Biện pháp Rèn kĩ năng giải toán có lời văn môn Toán cho học sinh Lớp 4 (Bộ sách Kết nối tri thức)

Biện pháp Rèn kĩ năng giải toán có lời văn môn Toán cho học sinh Lớp 4 (Bộ sách Kết nối tri thức)

Như chúng ta đã biết, Toán học là một trong những môn học đòi hỏi sự tư duy sáng tạo cả người dạy và người học. Chính vì thế, để mỗi học sinh chiếm lĩnh được tri thức nói chung và Toán học nói riêng thì mỗi người thầy cô phải thật sự tâm huyết khơi nguồn tri thức đến mỗi học sinh.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà trường hiện nay là hình thành, phát triển trí tuệ cho học sinh. Trong các môn học nói chung và môn Toán nói riêng đều có nhiệm vụ trao dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng góp phần tích cực vào việc đào tạo con người. Trong các môn khoa học và kĩ thuật , Toán học giữ một vai trò nổi bật. Nó còn là môn thể thao trí tuệ giúp ta rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, học tập và giải quyết vấn đề. Toán học còn giúp ta phát huy một số đức tính quý báu như: cần cù, nhẫn nại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích sự chính xác, khẳng định chân lí.

Xuất phát từ thực tế dạy học, năm học ........tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 4C. Ngay từ những ngày đầu năm học, khi dạy đến các bài toán có lời văn, tôi đã nhận thấy trong lớp mình còn nhiều học sinh gặp khó khăn khi giải toán. Qua khảo sát, điều tra cụ thể, có trên 40% số học sinh trong lớp kĩ năng giải toán chưa đạt yêu cầu. Và đây cũng là điều tôi suy nghĩ rất nhiều, nếu các em giải toán còn yếu thì làm sao nắm được cách giải các bài toán dựa vào sơ đồ đoạn thẳng, dùng chữ thay số, rút về đơn vị và một số dạng toán điển hình của lớp 4 như: tìm hai số khi biết tổng hiệu, tổng tỉ, hiệu tỉ.

pptx 24 trang Hiền Tài 31/07/2024 170640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Rèn kĩ năng giải toán có lời văn môn Toán cho học sinh Lớp 4 (Bộ sách Kết nối tri thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG  
BÀI THUYẾT TRÌNH BIỆN PHÁP GIÁO DỤC 
Tên đề tài: “BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4” 
(Bộ sách KẾT NỐI TRI THỨC) 
Giáo viên trình bày: 
CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 
II. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP 
Biện pháp 1 : Rèn cho học sinh các kiến thức và kĩ năng toán học, biết vận dụng linh hoạt các kiến thức và kĩ năng đó vào việc giải toán có lời văn 
I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP 
III. KẾT LUẬN 
Biện pháp 2 :  Rèn luyện qua các bước giải để học sinh có kĩ năng giải bài toán 
Biện pháp 7 :  Hướng dẫn HS giải các bài toán có lời văn điển hình ở lớp 4 
Lý do chọn biện phá p 
Tên đề tài: : “BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4” 
Như chúng ta đã biết, Toán học là một trong những môn học đòi hỏi sự tư duy sáng tạo cả người dạy và người học. Chính vì thế, để mỗi học sinh chiếm lĩnh được tri thức nói chung và Toán học nói riêng thì mỗi người thầy cô phải thật sự tâm huyết khơi nguồn tri thức đến mỗi học sinh. 
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà trường hiện nay là hình thành, phát triển trí tuệ cho học sinh. Trong các môn học nói chung và môn Toán nói riêng đều có nhiệm vụ trao dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng góp phần tích cực vào việc đào tạo con người. Trong các môn khoa học và kĩ thuật , Toán học giữ một vai trò nổi bật. Nó còn là môn thể thao trí tuệ giúp ta rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, học tập và giải quyết vấn đề. Toán học còn giúp ta phát huy một số đức tính quý báu như: cần cù, nhẫn nại, tự lực cánh sinh, ý chí vượt khó, yêu thích sự chính xác, khẳng định chân lí. 
Xuất phát từ thực tế dạy học, năm học ........tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 4C. Ngay từ những ngày đầu năm học, khi dạy đến các bài toán có lời văn, tôi đã nhận thấy trong lớp mình còn nhiều học sinh gặp khó khăn khi giải toán. Qua khảo sát, điều tra cụ thể, có trên 40% số học sinh trong lớp kĩ năng giải toán chưa đạt yêu cầu. Và đây cũng là điều tôi suy nghĩ rất nhiều, nếu các em giải toán còn yếu thì làm sao nắm được cách giải các bài toán dựa vào sơ đồ đoạn thẳng, dùng chữ thay số, rút về đơn vị và một số dạng toán điển hình của lớp 4 như: tìm hai số khi biết tổng hiệu, tổng tỉ, hiệu tỉ. 
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra và nghiên cứu đề tài “Biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn môn Toán cho học sinh lớp 4 (KNTT)” . 
Tên đề tài: : “BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4” 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
Dạy giải toán có lời văn ở Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng, nhằm giúp học sinh vận dụng những kiến thức về toán học vào các tình huống thực tiễn, đa dạng, phong phú, những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Giải toán có lời văn là một trong năm mạch kiến thức toán, được dạy trong chương trình Tiểu học, đã được đánh giá là một trong các nội dung, học sinh thường hay gặp khó khăn nhất. Vì nội dung này, các bài toán có lời văn đều liên quan chặt chẽ đến các kiến thức kĩ năng của bốn mạch kiến thức còn lại. Vì vậy, khi giải bài toán có lời văn ở bất cứ dạng nào, học sinh cũng phải huy động tích hợp các kiến thức, kĩ năng đã có vào các tình huống khác nhau. Trong một chừng mực nào đó, học sinh phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo thì mới giải được bài toán. Chính vì thế, khi học sinh giải được một bài toán có lời văn tốt thì đồng thời các kĩ năng khác của môn Toán em đã nắm tốt. 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
2 . Thực trạng 
Như chúng ta đã biết, chương trình toán lớp 4 là mở đầu cho giai đoạn hai của toán Tiểu học. Chính vì thế, lượng toán giải chiếm số lượng tương đối lớn, trong đó đa số là dạng toán điển hình. Mức độ khó của các bài toán giải cũng đã được nâng lên, chủ yếu là các bài toán hợp. Chính vì thế, để giải được bài toán đòi hỏi học sinh phải sử dụng nhiều kiến thức đã học để giải quyết vấn đề. Đứng trước tình hình đó, nhiều học sinh đã có biểu hiện không hứng thú với việc giải toán. Mặt khác, do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của các em thường vội vàng, hấp tấp hay đơn giản hóa vấn đề nên đôi khi chưa hiểu kĩ đề, làm bài chưa cẩn thận đã nộp bài. Từ đó dẫn đến bài làm còn nhiều khi bị sai, thiếu sót. 
Đối với giáo viên còn phải dạy nhiều môn học, số lượng học sinh trong một lớp đông, khả năng tiếp thu của các em không đồng đều, có sự chênh lệch nhiều. Chính vì thế, việc truyền tải kiến thức toán học nói chung và giải toán có lời văn nói riêng đến từng học sinh còn có phần hạn chế. Đối với các em tiếp thu chậm thì việc nắm kiến thức mới và giải các bài toán có lời văn là một việc vô cùng khó khăn. 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
Biện pháp 1 : Rèn cho học sinh các kiến thức và kĩ năng toán học, biết vận dụng linh hoạt các kiến thức và kĩ năng đó vào việc giải toán có lời văn. 
việc giải toán và giúp các em có thể vận dụng linh hoạt vào để giải bài toán. 
Trong phần đầu chương trình toán lớp 4 có liên quan đến giải toán đó là dạng toán “ Giải bài toán có ba bước tính” (trang 19 Toán 4 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống). Đây cũng là dạng toán điển hình được học ở lớp 4. Song để giải quyết từng bài toán cụ thể ta cần sử dụng linh hoạt các kiến thức có liên quan. 
Chẳng hạn, với bài toán 1 (trang 20 Toán 4 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống): “Đàn vịt nhà bác Đào có 1200 con. Đàn vịt nhà bác Mận có ít hơn đàn vịt nhà bác Đào 300 con. Đàn vịt nhà bác Cúc có nhiều hơn đàn vịt nhà bác Đào 500 con. Hỏi số vịt của nhà bác Đào, bác Mận và bác Cúc có tất cả bao nhiêu con?” 
Ví dụ : 
Số vịt nhà bác Mận là: 
1200 - 300 = 900 (con) 
Số vịt nhà bác Đào là: 
1200 + 500 = 1700 (con) 
Điều đó cho ta thấy khả năng phân tích của các em là không tốt, chỉ có khả năng ghi nhớ một mạch kiến thức. 
Do đó, trước một bài toán giáo viên cần cho học sinh nắm được các mạch kiến thức liên quan để giải bài toán. 
- Muốn tìm tổng số vịt của cả 3 nhà là bao nhiêu trước hết ta phải làm gì? 
 ( Tính tổng số vịt của cả 3 nhà) 
- Để tìm tổng số vịt của 3 nhà ta làm như thế nào? 
 ( Ta lấy số vịt của mỗi nhà cộng lại với nhau) 
Qua đó, học sinh sẽ hiểu rõ hơn, để giải quyết bài toán này cần phải vận dụng ba mạch kiến thức đã học . 
Như vậy, với một bài toán được đưa ra với nhiều hình thức khác nhau, với nhiều ngôn ngữ phong phú khác nhau. Song giáo viên cần hướng các em nắm được xem bài toán đó thuộc dạng toán gì, những kiến thức nào cần liên quan để giải quyết bài toán đó. Cách tôi thường xuyên sử dụng là ôn tập, củng cố kiến thức được lồng ghép trong từng bài toán cụ thể. 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
Biện pháp 2 : Rèn luyện qua các bước giải để học sinh có kĩ năng giải bài toán 
Bước 1: Rèn kĩ năng đọc và phân tích bài toán 
- Kĩ năng đọc là một trong các kĩ năng được quan tâm chú trọng ngay từ khi các em vào học lớp 1. Kĩ năng này vẫn được rèn luyện cho các em ở các lớp trên thông qua môn tập đọc và một số môn khác. Tuy là học sinh lớp 4 nhưng kĩ năng đọc của một số em chưa tốt. 
- Với những em đọc chưa tốt thì tôi luôn dành nhiều thời gian hơn cho các em được rèn kĩ năng đọc, không những trong giờ tập đọc mà còn trong cả tiết học khác như: Lịch Sử, Địa Lý, Khoa Học...Không những các em ngắt nghỉ chưa đúng mà việc đọc bỏ từ, thiếu từ thì sẽ dẫn đến các em hiểu sai đề. 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
Biện pháp 2 : Rèn luyện qua các bước giải để học sinh có kĩ năng giải bài toán 
Ví dụ : Với đề toán “ Khoang chứa nhiên liệu của máy bay màu xanh có 240 363 l. Khoang chứa nhiên liệu của máy bay màu hồng có 25 350 l. Hỏi khoang chứa nhiên liệu của máy bay có nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu lít ” (bài 3 trang 80 Toán 4 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) . 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
Nếu học sinh đọc không cẩn thận sẽ bỏ đi từ “ nhiều” thì cách hiểu bài toán lại hoàn toàn ngược lại. Chính vì thế, bước đầu tiên phải giúp học sinh đọc đề chính xác. Mặt khác, các em đọc đề tốt cũng chưa hẳn các em hiểu đề tốt. Do đó, khâu phân tích đề cũng rất quan trọng. Trong bài toán, đôi khi người ta sử dụng bằng các ngôn ngữ tự nhiên như “ bay đi”, “ cho đi”, “ ăn đi”... có nghĩa là số lượng đã được bớt đi. Hay các từ “ đổ đều”, có nghĩa là chia đều. 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
Biện pháp 2 : Rèn luyện qua các bước giải để học sinh có kĩ năng giải bài toán 
Ví dụ : “ Một lớp học võ dân tộc có 40 bạn tham gia, trong đó số bạn nữ ít hơn số bạn nam là 10 bạn. Hỏi lớp học võ đó có bao nhiêu bạn nữ, bao nhiêu bạn nam?” (bài 1 trang 87 Toán 4 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) . Trong bài toán này các em phải hiểu được “ tổng” của hai số được thay bằng cụm từ “ có 40 bạn tham gia”, hiệu số của hai số đó chính là số bạn nữ và số bạn nam. Chính vì thế, trước một bài toán các em phải biết phân tích đề và đưa bài toán về các dạng toán quen thuộc để giải. 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
Với đề bài này nhiều em thường không biết tóm tắt bài toán ngắn gọn và thường tóm tắt như sau: 
 Chu vi hình chữ nhật: 40 cm 
 Chiều dài:...? 
 Chiều rộng: hơn chiều dài 4cm 
 Tính chiều dài, chiều rộng? 
Với tóm tắt như trên thì học sinh khó hoàn thành bài giải tốt so với những em có tóm tắt ngắn gọn và xúc tích. 
 Chu vi hình chữ nhật: 40cm 
 Chiều dài hơn chiều rộng rộng 4cm 
Như vậy, đối với những dạng toán trên thường cho học sinh tóm tắt bằng lời, còn đối với những dạng toán tổng hiệu thì thường cho học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. 
Bước 2: Tóm tắt đề và lập kế hoạch giải bài toán 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
Bước 3: Giúp học sinh rèn kĩ năng trình bày bài giải 
 Bài giải: 
Số nước mắm đã bán ở lần 2 là: 
25 + 25 = 50 (l) 
Số nước mắm đã bán ở cả 3 lần là: 
25 + 50 + 35 = 110 (l) 
Số nước mắm còn lại trong thùng là: 
120 - 110 = 10 (l) 
 Đáp số: 10 lít 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
Biện pháp 3 : Hướng dẫn HS giải các bài toán có lời văn điển hình ở lớp 4. 
Ví dụ: Dạng toán: Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó. (trang 86 Toán 4 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) 
Bài toán : Tổng của hai số là 70. Hiệu của hai số là 10. Tìm hai số đó. 
Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ, căn cứ vào sơ đồ hướng dẫn HS tìm ra các cách giải. 
Cách 1 : 
Sử dụng sơ đồ biểu thị mối quan hệ về tổng, hiệu. Các em sẽ tóm tắt như sau: 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
Biện pháp 3 : Hướng dẫn HS giải các bài toán có lời văn điển hình ở lớp 4. 
Sau khi HS nắm được cách giải, ta xây dựng cách giải thứ hai của dạng toán như sau : 
Số lớn = ( Tổng + Hiệu ) : 2 
Số bé = Số lớn – Hiệu hay 
 Số bé = Tổng – Số lớn 
NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
Biện pháp 3 : Hướng dẫn HS giải các bài toán có lời văn điển hình ở lớp 4. 
Nhìn vào sơ đồ, yêu cầu HS nhận xét : 
+ Nếu lấy tổng – Hiệu, kết quả có quan hệ như thế nào với số bé ? (GV che phần hiệu là 10 trên sơ đồ)... HS dễ dàng nhận thấy phần còn lại là 2 lần số bé. 
+ Dựa vào suy luận trên, yêu cầu HS nêu cách tìm số bé là : 
 (70 – 10) : 2 = 30 
Tìm được số bé suy ra số lớn là : 
 30 + 10 = 40 Hoặc 70 – 30 = 40 
+ Từ đây ta xây dựng cách giải thứ nhất là : 
 Số bé = (Tổng – Hiệu ) : 2 
 Số lớn = Số bé + Hiệu hay Số lớn = Tổng – Số bé 
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
V iệc rèn kĩ năng giải toán có lời văn là việc làm thường xuyên liên tục trong quá trình dạy học toán ở Tiểu học. Song trong năm học ........, tôi đã vận dụng các giải pháp trên cho học sinh lớp 4C do tôi phụ trách. Trong một thời gian ngắn cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các em đã biết vận dụng những điều tôi hướng dẫn để giải một bài toán. Các em đã biết xác định được dạng bài và nắm được cách giải, biết viết câu lời giải phù hợp, viết được phép tính đúng, chính xác, bố cục rõ ràng, đẹp. Qua đó tạo cho các em niềm say mê, thích thú đối với những bài toán có lời văn. 
Bảng khảo sát kỹ năng giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 trước và sau khi áp dụng biện pháp 
Kỹ năng 
Trước khi áp dụng biện pháp 
Sau khi áp dụng biện pháp 
Số lượng 
Tỉ lệ 
Số lượng 
Tỉ lệ 
Giải các bài toán có lời văn chưa đúng 
19/30 
64% 
3/30 
10% 
Biết đặt phép tính đúng cho các bài toán có lời văn 
13/30 
43% 
26/30 
87% 
Đặt lời giải văn phù hợp 
10/30 
33% 
28/30 
93% 
Giải các bài toán có lời văn đúng và nhanh 
8/30 
26% 
24/30 
80% 
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
Nhìn vào bảng khảo sát, ta có thể thấy kỹ năng giải toán có lời văn của học sinh đều cải thiện đáng kể sau khi áp dụng biện pháp. Tỷ lệ học sinh sai dạng toán có lời văn giảm từ 64% xuống còn 10%. Có 26/30 em (chiếm 87%) biết đặt phép tính đúng cho các bài toán có lời văn. Đồng thời, số lượng học sinh biết đặt lời văn phù hợp cũng tăng từ 33% lên 93%. Số lượng học sinh giải nhanh và đúng các bài toán có lời văn tăng từ 26% lên 80%. 
Khả năng áp dụng của biện pháp: 
	 Đầu năm học 202 3 -202 4 , tôi tiếp tục vận dụng biện pháp như trên tại lớp chủ nhiệm và chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chuyên môn, được các bạn được các bạn đồng nghiệp hưởng ứng. Tôi cũng đã mạnh dạn báo cáo nhà trường để lan toả cách vận dụng linh hoạt trên trong dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán . 
 4. Kết luận và đề xuất 
Kết luận 
Trong thực tế giảng dạy và qua thời gian nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh người giáo viên cần: 
- Chú trọng việc đầu tư soạn giáo án dạng toán có lời văn để truyền đạt kiến thức dễ hiểu, trôi chảy nhất. Chú trọng tốt các nội dung, hướng dẫn học sinh qua từng bài cụ thể của mỗi dạng toán giải có lời văn. 
- Khuyến khích kết hợp thêm nhiều phương pháp học khác như thảo luận nhóm, trò chơi, sắm vai,...để phát huy tinh thần yêu thích, đam mê học toán giải có lời văn cho học sinh. 
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá để có biện pháp giúp đỡ học sinh kịp thời. 
- Trong các tiết học học toán có lời văn, giáo viên nên chuẩn bị các dụng cụ, đồ dùng học tập, tranh ảnh minh họa sinh động, trực quan để gây hứng thú và kích thích sự sáng tạo cho học sinh. 
- Khi các em làm bài toán có lời văn, giáo viên có chế độ khen chê hợp lý nhằm kích thích sự phần đầu rèn luyện của học sinh. 
 4. Kết luận và kiến nghị 
Kiến nghị 
a. Phụ huynh 
- Thường xuyên nhắc nhở con em mình ôn tập kiến thức giải toán có lời văn và hoàn thành các bài tập về nhà. 
- Chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập cần thiết để các em có đủ điều kiện học tốt dạng bài giải có lời văn trên lớp 
- Theo dõi, quan tâm đến kết quả học tập giải toán có lời văn của con em để có kế hoạch chỉnh đốn, khuyến khích phù hợp. 
b. Nhà trường 
- Cần có giải pháp để giảm bớt số lượng học sinh trong một lớp, tạo điều kiện cho giáo viên sát sao được nhiều hơn đến các đối tượng học sinh. 
- Trang bị đầy đủ các tư liệu giảng dạy, trang thiết bị, đồ dùng học tập cần thiết để phục vụ cho việc dạy giải toán có lời văn lớp 4 
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, tạo điều kiện để các giáo viên được gặp gỡ, chia sẻ, trao đổi với nhau những kinh nghiệm dạy tốt dạng bài giải toán có lời văn lớp 4. 
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN BGK 
VÀ CÁC BẠN ĐỒNG NGHIỆP ĐÃ LẮNG NGHE 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbien_phap_ren_ki_nang_giai_toan_co_loi_van_mon_toan_cho_hoc.pptx