Biện pháp Bồi dưỡng cán bộ lớp - Xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Biện pháp Bồi dưỡng cán bộ lớp - Xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Công tác chủ nhiệm của mỗi giáo viên đều bắt đầu từ những yêu cầu do giáo viên đề xuất.Việc đề xuất yêu cầu của mình đối với việc hình thành tập thể lớp có ý nghĩa đặc biệt to lớn vì kết qủa toàn bộ công tác chủ nhiệm sau này của người giáo viên sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cuộc gặp mặt đầu năm giữa thầy và trò với những yêu cầu có tính quyết định của giáo viên đói với học sinh.

          Muốn cho học sinh thực hiện được những yêu cầu của mình tôi phải chuẩn bị rất chu đáo, suy nghĩ kỹ càng để đề ra yêu ềâu thật tuyệt đối và cương quyết nhưng lại là những yêu cầu vừa sức, hợp lý mà học sinh dễ dàng tiếp thu.

Ví dụ: 

Buổi gặp mặt đầu tiên tôi đề ra yêu cầu: Hôm sau các con hãy tự giới thiệu về mình cho cô và các bạn cùng nghe như cô tự giới thiệu về cô hôm nay

- Họ và tên

- Công việc đảm nhận

- Sở thích 

- Số nhà

- Gia đình gồm có ai?

+ Nếu có một số học sinh bạo dạn có thể cho giới thiệu ngay buổi đầu.Còn các em khác về tham khảo thêm bố mẹ để buổi học sau thực hiện.

+ Buổi học thứ hai: Khi các em đã thực hiện tốt yêu cầu hôm trước tooi tiếp tuc đề ra yêu cầu: Hãy đến thăm bạn gần nhà và trao đổi số điện thoại.

+ Buổi học thứ ba: Đi hoc đúng giờ.Ở yêu cầu này tôi gợi ý cho các em gần nhà nhau đã đến thăm nhau biết số điện thoại của nhau hãy rủ nhau và nhắc nhau đi học đúng giờ.

doc 5 trang Mai Loan 07/11/2023 4625
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Bồi dưỡng cán bộ lớp - Xây dựng tập thể lớp vững mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA 
TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT LINH
----------------ÝÝÝ---------------
TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
Bồi dưỡng cán bộ lớp - xây dựng tập thể lớp vững mạnh
Giáo viên: Trần Thị Thịnh 
Hà Nội, ngày 5 tháng 9 năm 2007
I.Nhận thức
	Học sinh lớp 1 là một giai đoạn phát triển quan trọng của đời người.Trước khi đi học lớp 1, trẻ em sống trong môi trường văn hóa gia đình, một bộ phận trẻ em dược đi học mẫu giáo, đó là môi trường văn hóa của giáo dục mẫu giáo.Cả hai môi trường văn hóa đó đối với trẻ được gọi là văn hóa trước nhà trường.Chính vì vậy khi trẻ đi học lớp 1, các em bắt đầu làm quen với môi trường mới đó là: Văn hóa nhà trường.Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy các em có rất nhiều lúng túng trong việc hòa nhập với tập thể mới, ý thức tập thể chưa cao.Tôi đã ý thức được xây dựng ý thức tập thể đối với học sinh lớp 1 là một việc làm quan trọng và cần thiết cho học sinh lớp 1 để làm cơ sở cho các lớp trên.
II.Lý do chọn và cơ sở thực tiễn để chọn đề tài:
	Xuất phát từ nhận thức trên tôi nhận thấy: Tập thể học sinh là phương tiện quan trọng nhất trong việc giáo dục học sinh về mọi mặt.Vấn đề tập thể lớp và cá nhân là một trong những vấn đề xã hội sắc nét nhất của thời đại hiện tại và là vấn đề quan trọng nhất trong công tác giáo dục.
	Giáo dục tính tập thể, xây dựng được một tập thể lớp vững mạnh là nguyên tắc chủ đạo của người giáo viên chủ nhiệm lớp.Bằng nguyên tắc này, người giáo viên phải xây dựng được cho học sinh thói quen, ý thức, nguyên tắc “Mọi người vì một người, một người vì mọi người”.Chính vì vậy việc xây dựng ý thức tập thể cần được bắt đầu ngay từ khi học sinh bắt đầu bước vào môi trường mới đó là: môi trường văn hóa nhà trường.
III.Các biện pháp tiến hành
	Để làm tốt công việc xây dựng ý thức tập thể cho học sinh lớp 1, người giáo chủ nhiệm cần quan niệm đúng đắn thế nào là tập thể, tập thể như thế nào thì thực sự trở thành phương tiện giáo dục học sinh tốt nhất.Chính vì vậy mục tiêu của người giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng tập thể học sinh thành một tổ chức thống nhất, mỗi người có tác dụng giáo dục lẫn nhau không chỉ có mặt hoạt động văn hóa mà bao gồm nhiều mặt giáo dục đặc biệt là việc hình thành các thói quen hành vi đạo đức tốt đó là mình vì mọi người.Là giáo viên chủ nhiệm nhiều năm ở lớp 1, tôi đã tiến hành một số biện pháp có tác dụng tốt đối với việc xây dựng ý thức tập thể cho học sinh.
1.Biện pháp thứ nhất: Khuyến khích học sinh tự bộc lộ ý kiến, quan điểm của mình một cách tự tin.
	Trong công tác giáo dục chúng ta luôn gặp khó khăn đối với những đứa trẻ không chịu bộc lô, ít nói, ít cởi mở, nhút nhát, luôn tìm cách che dấu ý tưởng của mình.Nguyên nhân tạo nên tính cách đó của trẻ nhiều khi bắt nguồn từ chỗ bố mẹ, thầy cô giáo ít chịu lắng nghe, tôn trọng ý kiến của đứa trẻ mà nặng về giảng giải, áp đặt ý kiến của người lớn cho trẻ em dẫn đến tình trạng làm cho học sinh cách biệt về suy nghĩ, thiếu tự tin, không có chính kiến của mình thì khó lòng hòa nhập vào tập thể.Chính vì vậy, tôi luôn coi trọng việc khuyến khích trẻ diễn đạt các ý tưởng của mình để qua đó hiểu được nội tâm của chúng đồng thời tạo cơ hội để trẻ phát triển óc sáng tạo, làm cho trẻ tự tin vào bản thân.
Ví dụ: Trong các buổi sinh hoạt lớp, sau khi đã nhận xét ưu khuyết điểm tôi luôn dành ra ít thời gian để học sinh tự bộc lọ mình như: hãy nói những ước mơ của mình, hãy kể những bạn mà em thích, yêu nhất ? Vì sao? Sau này lớn lên các con làm gì? Ở nhà con yêu ai nhất? Trong các môn học con thích môn nào nhất? .v.v...
	Khi trẻ bộc lộ ý kiến của mình tôi luôn tôn trọng ý kiến đó và gợi ý cho học sinh tích cực tham gia thảo luận về các ý kiến của bạn để hướng cho học sinh được trò chuyện, được bộc lộ mình với bạn.Thông qua giao tiếp các em sẽ làm cho mọi người hiểu mình và ngược lại đây chính là cơ sở làm cho học sinh gắn bó với tập thể hơn
2.Biện pháp thứ hai: Giáo viên đề ra yêu cầu
	Công tác chủ nhiệm của mỗi giáo viên đều bắt đầu từ những yêu cầu do giáo viên đề xuất.Việc đề xuất yêu cầu của mình đối với việc hình thành tập thể lớp có ý nghĩa đặc biệt to lớn vì kết qủa toàn bộ công tác chủ nhiệm sau này của người giáo viên sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cuộc gặp mặt đầu năm giữa thầy và trò với những yêu cầu có tính quyết định của giáo viên đói với học sinh.
	Muốn cho học sinh thực hiện được những yêu cầu của mình tôi phải chuẩn bị rất chu đáo, suy nghĩ kỹ càng để đề ra yêu ềâu thật tuyệt đối và cương quyết nhưng lại là những yêu cầu vừa sức, hợp lý mà học sinh dễ dàng tiếp thu.
Ví dụ: 
Buổi gặp mặt đầu tiên tôi đề ra yêu cầu: Hôm sau các con hãy tự giới thiệu về mình cho cô và các bạn cùng nghe như cô tự giới thiệu về cô hôm nay
- Họ và tên
- Công việc đảm nhận
- Sở thích 
- Số nhà
- Gia đình gồm có ai?
+ Nếu có một số học sinh bạo dạn có thể cho giới thiệu ngay buổi đầu.Còn các em khác về tham khảo thêm bố mẹ để buổi học sau thực hiện.
+ Buổi học thứ hai: Khi các em đã thực hiện tốt yêu cầu hôm trước tooi tiếp tuc đề ra yêu cầu: Hãy đến thăm bạn gần nhà và trao đổi số điện thoại.
+ Buổi học thứ ba: Đi hoc đúng giờ.Ở yêu cầu này tôi gợi ý cho các em gần nhà nhau đã đến thăm nhau biết số điện thoại của nhau hãy rủ nhau và nhắc nhau đi học đúng giờ.
	Bằng những yeu cầu đề ra từng giai đoạn một tôi luôn hướng các em đến mục đích quan tâm đến mọi người và có ý thức nhắc nhở các bạn cùng lớp thực hiện tốt các yêu cầu giáo viên đề ra bằng cách nghiêm túc thực hiện, kiểm tra uốn năn, gợi mở tạo điều kiện cho học sinh làm đúng, làm tốt với thái độ vui vẻ, nhẹ nhàng.
3.Biện pháp thứ ba: Xây dựng mạng lưới tích cực
	Việc lựa chọn mạng lưới tích cực và hướng dẫn các em công tác có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và đoàn kết tập thể học sinh trong lớp.Sự có mặt của hạt nhân nòng cốt(cán bộ lớp) ủng hộ những yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm là đặc trưng của sự pháp triển tập thể trẻ em.Việc này cần tiến hành ngay sau khi giáo viên đã đè ra yêu cầu.
	Để có một tập thể lớp vững mạnh thì việc lựa chọn được đúng đắn mạng lưới cán bộ lớp tích cực, đáng tin cậy là việc cần làm đầu tiên.Chính vì vậy từ đầu năm, qua buổi tiếp xúc ban đầu bằng việc tự giới thiệu về bản thân của các em kết hợp với việc thăm gia đình, thử giao việc, trò chuyện với tập thể lớp để biết được nhận xét khách quan của các em tôi luôn xây dựng được đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình, sôi nổi, có trách nhiệm với công việc, hồn nhiên và đáng tin cậy.
VD: Khi chọn lớp trưởng rất cần em có đầu óc quan sát tổng hợp được mọi vấn đề, mọi hoạt động của lớp.Nhưng khi chọn lớp phó tôi lại đi sâu chọn một em có năng lực đặc biệt về một mặt như học giỏi là lớp phó học tập; tháo vát, chăm chỉ lao động, biết sắp xếp mọi công việc thì làm lớp phó phụ trách lao động.
- Sau khi lựa chọn và giao nhiệm vụ tôi luôn tôn trọng và công việc của các em nhưng vẫn luôn giám sát để chỉ hướng đi đúng đắn cho các và cùng trao đổi bình đẳng để tìm hiểu tình hình, thái độ, quan điểm công tác để đi đến thống nhất cách tổ chức lãnh đạo.
- Để củng cố uy tín của các em trước tập thể lớp tôi luôn đặt ra những yêu cầu để tập thể cán bộ lớp bàn bạc, trao đổi tìm ra hướng đi và đưa ra trước tập thể lớp để thông qua tập thể học sinh.Do vậy mỗi thành viên trong lớp đều có trách nhiệm với việc làm của cán bộ.
4.Biện pháp thứ tư: Kết hợp với cha mẹ học sinh 
	Đối với cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp được coi là người đã được tập thể giáo viên cùng dạy thay mặt nhà trường phụ trách chủ yếu công tác giáo dục học sinh nên ngay từ đầu năm tôi đã đi sâu tìm hiều hoàn cảnh từng học sinh để biết được ảnh hưởng của gia đình đói với việc giáo dục học sinh như thế nào?Nếu ảnh hưởng của gia đình có lợi cho học sinh, tôi tổ chức tuyên truyền nêu gương trong buổi họp cha mẹ học sinh để cùng tham khảo và học tập.Nếu ảnh hưởng gia đình có hại cho việc giáo dục hoc sinh thì tôi kiên trì trao đổi góp ý chân thành song cần lưu ý trành để cha mẹ học sinh cảm tháy xấu hổ để đi đến thống nhất việc giáo dục giữa gia đình và nhà trường giúp các em phát triển tính cách đạo đức tốt.
	Để cha mẹ học sinh trở thành phương tiện giúp đỡ giáo viên hoàn thành nhiệm vu giáo dục tập thể lớp, tôi đã nêu rõ yêu cầu đối với gia đình về mọi mặt như chế độ làm việc hàng ngày, việc chuẩn bị bài khi đi học, việc khuyến khích các em lao động ở nhà và tham gia mọi hoạt động có tính tập thể đặc biệt gíao dục lòng nhân ái, ý thức tập thể cho học sinh.Chính vì vậy lớp tôi luôn đứng đầu trong mọi phong trào.
IV.Tự đánh giá
	Từ nhận thức của bản thân trên cơ sở thực tiễn để chọn đề tài và các biện pháp triển khai lớp tôi đã đạt một số kết quả cụ thể:
Xây dựng lớp thành một tập thể vững mạnh, mọi thành viên trong tập thể đều có ý thức vươn lên trong mọi mặt rèn luyện văn hóa và đạo đức.
Xây dựng được nề nếp sinh hoạt tập thể sôi nổi, phong phú có tác dụng giáo dục từng thành viên.
Hình thành và phát triển hành vi đạo đức mình vì bạn, bạn vì mình.
 	Trần Thị Thịnh
Trường Tiểu học Cát Linh

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_phap_boi_duong_can_bo_lop_xay_dung_tap_the_lop_vung_man.doc