Báo cáo biện pháp Sáng kiến lập phiếu học tập để học sinh khai thác kiến thức có hiệu quả
- Hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh đổi mới, áp dụng các phương pháp – kĩ thuật dạy học mới là việc sử dụng nhiều phương tiện dạy học khác nhau kết hợp trong các bài học để mang lại hiệu quả giờ học cao nhất. Và dù áp dụng thế nào đi nữa thì phiếu học tập vẫn là một phần rất quan trọng trong quá trình giảng dạy. Hầu như trong mỗi bài học đều có thể lập phiếu học tập. Việc sử dụng phiếu học tập thường xuyên sẽ giúp giáo viên bớt làm việc nhiều, học sinh lại luôn có tâm thế chủ động, sẵn sàng để làm việc. Từ đó mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy và thói quen học tập tích cực, chủ động, tự giác của học sinh.
- Theo sách “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở”, Nhà xuất bản giáo dục năm 2007 – trang 124: Dựa vào mục đích sử dụng có thể xếp phiếu học tập thành phiếu học, phiếu củng cố, phiếu ôn tập, phiếu kiểm tra. Trong mỗi loại, dựa vào nội dung được trình bày ở phiếu, có thể có các kiểu phiếu khác nhau như: phiếu thông tin, phiếu bài tập, phiếu yêu cầu, phiếu thực hành. Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy rằng phiếu học tập theo kiểu phiếu thông tin rất phù hợp và cần thiết cho việc chuyển giao nhiệm vụ của giáo viên đến học sinh và việc tiếp nhận thông tin của học sinh để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tuy nhiên, không ít giáo viên và học sinh vẫn duy trì lối dạy và học thụ động. Giáo viên thì cứ giảng giải liên tục, học sinh lắng nghe, trả lời, ghi chép và học thuộc. Thực tế đó làm cho giờ học trở thành một nhịp điệu buồn chán, ít hấp dẫn, lôi cuốn.
TÊN ĐỀ TÀI: SÁNG KIẾN LẬP PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ HỌC SINH KHAI THÁC KIẾN THỨC CÓ HIỆU QUẢ. 1. Đặt vấn đề. 1.1. Lý do chọn đề tài: - Phiếu học tập là một trong những phương tiện dạy học đơn giản, được sử dụng rất tiện lợi và phổ biến trong nhiều hình thức tổ chức dạy học, sử dụng được cho nhiều bài dạy. - Trong những tiết dạy không sử dụng phiếu học tập để hướng dẫn, tổ chức học sinh làm việc, tìm kiếm kiến thức thì giờ học ít sôi nổi hơn, học sinh ít hứng thú so với việc học tập theo hướng dẫn của phiếu học tập. - Qua nhiều năm lập phiếu học tập có thêm phần thông tin gợi ý sẽ giúp học sinh dễ dàng khai thác kiến thức bài học và học tập tích cực hơn. Đồng thời thực hiện tốt “dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Xuất phát từ những lí do đó, tôi có “Sáng kiến lập phiếu học tập để học sinh khai thác kiến thức có hiệu quả” chia sẻ cùng đồng nghiệp trong công tác giảng dạy môn Địa lí THCS. 1.2. Xác định mục đích nghiên cứu. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm đổi mới, cải tiến cách xây dựng, thiết kế nội dung phiếu học tập phù hợp với nội dung của mỗi bài học, đơn vị kiến thức, đồng thời mang lại cho học sinh những thông tin không có sẵn trong sách giáo khoa, khiến các em tập trung sự chú ý vào nội dung đưa ra và có hứng thú trong việc tìm kiếm kiến thức giải quyết vấn đề. Như vậy, dựa vào dạng phiếu học tập cung cấp thông tin, học sinh sẽ có hào hứng chờ đợi những thông tin mới, những tình huống mới để cùng nhau giải quyết. Từ đó, giờ học Địa lí sẽ sâu sắc và hiệu quả hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh Trường THCS Hoài Hương. 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. Học sinh khối 6, 7, 8. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. - Khảo sát điều tra, phân tích, so sánh. - Thực nghiệm qua quá trình giảng dạy. 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu (bắt đầu, kết thúc). - Đề tài được thực hiện tại trường THCS Hoài Hương. - Đề tài được thực hiện năm học 2014 - 2015, 2015 - 2016 và học kì I năm học 2016 - 2017. 2. Nội dung. 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu và thực trạng vấn đề nghiên cứu. - Hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh đổi mới, áp dụng các phương pháp – kĩ thuật dạy học mới là việc sử dụng nhiều phương tiện dạy học khác nhau kết hợp trong các bài học để mang lại hiệu quả giờ học cao nhất. Và dù áp dụng thế nào đi nữa thì phiếu học tập vẫn là một phần rất quan trọng trong quá trình giảng dạy. Hầu như trong mỗi bài học đều có thể lập phiếu học tập. Việc sử dụng phiếu học tập thường xuyên sẽ giúp giáo viên bớt làm việc nhiều, học sinh lại luôn có tâm thế chủ động, sẵn sàng để làm việc. Từ đó mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy và thói quen học tập tích cực, chủ động, tự giác của học sinh. - Theo sách “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở”, Nhà xuất bản giáo dục năm 2007 – trang 124: Dựa vào mục đích sử dụng có thể xếp phiếu học tập thành phiếu học, phiếu củng cố, phiếu ôn tập, phiếu kiểm tra. Trong mỗi loại, dựa vào nội dung được trình bày ở phiếu, có thể có các kiểu phiếu khác nhau như: phiếu thông tin, phiếu bài tập, phiếu yêu cầu, phiếu thực hành. Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy rằng phiếu học tập theo kiểu phiếu thông tin rất phù hợp và cần thiết cho việc chuyển giao nhiệm vụ của giáo viên đến học sinh và việc tiếp nhận thông tin của học sinh để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Tuy nhiên, không ít giáo viên và học sinh vẫn duy trì lối dạy và học thụ động. Giáo viên thì cứ giảng giải liên tục, học sinh lắng nghe, trả lời, ghi chép và học thuộc. Thực tế đó làm cho giờ học trở thành một nhịp điệu buồn chán, ít hấp dẫn, lôi cuốn. - Mặt khác, nếu giáo viên có sử dụng phiếu học tập thì thường là sử dụng phiếu học tập ghi yêu cầu (câu hỏi) ngắn gọn cần thực hiện, không có thêm thông tin hướng dẫn, gợi ý Nội dung phiếu học tập đơn điệu, ít hấp dẫn, chưa thu hút học sinh tập trung nghiên cứu, khai thác kiến thức mà tỏ ra hời hợt, ít quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề trên, để có thể xây dựng phiếu học tập và sử dụng thường xuyên trong các giờ học, mang lại hiệu quả cao, tăng sự hứng thú học tập cho học sinh, tôi đã có sáng kiến được thực hiện trong nhiều năm công tác. Hi vọng sẽ góp phần mang lại một chút đổi mới trong sự chuẩn bị cho giờ dạy của giáo viên. Kết quả minh chứng cho thực trạng vấn đề nghiên cứu: gồm phiếu điều tra, thống kê kết quả: PHIẾU ĐIỀU TRA Để thầy (cô) có thêm thông tin cho việc nghiên cứu về phiếu học tập trong dạy học Địa lí ở trường THCS Hoài Hương, mong các em trả lời một số câu hỏi dưới đây, bằng cách đánh dấu X vào ô trống mà em cho là đúng vào các câu hỏi sau. Xin chân thành cảm ơn các em! Câu 1. Theo các em, trong việc học tập bộ môn Địa lí hiện nay thì việc ghi nhớ một cách máy móc, học thuộc lòng có cần thiết hay không? a/Rất cần thiết b/Cần thiết c/Không cần thiết d/Hoàn toàn không cần thiết Câu 2. Theo các em, việc sử dụng phiếu học tập trong giờ Địa lí chỉ ghi câu hỏi cần thực hiện, không có thêm thông tin hướng dẫn, gợi ý thì các em cảm thấy thế nào? a/Rất hứng thú b/Hứng thú c/Không hứng thú d/Hoàn toàn không hứng thú *Phiếu điều tra: *Thống kê kết quả: Số học sinh được chọn ngẫu nhiên ở các khối lớp 6,7,8 - Kết quả ở câu hỏi 1: Đối tượng Các mức độ đánh giá Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết Học sinh lớp 6,7,8 80% 20% 0% 0% - Kết quả ở câu hỏi 2: Đối tượng Các mức độ đánh giá Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Hoàn toàn không hứng thú Học sinh lớp 6,7,8 0% 0% 80% 20% Như vậy, qua kết quả điều tra thu được cho thấy, học sinh vẫn coi việc ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng bài học là rất quan trọng chứ chưa chú ý đến phương pháp học tập tư duy, sáng tạo, vận dụng kiến thức để diễn đạt nội dung theo cách hiểu của bản thân. Bên cạnh đó, các em cũng ít hứng thú với phiếu học tập có nội dung đơn điệu, nhàm chán. Từ đó, tôi thấy rõ sự cần thiết phải đổi mới cách xây dựng phiếu học tập để làm sao thu hút sự tập trung, chú ý của học sinh vào việc nghiên cứu giải quyết vấn đề đặt ra. 2.2. Mô tả, phân tích các giải pháp. Xuất phát từ kết quả điều tra trên, tôi đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp là lập phiếu học tập theo kiểu phiếu thông tin để cung cấp thêm thông tin cho người học như sau: a/Giới thiệu chung về nội dung phiếu học tập theo kiểu phiếu thông tin: Phiếu học tập theo kiểu phiếu thông tin gồm hai phần: * Phần thứ nhất là nội dung thông tin (còn gọi là câu dẫn): - Mang tính chất nêu vấn đề. - Gắn liền với những tình huống thực tiễn. - Nội dung gây hứng thú cho học sinh. - Có thể trình bày dưới dạng chữ (kênh chữ); biểu đồ, lược đồ, bản đồ, sơ đồ (kênh hình). * Phần thứ hai là hệ thống câu hỏi: - Câu hỏi trắc nghiệm (một hoặc nhiều lựa chọn, câu hỏi đúng – sai). - Câu hỏi tự luận, gồm câu hỏi mở, câu hỏi đóng. b/Một số minh chứng về phiếu học tập theo kiểu phiếu thông tin: b.1. Lập phiếu học tập có thông tin dưới dạng kênh chữ: PHIẾU HỌC TẬP (Địa lí 7) Bài 11 (tiết 11). DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG *Thông tin: Một gia đình đang có dự định chuyển đến một thành phố gần đó, vì đã tìm được việc làm ổn định với mức thu nhập tốt hơn. Trong khi một người mẹ để lại gia đình ở quê lên thành phố để buôn bán kiếm tiền cho con học hành. Một thanh niên chuyển đến một tỉnh rất xa quê để xây dựng vùng kinh tế mới theo một chương trình của Chính phủ. Như vậy, trong một phạm vi lãnh thổ, có rất nhiều sự thay đổi về chỗ ở của con người với nhiều lí do khác nhau. *Câu hỏi: Dựa đoạn thông tin trên kết hợp nội dung mục 1 trang 36 sách giáo khoa: Em hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến làn sóng di dân ở đới nóng? Việc di dân gây ra những hậu quả gì? Biện pháp giải quyết? *Đáp án cần đạt được: - Nguyên nhân: Do nhiều nhân tố tác động như thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, sự nghèo đói và thiếu việc làm, - Hậu quả: Tạo sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trường, phúc lợi xã hội, ở các đô thị. - Biện pháp: Gắn liền quá trình đô thị hóa với phát triển kinh tế và phân bố lại dân cư cho hợp lý - Ví dụ 1: Nội dung thông tin mở rộng; sử dụng câu hỏi mở. - Ví dụ 2: Nội dung thông tin vận dụng kiến thức liên môn (Văn học). PHIẾU HỌC TẬP (Địa lí 8) Bài 31 (tiết 36). ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM *Thông tin: Trên đường qua đèo Hải Vân, nhà thơ Tản Đà đã viết : “Hải Vân đèo lớn vừa qua Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè.” *Câu hỏi: a/Hãy xác định hướng đi và nơi nhà thơ đang đến? b/Bằng kiến thức địa lí hãy phân tích và giải thích hiện tượng thời tiết trên? *Đáp án cần đạt được: a) Hướng đi và nơi nhà thơ đang đến: - Nhà thơ đang di chuyển từ Bắc vào Nam (hoặc từ tỉnh Thừa Thiên - Huế vào TP. Đà Nẵng). - Đây là Đèo Hải Vân thuộc vùng núi Bạch Mã, nơi chuyển tiếp của miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam. b) Phân tích và giải thích hiện tượng thời tiết trên: * Phân tích hiện tượng thời tiết: - Phía Bắc đèo Hải Vân có hiện tượng mưa phùn, gió bấc. - Phía Nam đèo Hải Vân thời tiết nắng nóng. * Giải thích hiện tượng thời tiết: Dãy Bạch Mã như một bức tường thành không những phân chia ranh giới hành chính của tỉnh Thừa Thiên - Huế với tỉnh Quảng Nam và TP.Đà Nẵng, mà nó còn là ranh giới phân chia thành 2 miền khí hậu khác nhau của nước ta: - Phía Bắc đèo Hải Vân đón gió mùa Đông Bắc gây mưa nên có cảm giác mưa xuân. - Phía Nam đèo Hải Vân do địa hình chắn gió nên hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm. - Ví dụ 3: Nội dung thông tin vận dụng kiến thức liên môn (Văn học, Âm nhạc) PHIẾU HỌC TẬP (Địa lí 8) Bài 32 (tiết 37). CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA *Thông tin: - Đoạn thông tin thứ nhất về Văn học: Nhà thơ Tố Hữu có câu thơ: Trường Sơn đông nắng, tây mưa. Ai chưa đến đó, như chưa hiểu mình! - Đoạn thông tin thứ hai về Âm nhạc: Tác giả Phan Huỳnh Điểu có lời bài hát Sợi nhớ sợi thương: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây bên nắng đốt bên mưa vây... nghiêng sườn đông mà che mưa anh nghiêng sườn tây mà xòe bóng mát... *Câu hỏi: Dựa 2 đoạn thông tin trên, em hãy: 1/Giải thích hiện tượng địa lí tự nhiên trong lời thơ kết hợp với lời bài hát trên? 2/Cho biết hiện tượng trên xảy ra ở đâu, khoảng thời gian nào trong năm? *Đáp án cần đạt được: a/Giải thích: - Đây là hiện tượng phơn, xảy ra ở những vùng núi với hai sườn đón gió và khuất gió. - Vào mùa hạ, khi gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Ben – gan vào đất liền. Gió này mang theo nhiều hơi nước, khi đi qua Lào để vào nước ta thì gặp dãy Trường Sơn nên gây mưa ở sườn Tây và gây nên hiện tượng khô nóng ở sườn Đông. b/Hiện tượng phơn xảy ra khá phổ biến ở vùng núi nước ta, nhất là những nơi có gió mùa hoạt động mạnh như: - Bắc Trung Bộ, một số nơi ở Nam Trung Bộ, Tây Bắc, - Sườn Tây dãy Trường Sơn có mưa vào đầu mùa hạ (tháng 6, 7). Sườn Đông nắng nóng do hiệu ứng phơn. Đây là vùng Bắc Trung Bộ. - Ví dụ 4: Nội dung thông tin mở rộng, vận dụng kiến thức liên môn (Lịch sử), câu hỏi trắc nghiệm (một lựa chọn); liên hệ thực tế. PHIẾU HỌC TẬP (Địa lí 8) Bài 24 (tiết 25). VÙNG BIỂN VIỆT NAM *Thông tin: Trận Bạch Đằng năm 938 trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã cho quân ta cắm cọc, để khi thuyền quân địch tới bãi cọc, thuỷ triều rút làm cho thuyền địch bị mắc cạn và bị cọc đâm. Ngô Quyền đã thành công bởi sự mưu kế độc đáo và tính toán, vận dụng chính xác quy luật của tự nhiên đó là thuỷ triều theo từng giờ và từng thời điểm để đánh giặc. *Câu hỏi: 1/Dựa đoạn thông tin trên: Theo em Ngô Quyền đã lợi dụng chế độ triều nào sau đây để đánh giặc? a/Nhật triều b/Nhật triều không đều c/Bán nhật triều d/Bán nhật triều không đều 2/Liên hệ vùng biển ở địa phương em (Hoài Hương) hiện tượng thủy triều xảy ra như thế nào trong ngày? (HS tự liên hệ thực tế theo sự quan sát của mình về hiện tượng thủy triều xảy ra trong ngày). *Đáp án cần đạt được: 1/Đáp án: a (Nhật triều là một ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống). 2/Giáo viên gọi một số học sinh trình bày trước lớp về kết quả quan sát thực tế của mình về hiện tượng thủy triều xảy ra trong ngày tại vùng biển Hoài Hương (hoặc vùng cửa sông An Dũ nơi sông Lại đổ ra biển). - Ví dụ 5: Nội dung thông tin mở rộng; câu hỏi trắc nghiệm (nhiều lựa chọn), giữa các câu hỏi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. PHIẾU HỌC TẬP (Địa lí 7) Bài 25 (tiết 28). THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG *Thông tin: Thu nhập bình quân đầu người, chỉ số HDI (năm 2013) và tỉ lệ tử vong trẻ em của một số quốc gia trên thế giới giai đoạn 2011 – 2015. Quốc gia Thu nhập bình quân đầu người (USD) Chỉ số HDI Tỉ lệ tử vong trẻ em (0/00) (dưới 5 tuổi, giai đoạn 2011 - 2015) Hoa Kì 53042 0,914 5,4 Ni-giê 415 0,337 54 Nhật Bản 38633 0,890 1,9 Việt Nam 1907 0,638 15,0 *Số liệu thống kê được trích từ sách hướng dẫn học khoa học xã hội 7 (VNEN), trang 16 - Nhà xuất bản Giáo Dục năm 2017. *Câu hỏi: Lựa chọn các đáp án đúng: 1/Dựa đoạn thông tin trên: Cho biết quốc gia nào thuộc nhóm nước phát triển? a/Hoa Kì b/Ni-giê c/Nhật Bản d/Việt Nam 2/Em lựa chọn đáp án trên là vì: a/Thu nhập bình quân đầu người cao (trên 20.000 USD). b/Chỉ số HDI cao (trên 0,7). c/Tỉ lệ tử vong trẻ em (dưới 5) tuổi thấp. d/Lựa chọn khác. *Đáp án cần đạt được: 1/Đáp án: a, c 2/Đáp án: a, b, c - Ví dụ 6: Nội dung thông tin mở rộng; câu hỏi trắc nghiệm (đúng/sai) PHIẾU HỌC TẬP (Địa lí 7) Bài 1 (tiết 1). DÂN SỐ *Thông tin: Trước khi đánh bại thực dân Pháp vào năm 1954, Việt Nam là một nước nghèo nàn, lạc hậu, tỉ lệ gia tăng dân số của Việt Nam rất thấp, trung bình chỉ đạt hơn 1%. *Câu hỏi: Dựa đoạn thông tin trên: Các lí do chính dẫn đến hiện tượng này là gì? Đánh dấu X vào ô ‘đúng’ hoặc ‘sai’ ứng với mỗi trường hợp. Lí do dẫn đến hiện tượng tỉ lệ gia tăng dân số ở Việt Nam rất thấp vào thời kì trước năm 1954 Đúng Sai Do thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình Do bệnh dịch Do chiến tranh Do y tế kém phát triển *Đáp án cần đạt được: Lí do dẫn đến hiện tượng tỉ lệ gia tăng dân số ở Việt Nam rất thấp vào thời kì trước năm 1954 Đúng Sai Do thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình X Do bệnh dịch X Do chiến tranh X Do y tế kém phát triển X b.2. Lập phiếu học tập có thông tin dưới dạng kênh chữ kết hợp kênh hình: Trong quá trình thực hiện bài dạy hoặc kiểm tra đánh giá thì giáo viên có thể kết hợp cả kênh chữ với kênh hình (lược đồ, tranh ảnh, ). PHIẾU HỌC TẬP (Địa lí 6) Bài 4 (tiết 4). PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ *Thông tin: - Thông tin thứ nhất: Lược đồ các nước Đông Nam Á: - Thông tin thứ hai: “Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, bão Haiyan (Hải Yến) là cơn bão thứ 30 hình thành trên khu vực Tây Thái Bình Dương. Hồi 16 giờ ngày 8/11/2013, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,5 độ vĩ Bắc; 121,6 độ kinh Đông”. - Thông tin thứ ba: Giả sử (tính từ lúc 16 giờ ngày 8/11/2013) cơn bão trên đang di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ cơn bão di chuyển được quảng đường là 33,3km. *Câu hỏi: 1/Dựa thông tin thứ nhất: Xác định tọa độ địa lí điểm A. 2/Dựa đoạn thông tin thứ hai kết hợp lược đồ các nước Đông Nam Á (thông tin thứ nhất): Cho biết tâm bão đó nằm trên vùng biển gần quốc gia nào vào lúc 16 giờ ngày 8/11/2013? - Ví dụ 1: Nội dung thông tin kết hợp kênh chữ với lược đồ; vận dụng kiến thức liên môn (Toán học, Vật lí – tính quảng đường đi của bão). 3/Dựa đoạn thông tin thứ ba: Hỏi sau 24 giờ nữa thì cơn bão đó di chuyển đến vị trí có kinh độ và vĩ độ bao nhiêu? (Biết chiều dài cung 10 kinh tuyến bằng 111 km) 4/Dựa đoạn thông tin thứ ba, kết hợp thông tin thứ nhất: Giả sử giữa khu vực Biển Đông có các tàu đánh cá đang hoạt động thì cần di chuyển nhanh về phía nào để tránh cơn bão trước khi nó di chuyển đến? *Đáp án cần đạt được: 1/Tọa độ địa lí điểm A là 1300Đ, 100B. 2/Cơn bão nằm trên vùng biển gần quốc gia Phi-lip-pin. 3/Cơn bão di chuyển đến vị trí có tọa độ địa lí là 128,80Đ, 11,50B (vận dụng kiến thức Toán học, Vật lí để hoàn thành câu hỏi) 4/Các tàu đánh cá đó di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống phía Nam. - Ví dụ 2: Nội dung thông tin kết hợp kênh chữ, bảng số liệu với biểu đồ PHIẾU HỌC TẬP (Địa lí 7) Bài 43 (tiết 48). DÂN CƯ, XÃ HỘI CỦA TRUNG VÀ NAM MĨ *Thông tin: - Thông tin thứ nhất: Tỉ lệ dân đô thị của một số quốc gia ở Nam Mĩ và Bắc Mĩ năm 2012 Khu vực Quốc gia Tỉ lệ dân thành thị (%) Nam Mĩ Vê-nê-du-ê-la 93 Ac-hen-ti-na 92 Bắc Mĩ Ca-na-đa 80 Hoa Kì 79 - Thông tin thứ hai: *Câu hỏi: 1/Dựa các thông tin trên, kết hợp kiến thức đã học về khu vực Bắc Mĩ, em hãy so sánh điểm khác biệt giữa đô thị hóa khu vực Nam Mĩ với khu vực Bắc Mĩ. 2/Từ sự so sánh trên, em hãy rút ra nhận xét về quá trình đô thị hóa của khu vực Nam Mĩ có đặc điểm gì khác so khu vực Bắc Mĩ? *Đáp án cần đạt được: 1/Điểm khác biệt giữa đô thị hóa ở khu vực Nam Mĩ với khu vực Bắc Mĩ: Tiêu chí Khu vực Bắc Mĩ Khu vực Nam Mĩ Tỉ lệ dân thành thị Cao Cao hơn Bắc Mĩ Thu nhập bình quân đầu người Rất cao (trên 40.000 USD/người/năm) Thấp (dưới 20.000 USD/người/năm) 2/Kết luận: - Bắc Mĩ: Đô thị hóa gắn liền với quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa có tổ chức, được qui hoạch. - Nam Mĩ: Đô thị hóa mang tính tự phát, không có kế hoạch, trình độ đô thị hóa thấp, không gắn liền với quá trình phát triển kinh tế. Do đó gây sức ép về nhiều mặt (kinh tế, xã hội, môi trường). 2.3. Kết quả thực hiện: - Kết quả thực hiện như sau: Gồm phiếu điều tra, thống kê kết quả. *Phiếu điều tra: PHIẾU ĐIỀU TRA Để thầy (cô) có thêm thông tin cho việc nghiên cứu về phiếu học tập trong dạy học Địa lí ở trường THCS Hoài Hương, mong các em trả lời một số câu hỏi dưới đây, bằng cách đánh dấu X vào ô trống mà em cho là đúng vào các câu hỏi sau. Xin chân thành cảm ơn các em! Câu 1. Theo các em, việc sử dụng phiếu học tập trong giờ Địa lí có thêm thông tin hướng dẫn, gợi ý có cần thiết hay không? a/Rất cần thiết b/Cần thiết c/Không cần thiết d/Hoàn toàn không cần thiết Câu 2. Theo các em, việc sử dụng phiếu học tập trong giờ Địa lí có thêm thông tin hướng dẫn, gợi ý thì các em cảm thấy thế nào? a/Rất hứng thú b/Hứng thú c/Không hứng thú d/Hoàn toàn không hứng thú * Thống kê kết quả: Số học sinh được chọn ngẫu nhiên ở các khối lớp 6,7,8 - Kết quả ở câu hỏi 1: Đối tượng Các mức độ đánh giá Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết Học sinh lớp 6,7,8 80% 20% 0% 0% - Kết quả ở câu hỏi 2: Đối tượng Các mức độ đánh giá Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Hoàn toàn không hứng thú Học sinh lớp 6,7,8 80% 20% 0% 0% - Như vậy phiếu học tập theo kiểu phiếu thông tin thì học sinh yêu thích bộ môn Địa lí hơn, hứng thú học tập hơn, việc khai thác kiến thức bài học nhanh hơn, hiệu quả cao, học sinh tư duy, sáng tạo hơn, đồng thời hạn chế việc học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc. 3. Kết luận và khuyến nghị 3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến: Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng giảng dạy, đề tài đã nhận được sự phản ánh tích cực từ phía học sinh. Các em đã có sự thay đổi rất lớn trong ý thức học tập giờ học Địa lí từ sự chuẩn bị, tìm hiểu bài ở nhà đến tinh thần học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trên lớp. Sự hào hứng tiếp thu và hoạt động của các em đã giúp cho giáo viên có thêm động lực để tiếp tục đổi mới, áp dụng và giảng dạy tốt hơn. Đề tài có tác dụng thiết thực, mang lại hiệu quả cao trong dạy học bộ môn Địa lí. Việc áp dụng rất dễ dàng, tiện lợi, không tốn kém và có thể mở rộng áp dụng đối với nhiều bài học, cho nhiều khối lớp trong phạm vi của tỉnh Bình Định. Thực hiện đề tài sẽ cải thiện rõ rệt giờ học Địa lí so với những tiết học bình thường không áp dụng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn. 3.2. Các đề xuất, kiến nghị: a/Đối với giáo viên: - Cần đầu tư nhiều về chuyên môn, phương pháp giảng dạy. - Phải thường xuyên sử dụng phiếu học tập, nghiên cứu kĩ mục tiêu bài học mà đưa nội dung thông tin gợi ý vào phiếu học tập cho phù hợp, phát huy tính sáng tạo, tư duy của học sinh. - Cần lưu ý thay đổi cách thiết kế nội dung sao cho sinh động, hấp dẫn, tránh sự rập khuôn để không gây s
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_sang_kien_lap_phieu_hoc_tap_de_hoc_sinh_kh.doc