Đánh thức tình yêu và trách nhiệm của học sinh trung học phổ thông trong việc sử dụng Tiếng Việt
Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất, nó không chỉ giúp con người truyền đạt thông tin mà còn bộc lộ cảm xúc. Sách giáo khoa Ngữ văn 12 có đề cập đến tầm quan trọng của ngôn ngữ: Là công cụ giao tiếp, là phương tiện giúp con người diễn đạt chính xác những xúc cảm và tư tưởng của mình. Là phương tiện để con người tạo nên những tác phẩm khoa học và văn học bất hủ. V.I.Lênin khẳng định: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Do đó ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày.”. Nhờ có ngôn ngữ chúng ta mới có thể chuyển ý thành lời, truyền tải những suy nghĩ xúc cảm đến người khác một cách tốt nhất.
Trong đó, tiếng Việt được các nhà ngôn ngữ học khẳng định là một trong những ngôn ngữ có sức sống nhất trên thế giới. Trải qua mọi thăng trầm, biến động của lịch sử, ngôn ngữ Việt chẳng những không mất đi, không bị nghèo nàn, biến dạng mà càng phong phú sinh động vì biết chọn lọc, hòa đồng một cách hợp lí mọi ngôn ngữ ngoại lai khi du nhập vào đất nước ta. Qua quá trình đó, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chung, ngôn ngữ phổ thông, ngôn ngữ giáo dục của quốc gia Việt Nam đa dân tộc. Tiếng Việt giữ chức năng đối nội đối ngoại, chức năng là phương tiện giao tiếp, tư duy, là phương tiện sáng tạo, cố định văn hóa thành văn của Việt Nam.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÁNH THỨC TÌNH YÊU VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT Người thực hiện: Lê Thị Thanh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Như Thanh SKKN thuộc môn: Ngữ văn NHƯ THANH, NĂM 2017 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Tầm quan trọng của ngôn ngữ trong đời sống của con người Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất, nó không chỉ giúp con người truyền đạt thông tin mà còn bộc lộ cảm xúc. Sách giáo khoa Ngữ văn 12 có đề cập đến tầm quan trọng của ngôn ngữ: Là công cụ giao tiếp, là phương tiện giúp con người diễn đạt chính xác những xúc cảm và tư tưởng của mình. Là phương tiện để con người tạo nên những tác phẩm khoa học và văn học bất hủ. V.I.Lênin khẳng định: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Do đó ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày...”. Nhờ có ngôn ngữ chúng ta mới có thể chuyển ý thành lời, truyền tải những suy nghĩ xúc cảm đến người khác một cách tốt nhất. Trong đó, tiếng Việt được các nhà ngôn ngữ học khẳng định là một trong những ngôn ngữ có sức sống nhất trên thế giới. Trải qua mọi thăng trầm, biến động của lịch sử, ngôn ngữ Việt chẳng những không mất đi, không bị nghèo nàn, biến dạng mà càng phong phú sinh động vì biết chọn lọc, hòa đồng một cách hợp lí mọi ngôn ngữ ngoại lai khi du nhập vào đất nước ta. Qua quá trình đó, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chung, ngôn ngữ phổ thông, ngôn ngữ giáo dục của quốc gia Việt Nam đa dân tộc. Tiếng Việt giữ chức năng đối nội đối ngoại, chức năng là phương tiện giao tiếp, tư duy, là phương tiện sáng tạo, cố định văn hóa thành văn của Việt Nam. Tầm quan trọng của việc dạy học tiếng Việt trong nhà trường THPT Tiếng Việt là một trong ba phân môn giữ vị trí quan trọng nhất định trong bộ môn Ngữ văn nói riêng và trong các môn học cơ bản nói chung của chương trình phổ thông. Chương trình Ngữ văn hiện nay được biên soạn theo hướng tích hợp, tiếng Việt cùng với Văn và Làm văn hướng tới việc hình thành và nâng cao kiến thức sử dụng ngôn ngữ cho người học. Tiếng Việt không bó hẹp trong phạm vi hệ thống cấu trúc mà ngày càng hướng tới tính ứng dụng thực hành đúng như ngôn ngữ trong đời sống của nó. Nếu như văn học cần đến quá trình cảm thụ của học sinh, làm văn là cách thức để học sinh thể hiện những cảm xúc của mình trước một tác phẩm văn học thì tiếng Việt sẽ là phương tiện giúp các em thể hiện chính xác, sâu sắc và trong sáng nhất cho tình cảm của mình trong quá trình cảm thụ văn học. Với tầm quan trọng của phân môn tiếng Việt trong bộ môn Ngữ văn, năm học 2016 - 2017 là năm Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thay đổi hình thức ra đề môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Đề thi tập trung đánh giá hai kĩ năng quan trọng: Đọc hiểu văn bản và viết văn bản.Trong đó phần đọc hiểu văn bản hướng tới kiểm tra nhận thức và năng lực của học sinh về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản. Dạy tiếng Việt trong nhà trường THPT còn là cách giúp học sinh biết sử dụng vốn ngôn từ, cú pháp hợp lí trong hoạt động giao tiếp khi hòa nhập vào xã hội. Hơn nữa giúp các em hiểu hơn về vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam qua tiếng mẹ đẻ. Thấy được ý thức của cha ông về việc gìn giữ tiếng nói dân tộc mình trước những biến động của lịch sử. Từ đó hình thành cho các em tình yêu tiếng Việt, một trong những biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước. Dạy tiếng Việt trong nhà trường THPT còn là cách giáo dục cho các em thấy được sức mạnh của tiếng mẹ đẻ như một chìa khóa vạn năng giúp chúng ta trước những khó khăn thử thách. Nhà báo Nguyễn An Ninh có bài viết: “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”. Nhà văn Pháp Anphôngxơ Đôđê trong tác phẩm “Buổi học cuối cùng” có ý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Vì vậy tôi đã vận dụng từ thực tế sử dụng tiếng Việt vào trong những tiết dạy của bộ môn Ngữ văn với mong muốn ngôn ngữ tiếng Việt trở về với đời sống sẽ trong sáng như bản chất vốn có qua đề tài: “Đánh thức tình yêu và trách nhiệm của HS THPT trong việc sử dụng Tiếng Việt”. 2. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu Nhiệm vụ - Nhằm nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh trong việc giữ gìn trong sáng của tiếng Việt. - Vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức về ngôn ngữ trong giao tiếp và cảm thụ các tác phẩm văn học. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan. - Phương pháp tổng hợp kiến thức tư liệu. - Phương pháp trao đổi kinh nghiệm, học hỏi các đồng nghiệp. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm và những tác động từ học sinh. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu và vận dụng các tri thức về ngôn ngữ có liên quan đến bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là tiết học “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” được trích học trong chương trình Ngữ văn lớp 12 nhằm tác động vào nhận thức của học sinh Trung học phổ thông. Cụ thể là đối tượng học sinh lớp 12A6 và 12A10 trường THPT Như Thanh, năm học 2016 - 2017. 4. Điểm mới của đề tài Đề tài mà tôi nghiên cứu và trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp là một đề tài có thể giúp cho học sinh nhận thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp để sự dụng một cách có hiệu quả trong đời sống hàng ngày. Việc vận dụng các tri thức ngôn ngữ và thực tế sử dụng ngôn ngữ ngoài đời sống cùng với các hướng dẫn của sách giáo viên vừa giúp giáo viên thiết kế tốt tiết học, đưa ngôn ngữ tiếng Việt về đúng bản chất trong sáng vốn có của nó. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Tiếng Việt được phát triển trong sự trong sáng của nó là một quan điểm đúng đắn. Từ xưa vua Trần Nhuệ Tông xuống chiếu cho quân dân không được bắt chước tiếng nói dân tộc khác. Nguyễn Trãi lại nhấn mạnh: Người nước ta không được bắt chước ngôn ngữ để làm loạn ngôn ngữ nước nhà. Hồ Chủ tịch đề cao ý thức: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Trước hiện trạng sử dụng tiếng Việt của học sinh ngày nay,ý thức được tầm quan trọng của tiếng Việt tôi đã vận dụng một số phương pháp tạo hứng thú cho cho học sinh trong giờ dạy bộ môn Ngữ văn và bài “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt’’ nhằm đánh thức tình yêu tiếng Việt và bồi dưỡng nhận thức đúng đắn cho học sinh trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát động phong trào "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" (1966-2016), sáng 5/11/2016 Hội Ngôn ngữ học Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt". Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến dự và phát biểu tại hội thảo. Trong phát biểu của mình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu thực tế ngoài xã hội, trên diễn đàn, trong các tài liệu báo cáo, các ấn phẩm thông tin đại chúng, kể cả trong sách giáo khoa, có ngày càng nhiều những biểu hiện thiếu chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt, quá dễ dãi trong phát triển và làm mới tiếng Việt. “Có thể rất dễ thấy hiện tượng lạm dụng sử dụng ngôn từ và cách nói từ tiếng nước ngoài. Điều đáng báo động là không có nhiều, không có đủ những phân tích, phê phán và nhắc nhở về những biểu hiện đó”, Phó Thủ tướng nhận xét, nhắc lại tư tưởng rất sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách nói, cách viết tiếng Việt sao cho ngắn gọn, trong sáng, giản dị, dễ hiểu đi đôi với phát triển, làm mới, làm giàu tiếng Việt một cách chọn lọc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: “Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói rất rõ ràng về trong và sáng trong tiếng Việt. Tôi luôn nhớ yêu cầu là phải trong trẻo, không có tạp chất, phải trung thành, sáng tỏ được ý muốn viết, muốn nói. Đấy chính là yêu cầu nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho toàn xã hội, đặc biệt là ngành giáo dục với trọng trách nêu cao tinh thần trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt ở thế hệ trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn Hiện trạng sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay Hiện nay một bộ phận thanh niên học sinh đang làm cho tiếng Việt bị “biến dạng”, vì chạy theo sự sành điệu của ngôn ngữ mà họ không chú ý đến họ nói gì, người nghe có thái độ như thế nào trước ngôn ngữ giao tiếp của họ. Chúng ta có thể bắt gặp những nhóm học sinh trên sân trường, trên đường phố, ở công viên hay chính trong gia đình của họ với những ngôn ngữ “Hiểu được thì chết liền”. Không chỉ trong giao tiếp hàng ngày, ngay cả trong các văn bản, các bài làm văn. Đặc biệt các trang mạng xã hội như Facebook, ở trang mạng xã hội này hiện tượng sử dụng tiếng Việt ở một bộ phận học sinh bị mất kiểm soát, có tính a dua theo thời đại, ít nghĩ đến đối tượng mình giao tiếp có cả bố mẹ, thầy cô và người lớn tuổi. Các em nói tục chửi thề, viết tắt, kí hiệu, sử dụng những thuật ngữ của lứa tuổi mình mà không nghĩ đến thái độ tâm trạng của những người đọc những dòng chia sẻ của các em. Tôi đã không ít lần xấu hổ và lúng túng khi đọc những dòng chia sẻ đó trên trang Facebook. Trước những vấn đề trên, là giáo viên dạy môn Ngữ văn, tôi luôn có ý thức giáo dục học sinh tình yêu tiếng Việt qua các tiết học Ngữ văn, đặc biệt trong phân môn tiếng Việt ở tiết dạy “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” (SGK Ngữ văn 12 Cơ bản NXB Giáo dục). Với việc ứng dụng một số phương pháp để tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” nhằm đánh thức tình yêu tiếng Việt cho học sinh trước thực trạng sử dụng tiếng Việt hiện nay. Tiết dạy“Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” có tính thực hành cao, - Trường THPT Như Thanh là một trường miền núi, với sự phân hóa không đồng đều về điều kiện kinh tế và trình độ văn hóa. Trường có rất nhiều con em dân tộc thiểu số theo học, các em còn nặng về giao tiếp bằng ngôn ngữ của dân tộc mình khi về thôn bản, gia đình, khi gặp nhau nên còn nhiều hạn chế trong phát âm và trong chính tả. Bên cạnh đó trên địa bàn thị trấn học sinh sớm tiếp cận với công nghệ thông tin, ngôn ngữ ngoại lai nên các em đã “chế biến” ngôn ngữ một cách tuỳ tiện. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Phương pháp 1: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng 1.2 Trực quan *Trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày của HS: GV chỉ ra cho HS thấy sự biến dạng của tiếng Việt hiện nay trong chính cách sử dụng ngôn ngữ của các em - Lạm dụng tiếng nước ngoài trong giao tiếp như: Buy ông, buy bà (Tạm biệt ông, bà), OK (Đồng ý) - “Chế biến” tiếng Việt bằng cách kết hợp từ: Ảo tung chảo (chuyện ảo), Buồn như con chuồn chuồn (Buồn), tự nhiên như cô tiên (Tự nhiên) - Sử dụng danh từ riêng chỉ tên người, tên quốc gia để diễn tả trạng thái, hoạt động như: Tòng Thị Phóng (Giải tán), Cao Bằng (Bằng nhau) Campuchia (Chia đều), (Phí) Phạm Văn Đồng (Lãng phí) - Hiện tượng biến đổi ngữ âm: Thay đổi hình thức phụ âm đầu, phụ âm cuối và vần trong tiếng như: Pạn pè (Bạn bè), Hem thik (Không thích), Pùn (Buồn) - Hiện tượng nói tục, chửi thề, nói trống không ngày càng phổ biến trong giới trẻ. - Những bài văn của học sinh sai chính tả, sai từ ngữ, sai cú pháp, sai phong cách ngày càng phổ biến. Hệ quả - Sử dụng dài liên tục, không có sự kiểm soát sẽ hình thành một thói quen xấu trong giao tiếp tiếng Việt. - Sự biến thái của tiếng Việt trong bộ phận thanh niên học sinh ngày nay nếu không được sửa đổi sẽ làm cho tiếng mẹ đẻ bị nghèo nàn và đánh mất vẻ đẹp trong sáng vốn có của nó. - Ngôn ngữ trong giao tiếp được ví như tấm gương phản chiếu tâm hồn, nếu không có ý thức sử dụng tiếng Việt trong sáng thì giống như một tâm hồn đang bị bệnh tật - Phát âm, chữ viết do thói quen sử dụng phương ngữ Thanh Hoá như: Sữa xe đạp, chửa xe máy, con cò trên ruộng cánh vân vân (Phát âm của một số học sinh dân tộc Mường, nhầm lẫn giữa âm ph và v). Là do thói quen sử dụng chính tả từ cấp tiểu học: Bầu chời mùa thu chong sanh. - Cách dùng từ: + Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa: Cuốc/quốc; dì/gì... + Gần âm khác nghĩa: Phong phanh/phong thanh; Bàng quan/bàng quang. + Từ gần nghĩa khác âm: Trang trí, trang điểm - Về đặt câu: Sử dụng câu tối nghĩa do: + Nhầm lẫn thành phần phụ chú là thành phần cấu trúc câu: VD: Xuân Diệu nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới. Lấy ví dụ từ những câu chuyện cười về cách sử dụng ngôn ngữ của người Việt; những biển quảng cáo mà học sinh có thể gặp trong đời sống hàng ngày, từ những status mà các em chia sẻ trên Facebook của mình. VD: Câu truyện cười “Răng ông đâm vô mông tôi” (Do sử dụng phương ngữ “Răng - Sao” dẫn đến hiểu sai câu nói: Răng - Cái răng, hàm răng). => Từ đó khắc sâu cho học sinh về tác hại của việc sử dụng từ ngữ, cú pháp, chính tả. *Trên các phương tiện truyền thông, xã hội: Biển quảng cáo, pano áp phich do sử dụng thiếu trợ từ hoăc ngắt dòng không hợp lý người đọc hiểu sai như: VD1: Biển quảng cáo của một quán“Cháo lòng có xăng” (quán cháo lòng, có bán xăng); VD2: Biển quảng cáo: Cồn săn chuột cồn thơm móng trâu (không sử dụng các dấu câu dẫn đến người đọc hiểu sai thông tin); VD3: Panô tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình: Mỗi gia đình có hai con vợ chồng hạnh phúc (Từ cách hiểu ban đầu: mỗi gia đình có hai con, vợ chồng hạnh phúc với cách trình bày trên dẫn đến hiểu sai nghĩa của câu tuyên truyền: mỗi gia đình có hai bà vợ, người chồng hạnh phúc)... + Câu khó hiểu do trật tự, các thành phần câu sắp xếp không hợp lí, hoặc do thiếu trợ từ trong câu. VD: Nghiền bột trẻ em; Bọn trẻ đánh con rắn chết; Cô gái bắt tên cướp chịu án tử hình... + Sự trùng lặp từ trong câu khi sử dụng đồng thời sử dụng từ Hán Việt và những từ đã được Việt hóa. VD: Đồng hành cùng Sao Mai điểm hẹn; - Dùng sai văn phong: + Sử dụng ngôn ngữ nói trong văn bản viết. VD: Khi viết về quãng đời lưu lạc của Nguyễn Du, có học sinh đã viết: Nguyễn Du lang thang ở quê vợ Thái Bình, rồi lại tạt về Hà Tĩnh + Sử dụng ngôn ngữ nói trong văn bản nghệ thuật như: “Hãy bóp cổ những nương cằn bãi cọc Bắt nhả ra hàng triệu tấn lương vàng” 1.2. Tư duy nhận thức - Từ những điều nghe và thấy trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày và trên các phương tiện truyền thông xã hội, GV giúp HS nhận thức được đúng sai trong việc sử dụng Tiếng Việt, khắc sâu cho các em hiểu về tác hại của việc sử dụng sai về từ ngữ, cú pháp, chính tả. Từ đó các em có ý thức sửa sai, ý thức hơn về việc nói và viết trong cuộc sống và học tập. Các em sẽ ý thức được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc sử dụng ngôn từ. 2. Phương pháp 2: Tích hợp liên môn + Môn Ngữ văn : Giúp học sinh nhận thức được: Sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở một số phương diện cơ bản và là yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt. - Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. - Ý kiến của Thủ tưởng Phạm Văn Đồng: “Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp”. - Giới thiệu bài thơ “Tiếng Việt” của nhà thơ Lưu Quang Vũ, với tình cảm gần gũi thân thiết của nhà thơ về tiếng mẹ đẻ: “ Ôi Tiếng Viêt suốt đời tôi mắc nợ Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá Tiếng Việt ơi Tiếng Việt ân tình”. - Khuyến khích học sinh đi tìm sưu tầm những quan niệm, những tác phẩm văn học viết về tầm quan trọng của tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt. Bằng phương pháp tích hợp kiến thức các phân môn Ngữ văn, tôi lấy các đoạn văn, bài văn của chính các em trong các bài viết để chỉ ra những hạn chế từ đó sửa sai. VD: Học sinh khi trình bày cảm thụ về trạng thái của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh), có đoạn viết: “Nỗi nhớ như một thứ sắc bén đâm sâu vào trái tim của nhân vật làm thành nỗi đau, nỗi nhớ da diết mà không thể thốt thành lời cũng không diễn tả được bằng lời nói. nó làm nhân vật không ngủ được” Giới thiệu cho học sinh về ý thức sáng tạo ngôn từ tiếng Việt của các nhà văn để làm giàu cho kho từ vựng tiếng Việt như Nguyễn Trãi qua tập thơ “Quốc âm thi tập”, cụ thể với bài thơ “Cảnh ngày hè” mà các em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 10; cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du qua “Truyện Kiều”; Ý thức sáng tạo ngôn từ của Nguyễn Tuân với những từ ngữ như: “Khổ hạnh”; “Sứ điệp”; “Méo bệch”. Từ đó các em phân biệt được sự khác nhau giữa việc sáng tạo ngôn ngữ tiếng Việt với việc “chế biến” ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay. Như vậy, những sự chuyển đổi, sáng tạo trong việc sử dụng tiếng Việt vẫn đảm bảo sự trong sáng khi chúng được thực hiện theo quy tắc chung của tiếng Việt. + Môn Ngoại ngữ Hs nhận thức được sự giống và khác nhau giữa đặc điểm của các loại ngôn ngữ trên thế giới. từ đó có sự so sánh tương đồng và khác biệt; có ý thức tự tôn dân tộc trong quá trình sử dụng tiếng mẹ đẻ. + Môn Lịch sử Hiểu được nguồn gốc của tiếng Việt và quá trình lưu truyền và phát triển của nó trong lịch sử. + Môn Địa lý Thông qua bản đồ địa lý - lịch sử sẽ tái hiện lại một cách cụ thể, sinh động về hệ ngôn ngữ và đặc trưng ngôn ngữ ở địa phương, vùng miền. + Môn Giáo dục công dân Qua chuyên đề này giúp học sinh có thái độ biết trân trọng những giá trị của tiếng Việt, hình thành niềm tin, thái độ sử dụng tiếng Việt một cách có trách nhiệm hơn với tư cách là công dân Việt Nam trong thời đại mới. + Môn Điện ảnh Giáo viên lựa chọn những trích đoạn tác phẩm điện ảnh, phim tư liệu tiêu biểu về lời thoại chuẩn mực về ngôn ngữ tiếng Việt, đấy sẽ là nguồn minh chứng sinh động cho học sinh trong quá trình thực hiện nội dung bài học này để làm tăng tính thuyết phục. + Môn Âm nhạc Giáo viên trích dẫn link một số ca khúc ca ngợi về vẻ đẹp và tình yêu tiếng Việt của các nhạc sĩ nổi tiếng cho Hs thưởng thức. Ví dụ bài hát “Thương ca Tiếng Việt” của nhạc sĩ Đức Trí, lời Hà Quang Minh. + Môn Hội họa, nhiếp ảnh Khai thác và sử dụng một số tranh ảnh, kênh hình phản ánh sinh động, những dẫn chứng trong thực tế về những sai sót trong việc sử dụng tiếng Việt và những hệ lụy của nó. + Môn Công nghệ thông tin Để thực hiện thành công bài giảng này, giáo viên đã khai thác và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin để thiết kế nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hiện đại như: Sử dụng sơ đồ hệ thống kiến thức, sơ đồ tư duy để giải quyết các câu hỏi và bài tập có liên quan. 3. Phương pháp 3 : Học mà chơi, chơi mà học (sử dụng trong tiết luyện tập, thực hành, tự chọn hoặc ngoại khóa...) 3.1. Điền chữ vào ô trống Trong tiết luyện tập tôi sẽ tổ chức cho học sinh trò chơi thả chữ bằng cách điền chữ vào chỗ trống, tìm chữ có nghĩa để thay thế những con chữ vụng về, tối nghĩa và thiếu xúc cảm. Như vậy vừa tạo được hứng thú, lôi cuốn lại vừa giúp các em rèn luyện ngôn từ. VD: Ừ thôi thì, các con phải duyên phải kiếp với nhau u cũng... lòng Cho học sinh chọn các chữ thích hợp điền vào chỗ trống như: vui, vừa, bằng, mừng. 3.2 Đuổi hình bắt chữ: Nội dung trò chơi đuổi hình bắt chữ: Gameshow đuổi hình bắt chữ trên truyền hình đã rất quen thuộc với tất cả mọi người, bạn chắc hẳn không còn xa lạ gì với gameshow này đâu nhỉ. Thật thú vị khi có thể tự mình khám phá được câu trả lời đằng sau những bức hình gợi ý. GV chọn 4 đội chơi thi tài với nhau, mỗi đội 5 thành viên, các thành viên lần lượt thi đấu. Bạn sẽ không nhịn được cười với những đáp án thậm chí là hoàn toàn xa lạ với hình ảnh gợi ý, nhìn chúng tưởng chừng như không liên quan nhưng lại liên quan đến không ngờ. Khi ghép những hình ảnh lại sẽ tạo thành những câu chữ kỳ thú. Cùng tham gia chơi trò chơi Đuổi hình bắt chữ để cùng có những tiếng cười sảng khoái, không những thế bạn sẽ còn có cơ hội trau dồi ngôn ngữ của mình. 3.3 Miêu tả- tưởng tượng- nhận biết Gv chuẩn bị chiếc hộp kín và một số đồ vật tùy ý, HS 1 bịt mắt dùng tay cảm nhận sự vật rồi miêu tả; HS 2 đứng quay lưng(không được nhìn) nghe và nhận biết sự vật là cái gì. HS chia thành 4 đội, cùng nhau thi đấu. 3.4. Tổ chức trò chơi hùng biện Giáo viên đưa ra một số chủ đề cho học sinh chuẩn bị và trình bày
Tài liệu đính kèm:
- danh_thuc_tinh_yeu_va_trach_nhiem_cua_hoc_sinh_trung_hoc_pho.docx