Biện pháp Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học
Cơ sở lí luận.
Trong vài thập kỷ gần đây, đã có sự bùng nổ về thông tin hay gọi là thời đại thông tin.
Cùng với việc sáng tạo ra hệ thống công cụ mới, con người cũng đã tập trung trí tuệ từng
bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên
thông tin. Trong bối cảnh đó, ngành Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành
khoa học độc lập với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có
nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người.
Hoạt động nhận thức của con người là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đối với
học sinh môn Tin học cũng không nằm ngoài với nguyên lý nhận thức đó. Việc dạy tin học
trong nhà trường hiện nay đối với nước ta không phải là dễ, vì Tin học nó gắn liền với một
công cụ riêng của môn học là máy tính. Vậy làm thế nào để cho học sinh dễ hiểu một cách
nhanh chóng chính xác và có kĩ năng thực hành là một nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo
viên dạy Tin học hiện nay.
CHÚC HỘI THI THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP KÍNH CHÀO BGK VÀ QUÝ THẦY CÔ GIÁO VỀ THAM DỰ HỘI THI TÊN BIỆN PHÁP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG HỌC TẬP MÔN TIN HỌC TIỂU HỌC 2. Thực hiện biện pháp 2 Lý do chọn biện pháp 1 Kết luận và đề xuất 4 CẤU TRÚC BIỆN PHÁP 3. Hiệu quả của biện pháp 3 I. MỞ ĐẦU Nâng cao chất lượng giáo dục Đổi mới giáo dục toàn diện Sử dụng một số biện pháp phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo cho học sinh trường TH.... Nâng cao chất lượng bộ môn Tin học. Nâng cao năng lực và phẩm chất của học sinh I. MỞ ĐẦU 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Làm rõ thực trạng, khả năng tiếp thu bài của học sinh để rút ra bài học kinh nghiệm dạy học cho bản thân, từ đó có sự thay đổi phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học của mình. Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu này cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn về việc dạy học môn tin học. Thao giảng, dạy thử nghiệm. Trao đổi, rút kinh nghiệm. Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm. Kiểm tra, đánh giá kết quả. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài xoay quanh việc làm thế nào để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn tin học tiểu học. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 1. Cơ sở lí luận. Trong vài thập kỷ gần đây, đã có sự bùng nổ về thông tin hay gọi là thời đại thông tin. Cùng với việc sáng tạo ra hệ thống công cụ mới, con người cũng đã tập trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng những yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin. Trong bối cảnh đó, ngành Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Hoạt động nhận thức của con người là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đối với học sinh môn Tin học cũng không nằm ngoài với nguyên lý nhận thức đó. Việc dạy tin học trong nhà trường hiện nay đối với nước ta không phải là dễ, vì Tin học nó gắn liền với một công cụ riêng của môn học là máy tính. Vậy làm thế nào để cho học sinh dễ hiểu một cách nhanh chóng chính xác và có kĩ năng thực hành là một nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên dạy Tin học hiện nay. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp 2.1. Thuận lợi - Trường nơi tôi công tác là trường Tiểu học ..... được đóng tại địa bàn thị trấn ...... Trường đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2017 nên được chính quyền sở tại quan tâm và chú trọng phát triển cơ sở vật chất. Tin học là một môn học tự chọn nhưng ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, có một phòng máy tính để thực hành, có đủ máy để 2em / một máy tính để có thể thực hành; có một màn hình tivi lớn để chiếu. - Giáo viên: trường có giáo viên chuyên, được đào tạo bài bản về Tin học đáp ứng đầy đủ yêu cầu dạy và học môn Tin học trong bậc tiểu học - Học sinh: vì là môn học trực quan sinh động, môn học khám phá nhiều lĩnh vực nên học sinh rất hào hứng, nhất là trong các tiết thực hành. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp 2.2. Khó khăn Trường Tiểu học ..... đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh thực hành, nhưng số lượng học sinh nhiều. Vì vậy cũng gây một số khó khăn cho việc thực hành trên máy của học sinh. Máy tính để bàn nhiều bộ phận nên cũng ảnh hưởng đến vị trí ngồi của học sinh. Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học, nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Qua kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, học sinh lớp trường TH ..... , nhiều em chưa biết nhiều về máy tính hoạt động như thế nào, chưa biết thao tác các công cụ trên phần mềm đơn giản, và làm thế nào để thao tác được với máy tính. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng nhằm nhận biết khả năng nhận biết của học sinh, để từ đó giáo viên căn cứ vào thực tế để có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với phương pháp cũng như đối tượng học sinh. Việc ra các câu hỏi để học sinh thảo luận là khâu quan trọng nhất, câu hỏi phải rỏ ràng, thực tế, phù hợp với môn học và với trình độ của học sinh nhưng yêu cầu phải rộng, phải đa dạng để phát huy tính sang tạo và am hiểu của học sinh. Chưa đạt Ghi chú Tổng số HS Giỏi 35 Tỷ lệ Khá Tỷ lệ Đạt Tỷ lệ Tỷ lệ 2 ~6% 12 34% 14 40% 7 20% Qua kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, học sinh lớp trường TH ..... năm học 2022-2023 nhiều em còn rụt rè, còn ngại thao tác, không hợp tác với bạn , chưa biết cách hoạt động nhóm trong môn tin học là như thế nào, và làm thế nào để hợp tác với nhau. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 3. Mô tả các giải pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp * Giải pháp: Cho học sinh thảo luận nhóm đôi Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu của cuộc thảo luận. Thứ hai, xây dựng nội dung thảo luận. Thứ ba, xây dựng cấu trúc tiến trình thảo luận từng vấn đề. Thứ tư, dự kiến hệ thống câu hỏi nêu vấn đề và câu hỏi gợi mở sẽ được sử dụng trong quá trình thảo luận. Thứ năm, kế hoạch thảo luận cần thông báo cho học sinh biết trước. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 3. Mô tả các giải pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp * Biện pháp Có rất nhiều cách thức khác nhau để giáo viên có thể nâng cao hiệu quả của những tiết thảo luận, nếu như giáo viên là người có tâm huyết, được đào tạo tốt, nắm chắc quy trình và có biện pháp tổ chức thảo luận hữu hiệu thì người dạy có thể phát huy tối đa mặt tích cực của phương pháp thảo luận nhóm, nó là phương pháp có nhiều ưu việt nó đã phát huy được tính tích cực, tự giác của người học và khả năng thực thi tương đối cao so với các phương pháp khác. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 3. Mô tả các giải pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp * Biện pháp Để sử dụng có hiệu quả phương pháp này trong giảng dạy môn tin học, theo tôi, giáo viên cần phải: + Thứ nhất: Nắm được những nguyên tắc trong việc xây dựng quy trình thảo luận nhóm + Thứ hai: Xây dựng quy trình thực hiện phương pháp thảo luận nhóm. + Thứ ba: Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho hoạt động nhóm: II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 3. Mô tả các giải pháp 3.2. Giải pháp, biện pháp Việc phân chia nhóm thường dựa trên: số lượng học sinh của lớp học, đặc điểm học sinh và chủ đề bài học. Cách chia nhóm như thế nào là hợp lí; có thể theo một tiêu chuẩn nào đó của bài học hay của giáo viên và cũng có thể hoàn toàn ngẫu nhiên hoặc có thể theo số điểm danh, theo giới tính, theo vị trí ngồi Giáo viên giao câu hỏi cho từng nhóm (có thể chiếu lên máy chiếu, viết lên bảng phụ, viết vào giấy giao cho từng nhóm) hướng dẫn học sinh cách thực hiện, phân bố thời gian hợp lí, giải đáp thắc mắc của học sinh trước khi chính thức đi vào hoạt động, đồng thời ghi lại chủ đề và chỉ dẫn lên bảng, máy chiếu hay thiết bị khác Trong một tiết dạy giáo viên có thể chọn một trong số các cách chia nhóm sau đây (tuỳ theo đặc điểm của lớp và và nội dung bài học). Bản thân tôi đã áp dụng linh hoạt tùy theo bài theo các cách như sau: II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 3. Mô tả các giải pháp Các bước tiến + Bước 1: Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận: Với cách này có thể chia theo chỗ ngồi 2 em ngồi gần nhau thành một nhóm (Cặp đôi) để thảo luận về một khía cạnh xoay quanh một vấn đề nào đó. Sau thời gian thảo luận mỗi nhóm nhỏ cử một thành viên trình bày ý kiến của cả nhóm cho cả lớp nghe (giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của nhóm sau không được lặp lại ý của nhóm trước đã trình bày). II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 3. Mô tả các giải pháp Các bước tiến Ví dụ: Trong bài 2 chương 4 SGK trang 36 “xoay hình viết chữ lên hình vẽ”; mục 1 “xoay hình”. Giáo viên cho các nhóm cùng thảo luận nội dung: Tại sao phải xoay hình, xoay hình vẽ có tác dụng gì? Giáo viên có thể chỉ định bất kì nhóm trình bày ý kiến nhưng nhóm sau không lặp lại ý của nhóm trước sau đó giáo viên nhận xét, kết luận. Minh chứng 1: HĐ thảo luận nhóm trong tiết học” của học sinh II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 3. Mô tả các giải pháp Các bước tiến + Bước 2: Chia nhóm theo tổ: Nhóm này được xây dựng dựa trên các tổ đã được chia sẵn trên lớp để thảo luận các vấn đề giáo viên giao cho các nhóm (tùy theo đặc điểm của lớp mà có các nhóm tương ứng, thông thường trong lớp học có 3 tổ giáo viên sẽ chia làm 3 nhóm để thảo luận, cách này thường dùng cho tiết học lý thuyết để các em trao đổi). Sau khi các nhóm thảo luận sẽ cử đại diện trình ý kiến của nhóm cho cả lớp, sau đó các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến và cuối cùng giáo viên nhận xét kết luận ý kiến của từng nhóm. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 3. Mô tả các giải pháp Các bước tiến Ví dụ: Trong bài tập thực hành 1 SGK trang 62 “Chèn và điều chỉnh tranh ảnh trong văn bản”. Cách thực hiện giáo viên chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm giao một vấn đề để các em giải quyết. Nhóm 1: Nêu các bước để tìm kiếm ảnh hoa đào hoặc ảnh chó và mèo từ Internet? Nhóm 2: Nêu các bước thực hiện để lưu ảnh vào thư mục trên máy tính? Nhóm 3: Nêu các bước thực hiện để chèn Minh chứng 2: HĐ thảo luận nhóm theo tổ của học sinh tranh ảnh vào trang văn bản? II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 3. Mô tả các giải pháp Các bước tiến + Bước 3. Chia nhóm theo sở thích: Cách này thực hiện dựa trên việc các học sinh tự do lựa chọn để tạo thành một nhóm và giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện trong một thời gian nhất định (có thể quan sát, tìm hiểu một vấn đề nào đó), kết quả sẽ được đại diện của mỗi nhóm trình bày trong giờ học sau. Minh chứng 3: HĐ thảo luận nhóm theo sở thích của học sinh Các em học sinh quan sát thực tế thân máy tính II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 3. Mô tả các giải pháp Các bước tiến + Bước 4: Giảng – Viết - Thảo luận: Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi bằng cách đưa ra các phương án lựa chọn và yêu cầu học sinh giải thích tại sao phải chọn phương án đó (cách này thực hiện sau mỗi bài học), sau khi mỗi cá nhân xử lí các câu hỏi thì so sánh với các học sinh khác. Sau đó, giáo viên tổ chức thảo luận để kiểm tra các câu trả lời hợp lí. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 3. Mô tả các giải pháp Các bước tiến hành: + Bước 4: Giảng – Viết - Thảo luận: Ví dụ: Trong bài 2 chương 4 SGK trang 36 “xoay hình viết chữ lên hình vẽ”; mục 1 “xoay hình”. Giáo viên cho các nhóm cùng thảo luận nội dung: Tại sao phải xoay hình, xoay hình vẽ có tác dụng gì? Các nhóm thảo luận trong 3 phút và cử đại diện trình bày (1 phút/nhóm) các nhóm sau không nói lại ý của nhóm trước sau đó Giáo viên chốt lại nội dung. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 3. Mô tả các giải pháp 3.2. Giải pháp, biện pháp Trình bày kết quả thảo luận: Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời, đóng vai, viết hoặc vẽ lên giấy khổ tocó thể do một người thay mặt nhóm trình bày, có thể nhiều người trình bày mỗi người một đoạn nối tiếp nhau...Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận. Cho HS ghi nội dung bài học vào vở. Phần cũng cố là một phần quan trọng trong giờ dạy, nhằm kiểm tra kết quả của các em học sinh sau tiết học. Do vậy khuyến khích tổ chức các trò chơi sinh động hấp dẫn để kiểm tra sự hiểu biết, nắm bài của các em, như trò chơi “ô chữ”, trò chơi “chiếc nón kỳ diệu”.... II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 3. Mô tả các giải pháp 3.2. Giải pháp, biện pháp Minh chứng...: Phần củng cố bằng trò chơi sau tiết học của học sinh II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 3. Mô tả các giải pháp 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Ban lãnh đạo nhà trường tiếp tục khiến khích giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào trong bài giảng, đặc biệt là sử dụng các tiết thực hành nhằm tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh nhanh nhẹn, qua đó hướng cho học sinh tiếp cập khoa học hiện đại. say mê sáng tạo trong quá trình học tập. Phải đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ (máy tính, máy chiếu, phòng máy, bàn ghế.) để phục vụ quá trình giảng dạy. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Qua kết quả học kỳ I tôi đã kèm cặp các em chưa biết thao tác hay thao tác vẫn còn chậm, tôi thấy các em đã có sự tiến bộ hơn so với kỳ I, kết quả kiểm tra cuối năm học. Chưa Tổng số HS Giỏi Tỷ lệ Khá Tỷ lệ Đạt Tỷ lệ Tỷ lệ đạt 35 12 48% 22 48% 1 4% 0 0% II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học ở lớp trường TH ..... đã trình bày ở trên giúp các em không những nắm vững được kiến thức cơ bản về tin học mà còn giúp các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, mạnh dạn hơn, có sáng tạo trong học tập, có chất lượng hơn. Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện Phân loại học sinh Nhận xét đề tài 8% đề tài 48% Giỏi Khá Đạt Tăng 40% Tăng 16% Giảm 24% Giảm 32% 32% 28% 32% 48% 4% 0% Chưa đạt III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Để có được kĩ năng tổ chức hoạt động phương pháp phù hợp với học sinh Tiểu học trong môn Tin học đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rèn luyện chuyên môn, đặc biệc là nghiệp vụ sư phạm. Phải nắm vững yêu cầu về quan điểm dạy học, chương trình, nội dung dạy học. Thấy được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động trong quá trình dạy học. Nắm vững các cách tổ chức thực hiện sao cho khoa học. Rèn luyện linh hoạt, phát huy sáng tạo, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, tư duy tốt, thông qua các tiết học một cách thường xuyên. Phương pháp này có thể áp dụng được cho tất cả các tiết học ở tất cả các bộ môn các khối lớp ở cấp Tiểu học. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 2. Kiến nghị Tăng cường trang thiết bị dạy học, đặc biệc là máy tính phải đủ số lượng trong đó có cả dự phòng để thay thế, đảm bảo chất lượng, hiện đại hoá, sửa chữa, bổ sung kịp thời những thiết bị bị hỏng. Đầu tư thêm trang thiết bị công nghệ thông tin. Quan tâm hơn đến tâm lý học lứa tuổi, giới tính từ đó có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học. Giáo viên cần tích cực nghiên cứu, biết khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy. Bồi dưỡng thêm kiến thức tin học và ngoại ngữ. Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng vào dạy tin học lớp trường TH ..... , tuy bản thân đã rất tích cực nghiên cứu tìm tòi song vẫn còn có những hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng trường và hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến của tôi đạt được hiệu quả cao hơn.
Tài liệu đính kèm:
- bien_phap_phat_huy_tinh_chu_dong_sang_tao_cua_hoc_sinh_trong.ppt