Biện pháp Rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 4 Trường Tiểu học

Biện pháp Rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 4 Trường Tiểu học

Tiếng Việt là một trong những môn học ở bậc Tiểu học góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người. Môn Tiếng Việt còn giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp của cuộc sống xung quanh, bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm chân chính trong sáng như: Tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước, yêu con người…Muốn học sinh học tốt môn Tiếng Việt để sau này các em biết sử dụng Tiếng Việt thành thạo và có khả năng giao tiếp tốt hơn thì học sinh phải học tốt phân môn Tập đọc.

Trong phân môn Tập đọc, đọc là khâu quan trọng nhất. Đọc là hoạt động ngôn ngữ làm cho con người mở rộng khả năng tiếp nhận thông tin và thông báo thông tin. Do đó đọc là một trong những kĩ năng chính của học sinh Tiểu học.

Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy kĩ năng đọc của các em chưa đáp ứng yêu cầu mà giáo viên mong muốn. Các em còn đọc chậm, đọc nhỏ, ngắt nghỉ hơi tùy tiện, chưa biết đọc diễn cảm nên các em chưa cảm nhận được tâm tư, tình cảm của tác giả muốn gửi gắm trong từng tác phẩm.

pptx 42 trang Hiền Tài 26/08/2024 90218
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 4 Trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học.. 
THUYẾT TRÌNH BIỆN PHÁP GIÁO DỤC 
Tên đề tài: Rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học 
Giáo viên trình bày: .. 
Lí do chọn biện pháp 
01 
Nội dung biện pháp 
02 
Hiệu quả của biên pháp 
03 
Kết luận 
04 
Rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học 
1. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP 
Tiếng Việt là một trong những môn học ở bậc Tiểu học góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người. Môn Tiếng Việt còn giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp của cuộc sống xung quanh, bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm chân chính trong sáng như: Tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước, yêu con ngườiMuốn học sinh học tốt môn Tiếng Việt để sau này các em biết sử dụng Tiếng Việt thành thạo và có khả năng giao tiếp tốt hơn thì học sinh phải học tốt phân môn Tập đọc. 
Trong phân môn Tập đọc, đọc là khâu quan trọng nhất. Đọc là hoạt động ngôn ngữ làm cho con người mở rộng khả năng tiếp nhận thông tin và thông báo thông tin. Do đó đọc là một trong những kĩ năng chính của học sinh Tiểu học. 
Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy kĩ năng đọc của các em chưa đáp ứng yêu cầu mà giáo viên mong muốn. Các em còn đọc chậm, đọc nhỏ, ngắt nghỉ hơi tùy tiện, chưa biết đọc diễn cảm nên các em chưa cảm nhận được tâm tư, tình cảm của tác giả muốn gửi gắm trong từng tác phẩm. 
Chính vì những vấn đề trên tôi nhận thấy việc rèn cho các em có kĩ năng đọc là rất cần thiết và quan trọng. Vậy làm thế nào để giúp các em đọc tốt, cảm thụ tốt các tác phẩm? Chúng ta cần thực hiện quy trình giảng dạy bài Tập đọc ở Lớp 4 như thế nào để giúp các em đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm được tác phẩm. Đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh? Chính vì vậy, tôi chọn giải pháp 
Đề xuất biện pháp 
“ Rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học ............................ ”. 
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
- Nội dung và phương pháp dạy phân môn Tập đọc lớp 4. 
- Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4. 
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 
Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi học sinh Lớp 4 Trường Tiểu học ................. , huyện .................... năm học 20 22 – 20 23 . 
PHẦN NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ L Í LUẬN: 
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học l à : 
- H ì nh th à nh v à ph á t triển ở học sinh c á c kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, n ó i, đọc, viết) để học tập v à giao tiếp trong c á c môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy v à học môn Tiếng Việt, g ó p phần r è n luyện c á c thao t á c tư duy của học sinh. 
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt v à những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên v à con người, về văn h ó a của Việt Nam v à nước ngo à i. 
- Bồi dưỡng t ì nh yêu Tiếng Việt v à h ì nh th à nh th ó i quen giữ g ì n sự trong s á ng v à gi à u đẹp của Tiếng Việt, g ó p phần h ì nh th à nh nhân c á ch con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Phân môn Tập đọc lớp 4 giúp học sinh củng cố và phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở lớp dưới. Đồng thời tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thông tin nhanh và bồi dưỡng thêm khả năng đọc diễn cảm cho học sinh. Phân môn Tập đọc còn xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở thư viện, sử dụng sách công cụ (từ điển, sổ tay từ ngữ ngữ pháp) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc. 
. Chức năng của phân môn Tập đọc là luyện đọc: rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc diễn cảm để học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học. Đồng thời giúp học sinh nhận ra được những tin hoa văn hóa của dân tộc trong mỗi bài tập đọc. Mỗi một bài tập đọc là một văn bản, là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người, xã hộilà một lời dạy sâu sắc đối với học sinh. 
1/ Thực tiễn vấn đề nghiên cứu: 
Lớp 4 của Trường Tiểu học ............... với tổng số học sinh là 32/22 em nữ có những thuận lợi và khó khăn như sau: 
	1.1. Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường và sự giúp đỡ nhiệt tình của Tổ chuyên môn. 
- Giáo viên được trang bị đầy đủ kiến thức về đổi mới phương pháp dạy học, được cung cấp đủ tài liệu, sách giáo khoa phục vụ tốt việc giảng dạy. 
- Học sinh đi học đều có động cơ học tập đúng đắn. 
CƠ SỞ THỰC TIỄN 
1.2. Khó khăn : 
- Học sinh còn đọc chưa trôi chảy, chưa đúng, chưa hay, ngắt nhịp còn tùy tiện. 
- Đa số các em chưa biết cách đọc diễn cảm, chưa hiểu nghĩa từ, vốn từ chưa phong phú. 
- Trình độ học sinh chưa đồng đều. 
- Các em còn phát âm sai các phụ âm đầu d/v/gi, s/x,chưa phân biệt thanh hỏi/ thanh ngã. 
- Việc rèn đọc cho học sinh trong giờ Tập đọc còn ít, do đó giáo viên không có thời gian rèn đọc cho học sinh nhiều khi các em phát âm sai, ngắt nghỉ chưa đúng. 
- Việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh còn mang tính hình thức, giáo viên còn chú trọng nhiều đến việc tìm hiểu nội dung bài. 
- Số lượng học sinh đọc bài còn ít. 
Trong quá trình giảng dạy từ đầu năm tôi nhận thấy việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc là tạo điều kiện để giáo viên đạt được mục tiêu dạy học của mình và thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học trong đó giáo viên đóng vai trò người tổ chức hoạt động. 
1.1 Khảo sát chất lượng đọc của học sinh ở các tiết Tập đọc đầu năm học: 
TSHS 
Phát âm sai 
Ngắt nghỉ sai 
Đọc đúng 
Đọc diễn cảm 
SL 
TL 
SL 
TL 
SL 
TL 
SL 
TL 
32/22 
7/5 
21.9% 
9/4 
28.1% 
12/9 
37.5% 
4/4 
12.5% 
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
2.1 Biện pháp 1: Rèn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh. 
* Đọc đúng các âm dễ lẫn: 
Đọc đúng là phát âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Nói cách khác là phải đọc đúng chính âm (không đọc theo cách phát âm của địa phương, cách phát âm có sự sai lệch so với âm chuẩn). Phát âm đúng tiếng Việt là yêu cầu cần thiết. Đọc đúng đòi hỏi thể hiện chính xác âm vị. Để học sinh đọc đúng trong quá trình giảng dạy tôi đã cho các em phát hiện, so sánh, phân biệt để từ đó các em phát âm đúng hay đọc đúng các âm đầu trong các bài đọc và trong giao tiếp. 
+ Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Dế mèn bênh vực kẻ yếu ” - Tiếng Việt lớp 4 ( phần I). 
Là bài học đầu tiên của chương trình, tôi đã tiến hành hướng dẫn cho học sinh phát hiện, phân biệt để đọc đúng các phụ âm đầu hay đọc lẫn như sau: (Các tiếng có phụ âm đầu “d/ v/ gi”) 
- Học sinh đọc bài một lượt - Toàn lớp đọc thầm. 
- Học sinh đưa ra các từ hay đọc lẫn ở trong bài đó là: 
“Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu..” 
- Gọi một học sinh đọc các từ đó. 
- Cho học sinh khác nhận xét xem bạn đọc đúng, sai. 
- Nếu học sinh đọc vẫn sai - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc lại. 
Mặt khác cho học sinh có thể so sánh phân biệt để đọc cho đúng. 
 “Vài” ở đây là chỉ số lượng,... khác “dài” chỉ khoảng cách. 
Hoặc trong bài Mẹ Ốm – Trần Đăng Khoa : 
 “Cả đời đi gió đi sương 
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.” 
- Học sinh thường phát âm sai “ gió” thành “dó”; “giường” thành “dường” 
Như vậy chúng ta cần chỉ rõ cho học sinh khi nào phát âm là “d”, khi nào phát âm là “v” hoặc “gi” trên cơ sở học sinh hiểu nghĩa của từ. 
+ Ví dụ 2: Khi dạy bài “Người ăn xin” - Tiếng Việt lớp 4 - phần 1. 
- Tôi tiến hành hướng dẫn học sinh đọc đúng phụ âm đầu (d/ v/ gi) như sau: 
- Gọi học sinh lần lượt đọc bài. 
- Học sinh khác chú ý lắng nghe bạn đọc, phát hiện những tiếng bạn đọc chưa đúng phụ âm đầu. 
- Giáo viên ghi lên bảng chẳng hạn (già, giàn giụa, giọng, vẫn...) 
- Gọi những học sinh đọc chưa đúng đọc lại - Học sinh khác nhận xét bạn đọc được chưa... không được đọc là “dà”; “dàn dụa”, “dọng”, “dẩn”. 
Đối với phụ âm s/x tôi cho học sinh phát âm như sau: y sĩ, ngủ say, sừng sững, xả thân, sững sờ, xưởng sửa chữa, sao sớm, sâu xa. 
+ Ví dụ 3: Khi dạy bài “ Tre Việt Nam ” của tác giả Nguyễn Duy - Tiếng Việt lớp 4. Tôi thường lắng nghe và quan sát kĩ cách phát âm của học sinh để nhắc nhở và uốn nắn kịp thời khi các em phát âm sai một số từ như: tre xanh, bao giờ, sao, sỏi, siêng, sương, 
2.2 Biện pháp 2: Rèn đọc đúng tốc đọc, cường độ và giọng đọc . 
Khi học sinh đã phát âm đúng, chuẩn nhưng còn đọc chậm tôi luyện đọc cho học sinh đọc nhanh, đọc rõ ràng, đọc trôi chảy bằng cách cho học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu, bạn đọc. Giáo viên phải điều chỉnh tốc độ học của các em nếu các em đọc nhanh cần nhắc đọc vừa tốc độ (không phải đọc nhanh là hay, là đúng) nếu học sinh đọc chậm chúng ta cần động viên các em cố gắng đọc nhanh hơn, đọc đúng tốc độ. 
Tùy thuộc vào nội dung và nghệ thuật của từng bài tập đọc mà tôi hướng dẫn học sinh có cách thể hiện giọng đọc sao cho phù hợp. Có bài đọc với giọng vui tươi trong sáng, có bài đọc với giọng âu yếm dịu dàng đầy tình thương, có bài đọc với giọng nhẹ nhàng suy tư, có bài đọc với giọng hóm hỉnh, có bài đọc với giọng châm biếm, có bài đọc với giọng tha thiết tự hào. 
Hướng dẫn học sinh chuyển sắc thái giọng đọc qua các bài tập đọc là thể loại truyện: học sinh biết phân biệt lời của người dẫn chuyện với lời của nhân vật. 
Ví dụ 1: Bài “Những hạt thóc giống” – Truyện dân gian Khmer (Tiếng Việt 4, tập 1) cần đọc chậm rãi, lời cậu bé Chôm lo lắng, lời nhà vua thì dõng dạc. Bài “Nỗi vằn dặt của An – đrây – ca” của tác giả Xu-khôm-lin-xki cần đọc chậm với giọng trầm, buồn; còn đối với bài “Chị em tôi” – Liên Hương cần đọc với giọng nhẹ nhàng, hóm hỉnh,. 
Ví dụ 2: Bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – Tô Hoài (Tiếng Việt 4, tập 1). Tôi nhắc nhở học sinh đọc toàn bài với giọng chậm rãi, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (lời Nhà Trò – giọng kể lể đáng thương; lời Dế Mèn an ủi động viên Nhà Trò – giọng mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện sự bất bình, thái độ kiên quyết) 
2.3 Biện pháp 3: Rèn học sinh cách ngắt giọng . 
Hướng dẫn học sinh biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên cách đọc diễn cảm. Tôi hướng dẫn cho học sinh biết cách ngắt giọng theo một số quy tắc sau: 
- Ngắt giọng theo ngữ pháp: 
Trong mỗi bài Tập đọc cụ thể tôi chú cho học sinh tập phát hiện đến chỗ cần ngắt, nghỉ hơi cho phù hợp với quy tắc ngữ pháp bằng cách dùng bút chì gạch một gạch (/) đối với chỗ cần ngắt hơi, gạch hai gạch (//) đối với chỗ nghỉ hơi dựa trên những vốn kiến thức đã học từ phân môn Luyện từ và câu về cách ngắt, nghỉ giọng khi gặp dấu câu, giữa trạng ngữ và thành phần chính của câu, giữa chủ ngữ và vị ngữ, 
Ví dụ: Cho học sinh thảo luận tự phát hiện những chỗ cần ngắt giọng theo đúng quy tắc ngữ pháp trong đoạn văn sau: 
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn// để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời/ và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin//: “Bay đi diều ơi!// Bay đi!//” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi/ mang theo nỗi khát khao của tôi.// ( Cánh diều tuổi thơ – Tạ Duy Anh ). 
- Ngắt nghỉ theo cụm từ và cách giữ hơi ở những câu văn dài : Đây là việc làm khó nên tôi thường hướng dẫn học sinh bằng cách tôi đọc mẫu để cho học sinh phát hiện ra chỗ ngắt, nghỉ hơi. 
2 .4 Biện pháp 4: Rèn học sinh đọc thầm . 
Đọc thầm là học sinh đọc bằng mắt. Đọc thầm là yêu cầu cao, đọc với tốc độ nhanh và hiệu quả hơn. Khi hướng dẫn học sinh đọc thầm giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh (đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ, thuộc lòng; đọc để trả lời câu hỏi nào,) 
- Tôi thường tổ chức cho học sinh đọc thầm để tìm các đoạn của bài văn. 
Ví dụ: Bài “ Đôi giày ba ta màu xanh ” – Hàng Chức Nguyên (Tiếng Việt 4, tập 1). Học sinh có thể đọc thầm cả bài và dễ dàng nhận ra bài văn này được chia làm 2 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. 
- Đọc thầm để trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, qua đó giúp các em hiểu được nội dung bài đọc giúp các em trau dồi kĩ năng đọc hiểu, bước đầu cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học tạo điều kiện để các em đọc diễn cảm tốt hơn. Yêu cầu đọc thầm phải gắn với những nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ: Khi dạy bài “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ” - Tô Hoài (Tiếng Việt 4, tập 1) câu lệnh có thể kết hợp như sau: Em hãy đọc thầm phần đầu truyện và tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt . Không cắt rời câu lệnh làm hai: yêu cầu học đọc thầm, học sinh đọc xong mới nêu câu hỏi. 
2.5 Biện pháp 5: Rèn học sinh đọc đúng ngữ điệu. 
Đọc đúng ngữ điệu bao gồm lên giọng, xuống giọng, nhấn giọng, chuyển giọng, ngắt hơi, cường độ và cả trường độ của giọng đọc... Như vậy đọc đúng ngữ điệu là đúng về ý nghĩa, nội dung của từ, câu, đoạn... đúng phong cách và chức năng của văn bản các em đọc thế nào để người nghe thấy được cái hay, cái đẹp của nội dung và nghệ thuật của bài đọc. Đọc đúng ngữ điệu là thể hiện hài hòa về âm hưởng của bài đọc. Nó có giá trị lớn để bộc lộ cảm xúc, vì vậy đọc đúng ngữ điệu rất quan trọng, giúp học sinh bước đầu thâm nhập vào văn bản, làm việc với văn bản. 
Chẳng hạn khi học sinh đọc giáo viên hướng dẫn cụ thể, từng thể loại như sau: 
* Hướng dẫn đọc các câu đối thoại, lời nhận vật. 
Ví dụ: Bài Chị em tôi – Liên Hương (Tiếng Việt 4, tập 1) giáo viên hướng dẫn học sinh diễn tả đúng ngữ điệu lễ phép trong câu nói của người con và ân cần trong lời đáp của người cha. Đoạn đối thoại giữa hai chị em phải thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật: chị nóng nảy, bực bội; em mỉa mai, cười cợt. Lời dạy của cha vừa nhẹ nhàng, vừa nghiêm khắc. 
Hoặc khi dạy bài: “Những hạt thóc giống” - Tiếng Việt 4 - Tập 1. 
Tôi hướng dẫn cụ thể như sau để học sinh biết đọc lời của nhân vật, cho học sinh đọc thầm 1 lượt. 
Hỏi: 	- Bài có mấy nhận vật? Đó là những nhận vật nào? 
	- Lời của từng nhân vật đọc như thế nào? 
- Giáo viên đọc mẫu đúng lời của các nhân vật. 
Lời của Chôm: Ngây thơ, lo lắng: “Tâu bệ hạ! con không làm sao cho thóc nảy mầm được.'' 
Lời của Nhà vua: 
- Khiêm tốn (lúc giải thích thóc giống đã được luộc). 
- Khi dõng dạc (Lúc ca ngợi chú bé Chôm) 
“Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này” 
Sau khi hướng dẫn và đọc mẫu, giáo viên cho học sinh đọc phân vai (người dẫn chuyện, Nhà vua, chú bé). 
* Hướng dẫn đọc nhấn giọng các từ ngữ hình ảnh quan trọng. 
2.6 Biện pháp 6: Rèn học sinh đọc hiểu . 
Đọc hiểu là thông qua đọc, người đọc hiểu được nội dung tư tưởng chủ đề đơn giản của bài. Nhận biết được đề tài, chủ đề đơn giản của bài. Nắm được dàn ý sơ lược, tóm tắt được nội dung chính của bài, của đoạn, phát hiện được giá trị của tác phẩm trong việc biểu đạt nội dung. Hiểu được ý nghĩa của bài. Hình thành kĩ năng đọc lướt nắm ý chính hoặc lựa chọn thông tin. Biết ghi các thông tin cần thiết. Chính vì thế để rèn kỹ năng đọc cho học sinh, tôi đã chú ý rèn kỹ năng đọc hiểu. 
* Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu nội dung của đoạn, bài 
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Điều ước của vua Mi-đát” – Thần thoại Hi Lạp (Tiếng Việt 4, tập 1) 
Học sinh đọc đoạn 1 và các em biết được điều ước thật tham lam của vua Mi-đát: “... Xin thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng...” và niềm sung sướng của nhà vua khi điều ước được thực hiện thật tốt đẹp: “Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!” 
Đoạn 3: Học sinh đọc và thấy được sai lầm và sự hối hận của nhà vua khi chọn một điều ước quá tham lam. 
“. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn: Xin thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống.” 
Đoạn 4: Học sinh rút ra được ý nghĩa của câu chuyện (Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.) 
2. 7. Biện pháp 7: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm. 
Đọc diễn cảm đối với các em lớp 4 còn quá mới mẻ và thường gặp nhiều khó khăn: Các em thường đọc một mạch từ đầu đến hết bài bằng một giọng đều đều, không thể hiện cảm xúc; có em thể hiện một cách thái hóa sự biểu lộ cảm xúc của mình gây phản cảm cho người nghe (cố ý gằn giọng quá mạnh hoặc nhấn giọng ở những chỗ không cần thiết,); có em đọc quá nhỏ, quá to, quá nhanh hoặc quá chậm nên chưa thể hiện được rõ những tâm tư, tình cảm của tác giả gửi gắm vào trong từng tác phẩm. 
Giáo viên cần hướng dẫn đọc diễn cảm thông qua việc gợi mở học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn để bước đầu các em làm chủ được giọng đọc với giọng điệu, tốc độ, cao độ, cường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài. Đồng thời tư thế, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt là những biểu hiện bên ngoài của người đọc có tác dụng bổ sung cho ngữ điệu đọc. Nét mặt phải thể hiện được thái độ của người đọc đối với nội dung tác phẩm một cách tự nhiên. Đọc một câu chuyện vui nét mặt phải tươi sáng. Đọc một câu chuyện buồn nét mặt cũng biểu lộ sự đồng cảm. 
Ngoài ra việc thể hiện ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ còn thể hiện khả năng cảm thụ được các tác phẩm văn học. Đọc diễn cảm mang lại cho các em sự cảm thụ và cảm xúc về văn học giúp các em đến với nội dung bài một cách sâu sắc hơn, nhanh thuộc bài hơn. Qua đó các em thích thú tham gia vào quá trình học, cùng làm việc với nhau và có điều kiện để phát triển tư duy và ngôn ngữ cũng như tình cảm thẩm mĩ, đạo đức của mình. 
Khả năng và mức độ cảm thụ của từng học sinh là khác nhau nên dẫn đến việc mỗi em sẽ có cách thể hiện cách đọc diễn cảm sáng tạo khác nhau. Với những em có năng lực đọc diễn cảm tốt, tôi khuyến khích để các em có thể tự chọn đoạn văn mà mình thích để thể hiện cách đọc sáng tạo (nhắc các em đọc sao cho phù hợp với nội dung và giá trị nghệ thuật của bài) 
Ví dụ: Bài Cánh diều tuổi thơ – Tạ Duy Anh (Tiếng Việt 4, tập 1) giáo viên có thể hướng dẫn học sinh miêu tả lại bằng lời niềm vui sướng của trẻ thơ khi chơi trò chơi thả diều qua đoạn 1 của bài theo các bước sau: 
Bước 1: Giáo viên nêu đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm 
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. 
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng . Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,như gọi thấp xuống những vì sao sớm. 
Bước 2: Hướng dẫn giọng đọc và một số từ ngữ cần được nhấn giọng (đọc với giọng vui, tha thiết, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều) 
Bước 3: Giáo viên đọc mẫu. 
Bước 4: Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm theo nhóm và thi đua trình bày. 
4. Kết quả: 
Thực tế áp dụng “ Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học .........” năm học 2022 - 2023, tôi đã đạt được kết quả như sau: 
TSHS/nữ 
Đọc phát âm sai 
Đọc ngắt nghỉ sai 
Đọc đúng 
Đọc diễn cảm 
SL 
TL 
SL 
TL 
SL 
TL 
SL 
TL 
32/22 
2/1 
6.3% 
3/1 
9.4% 
15/10 
46.9% 
12/10 
37.4% 
PHẦN KẾT LUẬN 
1. Bài học kinh nghiệm được rút ra từ các biện pháp : 
Muốn nâng cao hiệu quả của các tiết dạy Tập đọc để học sinh đọc đúng, đọc hay và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài học thì việc rèn đọc đúng có vai trò quan trọng, học sinh có đọc đúng thì các em mới hiểu đúng nội dung bài, mới diễn tả được cảm xúc của mình. Để đạt được những điều trên mỗi cá nhân chúng ta cần phải mẫu mực trong lời nói, việc làm, phải yêu nghề, luôn nghiên cứu tìm hiểu nội dung nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực bản thân, thường xuyên dự giờ ở đồng nghiệp để học hỏi thêm kinh nghiệm giảng dạy. 
Để giúp cho học sinh Lớp 4 có kĩ năng đọc tốt. Giúp các em nhận thức được cái hay, cái đẹp trong tiếng Việt... góp phần hình thành nhân cách con người. Thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham thích làm việc, có khả năng tư duy cao và thích ứng với cuộc sống xã hội sau này. Mặt khác mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên xã hội, con người. Thông qua đọc diễn cảm giúp học sinh tiếp thu nội dung của bài dễ dàn

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbien_phap_ren_ki_nang_doc_trong_phan_mon_tap_doc_cho_hoc_sin.pptx