ.  (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + H2O
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
(3) Tác dụng với bazơ.
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
(4) Tác dụng với muối của axit yếu
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
(5) Tác dụng với kim loại hoạt động. Tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) → muối sunfat (trong đó kim loại có hóa trị thấp) + H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
6.Tác hại của axit sunfuric loãng:
 Hít phải: Gây tức ngực, khó thở, ho, rát cổ.
-         Dính mắt: Đỏ, đau , phồng rộp.
-         Dính da: Tấy đỏ, phồng rộp, bỏng nghiêm trọng.
-         Đường tiêu hóa: Đau ở khoang bụng, cảm giác bỏng rát, bị sốt và suy sụp.
-         Rất nguy hiểm khi tiếp xúc da, mắt đường hô hấp. Tiếp xúc da có thể gây bỏng, ở dạng lỏng hoặc dạng bụi mù gây ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng đặc biệt là mang nhầy của mắt, miệng và bộ máy hô hấp
b) Tính chất của H2SO4 đặc.
1.+ Tính oxi hoá mạnh (H2SO4 đặc, nóng).
" Oxi hoá được hầu hết các kim loại ( trừ Au, Pt) và nhiều phi kim ( C, S, P) và nhiều hợp chất.
Ví dụ:
Cu+2H2SO4 " CuSO4 + SO2 +2H2O
C + 2H2SO4 " CO2 +2 SO2 +2H2O
S+2H2SO4 " 3SO2 +2H2O
2KBr +2H2SO4 "Br2 + SO2 + 2H2O + K2SO4.
2.+ Tính háo nước.
C12H22O11 12C + 11H2O
Đường ăn đen
 C + 2H2SO4 " CO2 +2 SO2 +2H2O hết sức cẩn thận khi tiếp xúc.
3.Tác hại của axit sunfuric đặc:
Sự sôi của axít sulfuric đặc khi thêm nước vào thường sinh ra các đám khói chứa hơi axít sulfuric, hơi này cực nóng cũng như có tính axít cao. Các đám cháy gần nơi có axít sulfuric thông thường được dập bằng các loại bình bọt hay các chất đất khô để tránh khả năng làm sôi axít. Ở những chỗ bắt buộc phải dùng nước thì mục tiêu là phải đổ nước thật nhiều và thật nhanh để có thể làm nguội nhanh nhiệt do phản ứng sinh ra.
Những người chữa cháy phải mặc quần áo chống bắn tóe khi làm việc với axít sulfuric, để bảo vệ chính họ chống lại cả hơi và sự bắn tung tóe hay lan tràn. 
II. AXIT SUNFURIC ( H2SO4 , M = 98)
3. Ứng dụng.
Trên thế giới hàng năm tiêu thụ 160 triệu tấn H2SO4 .
4. Sản xuất axit sunfric.
Trong công nghiệp: Sản xuất axit sunfurric bằng phương pháp tiếo xúc:
Gồm 3 công đoạn: 
a) Sản xuất lưu huỳnh đioxit (SO2).
- Đốt cháy S: S + O2 SO2
- Đốt quặng pirit sắt:
 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
b) Sản xuất lưu huỳnh trioxit (SO3).
2SO2 + O2 2SO3
c) Dùng H2SO4 98% hấp thụ SO3 .
 H2SO4 + nSO3 " H2SO4.nSO3 (oleum)
- Pha loãng oleum được H2SO4 đặc.
H2SO4.nSO3 + nH2O" (n+1) H2SO4 
5. Ô nhiễm liên quan đến lưu huỳnh và SO2
Lưu huỳnh điôxit là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường. Nó sinh ra như là sản phẩm phụ trong quá trình đốt cháy than đá, dầu, khí đốt.
Nó là một trong những chất gây ra mưa axit (gồm NOX,...) ăn mòn các công trình, phá hoại cây cối, biến đất đai thành vùng hoang mạc:
2SO2 + O2 + 2H2O --> 2H2SO4
Khí SO2 gây bệnh cho người

Tài liệu đính kèm:

  • docxdua_van_de_moi_truong_mua_axit_nguy_co_va_canh_bao_tiem_nang.docx