Dạy học làm văn nghị luận ở lớp 11 THPT theo hướng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh

Dạy học làm văn nghị luận ở lớp 11 THPT theo hướng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh

Trong số các năng lực chung cần phát triển cho học sinh, năng lực thẩm mĩ có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ giúp cho học sinh biết phát hiện, cảm nhận cái đẹp trong đời sống và trong nghệ thuật mà còn làm cho đời sống tinh thần của các em ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn. Có năng lực thẩm mĩ, các em cũng sẽ biết sống nhân ái, khoan dung hơn, biết tránh xa và dám đấu tranh với cái xấu, cái ác để bảo vệ lẽ phải, sự công bằng trong đời sống. Trong số các môn học ở nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn có vai trò chủ đạo trong việc phát triển năng năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Tuy nhiên, mỗi phân môn của môn Ngữ văn lại có những ưu thế riêng trong việc phát triển năng lực này cho học sinh. Cùng với mục tiêu phát triển năng lực tiếp nhận, cảm thụ văn học, phân môn Đọc - hiểu còn giúp học sinh có năng lực phát hiện, phân tích và đánh giá cái đẹp trong tác phẩm văn học, từ đó hình thành cảm xúc và lí tưởng thẩm mĩ cho bản thân. Trong khi đó, phân môn Làm văn với mục tiêu phát triển năng lực tạo lập, sản sinh ngôn bản lại giúp cho học sinh có khả năng tạo ra các thông điệp chứa đựng những giá trị thẩm mĩ. Nói cách khác, dạy học Đọc - hiểu góp phần đưa cái đẹp đến với bản thân mỗi cá nhân học sinh thì dạy học Làm văn giúp học sinh biết cách phát hiện, chuyển tải cái đẹp đến cho người khác.

Chương trình làm văn ở THPT hiện nay tập trung vào các kiểu bài: tự sự, thuyết minh và nghị luận. Do đặc trưng thể loại, mỗi kiểu bài làm văn có những tiềm năng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh khác nhau. Nếu như dạy học kiểu bài tự sự và thuyết minh giúp học sinh biết cách phát hiện, tái hiện lại cái đẹp chất chứa trong hiện thực đời sống, làm cho nó hiện lên một cách đầy đủ, trọn vẹn thì dạy học kiểu bài nghị luận lại góp phần phát triển khả năng phân tích, đánh giá cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật và cái đẹp trong đời sống, từ đó hình thành ở người học những quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ đúng đắn.

 

docx 21 trang thuychi01 6715
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dạy học làm văn nghị luận ở lớp 11 THPT theo hướng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Ở LỚP 11 THPT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THẨM MĨ CHO HỌC SINH
Người thực hiện 	: Nguyễn Thị Nam
Chức vụ	: Giáo viên
Đơn vị công tác 	: Trường THPT Hàm Rồng
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
 1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong số các năng lực chung cần phát triển cho học sinh, năng lực thẩm mĩ có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ giúp cho học sinh biết phát hiện, cảm nhận cái đẹp trong đời sống và trong nghệ thuật mà còn làm cho đời sống tinh thần của các em ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn. Có năng lực thẩm mĩ, các em cũng sẽ biết sống nhân ái, khoan dung hơn, biết tránh xa và dám đấu tranh với cái xấu, cái ác để bảo vệ lẽ phải, sự công bằng trong đời sống. Trong số các môn học ở nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn có vai trò chủ đạo trong việc phát triển năng năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Tuy nhiên, mỗi phân môn của môn Ngữ văn lại có những ưu thế riêng trong việc phát triển năng lực này cho học sinh. Cùng với mục tiêu phát triển năng lực tiếp nhận, cảm thụ văn học, phân môn Đọc - hiểu còn giúp học sinh có năng lực phát hiện, phân tích và đánh giá cái đẹp trong tác phẩm văn học, từ đó hình thành cảm xúc và lí tưởng thẩm mĩ cho bản thân. Trong khi đó, phân môn Làm văn với mục tiêu phát triển năng lực tạo lập, sản sinh ngôn bản lại giúp cho học sinh có khả năng tạo ra các thông điệp chứa đựng những giá trị thẩm mĩ. Nói cách khác, dạy học Đọc - hiểu góp phần đưa cái đẹp đến với bản thân mỗi cá nhân học sinh thì dạy học Làm văn giúp học sinh biết cách phát hiện, chuyển tải cái đẹp đến cho người khác.
Chương trình làm văn ở THPT hiện nay tập trung vào các kiểu bài: tự sự, thuyết minh và nghị luận. Do đặc trưng thể loại, mỗi kiểu bài làm văn có những tiềm năng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh khác nhau. Nếu như dạy học kiểu bài tự sự và thuyết minh giúp học sinh biết cách phát hiện, tái hiện lại cái đẹp chất chứa trong hiện thực đời sống, làm cho nó hiện lên một cách đầy đủ, trọn vẹn thì dạy học kiểu bài nghị luận lại góp phần phát triển khả năng phân tích, đánh giá cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật và cái đẹp trong đời sống, từ đó hình thành ở người học những quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ đúng đắn.
Tuy có tiềm năng rất lớn đối với việc phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh nhưng việc dạy học làm văn trong nhà trường hiện nay vẫn chưa chú ý đúng mức đến việc phát triển năng lực này cho học sinh. Việc dạy học làm văn dường như chỉ mới chú ý đến mục tiêu hình thành tri thức và kĩ năng để tạo lập văn bản mà chưa quan tâm đến việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Mặt khác, trên bình diện nghiên cứu, việc phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh qua dạy học làm văn cũng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, thấu đáo.
Từ những lí do nói trên, tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Dạy học làm văn nghị luận ở lớp 11 THPT theo hướng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đề xuất hướng dạy học Làm văn nghị luận ở Trung học phổ thông để phát huy năng lực thẩm mĩ của người học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở nội dung Làm văn nghị luận nói riêng và chất lượng môn Ngữ văn nói chung, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trong thời đại mới đồng thời phần nào giúp học sinh hoàn thiện nhân cách, phát triển năng lực cá nhân trong môi trường học tập.
1. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Dạy học làm văn nghị luận ở THPT theo hướng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích- tổng hợp
Phương pháp này dùng để nghiên cứu các vấn đề lí thuyết có liên quan đến việc dạy học làm văn nghị luận ở lớp 11 THPT theo hướng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh.
- Phương pháp khảo sát, điều tra
Phương pháp này dùng thu thập thông tin làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng thực trạng dạy học làm văn nghị luận ở lớp 11 THPT hiện nay.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này dùng để kiểm chứng, điều tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm được người nghiên cứu đề xuất.
- Phương pháp thống kê
Phương pháp này dùng để xử lí các số liệu, kiểm tra độ tin cậy của các số liệu thăm dò và số liệu thực nghiệm.
1.5. Những điểm đổi mới
Văn nghị luận là thể loại quen thuộc với học sinh so với các dạng làm văn khác nên học sinh có khả năng tạo lập khá nhuần nhuyễn, đây cũng là tiền đề cơ sở để các em thể hiện năng lực thẩm mĩ của mình, từ đó phát triển năng lực cảm thụ, thưởng thức, đánh giá các giá trị thẩm mĩ trong tác phẩm văn học.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
2.1.1. Năng lực thẩm mĩ và phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh
2.1.1.1. Năng lực thẩm mĩ
- Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả yêu cầu phức hợp của hoạt động dạy học trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng kết hợp nhiều yếu tố (phẩm chất, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó.
- Năng lực có các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có đó là các năng lực chung cốt lõi. Năng lực cốt lõi bao gồm những năng lực cơ bản: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ
- Năng lực thẩm mĩ là thuộc tính của chủ thể thẩm mĩ, được thể hiện ở khả năng sáng tạo và thưởng thức cái đẹp bằng những cách thức khác nhau. Năng lực thẩm mĩ được chia làm 2 loại: năng lực thưởng thức thẩm mĩ và năng lực sáng tạo thẩm mĩ.
2.1.1.2. Cấu trúc của năng lực thẩm mĩ
Năng lực thẩm mĩ là thuộc tính của chủ thể thẩm mĩ. Vì thế, năng lực này được cấu tạo bởi các yếu tố sau:
- Tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ: là niềm vui sướng, hân hoan, thích thú trước cái đẹp, là nỗi xót xa, thương tiếc, băn khoăn...trước cái bi, là niềm vui trước cái hài, sự cảm phục trước cái cao cả Cảm xúc thẩm mĩ là dấu hiệu thường trực xác nhận sự có mặt của quan hệ thẩm mĩ, là biểu thị đầu tiên của chủ thể thẩm mĩ trước thế giới. Ðây cũng là bằng chứng nói lên khả năng cảm thụ của con người trước các hình tượng thẩm mĩ trước thiên nhiên, xã hội, con người và đời sống tâm linh... Qua cảm xúc thẩm mĩ, con người khám phá ra vẻ đẹp của thế giới và của chính mình, đồng thời bước đầu nhân hóa thế giới và nhân hóa chính mình.
- Thị hiếu thẩm mĩ: là một bộ phận của chủ thể thẩm mĩ thể hiện sự bằng lòng hoặc không bằng lòng, hứng thú hoặc chán ngán của chủ thể khi tiếp nhận, đánh giá một khách thể thẩm mĩ nhất định. Nói đến thị hiếu thẩm mĩ là nói đến sự nhận xét, đánh giá. Thị hiếu thẩm mĩ thể hiện thái độ tình cảm của con người trước cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả trong đời sống thiên nhiên, xã hội và trong nghệ thuật. Dựa vào thái độ, nhận xét, đánh giá này, con người có thiên hướng đặt gần mình những đồ vậy mà mình thích, hướng sự chiêm ngưỡng của mình vào những tác phẩm được chọn lọc để cảm thụ. Thị hiếu thẩm mĩ chi phối việc lựa chọn bạn bè, môi trường tiếp xúc, phong cảnh dạo chơi, những nơi du lịch, đặc biệt là các loại tác phẩm nghệ thuật khác nhau.
- Lý tưởng thẩm mĩ: Lí tưởng thẩm mĩ là tổng thể phương hướng cơ bản của đời sống được kết lại thành hình ảnh mẫu mực cảm quan về sự hoàn thiện, hoàn mĩ của xã hội, con người. Là cuộc sống đang trên đà phát triển, là khát vọng và hành động muốn hoàn thiện vô tận cuộc sống trên cơ sở giải quyết những nhu cầu, những mâu thuẫn thực tại để giải phóng con người,để đem lại tự do và hạnh phúc cho mỗi người trên cơ sở của chủ nghĩa nhân văn kiểu mới.
- Quan điểm thẩm mĩ: Quan điểm thẩm mĩ là những phán đoán, nhận định về các hiện tượng thẩm mĩ và nghệ thuật, là sự đúc kết và khái quát của các nhà lí luận mĩ học và nghệ thuật về đời sống thẩm mĩ. Sự đúc kết và khái quát này diễn ra theo con đường trừu tượng hóa của khoa học về lĩnh vực thẩm mĩ. Các quan điểm thẩm mĩ cùng với các quan điểm về triết học, chính trị, đạo đức, xã hội.... hợp thành hệ thống các quan điểm của con người về thế giới, và cũng giống các quan điểm khác, quan điểm thẩm mĩ bao giờ cũng mang tính dân tộc, tính giai cấp, tính nhân dân, tính nhân loại.
2.1.1.3. Biểu hiện năng lực thẩm mĩ của học sinh trong quá trình làm văn nghị luận
- Biết phát hiện, phân tích được cái đẹp về hình thức và nội dungcủa tác phẩm văn học, biết cách bày tỏ cảm xúc thẩm mĩ của mình về các hình tượng nghệ thuật được nhà văn xây dựng trong tác phẩm, trong bài làm văn.
- Phân tích, đánh giá được những giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học cũng như ý nghĩa của nó đối với đời sống của con người: cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn trong bài văn.
- Biết phát hiện, đánh giá ý nghĩa của cái đẹp và những biểu hiện đi ngược lại với cái đẹp trong đời sống; biết bày tỏ cảm xúc chân thành và quan điểm đúng đắn và bài học cho bản thân trong bài văn nghị luận.
- Biết cách sử dụng ngôn ngữ và phương thức biểu đạt phù hợp để làm nổi bật cảm xúc, quan điểm thẩm mĩ, tạo được sức hấp dẫn, lôi cuốn cho bài văn nghị luận.
2.1.2. Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh
2.1.2.1. Vị trí, vai trò của việc phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh
- Giáo dục con người phát triển toàn diện vừa là một mục tiêu của giáo dục, vừa là đòi hỏi của toàn xã hội. Giáo dục theo hướng phát triển năng lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các năng lực thiết yếu của con người, trong đó có năng lực thẩm mĩ.
- Phát triển năng lực thẩm mĩ giúp cho học sinh nhận thức được cảm xúc của bản thân, nó có ý nghĩa căn bản đối với sự hiểu biết bản thân và trực giác tâm lí. Nó giúp cho mỗi người tự trấn an tinh thần của mình trong những tình huống căng thẳng hoặc những thử thách của cuộc sống, thoát khỏi sự chi phối lo âu, buồn rầu và giận giữ, cũng như thấy được hiệu quả tiêu cực của tình trạng không đạt tới điều đó. Đó chính là làm chủ cảm xúc của bản thân.
- Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh cũng giúp các em nhận biết xúc cảm của người khác và những biểu hiện của cuộc sống từ phương diện thẩm mĩ, biết tiếp nhận nhanh nhạy những tín hiệu qua đó cho thấy nhu cầu và mong muốn của người khác, cũng như sự nhạy cảm và sự tương giao giữa cảm xúc của cá nhân với những biến đổi rất tinh tế của các hình ảnh cuộc sống. Đó là những người biết “Thương người như thể thương thân”, luôn biết “mở lòng đón lấy những vang động của cuộc sống”, biết thể hiện tình cảm, thái độ phù hợp trước những biểu hiện của cái đẹp, cái thiện, cái xấu, cái ác trong cuộc sống.
- Phát triển năng lực thẩm mĩ cũng giúp học sinh có khả năng nhận thức được giá trị cuộc sống từ phương diện thẩm mĩ, biết hành động vì những gì tốt đẹp.
2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh
Việc phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh là một nhiệm vụ không hề đơn giản. Quá trình này phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau:
- Các yếu tố chủ quan: đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức, vốn sống, sở thích của học sinh.
- Các yếu tố khách quan: môi trường sống, nội dung giáo dục, sự phát triển của các loại hình nghệ thuật, chính trị, tôn giáo..
- Các yếu tố chủ quan và khách quan có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.
2.2. Thực trạng dạy học làm văn nghị luận Trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh
2.2.1. Khảo sát thực trạng
- Đối tượng và phạm vi khảo sát: Giáo viên và học sinh lớp tại trường THPT Hàm Rồng thành phố Thanh Hóa.
- Phương pháp khảo sát: thăm dò ý kiến, dự giờ, phỏng vấn
- Kết quả khảo sát:
2.2.2. Đánh giá thực trạng
Một số đánh giá ban đầu:
- Việc dạy học làm văn ở Lớp 11 THPT đã có nhiều thay đổi tích cực, phát huy vai trò chủ thể của người học.
- Một số giáo viên đã có ý thức sử dụng các biện pháp dạy học để phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh. Biểu hiện rõ rệt nhất là việc xây dựng các đề làm văn gắn với yêu cầu phát triển năng lực thẩm mĩ.
- Tuy nhiên, gần đây nhà trường lớp 11 THPT vì áp lực thời gian thi cử nên quá chú trọng tới giáo dục tri thức, kĩ năng cho học sinh mà vấn đề giáo dục thẩm mĩ chưa được đề cao đúng mức trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học học Làm văn nói riêng.
2.3 .Các giải pháp dạy học làm văn nghị luận ở lớp 11 theo hướng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh
2.3.1.Giải pháp 1: Sử dụng các mẫu tiêu biểu cho việc phân tích đánh giá cái đẹp trong tác phẩm văn học và trong đời sống để hình thành tri thức làm văn cho học sinh
- Phân tích mẫu là một phương pháp được sử dụng trong dạy học làm văn, giúp học sinh tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo của mẫu, từ đó biết cách để tạo ra những bài văn, đoạn văn tương tự. Bên cạnh đó, mẫu còn là điểm kết nối làm văn với các tri thức thuộc các môn học, phân môn khác. Vì thế, sử dụng mẫu hợp lí cũng có khả năng phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh.
- Để phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh, mẫu không chỉ phải tiêu biểu, điển hình cho kiểu bài nghị luận, đảm bảo tính chuẩn mực, trong sáng mà còn phải là những bài văn, đoạn văn nghị luận bàn về cái đẹp trong đời sống cũng như trong tác phẩm văn học.
2.3.2.Giải pháp 2: Hình thành kĩ năng phát hiện, phân tích, đánh giá cái đẹp trong tác phẩm văn học và trong đời sống
- Cái đẹp rất đa dạng và phong phú không hề tồn tại hiển nhiên, sẵn có mà luôn ẩn chứa trong các đối tượng khác nhau. Việc phát hiện, phân tích cái đẹp là biểu hiện rõ ràng nhất của năng lực thẩm mĩ.
- Xây dựng và sử dụng các bài tập hình thành kĩ năng phát hiện, phân tích, đánh giá cái đẹp trong tác phẩm văn học và trong đời sống trong dạy học làm văn là một biện pháp rất quan trọng để phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh.
- Hệ thống bài tập hình thành kĩ năng kĩ năng phát hiện, phân tích, đánh giá cái đẹp trong dạy học làm văn nghị luận được chia làm 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp và vận dụng ở mức độ cao.
2.3.3. Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) trong dạy học làm văn nghị luận nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mĩ, lý tưởng thẩm mĩ cho học sinh
- HĐTNST là các HĐGD thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạyhọc trong nhà trường phổ thông. HĐTNST là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, HĐTNST là các HĐGD có mục đích, có tổchức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh.
- HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục nghệ thuật,thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông
- Một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trong dạy học làm văn nghị luận ở lớp 11:
+ Tổ chức diễn đàn: Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em.
+ Tổ chức tham quan, dã ngoại: Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm,tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế để sử dụng trong quá trình làm văn.
Thiết kế giáo án thực nghiệm
Tiết 112 Làm văn
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
a. Nhận biết : Nắm được khái niệm về thao tác, so sánh, phân tích, bình luận.
b. Thông hiểu:Xác định đúng các thao tác lập luận thao tác, so sánh, phân tích, bình luận trong những ngữ liệu cho trước.
c. Vận dụng thấp:Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận gắn với việc sử dụng kết hợp các thao tác lập luận bác bỏ và bình luận.
d. Vận dụng cao:Viết được bài văn nghị luận trong đó vận dụng kết hợp thao tác lập luận bác bỏ và bình luận.
2. Kĩ năng:
a. Biết làm: bài/ đoạn có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận bác bỏ và bình luận.
b. Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận bác bỏ và bình luận trong học tập cũng như cuộc sống.
3. Thái độ:
a. Hình thành thói quen: tiếp nhận vấn đề một cách đa diện và nhiều chiều.
b. Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày một vấn đề.
c. Hình thành nhân cách:
- Biết nhận thức được ý nghĩa của việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận bác bỏ và bình luận trong lĩnh hội và tạo lập văn bản.
- Có ý thức sử dụng kết hợp thao tác lập luận bác bỏ và bình luận trong giao tiếp hàng ngày.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
- Năng lực giải quyết vấn đề: HS biết vận dụng các thao tác lập luận khi tạo lập văn bản.
- Năng lực sáng tạo: Biết cách vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ.
-Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
B. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
& 1. KHỞI ĐỘNG 
Hoạt động của GV- HS
Kiến thức cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi: Ngữ liệu sau bàn về nội dung gì? Sử dụng các thao tác lập luận nào? Sử dụng các thao tác đó một cách rời rạc hay kết hợp?
"Tìm hình ảnh", nói như vậy tưởng chừng việc làm thơ là đào vào trong tâm hồn mình, cố gắng nặn nọt. Cũng có trường hợp như vậy, nhưng thực ra đáng lẽ là nhà thơ đi giữa cuộc đời, mở rộng cả tâm hồn mình thì mỗi con mắt nhìn gặp trên đường, mỗi cảnh ngộ, mỗi con người cho đến mỗi tiếng nghe thấy, mỗi giọt nắng, mỗi chiếc lá tự nhiên mà vào trong lòng, để rồi động sâu đến tư tưởng và tình cảm. Trong việc làm thơ bấy giờ, hình ảnh tự nhiên hiện lên trước nhất.
Những hình ảnh còn tươi nguyên, mà nhà thơ tìm thấy, bao giờ cũng mới mẻ, đột ngột lạ lùng. Vì nhà thơ nhìn bằng con mắt của người đầu tiên. Đó là những hình ảnh mới tinh, chưa có vết nhòa của thói quen, không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước. Mượn câu nói của một nhà văn Pháp, nhà thơ bao giờ cũng là ngôi thứ nhất. Nhưng những hình ảnh mới lạ ấy đều ở trong đời thực, chúng ta đều thấy. Hình ảnh của thơ vừa làm ta ngạc nhiên, vừa đã quen với chúng ta tự bao giờ. Câu thơ đột ngột làm cho ta nhận thấy những cái gần gũi nhất với chúng ta. Trước kia, ta vẫn gặp mà không biết nhìn. [8; tr 57]
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS trả lời câu hỏi.
HS  khác: Nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức.
Từ đó, GV giới thiệuvào bài:Khi tạo lập một bài văn nghị luận, người viết cần phải biết kết hợp nhiều thao tác lập luận chứ không phải chỉ sử dụng một thao tác. Nếu kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh sẽ tạo nên chiều sâu cho bài văn nghị luận thì sự kết hợp của thao tác lập luận bác bỏ và bình luận sẽ thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người viết bởi vấn đề được nhìn nhận ở nhiều chiều. Bài học hôm nay sẽ rèn luyện cho các em kĩ năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận trong đó có bác bỏ và bình luận.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải q

Tài liệu đính kèm:

  • docxday_hoc_lam_van_nghi_luan_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_trie.docx