Dạy học chủ để tích hợp phần cacbohiđrat và polime Hóa học 12 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông

Dạy học chủ để tích hợp phần cacbohiđrat và polime Hóa học 12 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 đã chỉ rõ những vấn đề còn tồn tại của giáo dục phổ thông:“Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới. Chương trình giáo dục còn nặng tính hàn lâm, kinh viện, có sự lặp lại các nội dung kiến thức của các môn, giữa các môn chưa thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức và kĩ năng, phương pháp, nặng về thi cử, chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực, chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu của người học”.

 .

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Chính phủ đã định hướng:

“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế”.

 

doc 27 trang thuychi01 9174
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dạy học chủ để tích hợp phần cacbohiđrat và polime Hóa học 12 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN
----------0O0---------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC CHỦ ĐỂ TÍCH HỢP
PHẦN CACBOHIĐRAT VÀ POLIME HÓA HỌC 12
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Mai Thị Thao
 Chức vụ : TTCM
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: Hóa Học.
 THANH HÓA NĂM 2018
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Ghi chú
1.Mở đầu
1
1.1.Lý do
1
1.2.Mục đích
1
1.3.Đối tượng nghiên cứu
2
1.4.Phương pháp
2
2.Nội dung
2
2.1.Cơ sở lí luận
2
2.1.1.Định hướng đổi mới
2
2.1.2.Tổng quan về dạy học tích hợp
3
2.1.3.Năng lực-Năng lực giải quyết vấn đề
4
2.2 Thực trạng
5
2.2.1.Thực trạng về NL GQVĐ
5
2.2.2.Mục đích ,đối tượng điều tra
6
2.2.3.kết quả điều tra
6
2.3 Thiết kế các chủ đề_”Gluczo...
6
2.3.1.Phân tích mục tiêu,nội dung
7
2.3.2.Nguyên tắc-Quy trình
7
2.3.3.Thiết kế và dạy học chủ đề: Glucozo...
7
2.4 .Đánh giá –hiệu quả SKKN
19
3.Kết luận –Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
21
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Viết đầy đủ
1
PTKT
Phương tiện kĩ thuật
2
DHTH
Dạy học tích hợp 
3
THPT
Trung học phổ thông
4
CNTT&TT
Công nghệ thông tin và truyền thông
5
PPDH
Phương pháp dạy học
6
KTDH
Kĩ thuật dạy học
7
GQVĐ
Giải quyết vấn đề 
8
PTHH
Phương trình hóa học
9
GDĐT
Giáo dục Đào tạo
10
SGK
Sách giáo khoa
11
GDCD
Giáo dục công dân
12
PP
Phương pháp
13
TNSP
Thực nghiệm sư phạm 
14
TN
Thực nghiệm 
15
ĐC 
Đối chứng
16
GV
Giáo viên
17
HS
Học sinh
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 đã chỉ rõ những vấn đề còn tồn tại của giáo dục phổ thông:“Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới. Chương trình giáo dục còn nặng tính hàn lâm, kinh viện, có sự lặp lại các nội dung kiến thức của các môn, giữa các môn chưa thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức và kĩ năng, phương pháp, nặng về thi cử, chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực, chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu của người học”.
.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Chính phủ đã định hướng:
“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế”. 
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục thì toàn bộ các thành tố của quá trình giáo dục bao gồm nội dung, phương pháp dạy học (PPDH), kiểm tra - đánh giá (KT - ĐG) cũng phải thay đổi theo cách đồng bộ và nhất quán. Trong đó dạy học tích hợp (DHTH) là một chủ trương quan trọng bởi vì:
 thứ nhất DHTH đáp ứng được nhu cầu phát triển năng lực của người học thông qua tích hợp các môn khác nhau từ đó tận dụng được vốn kinh nghiệm của người học.
thứ hai thiết lập được mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và các môn khác nhau và đặc biệt là DHTH sẽ tinh giảm kiến thức
thứ ba DHTH tránh được sự lặp lại các nội dung trong các môn học khác nhau. Như vậy, DHTH là một trong các lựa chọn để thực hiện mục tiêu đào tạo con người có năng lực giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, và cũng là con đường để hình thành nhiều năng lực cần thiết khác cho HS.
Xuất phát từ thực tế hiện nay và chương trình Hóa học trung học phổ thông (THPT), kiến thức phần Cacbohiđrat và Polime có nội dung rất phong phú, đa dạng và gắn liền với thực tế. Nó không chỉ giúp HS tìm hiểu những nội dung liên quan đến kiến thức cơ bản mà còn giúp HS giải quyết một số vấn đề trong đời sống. Vì vậy, đề tài “Dạy học chủ đề tích hợp phần Cacbohiđrat và Polime Hóa học 12 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông” mang tính cấp thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, giúp phát triển toàn diện con người.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thiết kế nội dung và dạy thực nghiệm một số chủ đề tích hợp phần Cacbohiđrat và Polime Hoá học lớp 12 ở THPT nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Các chủ đề DHTH ở các bộ môn Khoa hoc Tự nhiên cấp THPT. Năng lực giải quyết vấn đề và phát triển năng lực GQVĐ thông qua dạy học tích hợp phần Cacbohiđrat và Polime hóa học 12 nâng cao THPT
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 
 - Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo, internet, báo, các trang thông tin 
 - Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học hóa học, kiểm tra đánh giá kết quả học môn hóa học nói chung và phát triển năng lực người học.
 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn, ý kiến của các đồng nghiệp, học sinh và các chuyên gia. Thực nghiệm sư phạm 
 Phương pháp thống kê toán học và xử lí kết quả thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học tích hợp.
2.1.1. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015
 * Định hướng chung [11].
 (1) Quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới chương trình, sách giáo khoa nói riêng
 (2) Phát triển phẩm chất, năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp
 (3) Cấu trúc, nội dung chương trình, sách giáo khoa phải đảm bảo chuẩn hóa,
 hiện đại hóa, hội nhập và đảm bảo tính chỉnh thể, linh hoạt, thống nhất, khả thi.
 (4) Đẩy mạnh đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
 (5) Đổi mới đánh giá kết quả giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của người học.
 (6) Quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình đảm bảo linh hoạt phù hợp đối tượng và vùng miền
 * Định hướng phát triển chương trình nhà trường [9, 10]
 	Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI yêu cầu: đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đổi mới chương trình, nội dung, PPDH, KT- ĐG, hình thành năng lực sáng tạo...trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo.
Chương trình bao gồm các loại chương trình quốc gia, chương trình địa phương và chương trình nhà trường.
 - Chương trình nhà trường
 - Phát triển chương trình nhà trường
 - Qui trình phát triển chương trình nhà trường
2.1.2. Tổng quan về dạy học tích hợp
* Khái niệm dạy học tích hợp[1, 5, 6]
Theo Xavier Roegiers: DHTH là quá trình hình thành ở HS những năng lực cụ thể có dự tính trước trong những điều kiện nhất định và cần thiết, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập sau này hoặc hòa nhập vào cuộc sống lao động của HS. Như vậy DHTH là quá trình làm cho học tập trở nên có ý nghĩa.
Theo UNESCO: DHTH các bộ môn khoa học được định nghĩa là "một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau". Định nghĩa này cho rằng DHTH là cách tiếp cận các khái niệm và nguyên lí khoa học chứ không phải là hợp nhất nội dung.
Theo [21] "DHTH là một quan điểm sư phạm, ở đó người học cần huy động (mọi) nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp có vấn đề nhằm phát triển các năng lực và phẩm chất cá nhân".
Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thì DHTH là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.
* Tại sao phải dạy học tích hợp?
- Nhằm phát triển năng lực người học
- Tận dụng vốn kinh nghiệm của người học
- Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức, kĩ năng và PP của các môn học
 - Tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại các nội dung ở các môn học
 * Các nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp
Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu giáo dục hình thành và phát triển năng lực cần thiết cho người học
Nguyên tắc 2: Đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, mang tính thiết thực và có ý nghĩa với người học
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật nhưng vừa sức với học sinh
Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững
Nguyên tắc 5: Tăng tính thực hành, thực tiễn, ứng dụng và quan tâm tới các vấn đề xã hội mang tính địa phương
2.1.3.Năng lực và việc phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh cấp THPT [2, 4]
* Khái niệm năng lực
Theo [2], năng lực được định nghĩa như sau: “Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động”.
* Năng lực giải quyết vấn đề [4, 19]
 Theo [4] năng lực GQVĐ là năng lực phát hiện và làm rõ vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đề xuất và lựa chọn giải pháp giải quyết phù hợp, thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ.
*Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề: 
Bảng 1.1. Những biểu hiện/ tiêu chí của năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học phổ thông
NL thành phần
Biểu hiện/ Tiêu chí
Phát hiện và làm rõ vấn đề
Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, cuộc sống.
Đề xuất, lựa chọn giải pháp
Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; đề xuất và phân tích được một số giải pháp GQVĐ; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
Thực hiện và đánh giá GQVĐ
Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ; suy ngẫm về cách thức và tiến trình GQVĐ để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.
Nhận ra ý tưởng mới
Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.
Hình thành và triển khai ý tưởng mới
Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi do và có dự phòng.
Tư duy độc lập
Đặt được nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề.
* Tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề [4]
- Đánh giá qua quan sát . Đánh giá qua hồ sơ học tập
 - Đánh giá qua bài kiểm tra . Kiểm tra viết hoặc kiểm trắc nghiệm.
*. Quy trình đánh giá [4]
- Chẩn đoán những điểm mạnh, những hạn chế, tồn tại về năng lực PH và GQVĐ của HS 
- Góp phần xây dựng kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch dạy học hiệu quả
- Tham gia vào đánh giá kết quả học hóa học. Theo dõi sự tiến bộ trong học tập 
- Cung cấp thông tin phản hồi về năng lực PH và GQVĐ
 2.1.4. Một số phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học trong dạy học tích hợp
* Một số phương pháp dạy học tích cực: Dạy học dự án, Dạy học Webquest 
* Một số kĩ thuật dạy học tích cực: kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật KWL
2.2. Thực trạng DHTH môn Hóa học ở một số trường THPT Mai Anh Tuấn
2.2.1.Thực trạng năng lực GQVĐ của học sinh:
 Học sinh Việt Nam nói chung và Học sinh tường Mai Anh Tuấn nói riêng có đặc điểm nổi trội chung là: Cần cù, chịu khó, nắm vững lý thuyết và giải các dạng bài tập tương đối tốt. Các em tiếp cận kiến thức chủ yếu qua sách vở và thầy cô cung cấp mà sự chủ động tìm kiếm, sáng tạo chưa thực sự cao. Đặc biệt khả năng phát hiện, kỹ năng phân tích, tìm mâu thuẫn, tư duy và giải quyết các vấn đề có liên quan đến các bối cảnh cụ thể của thực tiễn lại bối rối, không giải quyết được vấn đề hoặc giải quyết vấn đề không trọn vẹn. 
 Nguyên nhân chính của thực trạng trên là do :
* Từ phía học sinh:
 1) Học sinh không có điều kiện để tiếp cận với các tình huống cụ thể thực tiễn.
 2) Mức độ chất lượng đồng đều của học sinh còn thấp.
 3) Học sinh chủ yếu học chuyên sâu cho một số môn học nhằm mục đích thi Đại học nên học sinh thiếu kiến thức chung nhất là kiến thức xã hội dẫn đến việc hạn chế trong giao tiếp và ứng dụng với thực tế 
 * Nguyên nhân từ phía giáo viên và giáo dục Việt Nam
 1) Nhiều GV vẫn quen lối truyền thụ cũ, cách ra bài tập còn mang nặng tính lý thuyết, lắt léo, giả định rắc rối phức tạp, xa rời với thực tiễn nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nên học sinh không có hứng thú học tập.
 2) Tính ứng dụng trong Đào tạo ở Việt Nam chưa cao, chỉ tập trung vào khâu giải bài tập, trả lời câu hỏi mà ít liên hệ với thực tế. 
 3) Giáo dục còn rập khuôn, thiếu sáng tạo và thiếu kỹ năng phân tích, đánh giá. Cách đánh giá còn nặng về hình thức thi cử. Còn học chỉ nhằm mục đích “ Thi gì - học đó”
2.2.2. Mục đích, đối tượng điều tra 
- Tìm hiểu thực trạng về DHTH của trường THPT Mai Anh Tuấn
- Tiến hành điều tra 7 GV giảng dạy hoá học và 216 HS lớp 12 (thu lại được 200 phiếu) tại 2 trường THPT: Mai Anh Tuấn 
2.2.3. Kết quả điều tra [phụ lục 1]
2.3.Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THPT (phần Cacbohiđrat và Polime Hóa học 12 )
2.3.1. Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung để xây dựng các chủ đề DHTH
a. Mục tiêu phần Cacbohiđrat và phần Polime – Hóa học 12 THPT
- Kiến thức: Học sinh trình hiểu được: Khái niệm, phân loại, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, ứng dụng của các hợp chất cacbohiđrat, polime và vật liệu polime.
Học sinh phân tích và giải thích đượcThành phần chính và cách sản xuất của: chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su, keo dán
- Kĩ năng: Quan sát mẫu vật,viết cấu tạo, PTHH ,kĩ năng làm thí nghiệm và bài tập 
- Thái độ: HS hứng thú và say mê học tập, phương pháp tư duy và nghiên cứu Hóa học.Ý thức vận dụng kiến thức liên môn trong việc bảo vệ môi trường 
- Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực GQVĐ và sáng tạo 
- Năng lực thực hành Hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa 
 học vào thực tiễn
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng CNTT&TT
 Chương trình phần Cacbohiđrat và phần Polime được phân bố như sau:
[ 7,8,12,13,14,19,22]
 Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung phần Cacbohiđrat và phần Polime
Phần Cacbohiđrat (10 tiết)
Bài
Tiết
Nội dung
5
7, 8
Glucozơ
6
9, 10
Saccarozơ
7
11
 Tinh bột
8
12
 Xenlulozơ
9
13, 14
Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat
10
15
Bài thực hành 1: Điều chế, tính chất hóa học của este và cacbohiđrat
16
Kiểm tra 1 tiết
Phần Polime và vật liệu polime (6tiết)
Bài
Tiết
Nội dung
16
26, 27
Đại cương về polime
17
28, 29
Vật liệu polime
18
30
Luyện tập: Polime và vật liệu polime
31
Kiểm tra 1 tiết
 Chương trình môn học khác có liên quan đến các chủ đề được thiết kế
Bảng 2.2. Nội dung tích hợp trong chủ để về cacbohiđrat và polime
 MÔN/ LỚP
Chương
BÀI
NỘI DUNG
SINH HỌC
Lớp 10
Phần 2. Chương I
Phần 3. Chương I
Bài 4
Bài 13
Bài 14
Bài 16
Bài 17
- Cacbohiđrat và lipit: Cấu trúc hóa học,chức năng.
- Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Enzim và vai trò của enzim
- Hô hấp tế bào: Khái niệm hô hấp, vai trò của hô hấp
- Khái niệm quang hợp, vai trò của quang hợp
Bài 23
Bài 24
- Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
 - Thực hành men etilic và lactic, Phương trình phản ứng lên men.Ứng dụng làm sữa chua, rượu, muối dưa.
SINH HỌC 
Lớp 11
Phần 1. Chương III
Bài 8
Bài 12,17
Bài 16
Bài 20
- Quang hợp ở thực vật
- Hô hấp ở thực vật, động vật
- Tiêu hóa ở động vật, Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt ...
- Cân bằng nội môi. Chức năng của gan điều hòa điều hòa nồng độ glucozơ trong máu. 
ĐỊA LÍ / Lớp 10
Chương X
Bài 42
Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường
ĐỊA LÍ / Lớp 11
Chương I
Bài 3
Một số vấn đề mang tính toàn cầu
ĐỊA LÍ / Lớp 12
Chương III
Bài 36
- Vấn đề phát triển CN chế biến nông lâm, thủy sản.
- Tài nguyên rừng bị suy giảm ảnh hưởng tới các nghành công nghiệp giấy, đồ dùng xây dựng
GDCD / Lớp 10 Chương II
Bài 15
- Tình hình ô nhiễm môi trường
-Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường
GDCD / Lớp 11 Chương I
Bài 12
- Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
CÔNG NGHỆ
Lớp 10
Chương I
Bài 19
Bài 40
Bài 42,44
- Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo quản thực phẩm.
- Mục đích, ý nghĩa cách bảo quản, chế biến nông, lâm.
- Bảo quản lương thực, thực phẩm.
- Biết cách chế biến lương thực, thực phẩm.
2.3.2. Nguyên tắc và qui trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp [3]
a. Nguyên tắc lựa chọn chủ đề tích hợp 
Nguyên tắc 1: Nội dung chủ đề tích hợp phải phù hợp với mục tiêu DHTH
Nguyên tắc 2: Nội dung chủ đề tích hợp phải chính xác khoa học
Nguyên tắc 3: Nội dung chủ đề tích hợp phải có tính chọn lọc cao
Nguyên tắc 4: Nội dung chủ đề tích hợp phải vừa sức và tạo hứng thú học tập cho người học
 b. Quy trình xây dựng chủ đề DHTH liên môn [3]
Bước 1: Chọn chủ đề
Bước 2: Xác định các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề
Bước 3: Xác định kiến thức các môn học cần thiết để giải quyết vấn đề
Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề
Bước 5: Xây dựng nội dung hoạt động dạy học của chủ đề.
 Bước 6: Lập kế hoạch dạy học chủ đề.
Bước 7: Tổ chức dạy học và đánh giá.
Trên cơ sở rà soát lại phần Cacbohiđrat và Polime môn Hoá học 12 và các môn học khác thuộc cấp THPT, đồng thời áp dụng quy trình xây dựng chủ đề DHTH, đã tiến hành xây dựng ba chủ đề tích hợp sau đây:
Chủ đề "Glucozơ- Nguồn nguyên liệu trực tiếp của cuộc sống”
Chủ đề “Đường đa – Nguồn dinh dưỡng của sự sống” [phụ lục 4]
Chủ đề "Chất dẻo và vấn đề ô nhiễm môi trường"[phụ lục 5]
2.3.3. Thiết kế và dạy học tích hợp chủ đề Glucozơ- Nguồn nguyên liệu trực tiếp của cuộc sống-Chủ đề 1.
2.3.3.1. Sử dụng phương pháp dạy học dự án 
I. Ý tưởng dự án
Mọi quá trình sống của cơ thể đều cần cung cấp nguồn năng lượng để cho cơ thể diễn ra các hoạt động sống. Nguồn năng lượng đó được lấy chủ yếu là từ glucozơ. Glucozơ là nguyên liệu cực kì quạn trọng và thiết yếu cho hoạt động của hệ thần kinh và tổ chức hoạt động của não bộ. Trong máu lượng glucozo không đổi là 0,1 %. Ngoài ra, glucozơ là nguồn nguyên liệu trực tiếp cho các quá trình sản xuất trong đời sống hằng ngày. 
Vậy glucozơ có vai trò quan trọng như thế nào trong cơ thể sống, trong y học ? Quá trình hình thành glucozơ trong tự nhiên và sự chuyển hóa glucozơ trong cơ thể con người như thế nào? Làm thế nào để phòng ngừa các bệnh thừa hoặc thiếu glucozo...? Chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề “Glucozơ - Nguồn nguyên liệu trực tiếp của cuộc sống”
II. Mục tiêu của chủ đề
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được khái niệm, phân loại các hợp chất cacbohiđrat.
- Trình bày được trạng thái tự nhiên của glucozơ, vai trò của glucozơ trong cơ thể sống chính là nguồn nguyên liệu trực tiếp thực hiện quá trình hô hấp, nhu cầu glucozơ trong cơ thể con người.Giải thích được những ảnh hưởng khi cơ thể thiếu hoặc dư thừa lượng glucozơ.Biện pháp phòng tránh 
- HS trình bày được mối liên hệ giữa đặc điểm cấu trúc phân tử, tính chất vật lý, tính chất hóa học của glucozơ.các ứng dụng của glucozơ trong sản xuất.
- Vận dụng : làm rượu vang, làm sữa chua, muối cà, muối dưa, giải quyết các vấn đề trong học tập và trong thực tiễn.
 2. Kĩ năng :
Viết được các phương trình phản ứng, công thức cấu tạo dạng vòng.Tiến hành các thí nghiệm .Tìm kiếm thông tin về ứng dụng của glucozơ trong sản xuất, trong y học
Ứng dụng cũng như cách sử dụng glucozo an toàn hợp lí.Giải được bài tập 
 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh đức tính cẩn thận, chính xác.
 Nhận thức được vai trò glucozơ trong cơ thể và trong đời sống.
 4. Định hướng các năng lực được hình thành
 Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực hợp tác, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trong chủ đề này chúng tôi tập trung hướng tới phát triển năng lực GQVĐ cho HS.
III. Nội dung của chủ đề: Chủ đề gồm 4 nội dung lớn:
(1) Trạng thái tự nhiên, vai trò của glucozơ trong cơ thể sống. 
(2) Nhu cầu glucozơ trong cơ

Tài liệu đính kèm:

  • docday_hoc_chu_de_tich_hop_phan_cacbohidrat_va_polime_hoa_hoc_1.doc