Biện pháp Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp Một trong môn Tiếng Việt, bộ sách Chân trời sáng tạo

Biện pháp Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp Một trong môn Tiếng Việt, bộ sách Chân trời sáng tạo

NỘI DUNG BIỆN PHÁP:

2.1. Thực trạng:

2.1.1. Thuận lợi

Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một nói riêng, dạy lớp Một nói chung là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và vất vả. Nhưng đối với trường tôi công tác thì ban giám hiệu cũng như các tổ chức trong nhà trường hiểu được nỗi vất vả đó nên luôn được Ban giám hiệu và các tổ chức quan tâm đúng mức, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ của mình, điều đó là một thuận lợi lớn để những giáo viên dạy lớp Một như tôi luôn cố gắng vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.1.2. Khó khăn

Nhưng bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó thì những khó khăn cũng rất nhiều đang ngày càng đè nặng lên mỗi công việc của chúng tôi:

Đa số gia đình phụ huynh học sinh đều làm nghề nông nghiệp. Ít có thời gian chăm sóc con cái, gần như khoán trắng mọi công việc giáo dục cho nhà trường, cho giáo viên. Số lượng phụ huynh trong lớp còn nghèo nhiều nên việc trang bị đồ dùng học tập cho con em còn hạn chế dẫn đến các em thiếu hụt về đồ dùng học tập khá nhiều.

ppt 14 trang Hiền Tài 14/07/2024 3387
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp Một trong môn Tiếng Việt, bộ sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học.. 
THUYẾT TRÌNH BIỆN PHÁP GIÁO DỤC 
 Tên đề tài: Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Một trong môn Tiếng việt, bộ sách Chân trời sáng tạo. 
Giáo viên trình bày: .. 
Đơn vị : 
CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 
2. NỘI DUNG 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
4. KẾT LUẬN 
1.1. Lí do chọn biện pháp 
1.2. Phạm vi biện pháp 
2.1. Thực trạng 
2.2. Giải pháp 
4.1. Kết luận 
4.2. kiến nghị 
3. KẾT QUẢ 
Năm học 2020 – 2021 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Một chương trình giáo dục theo dự án Stem rất hay và có sự thay đổi về kĩ thuật và phương pháp dạy học. Trong đó dạy học theo hướng phát triển phảm chất năng lực học sinh đóng vai trò chủ đạo. Điều đặc biệt hơn ở chương trình giáo dục 2018 này là môn Tiếng Việt được đặc biệt chú trọng rõ nét bằng thời lượng tiết học nhiều hơn so với các một học khác (Tiếng việt 420t/năm, chưa kể 3 tiết ôn luyện). 
Nhận thức được vấn đề trên, kết hợp với kinh nghiệm đã bao năm công tác dạy lớp Một nên tối đã nghiên cứu kĩ nội dung trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo để lựa chọn những phương pháp dạy học nhẹ nhàng mà hiệu quả nhất, đem lại nhiều kiến thức cho các em để làm hành trang cho các em học tập lên lớp khác. Một trong những biện pháp giáo dục mà tôi đã lựa chọn và thực hiện bước đầu khá hiệu quả đó là: “ Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Một trong môn Tiếng việt, bộ sách Chân trời sáng tạo ” 
2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP: 
2.1. Thực trạng: 
2.1.1. Thuận lợi 
Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một nói riêng, dạy lớp Một nói chung là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và vất vả. Nhưng đối với trường tôi công tác thì ban giám hiệu cũng như các tổ chức trong nhà trường hiểu được nỗi vất vả đó nên luôn được Ban giám hiệu và các tổ chức quan tâm đúng mức, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ của mình, điều đó là một thuận lợi lớn để những giáo viên dạy lớp Một như tôi luôn cố gắng vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
. 
2.1.2. Khó khăn 
Nhưng bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó thì những khó khăn cũng rất nhiều đang ngày càng đè nặng lên mỗi công việc của chúng tôi: 
Đa số gia đình phụ huynh học sinh đều làm nghề nông nghiệp. Ít có thời gian chăm sóc con cái, gần như khoán trắng mọi công việc giáo dục cho nhà trường, cho giáo viên. Số lượng phụ huynh trong lớp còn nghèo nhiều nên việc trang bị đồ dùng học tập cho con em còn hạn chế dẫn đến các em thiếu hụt về đồ dùng học tập khá nhiều. 
. 
Phát âm theo mẫu là một thao thác hết sức quan trọng, bởi ngay từ những âm đầu tiên các em chưa biết phát âm thế nào cho đúng thì giáo viên phải giúp các em nghe để nhận diện cách phát âm, nếu học sinh không nghe hoặc nghe một cách hời hợt thì khi phát âm sẽ thường nhầm lẫn. Biện pháp này phát huy cho học sinh sự tập trung, khả năng quan sát tỉ mỉ năng lực ngôn ngữ dần được phát triển. 
VD: Ngay từ những bài học đầu tiên như âm L l H h (Bài 3-sách Chân trời sáng tạo, trang 34), việc đầu tiên tôi cho các em nghe phát âm mẫu trong sách điện tử : 
2.2. Giải pháp: 
Giải pháp 1: Rèn kĩ năng đọc qua hình thức nghe phát âm theo mẫu. 
2.2. Giải pháp: 
Giải pháp 1: Rèn kĩ năng đọc qua hình thức nghe phát âm theo mẫu. 
Đây là một hình thức dạy học mới nhằm phát triển năng lực các em. Với mỗi bài dạy về phần âm, vần, tiếng thì việc tạo cho các em tình huống để tăng khả năng quan sát và đọc chuẩn là cần thiết và mang lại hiệu quả cao. 
Ví dụ: Trước khi dạy bài 4: ch – kh trang 36 (sách Chân trời sáng tạo) tôi đã tự tìm một số tranh có chứa các từ có âm của bài học mà không có trong sách giáo khoa nhưng các em thường thầy hoặc có trong cuộc sống hằng ngày của mình để các em vận dụng sáng tạo: âm ch: nải chuối, cái chăn, cái chiếu, quả chanh; âm kh: củ khoai, cái khăn mặt, khúc củi, khóc. 
2.2. Giải pháp: 
Giải pháp 2: Xem tranh đoán từ ngữ. 
2.2. Giải pháp: 
Giải pháp 2: Xem tranh đoán từ ngữ. 
* Trò chơi: “Vần ơi ở đâu” 
Ở cuối tuần, sách Tiếng Việt Chân trời sáng tạo có một tiết ôn tập và kể chuyện. Tiết học này học sinh ôn tập lại các âm, vần đã học trong tuần. Để tránh sự nhàm chán cho các em nên tôi đã tổ chức cho các em một hoạt động trò chơi ở phần ôn tập về ghép âm (vần, từ) đã học trong tuần. Đây là một biện pháp hay và vui nhộn, vừa tạo được cho các em sự hứng thú trong học tập vừa giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc các từ ngữ đã học thông qua trò chơi. Đây là hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. 
2.2. Giải pháp: 
Giải pháp 3. Trò chơi học tập 
2.2. Giải pháp: 
Giải pháp 3. Trò chơi học tập 
* Trò chơi “Tình đồng đội”. 
Đây là hình tức cho học sinh kể lại câu chuyện đã xem, đã xem bằng hình thức đồng đội. trò chơi này giúp các em đoàn kết, biết phối hợp với nhau, nhắc cho nhau để kể lại câu chuyện trước lớp. qua đó phát triển một số phẩm chất, năng lực cho các em. 
Trò chơi này tôi tổ chức kết hợp cả trên máy tính lẫn thực tế. Trước hết tôi thiết lập nội dung câu chuyện theo các bức tranh trên máy tính cho các em nghe kể trên máy, sau đó tôi kể lại câu chuyện khi xuất hiện từng tranh để các em định hình được nội dung câu chuyên thông qua các bức tranh. 
2.2. Giải pháp: 
Giải pháp 3. Trò chơi học tập 
2.2. Giải pháp: 
Giải pháp 3. Trò chơi học tập 
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
Sau một thời gian chưa được dài khoảng hai tháng thực hiện biện pháp này tôi đã thu kết quả đáng mừng mặc dù chưa được như mong muốn nhưng cũng rất khả quan và có khả năng phát huy tốt hơn đến cuối năm học qua hai bảng khảo sát sau đây: 
+ Trước khi áp dụng biện pháp 
TSHS 
HS đọc nhanh 
HS đọc TB 
HS đọc chậm 
HS chưa đọc được 
+ Sau khi áp dụng biện pháp 
TSHS 
HS đọc nhanh 
HS đọc TB 
HS đọc chậm 
HS chưa đọc được 
Như vậy nhìn vào bảng tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy rằng nội dung biện pháp tôi áp dụng có tính khả thi cao. Tuy tôi mới áp dụng một thời gian ngắn nhưng chất lượng đọc của các em đã có niều sự thay đổi. Vui nhất là ban đầu có  em chưa biết đọc mà nay đã đọc tiến bộ tuy còn chậm nhưng đó cũng là một nỗ lực đáng khen của các em. Với kết quả này tôi thấy rất vui và sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp này với nhiều hình thức hay hơn, thú vị hơn. Với mong muốn cuối năm học này sẽ có 100% học sinh đọc thông viết thạo. 
III PHẦN KẾT LUẬN 
1. Kết luận. 
Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Một là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và không kém phần vất vả. Để có được kết quả như mong muốn thì đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học tập để có những phương pháp dạy học hay. Với tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục là hướng đến cách dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực nên bản thân giáo viên chúng tôi luôn tìm tòi, sáng tạo để có những tiết dạy phong phú, hấp dẫn hơn. 
Đề tài “ Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp Một trong môn Tiếng việt, bộ sách Chân trời sáng tạo ” mà tôi trình bày ở trên là một minh chứng cho sự tìm tòi học hỏi của bản thân để mong sao đem lại kết quả dạy học cao nhất. Trong thời gian tới, tôi tiếp tục áp dụng biện pháp này và tìm hiểu thêm nhiều hình thức, phương pháp tổ chức hay hơn để giúp học sinh tiếp nhận kiến thức với một tâm trọng thoải mái, nhẹ nhàng và hiểu quả để phát triển phẩm chất, năng lực của mình. 
2. Kiến nghị. 
Nhà trường cần tổ chức nhiều đợt tập huấn về phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chât năng lực học sinh để giáo viên thay đổi được những cách dạy học phù hợp với chương trình mới, phù hợp với sách giáo khoa mới trong những năm tiếp theo. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_mot_trong_mon_tie.ppt