Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí Lớp 9

Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí Lớp 9

“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ” là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục nước ta, là sợi chỉ xuyên suốt mọi hoạt động của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, ngành giáo dục không ngừng đổi mới công tác quản lí giáo dục, chương trình SGK, đặc biệt là công tác bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.

Trong nhiều năm giảng dạy bộ môn Địa lý ở trường THCS và nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9, tôi nhận thấy việc rèn kỹ năng học và làm bài thi là vấn đề then chốt trong việc rèn tư duy cho học sinh vừa để có được điểm cao trong bài. Về kiến thức lý thuyết cũng như vận dụng đọc Atlat và vẽ biểu đồ được thầy cô trang bị rất kĩ trong từng bài học vậy vận dụng chúng như thế nào trong bài thi mới là điều cần được các thầy cô giáo quan tâm.

Như chúng ta đã biết khi theo dõi kết quả học sinh giỏi các cấp nhiều năm gần đây thì thấy học sinh của mình điểm vẫn không cao mặc dù các em làm bài cũng thấy có khả quan vì trong quá trình làm bài các em chưa biết cách và xác định được các loại câu hỏi ở dạng nào.

Từ thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình giảng dạy, đến nay đã thu được những kết quả khả quan, đồng thời rút ra được một số kinh nghiệm xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp dạy học môn Địa lý đạt kết quả cao hơn.

doc 16 trang Mai Loan 12/07/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
 “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ” là nhiệm vụ trọng tâm 
của giáo dục nước ta, là sợi chỉ xuyên suốt mọi hoạt động của ngành giáo dục trong 
giai đoạn hiện nay. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, ngành giáo dục không ngừng đổi mới 
công tác quản lí giáo dục, chương trình SGK, đặc biệt là công tác bồi dưỡng giáo viên, 
bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.
 Trong nhiều năm giảng dạy bộ môn Địa lý ở trường THCS và nhiều năm 
bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9, tôi nhận thấy việc rèn kỹ năng học và làm bài thi là vấn 
đề then chốt trong việc rèn tư duy cho học sinh vừa để có được điểm cao trong bài. Về 
kiến thức lý thuyết cũng như vận dụng đọc Atlat và vẽ biểu đồ được thầy cô trang bị rất 
kĩ trong từng bài học vậy vận dụng chúng như thế nào trong bài thi mới là điều cần được 
các thầy cô giáo quan tâm.
 Như chúng ta đã biết khi theo dõi kết quả học sinh giỏi các cấp nhiều năm gần đây 
thì thấy học sinh của mình điểm vẫn không cao mặc dù các em làm bài cũng thấy có khả 
quan vì trong quá trình làm bài các em chưa biết cách và xác định được các loại câu hỏi 
ở dạng nào.
 Từ thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và thực nghiệm trong quá 
trình giảng dạy, đến nay đã thu được những kết quả khả quan, đồng thời rút ra được một 
số kinh nghiệm xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp 
dạy học môn Địa lý đạt kết quả cao hơn.
 B. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 
 1. Phạm vi nghiên cứu:
 Chuyên đề có phạm vi nghiên cứu tương đối rộng và phong phú song do điều 
kiện chưa cho phép nên tôi chỉ tập chung nghiên cứu trong phạm vi lớp 9 với một số 
kĩ năng cơ bản để học tốt và làm bài thi HSG tốt.
 2. Đối tượng nghiên cứu :
 Đối tượng mà đề tài hướng tới nghiên cứu và áp dụng thực nghiệm là học sinh lớp 
9 và đội tuyển học sinh giỏi lớp 9.
 3. Giá trị sử dụng của đề tài.
 Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên bồi dưỡng học sinh 
giỏi các cấp.
 1 Vd 3: Dạy bài 9 “Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản”(tiết 1)
2. Học, ôn tập theo các chủ đề: 
 - Trong môn Địa lý được chia thành các chủ đề sau:
 + Chủ đề địa lý tự nhiên.
 + Chủ dân cư xã hội.
 3 + Nguồn lực phát triển của ngành (kết hợp khai thác, sử dụng nhiều trang Át lát 
khi trình bày.
 + Hiện trạng phát triển và phân bố của các ngành (kết hợp khai thác, sử dụng một 
trang Atlat )
 + Những tồn tại của ngành và hướng phát triển
 Vd 6 : Phần địa lí kinh tế xã hội các vùng, cấu trúc sẽ là :
 + Khái quát chung
 + Nguồn lực phát triển
 * Nguồn lực tự nhiên : vị trí, địa hình, đất, khí hậu, nước, sinh vật, khóang sản.
 * Kinh tế xã hội : dân cư lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật và các nguồn lực khác 
(vốn, trình độ phát triển, thị trừơng, chính sách, lịch sử...)
 * Tình hình khai thác các thế mạnh kinh tế của các vùng
 * Những tồn tại kinh tế và hướng phát triển
 - Nếu theo cấu trúc bài học này, học sinh sẽ rất dễ nhớ, khắc sâu kiến thức và đồng 
thời luôn có sự so sánh, đối chiếu khi học giữa các đặc điểm tương đồng và những nét 
khác biệt của các đối tượng địa lý.
 3. Học các kĩ năng địa lí
 Những kĩ năng địa lí bắt buộc các em phải thành thạo:
 - Kĩ năng khai thác sử dụng Atlat Địa lí khi học và làm bài
 - Kĩ năng vẽ, nhận xét và giải thích đặc điểm của các dạng biểu đồ
 - Kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê
 a) Học kĩ năng khai thác sử dung Atlat: Học sinh cần nắm một số quy định cơ bản 
khi đọc Atlat như sau :
 - Nắm được ý nghĩa của các kí hiệu
 - Hiểu được các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
 - Xác định được đối với dạng câu hỏi vận dụng, khai thác Atlat
 + Các câu hỏi sử dụng một trang Atlat : đặc điểm phân bố khóang sản, dân cư, các 
ngành kinh tế ...
 + Các câu hỏi sử dụng nhiều trang Atlat: giải thích nguyên nhân của sự phát triển 
và sự phân bố các ngành kinh tế ...Thực chất là phân tích được những mối liên hệ nhân 
quả giữa các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ (tự nhiên – tự nhiên; tự nhiên – kinh tế 
xã hội ).
 - Quy trình đọc Atlat: Đọc theo trình tự khái quát trước, thành phần sau
 5 Vd7: Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư nước ta? Nêu các biện pháp giải 
quyết sự phân bố dân cư chưa hợp lí?
 * Đặc điểm sự phân bố dân cư :
 Dân cư phân bố không đều:
 + Tập trung đông đồng bằng, ven biển (500-2000 người/km2)
 + Thưa thớt miền núi và cao nguyên (50 đến 100 người/km2 ).
 + Quá nhiều ở nông thôn 73%, ít ở thành thị 27% (2007).
 * Giải thích : 
 - Các vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống và phát 
triển kinh tế: Địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào 
nên dân cư tập trung đông ... Vùng núi địa hình đi lại khó khăn, nguồn nước thiếu, 
điều kiện sinh hoạt và phát triển kinh tế hạn chế nên dân cư tập trung ít.
 - Dân số thành thị còn ít, quy mô đô thị còn chưa lớn, số việc làm ở đô thị còn 
chưa nhiều nên chưa thu hút được dân cho nên tỉ lệ dân thành thị thấp. Do tập quán sản 
xuất lâu đời của nhân dân sản xuất nông nghiệp gắn bó với quần cư làng xóm nên dân số 
tập trung đông ở nông thôn.
 * Các biện pháp :
 - Giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên.
 - Nâng cao mức sống của người dân để ổn định dân cư.
 - Phân công, phân bố lao động một cách hợp lí nhằm khai thác thế mạnh của từng 
vùng.
 - Cải tạo, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn trên 
cơ sở phù hợp nhu cầu phát triển KT- XH.
 Vd 8: Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? Để giải quyết vấn đề 
này cần có các giải pháp nào? 
 * Việc làm đang là vấn đề gay gắt do: 
 - Đặc điểm mùa vụ của ngành nông nghiệp nên lao động có quỹ thời gian sử dụng 
trong năm chiếm 77,7% ( lao động theo thời vụ), sự phát triển nghề nông thôn còn hạn 
chế dẫn đến tình trạng thiếu việc làm lớn ( 2003: 22,3% ).
 - Các khu vực thành thị tỉ lệ thât nghiệp tương đối cao khoảng gần 6%.
 - Đặc biệt số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây tăng cao 
trong khi số việc làm tăng không kịp.
 * Cách giải quyết :
 7 Nguồn Hệ thống sông ngòi dày đặc, lớn Hệ thống sông ngòi kênh rạch 
 nước nhất là hệ thống sông Hồng – chằng chịt, lớn nhất là hệ thống 
 Thái Bình. sông Tiền và sông Hậu.
 Dân cư, lao Có nguồn lao động đông, nhất là Có nguồn lao động ít hơn, chất 
 động lao động có chuyên môn kỹ lượng lao động và kinh nghiệm 
 thuật, kinh nghiệm sản xuất cao. sản xuất thấp hơn.
 Cơ sở vật Nhìn chung tốt hơn, mật độ dày Thưa hơn với chất lượng kém 
 chất kỹ đặc. hơn.
 thuật
 Vd11: So sánh và giải thích sự khác nhau về sản lượng thuỷ sản khai thác và 
nuôi trồng của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ ở nước ta.
 (Đề thi cấp tỉnh năm học 2012-2013 tỉnh Vĩnh Phúc- Lớp 9)
* So sánh:
 - Tổng sản lượng thuỷ sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ.
 - Bắc Trung Bộ là vùng có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn hơn Duyên hải Nam 
Trung Bộ. Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có sản lượng khai thác thuỷ sản lớn hơn 
Bắc Trung Bộ.
* Giải thích:
 - Duyên hải Nam Trung Bộ có tổng sản lượng và sản lượng khai thác thuỷ sản lớn 
hơn do: vùng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển ngành thuỷ sản như: vùng 
biển tiếp giáp nhiều hơn, khí hậu nóng quanh năm, có trữ lượng thuỷ sản lớn hơn (có các 
ngư trường trọng điểm),
 - Bắc Trung Bộ có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn hơn do: có nhiều điều kiện 
thuận lợi hơn cho nuôi trồng, đặc biệt có nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông, sông ngòi 
và sông lớn hơn, độ dốc nhỏ hơn,
 * Dạng 3: “Chứng minh”. Tuy không thật khó như hai dạng trên nhưng thí sinh 
phải nắm chắc kiến thức và cả những số liệu thống kê tiêu biểu để chứng minh theo yêu 
cầu đề ra. Ở đây liên quan đến số liệu. Ngay từ khi học các em cần nắm chắc những số 
liệu quan trọng của những năm bản lề. Ví dụ như năm 1975-1976 (sau khi đất nước 
thống nhất); 1985 (trước đổi mới), 1986 (năm bắt đầu quá trình đổi mới), và những năm 
90 của thế kỷ XX (công cuộc đổi mới phát huy tác dụng). Trong bài thi, các Em có thể 
 9 + Gió mùa mùa hạ: Thổi từ tháng 5 đến tháng 10 từ phía Nam lên, hướng Tây 
Nam ở Nam Bộ, hướng Đông Nam ở Bắc Bộ, không khí nóng ẩm mưa nhiều. 
 + Gió mùa mùa đông: Thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau từ phía Bắc xuống, 
hướng chính là Đông Bắc, không khí lạnh và khô.
* Thuận lợi và khó khăn đến sản xuất nông nghiệp.
 - Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo cho cây trồng, vật nuôi phát triển 
quanh năm, là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới sản xuất lớn, thâm canh, chuyên 
canh và đa canh...
 - Khó khăn: Khí hậu có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, dịch bệnh, 
rét hại
 * Dạng 4: “Trình bày” với đề bài dạng này thì đây là dạng dễ nhất, học sinh chỉ cần 
tái hiện SGK cho thật chuẩn, sắp xếp các ý cho tốt rồi viết vào bài thi là đủ. 
 Vd14: Trình bày đặc điểm phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta.
 (Đề thi cấp tỉnh năm học 2011-2012 tỉnh Vĩnh Phúc- Lớp 9)
 - Dịch vụ ở nước ta chiếm 25% lao động, 38,5% trong cơ cấu GDP (năm 2002).
 - Ngành dịch vụ phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên 
ngang tầm khu vực và quốc tế.
 - Việt Nam đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ty nước ngoài mở các 
hoạt động dịch vụ, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,... Điều này cho 
thấy rõ khả năng thu lợi nhuận cao của các ngành dịch vụ.
 - Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa 
trên trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt. Đây là thách 
thức trong phát triển dịch vụ.
 Vd15: Hãy trình bày các điều kiện thuận lợi và khó khăn với sự phát triển ngành 
thuỷ sản ở nước ta.
 * Thuận lợi:
 Nước ta là nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản:
 - Có bờ biển dài 3260 km, có diện tích mặt nước biển rộng (khoảng 1 triệu km 2). 
Ven bờ biển có nhiều vũng vịnh khuất gió, có nhiều đầm phá và dải rừng ngập mặn để 
phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
 - Có 4 ngư trường đánh bắt rộng lớn và giàu tiềm năng.
 - Nguồn lợi thuỷ sản đa dạng phong phú có giá trị kinh tế cao.
 - Có hệ thống ao hồ, sông suối rộng lớn tạo nhiều điều kiện cho ngành đánh bắt 
và chăn nuôi thuỷ sản nước ngọt.
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_dia_li_lop_9.doc