Chuyên đề Chia sẻ một số kinh nghiệm trong bồi dưỡng học sinh giỏi liên môn các môn Khoa học xã hội - Phân môn: Lịch sử

Giáo viên cần bồi dưỡng HS nắm chắc kiến thức cơ bản của bộ môn.
Học sinh phải nắm chắc, hiểu sâu kiến thức bộ môn Lịch sử từ lớp 6 đến lớp 8, trọng tâm là kiến thức lớp 8 tính đến thời điểm thi thì khi gặp bất cứ đề thi thuộc nội dung kiến thức nào HS ít nhiều cũng sẽ vận dụng được kiến thức để giải quyết tình huống mà đề thi Liên môn đặt ra.
Ví dụ 1: Bài 1. Những cuộc mạng tư sản đầu tiên (Lớp 8). HS cần nắm chắc
- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng tư
sản.
- Nắm khái niệm “Cách mạng tư sản”.
Ví dụ 2: Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) (Lớp 8). HS cần nắm chắc
- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Khái nệm “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh thế giới”.
- Trong chiến tranh giai cấp vô sản và các dân tộc trong đế quốc Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin đã tiến hành cuộc cách mạng vô sản thành công đem lại hòa bình và một xã hội mới tiến bộ.
Ví dụ 3: Bài 12. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (Lớp 8). HS cần nắm
chắc
- Hoàn cảnh, nội dung, tính chất, ý nghĩa của cải cách Minh Trị năm 1868.
- Hiểu được chính sách xâm lược rất sớm của giới thống trị Nhật Bản.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG TRƯỜNG THCS VĨNH TƯỜNG =====***===== CHUYÊN ĐỀ CHIA SẺ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LIÊN MÔN CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN LỊCH SỬ Người thực hiện: Phan Thị Luyến. Tổ: Văn - Sử - Ngoại Ngữ Vĩnh Tường, tháng 11 năm 2017 1 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn chuyên đề: 1.1. Cơ sở lý luận Mục tiêu giáo dục hiện nay của các nước trong đó có Việt Nam là nhằm giáo dục toàn diện con người. Có phát triển toàn diện, con người mới có đủ các điều kiện để hội nhập và chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học kĩ thuật của nhân loại từ đó phục vụ nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của chúng ta. Để phát triển toàn diện con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, giáo dục Việt Nam đang đổi mới từng bước và toàn diện. Một trong những khâu quan trọng của đổi mới giáo dục Việt Nam đó là đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng toàn diện học sinh. Trong đó kỳ thi Liên môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở cấp THCS và kỳ thi đại học ở cấp THPT đang được thực hiện trong khâu ra đề thể hiện sự liên môn. Đây là những kỳ thi mới do đó gây cho giáo viên và học sinh nhiều bỡ ngỡ. Hơn nữa lại chưa có những tài liệu chuẩn chính thức phục vụ kỳ thi nên gây nhiều trở ngại cho cả giáo viên và học sinh. 1.2. Cơ sở thực tiễn Xuất phát từ thực tế 3 năm gần đây Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc tổ chức kì thi HSG Liên môn các môn khoa học xã hội. Đây là kì thi lần đầu tiên tổ chức thi theo hình thức liên môn nên việc bồi dưỡng HSG đối với giáo viên còn bỡ ngỡ cả về phương pháp, kiến thức, sự phối hợp giữa các giáo viên bộ môn đôi khi còn lúng túng nên nhiều trường kết quả thi chưa cao. Mặc dù trong ba năm nay chất lượng học sinh giỏi Liên môn ở huyện Vĩnh Tường luôn đứng đầu tỉnh nhưng lại không đồng đều giữa các trường trong huyện. Kĩ năng làm bài của nhiều HS rất kém. Học sinh học lệch không đồng đều giữa bốn môn: Văn - Sử - Địa - GDCD nên ảnh hưởng đến chất lượng chung của cả bài thi và chất lượng của các nhà trường. Với những lý do như trên, tôi trình bày chuyên đề: Chia sẻ một số kinh nghiệm trong bồi dưỡng HSG Liên môn các môn KHXH - Môn Lịch sử với mong muốn được chia sẻ chút ít kinh nghiệm của mình với các đồng nghiệp trong công tác bồi dưỡng HSG Liên môn nhằm nâng cao chất lượng HSG Liên môn của huyện nhà. Mới chỉ đứng đội tuyển Liên môn năm thứ hai nên kinh nghiệm của tôi vẫn còn thiếu nhiều. Sự góp ý, chia sẻ của các đồng nghiệp, của các cấp lãnh đạo, đánh giá sẽ giúp tôi sửa chữa, nâng cao hơn nữa trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy, bồi dưỡng HSG Liên môn về sau. Xin trân trọng cảm ơn và mong nhận được những lời góp ý quý báu! 2. Mục đích chuyên đề Chuyên đề nhằm chia sẻ một số kinh nghiệm trong bồi dưỡng HSG Liên môn các môn KHXH - Môn Lịch sử nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng HSG Liên môn huyện Vĩnh Tường. 3 PHẦN II. NỘI DUNG MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HSG LIÊN MÔN KHXH MÔN LỊCH SỬ 1. Giáo viên cần nắm rõ đề thi để có hướng bồi dưỡng HS. * Cấu trúc đề thi: Đề thi liên môn KHXH có cấu trúc hai phần: Trắc nghiệm và tự luận. + Phần trắc nghiệm gồm 30 câu, kiến thức bốn môn, tổng điểm là 3, thời gian làm bài 45 phút. + Phần tự luận khoảng bốn đến năm câu, tổng điểm là 7, thời gian làm bài 135 phút. * Các dạng đề thi: Có hai dạng đề thi + Đề thi tích hợp các môn. + Đề thi tách biệt kiến thức từng môn. Việc tìm hiểu cấu trúc và các dạng của đề thi sẽ giúp cho người dạy định hướng được chương trình ôn tập và rèn kĩ năng làm bài cho học sinh, nhất là những giáo viên năm đầu dạy bồi dưỡng. 2. Giáo viên phải làm tốt khâu chọn HSG liên môn KHXH: Đây là khâu quan trọng, quyết định tới 50% thành công của cuộc thi. GV nên chọn HS có ý thức, say mê học tập, có tư duy tốt, có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát; vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Đặc biệt chọn những HS học đều các môn, chữ viết đẹp. 3. Giáo viên phải nắm được chương trình lớp 6,7,8 của nhóm bộ môn. Việc làm này vô cùng quan trọng vì nếu nắm được chương trình của các bộ môn thì GV sẽ biết được lượng kiến thức nào của bộ môn mình dạy sẽ tích hợp với lượng kiến thức của các bộ môn còn lại. Điều này sẽ giúp cho GV Liên môn khắc sâu kiến thức liên môn hơn và giúp cho quá trình làm việc nhóm của GV Liên môn hiệu quả hơn từ đó sẽ nâng cao được chất lượng HSG Liên môn. 4. Sự phối hợp làm việc nhóm của giáo viên Liên môn KHXH. Đây là việc làm không thể thiếu trong dạy HSG Liên môn. Chất lượng của HSG Liên môn sẽ không được đồng đều và cao nếu không có sự phối hợp làm việc nhóm hiệu quả của các GV ở bốn bộ môn. Hàng tuần GV Liên môn cần trao đổi về tình hình học tập của từng học sinh, về cách tích hợp các kiến thức Liên môn, cách ra đề, chấm chữa bài, động viên các HS học chưa đều các bộ môn. GV Liên môn cần trao đổi thường xuyên với nhau trong việc thực hiện kế hoạch của nhóm bộ môn. 5 Về kĩ năng làm bài thi phần trắc nghiệm: Cần làm ngắn gọn tránh chép lại đề thi, trình bày khoa học. Trong phần trắc nghiệm sẽ là các câu hỏi của cả bốn môn. Về kĩ năng làm bài thi phần tự luận: có hai dạng đề. + Dạng tích hợp nhiều môn: HS phải sử dụng kiến thức của nhiều môn để giải quyết tình huống đặt ra trong một câu hỏi tự luận. Ví dụ: Đề thi đòi hỏi HS vận dụng kiến thức của môn Văn và môn Địa để giải quyết Đất ơi muốn nói điều chi thế, Mà sao không nói được với người? (Trần Đăng Khoa) Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 200 đến 300 chữ) nói thay điều mà đất ở Đồng bằng sông Cửu Long muốn gửi gắm tới con người khi tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra nghiêm trọng. + Dạng tách biệt từng môn: HS sẽ sử dụng kiến thức của từng bộ môn để giải quyết theo kĩ năng làm bài thi của môn đó. Ví dụ: Nêu nguyên nhân bùng nổ và tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất? 5. Giáo viên phải thường xuyên quan tâm đến HS Liên môn. Đây là việc làm vô cùng quan trọng bởi GV có hiểu được hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của HS thì mới giúp các em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và học tập. GV phải vừa là người thầy, người cha, người mẹ, người anh, người chị, người bạn của các em thì mới hiểu hết được các em và khi đó các em mới đặt niềm tin vào GV và sẽ học vì thầy cô của mình. Nếu làm được điều đó các em sẽ giúp GV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. 6. Giáo viên phải chú ý đến thái độ học tập và tâm lý làm bài của HS * Về thái độ học tập của HS: Gv Liên môn phải thường xuyên quan sát, theo dõi sát thái độ học tập của HS. Nếu thấy biểu hiện thiếu tích cực phải kịp thời uốn nắn, động viên các em vì cùng một lúc phải học kiến thức của nhiều môn nên các em dễ dẫn đến tâm lý mệt mỏi, chán nản, không tích cực học tập. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng toàn đội tuyển vì chỉ cần vài em có thái độ học tập không tích cực sẽ ảnh hưởng đến các em còn lại trong đội. Đối với những HS tích cực và đam mê học GV phải động viên, khen thưởng, khích lệ kịp thời để lấy các em đó làm linh hồn của toàn đội. * Tâm lý làm bài của HS: Qua các lần khảo sát HS bằng các đề cọ sát GV cần theo dõi tâm lý làm bài của HS để từ đó biết được những em có tâm lý làm bài tốt và những em có tâm lý làm bài chưa tốt từ đó có hướng khắc phục cho những em có tâm lý làm bài không vững. Trước kì thi Huyện và Tỉnh GV phải chuẩn bị tâm lý làm bài cho HS tốt 7 sản Ví dụ 3: Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 (Lớp 8) - Sau khi bồi dưỡng HS nắm chắc kiến thức cơ bản của bài, GV cần khắc sâu kiến thức nâng cao như: + Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vào nước ta? + Vì sao khi xâm lược nước ta Pháp lại dùng kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”? + Vì sao thất bại ở Đà Nẵng, Pháp lại chọn Gia Định làm mục tiêu tấn công? 7.3. Giáo viên hướng dẫn HS giải các câu hỏi, bài tập sau mỗi bài học: Trọng tâm là các câu hỏi có trong sgk, vở bài tập. Ví dụ 1: Bài 6. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (Lớp 8) GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Câu 1. Dưới đây là bảng so sánh về vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm: 1870, 1913. Hãy điền vào ô trống tên các nước như nội dung đã học: Vị trí Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tư Năm 1870 Anh Pháp Đức Mĩ 1913 Mĩ Đức Anh Pháp Câu 2. Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ). Đó là mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa: các nước đế quốc “già” kinh tế không đứng thứ nhất, thứ nhì thế giới nhưng lại có hệ thống thuộc địa đứng thứ nhất, thứ nhì thế giới; ngược lại những nước đế quốc “trẻ” đứng thứ nhất, thứ nhì kinh tế thế giới nhưng lại không có được hệ thống thuộc địa tương xứng với nền kinh tế đó. Câu 3. Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào? - Các nước đế quốc đều tăng cường xâm lược thuộc địa - Dùng vũ lực đòi chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới. 9 Yêu thiên nhiên sống hòa Bài 7. Yêu thiên Lớp 6: Bài 13 hợp với thiên nhiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên - Lớp 6 Bộ máy nhà nước Bài 14. Bộ máy nhà Lớp 6: Bài 12,14 nước cấp cơ sở - Lớp 7 Lớp 7: Bài 8,9,10,13,20,27 8. Một số đề tự luyện: * Một số câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ( từ câu 01 đến câu 05) Trong những năm 1923 - 1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69% ; năm 192 vượt quá sản lượng của toàn châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép... về tài chính, Mĩ nắm 60% dự trữ vàng của thế giới. (Theo sách giáo khoa Lịch sử 8, NXB Giáo dục) 1. Với những thành tựu trên, trong những thập niên 20 của thế kỉ XX, nước Mĩ trở thành: A. Trung tâm công nghiệp, tài chính B. Trung tâm công nghiệp, thương mại. C. Trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế. D. Trung tâm công nông nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế. 2. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Mĩ? A. Kinh tế chậm phát triển. B. Có cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế. C. Nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh. D. Kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng. 3. Mặc dù nền kinh tế Mĩ phát triển nhưng Mĩ cũng không tránh khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ vào thời gian nào? A. Tháng 9/1929 B. Tháng 10/1929 C. Tháng 11/1929 D. Tháng 12/1929 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ bắt đầu từ ngành kinh tế nào? 11
Tài liệu đính kèm:
chuyen_de_chia_se_mot_so_kinh_nghiem_trong_boi_duong_hoc_sin.docx
chuyen_de_mon_su_181220178.pdf