Dạy học chủ đề: cá thể và quần thể sinh vật (Sinh học 12) theo hướng gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh ở địa phương
Trong những năm qua, hoạt động đổi mới hình thức và phương pháp dạy học ở các cấp học, đặc biệt là cấp trung học phổ thông đã được quan tâm tổ chức và thu được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông chưa mang lại hiệu quả cao, kiểu dạy học truyền thụ kiến thức một chiều vẫn là phương pháp chủ yếu được nhiều giáo viên lựa chọn, việc rèn lyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm.
Theo công văn số 3718/BGDĐT-GDTrH, ngày 15 tháng 8 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2017 – 2018 phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của Bộ, các Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tích hợp, phù hợp với thực tế của nhà trường và địa phương nhưng vẫn phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ [5].
Trong năm học 2017 -2018, việc dạy học gắn với thực tiễn sản xuất đang được quan tâm và tiến hành thực hiện ở hầu hết các nhà trường trung học phổ thông trong tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Đối với bản thân tôi, sau khi tham gia đợt tập huấn “Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh và tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương”, tôi ý thức được sâu sắc việc cần thiết phải thay đổi kế hoạch cũng như phương pháp dạy học, nhất là đối với học sinh khối 12, những học sinh chuẩn bị rời ghế nhà trường và rất nhiều em trong đó sẽ tham gia trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian sắp tới. Vì vậy, việc trang bị cho các em các kiến thức gắn với thực tiễn là điều cần thiết và phù hợp.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT (SINH HỌC 12) THEO HƯỚNG GẮN VỚI THỰC TIỄN SẢN XUẤT, KINH DOANH Ở ĐỊA PHƯƠNG Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Sinh học THANH HÓA, NĂM 2018 THANH HOÁ NĂM (Font Times New Roman, cỡ 14, CapsLock) MỤC LỤC Phần 1. Mở đầu 1 1. Lí do chọn đề tài.1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 Phần 2. Nội dung 3 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 3.1. Nội dung chủ đề: Cá thể và quần thể sinh vật 3 3.2. Nội dung chủ đề: Cá thể và quần thể sinh vật gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương 3 3.3. Các hình thức dạy học chủ đề: Cá thể và quần thể sinh vật gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương 4 3.3.1. Dạy học ở trường phổ thông có khai thác và sử dụng thông tin về sản xuất, kinh doanh 4 3.3.2. Dạy học tại cơ sở sản xuất kinh doanh 4 3.3.3. Dạy học thông qua tổ chức tham quan học tập tại cơ sở sản xuất kinh doanh 5 3.3.4. Sử dụng cơ sở sản xuất kinh doanh để tổ chức các hoạt động giáo dục khác 5 3.4. Gợi ý thiết kế tiến trình dạy học chủ đề: Cá thể và quần thể sinh vật theo hướng gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương 5 3.4.1. Hình thức dạy trên lớp 6 3.4.2. Hình thức dạy học trên lớp kết hợp với tại thực địa 14 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 18 Phần 3. Kết luận và kiến nghị 20 3.1. Kết luận 20 3.2. Kiến nghị 20 Tài liệu tham khảo 21 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trong những năm qua, hoạt động đổi mới hình thức và phương pháp dạy học ở các cấp học, đặc biệt là cấp trung học phổ thông đã được quan tâm tổ chức và thu được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông chưa mang lại hiệu quả cao, kiểu dạy học truyền thụ kiến thức một chiều vẫn là phương pháp chủ yếu được nhiều giáo viên lựa chọn, việc rèn lyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Theo công văn số 3718/BGDĐT-GDTrH, ngày 15 tháng 8 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2017 – 2018 phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của Bộ, các Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tích hợp, phù hợp với thực tế của nhà trường và địa phương nhưng vẫn phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ [5]. Trong năm học 2017 -2018, việc dạy học gắn với thực tiễn sản xuất đang được quan tâm và tiến hành thực hiện ở hầu hết các nhà trường trung học phổ thông trong tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Đối với bản thân tôi, sau khi tham gia đợt tập huấn “Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh và tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương”, tôi ý thức được sâu sắc việc cần thiết phải thay đổi kế hoạch cũng như phương pháp dạy học, nhất là đối với học sinh khối 12, những học sinh chuẩn bị rời ghế nhà trường và rất nhiều em trong đó sẽ tham gia trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian sắp tới. Vì vậy, việc trang bị cho các em các kiến thức gắn với thực tiễn là điều cần thiết và phù hợp. Trong chương trình Sinh học12, phần Sinh thái học là phần kiến thức có rất nhiều ý nghĩa gắn với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ nguồn sống của con người, cũng như giáo dục cho các em những hoạt động tích cực, những tác động có ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên nhiên nhiên; từ đó có thái độ và hành động tích cực phù hợp với sự phát triển bền vững của tự nhiên. Nhận thấy ý nghĩa và sự cấp thiết của hoạt động giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh ở địa phương, tôi đã tiến hành đề tài: “Dạy học chủ đề: Cá thể và quần thể sinh vật (Sinh học 12) theo hướng gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh ở địa phương”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng được các hoạt động dạy học chủ đề: Cá thể và quần thể sinh vật thuộc chương trình Sinh học 12 theo hướng gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh ở địa phương. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Quy trình xây dựng các hoạt động dạy học chủ đề: Cá thể và quần thể sinh vật gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh ở địa phương. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dựa trên nền tảng là nghiên cứu sách giáo khoa Sinh học 12 để xây dựng cơ sở lý thuyết từ đó xây dựng các hoạt động dạy học gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh ở địa phương. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Trên cơ sở các hoạt động dạy học đã xây dựng được, thông qua các buổi học, các buổi ôn tập và các bài kiểm tra để đánh giá khả năng tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. - Phương pháp thống kê toán học đề so sánh kết quả nhóm đối chứng và nhóm thí nghiệm. PHẦN 2. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến nội dung kiến thức các môn khoa học đều có thể sử dụng trong quá trình dạy học dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học [5]. Việc dạy học gắn liền với sản xuất, kinh doanh ở địa phương vừa giúp học sinh tìm hiểu về các ngành nghề trong xã hội nói chung và ở địa phương nói riêng, đồng thời có những định hướng nhất định trong việc lựa chọn nghề nghiệp sau này, nhất là các học sinh 12, những đối tượng đang rất cần sự định hướng sau khi rời ghế nhà trường trung học phổ thông. Những buổi trải nghiệm trên đồng ruộng đối với học sinh thuộc các vùng sản xuất lúa, trên đồi chè, vườn cà phê không những mang lại những kiến thức khoa học nhất định và còn gieo vào lòng học sinh tình yêu đối với quê hương nơi mình đang sinh sống [7]. Đối với mỗi học sinh mỗi ngày đến trường đã thực sự là một ngày vui vì học sinh không những được học kiến thức mà còn được tham gia trực tiếp vào quá trình lao động, sáng tạo và trải nghiệm thực tế đồng thời giúp học sinh tích lũy thêm nhiều kỹ năng, kiến thức bổ ích từ thực tế, góp phần tạo môi trường học tập, thực hành thuận lợi, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện [6]. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, khi giảng dạy chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật thuộc phần 7: Sinh thái học, giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết trình và giải thích hoặc tham vấn học sinh, học sinh chủ yếu sử dụng sách giáo khoa để trả lời câu hỏi, do đó giáo viên phải làm việc nhiều nhưng học sinh thụ động trong tiếp nhận tri thức nên khó hiểu rõ bản chất, khó phân biệt các khái niệm, quá trình và khó nhớ kiến thức, vì vậy khả năng vận dụng cũng bị hạn chế. 3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3.1. Nội dung chủ đề: Cá thể và quần thể sinh vật [1,2,3,4] Chủ đề: Cá thể và quần thể sinh vật được thực hiện trong 5 tiết, cụ thể nội dung như sau: - Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái. - Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. - Bài 37,38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật - Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể 3.2. Nội dung chủ đề “Cá thể và quần thể sinh vật” gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa phương [1,2,3,4]: được thể hiện thông qua bảng sau: Nội dung Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh 1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái - Cánh đồng lúa, bãi mía, bãi ngô, bãi dâu - Đồi ngô, rừng bạch đàn, rừng lim hoặc bãi cỏ, đồi sim, mua - Ao, hồ, sông, suối, vũng nước, vùng nuôi trồng thủy hải sản. - Các trang trại chăn nuôi gà, lợn, bò sữa, vườn ong - Các loài gia súc như chó, mèo - Các khu rừng nhiệt đới, vườn quốc gia, các danh lam thắng cảnh 2. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể - Ruộng lúa, bãi mía, dâu, ruộng ngô, luống rau, vườn hoa, vườn chuối - Đàn gà, trâu, bò, tổ kiến, tổ mối, đàn ong - Ao bèo, ao cá, đám lau sậy, đám cỏ dại 3.3. Các hình thức dạy học chủ đề: Cá thể và quần thể sinh vật gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh ở địa phương [5] 3.3.1. Dạy học ở trường phổ thông có khai thác và sử dụng thông tin về sản xuất kinh doanh. Hình thức này được thực hiện hoàn toàn trên lớp học ở nhà trường. Mục đích chính của hình thức dạy học này là sưu tầm, thu thập các tư liệu, số liệu, sự phát triển của các mô hình sản xuất, kinh doanh ở địa phương. Giáo viên có thể thực hiện hoặc hướng dẫn học sinh thực hiện theo cá nhân hoặc theo nhóm để báo cáo kết quả trên lớp. Khi tổ chức hoạt động học tập trên lớp, học sinh nêu ý kiến, thảo luận những vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Do thời gian trên lớp có giới hạn nên giáo viên phải giao nhiệm vụ từ tiết học trước để học sinh chuẩn bị trước các nội dung ở nhà. 3.3.2. Dạy học tại cơ sở sản xuất kinh doanh (còn gọi là dạy học tại thực địa) Tùy theo mục tiêu và nội dung bài học, cơ sở sản xuất kinh doanh có thể là cánh đồng, ruộng rau, vườn hoa, đồi chè, đồi bạch đàn, rừng nhiệt đới, khu nuôi trồng thủy sản, vườn ong, trang trại lợn, bò gà, đồng cỏ Kết quả thu được sau khi thực địa tại các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể là kiến thức mới của bài học, có thể là kỹ năng, năng lực được hình thành và rèn luyện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các kiến thức và kỹ năng để giải quyết tình huống, vấn đề trong thực tiễn. Khi tham gia thực địa, dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên và đại diện cơ sở sản xuất kinh doanh, học sinh được trực tiếp tiếp xúc với các hiện vật, đối tượng lao động, con người và các hoạt động thực tế diễn ra tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, thậm chí có thể tham gia trực tiếp vào một số hoạt động thực tiễn khác nhau tại cơ sở sản xuất kinh doanh với tư cách là chủ thể lao động. Khi giáo viên sử dụng hình thức học tập này cần tiến hành các bước tuần tự như sau: - Bước 1: Chuẩn bị + Lập danh mục các cơ sở sản xuất kinh doanh có tại địa phương có thể đưa học sinh đến học tập. + Lựa chọn nội dung cần thiết có thể dạy tại cơ sở sản xuất kinh doanh. + Khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh. - Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện và thiết kế bài học - Bước 3: Triển khai tổ chức cho học sinh học tập tại cơ sở sản xuất kinh doanh và tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm để tiến hành bài học tiếp theo đạt hiệu quả tốt hơn. 3.3.3. Dạy học thông qua tổ chức tham quan học tập tại cơ sở sản xuất kinh doanh: có 4 nội dung - Công tác chuẩn bị: cần căn cứ chương trình, giáo viên có kế hoạch ngay từ đầu năm học, khi sắp đến ngày tiến hành cần liên hệ với cơ sở sản xuất kinh doanh để trao đổi và chuẩn bị. - Trước khi đưa học sinh đi tham quan, giáo viên phổ biến cho học sinh mục tiêu, nội dung tham quan, các quy định, nội quy và kết quả cần đạt được. - Trong quá trình tham quan cần làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến bài học. - Sau buổi tham quan, giáo viên tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả. 3.3.4. Sử dụng cơ sở sản xuất kinh doanh để tổ chức các hoạt động giáo dục khác * Khai thác và sử dụng tư liệu về sản xuất kinh doanh để tổ chức triển lãm, xây dựng các chuyên đề học tập. Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên thường giao cho học sinh hoặc nhóm học sinh thực hiện các nhiệm vụ ngoài giờ học trên lớp. Sau đó tổ chức triển lãm hoặc báo cáo kết quả hoạt động của học sinh vào buổi học trên lớp. Phương pháp này thường được áp dụng vì tính khả thi rất cao. * Tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật Giáo viên đưa ra những vấn đề thục tiễn ở địa phương mà học sinh có thể tìm hiểu và thực hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài giờ lên lớp. Phương pháp này có yêu cầu cao nên cần chọn những học sinh yêu thích, đam mê nghiên cứu khoa học đề thực hiện. * Giáo dục hướng nghiệp về ngành nghề sản xuất kinh doanh ở địa phương Giáo viên cần lựa chọn các nội dung dạy học có thể thực hiện ở lớp hoặc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương để tiến hành hướng nghiệp. 3.4. Gợi ý thiết kế tiến trình dạy học chủ đề: Cá thể và quần thể sinh vật theo hướng gắn với hoạt động sản xuât kinh doanh ở địa phương Tùy theo mục tiêu, nội dung, điều kiện dạy học và hình thức tổ chức dạy học mà tiến trình dạy học có thể khác nhau, có thể sử dụng 1 hoặc cả 5 dạng hoạt động gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương và sử dụng hình thức học tập hợp lý. Sau đây là 2 hình thức học tập thường được áp dụng phổ biến nhất: 3.4.1. Hình thức dạy trên lớp Cả 5 tiết của chủ đề này đều thực hiện tại lớp học. Tuy nhiên để đảm bảo nội dung chủ đề và hiệu quả hoạt động dạy – học nên quy đổi để có thể thực hiện thời gian 5 tiết trong cùng 1 buổi học. a. Hoạt động 1: Khởi động * Mục đích: giúp học sinh huy động kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm bản thân về các vấn đề liên quan đến nội dung bài học. * Nội dung: tìm hiểu các kiến thức liên quan đến môi trường sống, các nhân tố sinh thái, quần thể, các đặc trưng cơ bản của quần thể, các mối quan hệ của các cá thể trong quần thể và sự biến động số lượng cá thể của quần thể. * Kỹ thuật tổ chức hoạt động: - Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tập tranh, ảnh, các bài hát, bài thơ về môi trường sống của các sinh vật, ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến đời sống sinh vật, mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật cùng loài (hoạt động này đã được giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh vào tiết học trước để chuẩn bị). - Giáo viên yêu cầu các nhóm mang ảnh, các đoạn thơ, đoạn bài hát đã sưu tầm triển lãm trên khu vực bục giảng. Nhóm nào sưu tập được nhiều hơn là nhóm chiến thắng phần 1. Kết luận hoạt động 1: Các sinh vật sống trong môi trường sống của chúng có tác động qua lại với nhau và tác động tới môi trường sống. Vậy sinh vật sống trong những môi trường nào, sinh vật chịu tác động như thế nào của các nhân tố sinh thái và có mối quan hệ như thế nào với nhau. Chúng ta sẽ làm rõ trong chủ đề: “Cá thể và quần thế sinh vật”. b. Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức * Mục đích: giúp học sinh nghiên cứu, lĩnh hội nội dung kiến thức của bài học. * Nội dung: các kiến thức về môi trường sống, các nhân tố sinh thái, quần thể, các đặc trưng cơ bản của quần thể, các mối quan hệ của các cá thể trong quần thể và sự biến động số lượng cá thể của quần thể. * Kỹ thuật tổ chức hoạt động: Nội dung 1: Môi trường và các nhân tố sinh thái Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tự nghiên cứu lý thuyết về các loại môi trường sống của sinh vật, các nhân tố sinh thái, ổ sinh thái, trang 150, 151, 152, 153 sách giáo khoa Sinh học 12. (Học sinh đã thực hiện ở nhà) - Sử dụng tranh, ảnh, câu hát, câu thơ đã triển lãm ở phần hoạt động 1 và giáo viên bổ sung thêm một số hình ảnh, ví dụ thực tế để hoàn thiện các kiến thức. - Học sinh hoạt động nhóm (chia 2 nhóm như hoạt động 1) để trả lời các câu hỏi: + Môi trường sống của sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường sống? + Thế nào là nhân tố sinh thái? Phân loại các nhân tố sinh thái? + Giới hạn sinh thái là gì? Thế nào là ổ sinh thái? - Giáo viên cung cấp một số hình ảnh: Hình 1.1: Các loại môi trường sống Hình 1.2: Môi trường trên cạn và môi trường dưới nước Hình 1.3: Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật Hình 1.4: Ổ sinh thái của các loài - Dựa vào kết quả nghiên cứu của học sinh và kết quả của học sinh giáo viên chốt kiến thức: 1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái - Khái niệm môi trường sống: bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật. - Phân loại môi trường sống: môi trường trên cạn, môi trường đất, môi trường nước, môi trường sinh vật. - Khái niệm nhân tố sinh thái: là tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống sinh vật. - Phân loại nhân tố sinh thái: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh. 2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái - Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà tại đó sinh vật có thể tồn tại và phái triển. + Khoảng thuận lợi: là khoảng các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, tại đó sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. + Khoảng chống chịu: là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật. - Ổ sinh thái: là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển. Nội dung 2: Quần thể sinh vật Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tự nghiên cứu lý thuyết về khái niệm quần thể, mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, đặc trưng cơ bản của quần thể và sự biến động số lượng cá thể trong quần thể, trang 156 đến 174 sách giáo khoa Sinh học 12. (Học sinh đã thực hiện ở nhà) - Sử dụng tranh, ảnh, câu hát, câu thơ đã triển lãm ở phần hoạt động 1 và giáo viên bổ sung thêm một số hình ảnh, ví dụ thực tế để hoàn thiện các kiến thức. - Học sinh hoạt động nhóm (chia 2 nhóm như hoạt động 1) để trả lời các câu hỏi: + Khái niệm quần thể sinh vật? Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể? + Đặc trưng cơ bản của quần thể là gì? + Sự biến động số lượng cá thể của quần thể theo những dạng nào? Phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Giáo viên cung cấp thêm một số hình ảnh chụp tại địa phương: Hình 1.5: Một số quần thể Hình 1.6: Các cá thể hỗ trợ và cạnh tranh với nhau Hình 1.7: Phân bố đều và phân bố theo nhóm - Dựa vào kết quả nghiên cứu của học sinh và kết quả của học sinh giáo viên chốt kiến thức: 3. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể - Quần thể sinh vật: là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. - Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: + Quan hệ hỗ trợ: Các cá thể hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm thức ăn, chống lại kẻ thù và sinh sản. Sự hỗ trợ cùng loài tạo nên hiệu quả nhóm, giúp sinh vật khai thác tối ưu nguồn sống và làm tăng khả năng sống sót, sinh sản của cá thể. + Quan hệ cạnh tranh: xuất hiện khi mật độ quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống suy giảm hoặc cạnh tranh đực cái. Sự cạnh tranh giúp số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức ổn định. 4. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật - Tỷ lệ giới tính: là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỷ lệ giới tính thườn xấp xỉ 1 : 1. Tỷ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản trong điều kiện môi trường thay đổi. - Nhóm tuổi: mỗi quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng nhưng luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. Dựa vào tỷ lệ nhóm tuổi, người ta xây dựng tháp tuổi, khi nghiên cứu tháp tuổi có thể dự đoán sự phát triển của quần thể và có kế hoạch bảo vệ, khai thác tài nguyên hợp lý hơn. - Sự phân bố cá thể của quần thể: có 3 kiểu phân bố + Phân bố đều: gặp khi điều kiện sống đồng nhất, các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt, ít gặp trong tự nhiên. + Phân bố ngẫu nhiên: gặp khi môi trường sống đồng nhất, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt. + Phân bố theo nhóm: là kiểu phân bố phổ biến nhất, gặp khi điều kiện sống không đồng nhất, các cá thể tụ họp tại nơi có điều kiện sống tốt nhất. - Mật độ cá thể của quần thể: là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích. Mật độ cá thể không ổn định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy vào điều kiện của môi trường, mật độ cá thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể vì có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. - Kích thước của quần thể: là số lượng cá thể (hoặc số lượng hoặc năng lượng tích lũy được) phân bố trong khoảng không gian của quần thể. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể có thể duy trì và ph
Tài liệu đính kèm:
- day_hoc_chu_de_ca_the_va_quan_the_sinh_vat_sinh_hoc_12_theo.docx