Chuyên đề Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vận dụng định luật Ôm

Chuyên đề Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vận dụng định luật Ôm

1. Thuận lợi

- Đối với học sinh THCS, các em cũng đã bước sang tuổi thanh thiếu niên, đa số đã phát triển về tư duy nên hình thành ý thức và xác định cơ bản mục đích học tập tương đối cao.

- Học sinh có thể nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và xã hội hoặc học tập từ bạn bè.

- Đội ngũ giáo viên được phân công dạy đúng chuyên ngành đào tạo, luôn nhiệt tình, thân thiện và quan tâm giúp đỡ học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém.

- Được sự quan tâm, phối hợp của Ban giám hiệu cùng các đoàn thể.

- Đặc thù môn Vật lí cũng rất gần gũi, có thể vận dụng giải thích các vấn đề, hiện tượng trong thực tế.

2. Khó khăn

- Đối tượng học sinh yếu có những khác biệt về cách nhận thức, đa phần là do hoàn cảnh gia đình, kinh tế, lười học hoặc thiếu sự quan tâm của cha mẹ,... Những điều này đã ảnh hưởng nhiều đến vấn đề học tập của học sinh, từ đó dẫn đến các em chán nản việc học, hổng kiến thức.

- Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập.

- Môn Vật lý cấp THCS chưa được học sinh coi trọng, còn cho là môn phụ.

- Mặt khác, còn một bộ phận học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ, không chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học thì lơ là, không tập trung,... làm giảm khả năng tư duy của học sinh.

docx 51 trang Mai Loan 15/06/2025 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vận dụng định luật Ôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP VĨNH YÊN
 TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
 CHUYÊN ĐỀ: HƯỚNG DẪN HỌC SINH 
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬN DỤNG 
 ĐỊNH LUẬT ÔM
 GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
 LỚP : 9
 SỐ TIẾT : 6
 Vĩnh Yên, tháng 11 năm 2019 quá phức tạp, nhưng bài tập vật lí lại là một khâu quan trọng trong quá trình dạy 
và học Vật lí.
 Qua thực tế giảng dạy Vật lí ở trường THCS nói chung, bộ môn Vật lí 9 
nói riêng, tôi nhận thấy học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn lúng túng khi giải các 
bài tập Vật lí, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Đặc biệt là 
những đối tượng học sinh yếu kém, khả năng nhận thức có hạn, lười biếng, chán 
học tâm lí học và làm bài tập đối phó, chưa yêu thích môn học. Từ những lí do 
trên vì vậy mà tôi đã suy nghĩ tìm tòi và mạnh dạn đưa ra chuyên đề “Hướng dẫn 
học sinh phương pháp giải bài tập vận dụng định luật Ôm - Vật lý 9” với 
mong muốn giúp các em định hướng bài tập, biết vận dụng kiến thức cơ bản, nắm 
được phương pháp giải bài tập đơn giản, biết cách trình bày bài toán khoa học từ 
đó tạo nên hứng thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động của các em trong học 
tập, các em không còn ngại học môn Vật lí đồng thời hạ thấp tỉ lệ học sinh yếu bộ 
môn Vật lí và nâng cao chất lượng môn học.
 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NĂM HỌC 2018-2019
1. Thuận lợi
- Đối với học sinh THCS, các em cũng đã bước sang tuổi thanh thiếu niên, đa số 
đã phát triển về tư duy nên hình thành ý thức và xác định cơ bản mục đích học tập 
tương đối cao.
- Học sinh có thể nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và xã 
hội hoặc học tập từ bạn bè.
- Đội ngũ giáo viên được phân công dạy đúng chuyên ngành đào tạo, luôn nhiệt 
tình, thân thiện và quan tâm giúp đỡ học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém.
- Được sự quan tâm, phối hợp của Ban giám hiệu cùng các đoàn thể. - Chưa động viên tuyên dương học sinh kịp thời khi HS có một biểu hiện tích cực 
hay sáng tạo dù là rất nhỏ.
- Chưa tiếp cận được tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, chưa theo dõi sát sao 
và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh, giáo viên chỉ chú trọng vào các 
em học sinh khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp.
- Do thời lượng tiết học bộ môn trong một tuần ít, bài tập Vật lí rất quan trọng 
nhưng không có nhiều giờ bài tập, luyện tập trên lớp, giáo viên chưa được bố trí 
thêm thời gian phụ đạo, củng cố, vận dụng kiến thức để giải bài tập cho học 
sinh. 
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh yếu 
không theo kịp.
 c. Về phía phụ huynh 
 Còn một số phụ huynh học sinh:
 - Thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em, phó mặc mọi việc cho nhà 
trường và thầy cô.
 - Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến 
trẻ không chú tâm vào học tập.
 Trên đây chỉ là một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng học sinh 
yếu mà bản thân trong quá trình giảng dạy nhận thấy.
Qua việc phân tích những nguyên nhân đó, xin đưa ra một số biện pháp để 
giáo dục, phụ đạo học sinh yếu kém như sau:
4. Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu - Ngoài ra, giáo viên tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các biện pháp 
giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo 1 buổi trong 
một tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo có thể kết hợp với hình thức vui chơi 
nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, nặng nề.
 c. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
 Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng 
thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết 
dạy, giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng 
dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích 
và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
 - Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh 
gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các 
trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn 
lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, 
giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, 
có một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ 
dẫn đến chất lượng không cao. Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ 
huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy 
cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.
 d. Kèm cặp học sinh yếu kém
 - Tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém về cách 
học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.
- Tổ chức kèm cặp, phụ đạo cho các em. Trong các buổi này, giáo viên chủ yếu 
kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chưa chắc 
cần tiến hành ôn tập củng cố kiến thức để các em nắm vững chắc hơn, nói chuyện - Nhắc lại kiến thức kiến thức cơ bản, công thức cần nhớ ở cấp THCS mà các em 
đã hổng, cho bài tập lý thuyết khắc sâu để học sinh nhớ lâu.
- Trong các tiết dạy học trên lớp, giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp 
dạy học, đặc biệt chú ý đối tượng học sinh yếu kém. Những bài tập cho học sinh 
yếu phải phù hợp với trình độ học sinh đó.
- Có khuyến khích động viên học sinh bằng điểm số tạo động lực, hứng thú cho 
học sinh.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và kiểm tra đánh giá, đổi mới phương 
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, tạo hứng thú trong học tập đồng thời đảm bảo 
khách quan, chính xác khi đánh giá chất lượng học sinh.
II. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ
 Mục đích của chuyên đề với mong muốn giúp các em học sinh yếu kém 
nắm được kiến thức cơ bản vận dụng để định hướng được phương pháp và giải 
được bài tập vận dụng phần định luật Ôm nhằm hạ thấp tỷ lệ học sinh yếu kém.
III. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ
Nội dung của chuyên đề được cấu trúc thành 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội 
dung, phần kết luận và kiến nghị
 CHUYÊN ĐỀ:
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬN DỤNG 
 ĐỊNH LUẬT ÔM.
 A. MỞ ĐẦU - Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của 
dây dẫn đó. 
- Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là 
gì.
- Phát biểu được định luật Ôm đối với một đoạn mạch có điện trở. 
- Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn 
mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở.
2. Kỹ năng
- Xác định được điện trở của một đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế.
- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn 
mạch nối tiếp hoặc song song với các điện trở thành phần.
- Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành 
phần.
3. Thái độ
- Cẩn thận, trung thực, đoàn kết và hợp tác.
- Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
4. Định hướng hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh
- Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề: làm thí nghiệm, thu thập các số 
liệu, phân tích, xử lí thông tin đưa ra ý kiến.
 II. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC.
- Môn Vật lí được xem là một môn học cần nhiều yếu tố để học tốt như: cách 
tư duy toán học, vận dụng những hiểu biết từ cuộc sống thực tế nên một số Công thức suy ra từ định luật Ôm
 U
 R = 
 I
 U
 I =
 R
 U = I.R
 * Chú ý:
- Cường độ dòng điện: Đơn vị Ampe (A)
 Ngoài ra còn có đơn vị là: Miliampe( mA) 1mA = 10-3A.
- Hiệu điện thế: Đơn vị: Vôn (V)
 Ngoài ra còn có đơn vị là Milivôn (mV) 1mV = 10-3V
 Kilôvôn (kV) 1kV = 1000V
 c. Dụng cụ đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế 
- Người ta dùng ampe kế A để đo cường độ dòng điện, ampe kế thường được 
mắc nối tiếp với dụng cụ cần đo hoặc mắc nối tiếp với một đoạn mạch. Số chỉ của 
ampe kế cho biết cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch nó mắc nối tiếp. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp là R 1 và R2 có một điểm chung, tại 
điểm trung dòng điện không phân nhánh.
+ Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm trong đoạn mạch:
 I = I1 = I2 (1)
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế hai đầu mỗi 
điện trở:
 U = U1 + U2 (2)
+ Điện trở tương đương: Rtđ = R1 + R2 (3)
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với mỗi điện trở thành 
phần: 
 U1 R1
 = (4)
 U2 R2
* Nếu mạch điện có 3 điện trở mắc nối tiếp ta có các công thức sau:
- Cường độ dòng điện: I = I1= I2= I3
- Hiệu điện thế: U = U1+ U2 + U3
- Điện trở tương đương: Rtđ = R1 + R2 + R3 + Hiệu điện thế: U = U1 = U2 = U3 (2’)
 1 1 1 1
 + Điện trở tương đương: = + + (3’)
 Rtđ R1 R2 R3
 + Nếu có 3 điện trở R mắc song song thì điện trở tương đương của đoạn mạch 
 1 1 1 1 3 푅
 được tính như sau: = + + = => Rtđ = 
 Rtđ R R R R 3
 + Nếu có n điện trở R mắc song song thì điện trở tương đương được tính như 
 R
 sau: R = (n là số tự nhiên khác không)
 tđ n
 IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (PHỤ ĐẠO HS YẾU KÉM)
 Để giải các dạng bài tập vận dụng định luật Ôm, học sinh cần làm theo 5 bước 
 sau đây:
 Bước 1: Đọc kỹ đề bài, tóm tắt và ký hiệu chính xác các đại lượng
 Bước 2: Phân tích sơ đồ mạch điện.
 Bước 3: Phân tích nội dung Vật lý của các dữ kiện đã cho, xác định hướng giải 
 bài toán.
 Bước 4: Viết các biểu thức.
 Bước 5: Thay số và tính kết quả (lưu ý đơn vị). Sau đó kiểm tra lại kết quả.
 Từ việc phân tích năm bước giải bài tập vật lý cơ bản như trên, ta có thể tóm 
tắt các bước thực hiện giải bài tập vật lý bằng sơ đồ sau:
 SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_huong_dan_hoc_sinh_phuong_phap_giai_bai_tap_van_du.docx