Biện pháp Nâng cao chất lượng dạy Tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4, 5

Biện pháp Nâng cao chất lượng dạy Tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4, 5

Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được của tuổi thơ, giúp cho cảm xúc các em thêm sâu sắc tâm hồn thêm trong sáng, ước mơ thêm bay bổng. Những cảm xúc đó hằng ngày the­o sát, nhắc nhở các em thực hiện năm điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con người toàn diện, có ích cho đất nước sau này.

Có rất nhiều phương pháp truyền đạt khi dạy hát, dạy tập đọc nhạc, dạy kể chuyện âm nhạc và cũng tùy thuộc vào mỗi giáo viên có mỗi phương pháp truyền đạt khác nhau cùng với kinh nghiệm của mỗi người.

Các em nắm được nốt rồi thì mới kết hợp cho nghe đàn và được nghe nhiều lần. Để giúp các em đọc được và thực hành tốt phải thực hiện một lúc cả 3 giác quan như: mắt nhìn - tai nghe - miệng đọc kết hợp gõ phách, qua đó giúp các em phát triển tai nghe và phát triển giọng.

Vì vậy giáo viên phải có những phương pháp, kinh nghiệm tối ưu để truyền đạt,, luôn áp dụng phương pháp nhẹ nhàng, thích hợp tùy vào từng đối tượng học sinh, cùng với mong muốn đưa Tập đọc nhạc thực sự gần gũi với các em đồng thời đem lại hiệu quả cao khi giảng dạy nội dung này.

ppt 26 trang Hiền Tài 03/08/2024 4663
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Nâng cao chất lượng dạy Tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo viên: Lê Thị Bé Bảy 
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH THẠNH 
TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TRINH 2 
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
DẠY TẬP ĐỌC NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 4 - 5 
Lí do chọn biện pháp 
01 
Nội dung biện pháp 
02 
Hiệu quả của biên pháp 
03 
Kết luận 
04 
 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
DẠY TẬP ĐỌC NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 4 - 5 
Đề xuất biện pháp 
1. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP 
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được của tuổi thơ, giúp cho cảm xúc các em thêm sâu sắc tâm hồn thêm trong sáng, ước mơ thêm bay bổng. Những cảm xúc đó hằng ngày the­o sát, nhắc nhở các em thực hiện năm điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con người toàn diện, có ích cho đất nước sau này. 
Có rất nhiều phương pháp truyền đạt khi dạy hát, dạy tập đọc nhạc, dạy kể chuyện âm nhạc và cũng tùy thuộc vào mỗi giáo viên có mỗi phương pháp truyền đạt khác nhau cùng với kinh nghiệm của mỗi người. 
Vì vậy g iáo viên phải có những phương pháp, kinh nghiệm tối ưu để truyền đạt,, luôn áp dụng phương pháp nhẹ nhàng, thích hợp tùy vào từng đối tượng học sinh, cùng với mong muốn đưa Tập đọc nhạc thực sự gần gũi với các em đồng thời đem lại hiệu quả cao khi giảng dạy nội dung này. 
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TẬP ĐỌC NHẠC 
CHO HỌC SINH LỚP 4 - 5 
Các em nắm được nốt rồi thì mới kết hợp cho nghe đàn và được nghe nhiều lần. Để giúp các em đọc được và thực hành tốt phải th ực hiện một lúc cả 3 giác quan nh ư: mắt nhìn - tai nghe - miệng đọc kết hợp gõ phách, qua đó giúp các em phát triển tai nghe và phát triển giọng. 
Ý nghĩa 
Học Âm nhạc mang đến cho học sinh phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi – chơi mà học. . 
Thông qua những câu hát những lời ca, những cử chỉ, điệu bộ. Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em. 
Có ý thức bảo vệ giữ gìn và phát triển những bài hát hay, những làn điệu dân ca, phát triển những truyền thống quý báu cũng như những giá trị văn hóa to lớn của dân tộc của dân tộc. 
 Luyện đọc cao độ. 
 Luyện đọc tiết tấu. 
Biện pháp 1 
Biện pháp 2 
Biện pháp 3 
2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 
Đọc nốt nhạc trên khuôn nhạc . 
Biện pháp 4 
Thực hành đọc bài tập đọc nhạc 
. 
Biện pháp 5 
Ghép lời ca 
Biện pháp 6 
Giáo dục tình cảm thẩm mĩ . 
Thuận lợi 
01 
Khó khăn 
02 
Thực trạng 
Trường Tiểu học Vĩnh Trinh 2 được trang bị một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Âm nhạc và học như: Bộ đồ dùng dạy học từ lớp 1 đến lớp 5, sách tham khảo, một số tranh ảnh, đàn Organ, thanh phách, bảng phụ các bài Tập đọc nhạcphương tiện dạy học được nhà nước và các cấp lãnh đạo quan tâm, đầu tư nên việc dạy học ngày càng được cải thiện đem lại hiệu quả rõ rệt. 
Lứa tuổi các em còn quá nhỏ để hiểu rõ về nhịp, phách, tiết tấu, một số em gõ đệm chưa chuẩn, một số em chưa nhớ vị trí các nốt nhạc, nhiều em không có năng khiếu về nghe và cảm thụ âm nhạc. Đặc biệt là bản thân các em, nhiều em chưa nhớ hết các nốt nhạc, vì vậy giáo viên phải mất khá nhiều thời gian để dạy cái căn bản nhất về kiến thức lớp 3, đó là cho các em nắm được tên nốt và vị trí nốt ở trên khuông nhạc . 
Giáo viên 
01 
Học sinh 
02 
Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh 
Mỗi giáo viên cần có tâm với nghề, phải tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp dạy học phù hợp đối với từng nhóm đối tượng học sinh. Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn môn học, vào chuẩn kiến thức kỹ năng để kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết học, tổ chức các trò chơi âm nhạc giúp các em hứng thú học tập, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trước tập thể và trong quá trình học tập chắc chắn các em sẽ hứng thú học tập và đạt kết quả cao hơn. 
Đối với học sinh Tiểu học tâm lý các em chưa ổn định, trí tuệ các em phát triển chưa hoàn chỉnh nên các em học dễ thuộc nhưng nhanh quên, mỗi tiết học âm nhạc thời lượng chỉ có 35 đến 40 phút mà phân môn Tập đọc nhạc chỉ có thời gian khoảng 20 phút để học một bài Tập đọc nhạc nên ít có thời gian để kiểm tra, chỉnh sửa cho từng học sinh. 
Biện pháp 1: Luyện đọc cao độ. 
Tuy phần tiết tấu tương đối đơn giản hơn phần luyện cao độ nhưng không phải vì vậy mà học sinh dễ dàng thực hiện. Bởi độ dài của các hình nốt nhạc không phải được đo bằng cm như trong toán học mà được tính bằng độ dài vang lên của âm thanh. Đối với học sinh tiểu học thì đó là sự trừu tượng khó nắm bắt. Vậy nên trong các trò chơi tôi đã lấy chính những mô hình nốt nhạc như hình nốt trắng, hình nốt đen, hình nốt móc đơn, hình nốt móc kép làm phần thưởng cho những nhóm hay những cá nhân vừa trả lời đúng. Chính những phần thưởng ý nghĩa đó đã kích thích các em tích cực, năng động tham gia vào tiết học và cũng qua đó các em dễ dàng nhớ tên các hình nốt nhạc để rồi sau đó việc nắm bắt độ dài của mỗi hình nốt trở nên đơn giản hơn. 
 SI 
 LA 
SON 
PHA 
MI 
RÊ 
ĐÔ 
ĐÔ 
Biện pháp 2 : Luyện đọc tiết tấu. 
Đối với học sinh tiểu học, đây là một phần tương đối khó. Muốn vậy thì không phải chờ đến lớp 4 khi có phần tập đọc nhạc trong bài học mới vội vàng cho học sinh tập đọc cao độ của bài theo đàn. Điều đó không thể mang lại kết quả khả quan được. Với tôi, ngay từ lớp 1 tôi đã cho các em thường xuyên nghe giai điệu của bài hát, làm quen với chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang qua các trò chơi như: Nghe giai điệu đoán tên bài hát, nhận biết chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang giúp các em ý thức được phần giai điệu của các bài hát qua các trò chơi như: Hát thay lời ca bằng các nguyên âm a, o, i, e, u theo giai điệu một bài hát nào đó. 
 Biện pháp 3 : Đọc nốt nhạc trên khuôn nhạc 
Đây là phần khó nhất trong bài bởi vì chính phần này sẽ đánh giá kĩ năng thực hành của học sinh được tổng hợp từ hai phần trên. Ở lứa tuổi tiểu học sự kết hợp cùng lúc vừa nhớ tên nốt, độ cao, vị trí và hình tiết tấu của nốt nhạc đó là điều không hề đơn giản đối với các em. Nên tôi phải có sự chuẩn bị để rèn luyện cho các em từ những lớp dưới. Cũng thông qua trò chơi giúp các em nhớ nốt trên khuông như trò chơi: "Khuông nhạc bàn tay" . Có thể có hai cách thực hiện trò chơi này như: 
- Tôi chỉ các vị trí nốt tương ứng trên bàn tay, học sinh nói tên nốt. 
- Tôi nói tên nốt, học sinh chỉ trên bàn tay của mình. 
- Ngoài ra còn có thể tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: "Gắn nốt nhạc trên khuông" 
Biện pháp 4 : Thực hành đọc bài tập đọc nhạc 
Với sự chuẩn bị chu đáo từ những lớp học dưới và với những kĩ năng đã được trang bị trong suốt ba năm học lớp 1, lớp 2 và lớp 3 thì đến khi trực tiếp thực hành bài tập đọc nhạc đầu tiên ở lớp 4 các em hào hứng tham gia và dễ dàng đọc chính xác bài tập đọc nhạc mà Tôi không cần phải vất vả hướng dẫn và làm mẫu. Tuy vậy nhiệm vụ của tôi lại trở nên khó khăn hơn bởi giáo viên không chỉ giúp học sinh thực hành bài tập đọc nhạc một cách nhuần nhuyễn, thuần thục mà còn phải duy trì hứng thú của học sinh trong khi tham gia tập đọc nhạc. Muốn vậy thì trong khi tổ chức cho học sinh tập đọc nhạc, Tôi lồng ghép các trò chơi thích hợp để giúp học sinh tích cực, chủ động khi tham gia giờ học 
 Phố cổ Hội An 
TĐN số 5: Hoa bé ngoan (tiết 20) 
(Trích) 
 Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến 
 Biện pháp 5 : Ghép lời ca 
Sau khi hoàn thiện bài hát tôi cho các em vận dụng kiến thức môn Mĩ thuật để thi đua giữa các nhóm tổ với nhau, các em lên bảng vừa hát vừa vẽ những hình ảnh có trong bài để tạo hứng thú, khơi dậy lòng yêu thích học tập của của các em. (có hình ảnh) . Ngoài ra tôi cho các em tự sáng tạo đặt lời mới cho bài dân ca mà các em vừa học để phát huy khả năng tự đặt lời mới cho các em và thi đua lên bảng trình bày. 
Biện pháp 6 : Giáo dục tình cảm thẩm mĩ. 
Qua mỗi giờ học nhạc học sinh không chỉ được trang bị những kiến thức, kĩ năng của một phân môn nghệ thuật mà thông qua mỗi bài học Tôi đã Giáo dục các em tính thẩm mĩ, năng động, tự tin, hòa nhã với bạn bè. Khơi gợi lên trong tâm hồn các em tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người. Dạy các em biết yêu lao động, vâng lời cha mẹ, thầy cô. Hình thành cho trẻ một tâm hồn nhạy cảm, yêu cái đẹp. Giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong âm nhạc và trong đời sống để qua đó giúp các em hoàn thiện nhân cách của mình. 
Kết quả của biện pháp 
Kết quả học sinh khối 4 và khối 5 năm học 202 2 – 202 3 , sau khi tôi áp dụng các giải pháp trên như sau: 
Mức độ đạt được của học sinh 
Trước khi thực hiện 
Sau khi thực hiện 
Học sinh xác định đúng vị trí nốt nhạc trên khuông 
45% 
90% 
Học sinh biết gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu 
45% 
85% 
Học sinh đọc đúng các bài Tập đọc nhạc 
60% 
90% 
Qua thực tiễn dạy học chương trình sách giáo khoa mới, đối với môn Âm nhạc tôi nhận thấy các em đã mạnh dạn, tự tin, hứng thú trong khi học hát và đối với phần tập đọc nhạc các em đã thành công trong việc đọc chính xác cao độ, tiết tấu và ghép lời ca của bài. Điều đó chứng tỏ rằng học tập đọc nhạc không chỉ khô khan, nhàm chán, khó khăn mà nó vẫn có những lý thú riêng nhờ sự động viên, khuyến khích, quan tâm của giáo viên đến từng em học sinh và quan trọng nhất là sự vận dụng sáng tạo của giáo viên trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng kĩ năng tập đọc nhạc cho các em. 
Qua các bước thực hiện trong tiết dạy như trên, tôi thấy học sinh tiếp thu bài chủ động, hứng thú và yêu thích môn học. Bước đầu các em đã biết cảm thụ âm nhạc , góp phần vào hiệu quả chung của nhà trường. 
Hứng thú 
Chia sẻ với bạn bè 
Hợp tác 
Nâng cao 
chất lượng 
3. Hiệu quả của biện pháp 
Biểu đồ: Số liệu trước và sau khi áp dụng các biện pháp 
4. Kết luận 
Phát triển năng khiếu âm nhạc 
Thực hiện “quan điểm dạy học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực của người học” 
Phát triển hài hòa, 
 toàn diện về 
nhân cách 
Kích thích hứng thú học tập môn âm nhạc của học sinh 
Chúc hội thi thành công tốt đẹp! 
Xin trân trọng cảm ơn! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbien_phap_nang_cao_chat_luong_day_tap_doc_nhac_cho_hoc_sinh.ppt