Báo cáo biện pháp Một số giải pháp giúp học sinh học tốt quy trình Vẽ biểu cảm ở trường PTDTBT Tiểu học Chua Ta

Báo cáo biện pháp Một số giải pháp giúp học sinh học tốt quy trình Vẽ biểu cảm ở trường PTDTBT Tiểu học Chua Ta

Giáo dục đang thay đổi và phát triển từng ngày, đòi hỏi người giáo viên phải liên tục cập nhật thông tin và kinh nghiệm giảng dạy. Quan niệm trước đây rằng học sinh chỉ học hiệu quả nhất khi mà giáo viên giảng giải kiến thức một cách rõ ràng, học sinh nghe và ghi nhớ đầy đủ kiến thức đó. Trọng tâm của dạy học là kiến thức mà học sinh tiếp thu được. Nghiên cứu dạy học mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho rằng học sinh học hiệu quả nhất khi mà các em được tích cực tham gia vào quá trình học tập, được phát huy đầy đủ óc sáng tạo dựa trên các quy trình học mới.

 Dựa theo sự thay đổi này giáo viên cần đặt học sinh vào trung tâm của việc dạy để các em trải nghiệm tự học và lĩnh hội kiến thức ở mức độ khắc sâu hơn. Các hoạt động này kích thích học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức một cách tốt nhất. Các em có nhiều cơ hội làm việc nhóm để cùng nhau thảo luận và chia sẻ ý kiến. Đây cũng là những yếu tố dẫn dắt học sinh đến với các 7 quy trình theo phương pháp Đan Mạch. Tuy nhiên dạy học theo các quy trình mới, mỗi quy trình đều có những đặc điểm mạnh, bên cạnh đó cũng có những khía cạnh chưa hoàn chỉnh đặc biệt là quy trình vẽ biểu cảm vốn ít chủ đề để áp dụng và để góp phần hoàn thiện hơn quy trình này, giúp học sinh học tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn trong các giờ học có thể áp dụng quy trình vẽ biểu cảm, tôi đã đưa ra một số giải pháp dưới đây mong nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý từ các đồng nghiệp, bộ phận chuyên môn.

 

doc 23 trang tuyettranh 24/12/2022 4871
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số giải pháp giúp học sinh học tốt quy trình Vẽ biểu cảm ở trường PTDTBT Tiểu học Chua Ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
	Giáo dục đang thay đổi và phát triển từng ngày, đòi hỏi người giáo viên phải liên tục cập nhật thông tin và kinh nghiệm giảng dạy. Quan niệm trước đây rằng học sinh chỉ học hiệu quả nhất khi mà giáo viên giảng giải kiến thức một cách rõ ràng, học sinh nghe và ghi nhớ đầy đủ kiến thức đó. Trọng tâm của dạy học là kiến thức mà học sinh tiếp thu được. Nghiên cứu dạy học mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch cho rằng học sinh học hiệu quả nhất khi mà các em được tích cực tham gia vào quá trình học tập, được phát huy đầy đủ óc sáng tạo dựa trên các quy trình học mới.
	Dựa theo sự thay đổi này giáo viên cần đặt học sinh vào trung tâm của việc dạy để các em trải nghiệm tự học và lĩnh hội kiến thức ở mức độ khắc sâu hơn. Các hoạt động này kích thích học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức một cách tốt nhất. Các em có nhiều cơ hội làm việc nhóm để cùng nhau thảo luận và chia sẻ ý kiến. Đây cũng là những yếu tố dẫn dắt học sinh đến với các 7 quy trình theo phương pháp Đan Mạch. Tuy nhiên dạy học theo các quy trình mới, mỗi quy trình đều có những đặc điểm mạnh, bên cạnh đó cũng có những khía cạnh chưa hoàn chỉnh đặc biệt là quy trình vẽ biểu cảm vốn ít chủ đề để áp dụng và để góp phần hoàn thiện hơn quy trình này, giúp học sinh học tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn trong các giờ học có thể áp dụng quy trình vẽ biểu cảm, tôi đã đưa ra một số giải pháp dưới đây mong nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý từ các đồng nghiệp, bộ phận chuyên môn.
1.2. Lí do chọn đề tài.
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo, để hình thành nhân cách cho trẻ phát triển toàn diện. Do vậy, việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết. 
Thông qua môn Mĩ thuật, sẽ trang bị cho các em một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về hội họa, tiếp thu những tinh hoa của nền Mĩ thuật dân tộc. Từ đó, phát huy tính sáng tạo và thẩm mĩ góp phần phát triển năng khiếu, phát hiện tài năng và bồi dưỡng nhân tài cho thế hệ tương lai.
Đối với bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên, là cơ sở ban đầu để con người có thể tiếp thu được vốn tri thức ở các cấp học tiếp theo, cũng như mọi tri thức khoa học hiện đại. 
Khi nhắc đến Mĩ Thuật, trước hết chúng ta sẽ nghĩ ngay đến vẻ đẹp và sự sáng tạo bởi đơn giản Mĩ Thuật vốn là một môn học đặc trưng của nghệ thuật sáng tạo. Để môn học này đến với học sinh một cách hấp dẫn mà vẫn phát huy được tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh, yêu cầu người thầy không ngừng đổi mới về hình thức, phương pháp và cả nội dung dạy học. Đặc biệt với môn Mĩ Thuật giảng dạy theo phương pháp của Đan Mạch.
Môn học Mĩ Thuật trong nhà trường Tiểu học không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sỹ mà thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của riêng mình trong cuộc sống hằng ngày. Điểm nổi bật của phương pháp dạy học mới môn Mĩ Thuật là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều quy trình trong một bài dạy như: Vẽ biểu cảm, Vẽ theo nhạc, Vẽ cùng nhau và xây dựng cốt truyện.
Tôi chọn đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt quy trình Vẽ biểu cảm ở trường PTDTBT Tiểu học Chua Ta” bởi trong quá trình giảng dạy của mình tôi nhận thấy phương pháp mới tuy rằng hạn chế cơ hội các em tiếp xúc với cách học truyền thống vốn mang lại những hiệu quả cụ thể khá cao nhưng đã phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh, tiết học thoải mái, sinh động hơn. Từ môn học này tạo cơ hội cho học sinh thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống. Rõ ràng, với phương pháp học này học sinh vừa học, vừa chơi, vừa sáng tạo nên em nào cũng mong chờ đến tiết học mỹ thuật. Tôi muốn học sinh được tự do sáng tạo trong mỗi tiết học, các em khám phá ra những điều mới mẻ hơn. Giúp các em phát triển khả năng sáng tạo, phát triển khả năng giao tiếp, kỹ năng trình bày sản phẩm của mình trước đám đông.
1.3. Phạm vi và đối tượng áp dụng.
- Tài liệu liên quan đến chương trình mĩ thuật .
 	- Tài liệu dạy học Mĩ thuật theo dự án Đan Mạch năm 2015. 
- Quy trình Vẽ biểu cảm.
- Học sinh khối 3,4,5 trường PTDTBT Tiểu học Chua Ta.
- Thời gian:Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017.
1.4. Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến.
- Mục tiêu: Tìm ra một số giải pháp tốt nhất giúp học sinh học tốt quy trình Vẽ biểu cảm. Thông qua quy trình giáo dục mĩ thuật “Vẽ biểu cảm” học sinh sẽ phát triển được khả năng:
+ Thể hiện sự quan sát, nhận xét về đường nét, màu sắc qua việc vẽ tranh tĩnh vật.
+ Thể hiện sự hiểu biết về đường nét và màu sắc qua việc vẽ chân dung biểu cảm.
	+ Nâng cao khả năng quan sát, gợi nhớ và thể hiện qua phương pháp vẽ theo cảm nhận những gì học sinh quan sát được trong quá trình vẽ.
	+ Thúc đẩy khả năng phân tích, đánh giá, nhận xét các bức tranh. Giải thích về sự thể hiện và sự lựa chọn của mình trong quá trình vẽ.
	- Nhiệm vụ nghiên cứu:
 	1. Thực trạng dạy và học môn mĩ thuật theo quy trình Vẽ biểu cảm ở Trường PTDTBT Tiểu học Chua Ta.
	2. Các giải pháp để học tốt quy trình Vẽ biểu cảm theo phương pháp Đan Mạch.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
1.5.1) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết (Nghiên cứu qua các văn bản, chương trình, giáo trình, tài liệu sách báo về phương pháp dạy học môn Mĩ thuật Đan mạch)
	1.5.2) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
	- Điều tra phỏng vấn tình hình học sinh.
	- Dự giờ, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy môn Mĩ thuật.
	- Thực hành giảng dạy theo phương pháp mới.
	- Tìm giải pháp rút kinh nghiệm.
	- Phương pháp thực nghiệm dạy các lớp bằng phương pháp mà mình đề ra.
- Kiểm tra, nhận xét sản phẩm học tập của học sinh.
1.5.3) Phương pháp khảo sát.
1.5.4) Phương pháp so sánh đối chiếu.
1.5.5) Phương pháp luyện tập thực hành.
 1.6. Sơ lược điểm mới của vấn đề nghiên cứu.
Phát huy tính lý luận và thực tiễn của các giải pháp khắc phục khó khăn khi dạy và học môn mĩ thuật theo quy trình Vẽ biểu cảm.
Nghiên cứu đề tài nhằm giúp bản thân tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ kiến thức của bản thân và để truyền tải một phần kiến thức, tích lũy kinh nghiệm tới các bạn bè đồng nghiệp. Cùng chung tay góp sức vào việc góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn mĩ thuật ở trường tiểu học.
 Tạo sự hứng thú, sáng tạo tích cực trong học tập của học sinh. Ưu điểm của phương pháp này là HS được tự do sáng tạo trong mỗi tiết học, HS khám phá ra những điều mới mẻ hơn. Phương pháp này phát triển khả năng sáng tạo, giao tiếp, kỹ năng trình bày sản phẩm của mình trước đám đông. Học sinh say mê học tập hơn, không bị áp lực nhiều về mặt thời gian hoặc sợ mình không làm được. 
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở khoa học, lí luận của sáng kiến.
	Quy trình vẽ biểu cảm là học sinh quan sát thật tập trung, khi vẽ chủ yếu sử dụng kết hợp mắt và tay. Các em cố gắng không nhìn giấy khi vẽ. Những bức vẽ sẽ rất ấn tượng và đôi khi rất hài hước, thậm chí có những bức chân dung chỉ nhận ra những bộ phận cơ thể như tóc, mắt và kính. Cách thông thường học sinh dùng là vẽ khuôn mặt vì khi vẽ khả năng quan sát của các em được nâng cao. Giáo viên chia sẻ với học sinh ngay từ đầu rằng, mục đích không phải vẽ cho đúng với mẫu mà chúng ta quan sát, ghi nhớ mẫu và truyền cảm xúc qua tay, thể hiện lên trên giấy, tạo bức vẽ ấn tượng và hài hước.
Dạy học mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch là dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm; Kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. Từ đó các em có thể hình thành
và phát triển các khả năng:
+ Biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh.
+ Khám phá và hiểu được văn hóa thông qua nghệ thuật thị giác.
+ Hình thành các kĩ năng sống trong lĩnh vực mĩ thuật.
+ Yêu thích cái đẹp và biết vận dụng một cách linh hoạt vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày.
Điểm nổi bật của phương pháp dạy học môn Mỹ thuật là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy như: Vẽ biểu cảm - Vẽ theo nhạc - Vẽ cùng nhau - Xây dựng cốt truyện v.v. So với phương pháp truyền thống, phương pháp Đan Mạch phát huy khả năng sáng tạo cao của học sinh, tiết học thoải mái, sinh động hơn. Hơn nữa xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng. Việc giảng dạy môn Mĩ thuật tiểu học nhằm đảm bảo cho các em có thể giải quyết được các bài tập hàng ngày và hiểu về cái đẹp, của nền mĩ thuật truyền thống, ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu quả cao hơn các môn học khác.
 2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết.
2.2.1 Thực trạng về phía nhà trường:
- Các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy theo phương pháp mĩ thuật Đan mạch còn nhiều hạn chế. Cụ thể phòng mĩ thuật chưa có projectors ảnh hưởng đến việc trình chiếu và cho học sinh quan sát các sản phầm một cách rõ ràng và phong phú hơn. Không gian phòng học chưa đủ để trưng bày các sản phẩm hoàn thiện. 
 2.2.2. Việc dạy và học môn Mĩ thuật ở Trường PTDTBT Tiểu học Chua Ta:
* Thuận lợi:
	- Trường Tiểu PTDTBT học Chua Ta được trang bị đầy đủ một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Mĩ thuật cho học sinh như : phòng chức năng riêng, có đủ bàn ghế, giá vẽ, điện thắp sáng, tủ đựng đồ dùng.
- Đa số giáo viên trong trường đều có những quan điểm tích cực, đúng đắn
về tầm quan trọng của môn mĩ thuật, đều tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục mĩ thuật.
- Giáo viên được tập huấn về phương pháp và các quy trình dạy học cơ bản .
- Phần lớn phụ huynh đã có sự quan tâm nhất định đến việc học mĩ thuật của con em, mua sắm đồ dùng đầy đủ.
- Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, thu hút rất nhiều học sinh, nhất là học sinh tiểu học.
- Học sinh rất hứng thú với phương pháp học mới.
 	* Khó khăn.
	- Mặt bằng nhận thức chung của học sinh không đồng đều. Có những học sinh tiếp thu được nhưng cũng có những học sinh chỉ mới tiếp thu được một bộ phận, bên cạnh đó còn có những học sinh hạn chế về mặt nhận thức, các em đang rất mơ hồ về những kiến thức đã học.
	- Mỹ thuật là môn học năng khiếu, mà năng khiếu một phần là do bẩm sinh, không phải cứ bồi dưỡng là hình thành được. Một số em có năng khiếu tập trung ở một lớp, cũng có những lớp lại rơi vào tình trạng khan hiếm học sinh năng khiếu, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng một tiết học. Hơn nữa các em đa phần là học theo kiểu bắt chước, thiếu sự sáng tạo và tập trung do lứa tuổi còn nhỏ mà chú trọng vào việc coppy những tác phẩm đã có.
	- Một số ít học sinh chưa chuẩn bị chu đáo đồ dùng học tập khi đến lớp, ảnh hưởng đến việc học của các em.
- Dạy học theo phương pháp Đan Mạch có những khó khăn nhất định đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tìm tòi, chuẩn bị chu đáo, chủ động vận dụng linh hoạt vào từng bài học khác nhau, nhằm thu hút sự tham gia của tất cả các em học sinh. Các em học sinh cũng gặp không ít bỡ ngỡ với cách học và thực hành mới.
- Từ quan niệm của phần lớn học sinh sẽ chú trọng vẽ thế nào cho đẹp, cho giống là được. Điều này sẽ làm hạn chế rất nhiều khả năng sáng tạo của các em, sản phẩm các em sáng tạo ra còn đơn điệu về màu sắc chưa thể hiện được bứt phá lớn.
- Học sinh đã bạo dạn hơn nhưng kĩ năng nói trước đám đông chưa tốt, chưa
đủ tự tin
* Khảo sát đầu năm học 2016- 2017:
Với cách học Mĩ Thuật theo phương pháp của Đan Mạch đã thay đổi quá trình dạy của thầy và học của trò. Các em tỏ ra thích thú với cách học mới, các em được tự do sáng tạo mà ít bị ràng buộc bởi các quy tắc như trước đây. Nhưng do chương trình mới được áp dụng hơn một năm các em đang quen với cách học cũ nên không tránh khỏi những mặt còn hạn chế. Đặc biệt là trong các bài vẽ tranh theo chủ đề được vận dụng quy trình vẽ biểu cảm, do các em còn nhỏ nên chưa ý thức được kĩ năng cơ bản cần thiết cho bản thân, nhiều học sinh thiếu kĩ năng giao tiếp, thực hành, nhiều em không có kĩ năng để phát huy một cách vẽ theo hướng mới hay một số em đã phát triển, hiểu và phát huy được cách vẽ biểu cảm nhưng còn dè dặt, nhiều em nhút nhát không dám trình bày, không giám bày tỏ ý kiến trước đông người.
Bảng khảo sát:
Khối
Sĩ số
Yêu thích môn MT
Không thích môn MT
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
71
41
57,7
30
42,3
18
25,4
44
62
9
12,6
4
46
23
50
23
50
11
23,9
29
63
6
13,1
5
56
32
57,1
24
42,9
11
19,6
38
67,9
7
12,5
Vì vậy để các em học tập tốt hơn môn Mĩ Thuật theo phương pháp của Đan Mạch nói chung, cũng như khắc phục được những điểm hạn chế còn tồn tại trong các bài vẽ theo chủ đề vận dụng quy trình vẽ biểu cảm tôi đã có những giải pháp thực hiện dưới đây.
 2.3. Những giải pháp thực hiện.
2.3.1. Giải pháp 1: Nghiên cứu nội dung, chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học:
* Mục đích: Mục đích đưa ra giải pháp này để người giáo viên hiểu được dạy cái gì, từ đó sưu tầm tất cả tài liệu giảng dạy để có một bài dạy khoa học, có
đầy đủ kiến thức ở trong đó.
	Giúp giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu nội dung, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho một tiết dạy trên lớp.
* Cách thực hiện: Xác định nội dung bài dạy, phải biết được bài hôm nay dạy cái gì, sưu tầm tài liệu.
Ví dụ: Dạy bài: Chân dung biểu cảm thì phải sưa tầm những tài liệu nói về chân dung và trọng tâm là chân dung biểu cảm.
Bước 1: Xác định được bài dạy, sau đó sưu tầm tài liệu liên quan đến bài đó, tiếp theo chắt lọc thông tin để truyền đạt cho học sinh.
Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học: Xác định bài tới chúng ta dạy bằng phương pháp gì, chuẩn bị đồ dùng như thế nào. Ví dụ: Dạy bằng phương pháp truyền thống thì chuẩn bị tranh ảnh và đồ dùng liên quan. Hay dạy bằng CNTT thì chuẩn bị bài giảng điện tử với máy tính, máy chiếu.
2.3.2. Giải pháp 2: Bồi dưỡng kĩ năng vẽ biểu cảm chân dung, các đồ vật:
	Tạo cơ hội cho học sinh thích học và học thực sự dựa trên những gì các em đã biết, những gì liên quan đến sở thích của các em. Để làm được điều này chúng ta cần phải bồi dưỡng cho các em một cơ sở nền tảng vững chắc.
	Những ai nghiên cứu hay đọc về mĩ thuật chúng ta có thể thấy được rằng vẽ biểu cảm được phát triển dựa trên một trào lưu hội họa hiện đại là trào lưu hội họa “biểu hiện” xuất hiện và phát triển ở chấu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Các họa sĩ theo xu hướng biểu hiện đề cao thế giới nội tâm, nhấn sự biểu đạt những rung động cá nhân, với cảm xúc mạnh mẽ thông qua cảm nhận chủ quan của họa sĩ. Các bức tranh thể hiện ra diễn tả cảm xúc của nội tậm hơn là diễn đạt thực tế nhìn thấy. Hội họa biểu hiện dùng đường nét và màu sắc như một phương tiện để biểu lộ cảm xúc. Khi vẽ họa sĩ chú trọng đến những mảng màu tương phản, cường điệu những đường nét có tính chuyển động với nhiều nét cong lượn.
Với cách dạy học cũ của phân môn vẽ theo mẫu, sau khi tiếp thu xong cách 
vẽ, học sinh vẽ theo các bước đã sắp đặt sẵn, từ xác định bố cục, phân chia tỉ lệ, vẽ phác hình, rồi vẽ màu một cách cứng nhắc, khô khan. Thì nay trong cách dạy học mới học sinh được phát triển nhận thức hội họa của mình thông qua ngôn ngữ tạo hình bằng đường nét và màu sắc. Rèn luyện sự tập trung tư tưởng và tinh thần trong quá trình vẽ, quan sát, nhận biết, ghi nhớ đặc điểm của đối tượng vẽ. Không nhìn giấy để rèn luyện cách vẽ hình và màu theo cảm xúc. Bước đầu các em được cảm nhận thẩm mĩ về vẽ biểu cảm. Con người khi làm việc mang tình cảm mình vào đấy thì sản phẩm bao giờ cũng mang đầy cảm xúc hơn, dễ dàng đi vào lòng người thưởng thức. Các em học sinh càng phát huy được một cách tích cực về mặt này với tâm hồn trẻ thơ, bay bổng, nhiều cảm xúc trong sáng, hay vui buồn nhanh nhớ, nhanh quên của tuổi đang lớn. 
Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa có khả năng tự xây dựng một bố cục hợp lí, những nét vẽ chưa liền mạch, còn rụt dè, sợ sai, chính vì vậy tôi đã tìm cách để khắc phục những mặt hạn chế, bồi dưỡng thêm kĩ năng làm việc tập trung, từ hình thức vẽ theo quan sát để các em phát triển hình thức vẽ biểu cảm tạo thành những sản phẩm ấn tượng. Bằng những cách làm sau(cụ thể là vẽ chân dung biểu cảm):
- 2 bạn học sinh đối diện quay mặt vào nhau. Mỗi học sinh được phát một tờ giấy khổ A4, bút chì, màu. Sau khi hướng dẫn cho học sinh cách quan sát, nhận xét đối tượng, ghi nhớ những đặc điểm mẫu và bắt đầu vẽ. Mỗi bạn sẽ vẽ tập trung không nói chuyện trong vòng 15 đến 20 phút, Có thể nói với học sinh là các em đang ngồi trên những quả cầu bằng chất lỏng có thể vỡ bất cứ lúc nào mà các em gây ra bằng tiếng ồn.
- Hãy để tay chuyển động trên trang giấy theo hướng và tốc độ của mắt khi bạn bắt đầu theo các đường nét của vật mẫu mà bạn quan sát một cách từ từ. Bạn quan sát và cảm nhận đối tượng. Bạn không được nhấc tay ra khỏi trang giấy trong khi vẽ, nhưng phải liên tục dịch chuyển bút chì trong nét vẽ của mình. Với bài tập này bạn hãy kiên nhẫn và làm chậm lại. 
- Sau đó các em đặt lên trên mặt bàn và cùng nhau thảo luận về đường nét,
chia sẻ kinh nghiệm.
- Từng cặp học sinh có thể trao đổi bài vẽ, tiếp tục sửa nét
- Vẽ màu cho bức tranh. Ở phần này học sinh cần lưu ý rằng chúng ta không 
phải vẽ giống với dáng vẻ bề ngoài mà cần mô tả được mặt tinh thần, trạng thái, tính cách của đối tượng, người vẽ cần phải có sự tập trung cao độ. Sử dụng đường nét và màu sắc thể hiện cảm xúc trước đối tượng. Không bị lệ thuộc vào cái nhìn thấy mà thể hiện một cách biểu cảm những gì cẩm nhận từ đối tượng.
- Cuối cùng khi trưng bày sản phẩm các em sẽ trao đổi về bức tranh của mình. Nội dung, bố cục, đường nét, màu sắc và những kinh nghiệm, cảm hứng sáng tác.
* Kết quả sau khi áp dụng: Học sinh tích cực tham gia các hoạt động của nhóm hơn, nhiều em đã biết khắc phục và khắc phục được những hạn chế của bản thân, sáng tạo nhiều sản phẩm mĩ thuật độc đáo và đẹp mắt.
2.3.3. Giải pháp 3: Cách tổ chức lớp học trong các chủ đề áp dụng quy trình vẽ biểu cảm:
Với nội dung tiến trình dạy học các chủ đề áp dụng quy trình “vẽ biểu cảm” theo phương pháp dạy học của Đan Mạch như sau: 
Hoạt động 1: Quan sát và vẽ không nhìn giấy.
Hoạt động 2: Thảo luận về các đường nét biểu cảm.
Hoạt động 3: Thể hiện tranh biểu đạt bằng màu sắc.
Hoạt động 4: Thảo luận về nội dung, trưng bày kết quả.
Hình thức dạy học là cách thức tổ chức một tiết dạy của một giáo viên ở một địa điểm, thời gian và không gian khác nhau để truyền tải được nội dung tới người học.
* Mục đích: Để cho việc lĩnh hội kiến thức của học sinh đa dạng hơn, tốt hơn không phải giáo viên cứ đọc, chép, giảng còn học sinh chỉ ngồi nghe.
	Học sinh phải được làm việc nhiều hơn, phát huy được tính tích cực nhiều hơn, hứng thú hơn trong học tập.
* Cách thực hiện: Căn cứ vào nội dung bài dạy ta lựa chọn hình thức dạy học trong lớp hay ở ngoài trời.
	Căn cứ vào nội dung bài dạy ta có thể thay đổi hình thức học qua các hoạt động:
	Hoạt động 1, 2: Dạy học nhóm hoặc tập trung cả lớp.
	Họat động 3: Chia thành nhóm nhỏ thảo luận nhóm, thực hành cá nhân.
	Hoạt động 4: Giáo dục nhóm, cá nhân. Học sinh giao lưu về các sản phẩm. Học sinh lên bảng giới thiệu về tác phẩm của mình.
	Hình thức dạy học thay đổi phù hợp với nội dung bài dạy.
Ví dụ: Giới thiệu tranh dân gian ta có thể dạy trong lớp. Lúc đầu dạy tập trung theo nhóm, sau đó giáo dục cá nhân.
	Giới thiệu một số tác giả tác phẩm tiêu biểu ta có thể tham quan bảo tàng nếu có điều kiện. Du lịch qua màn ảnh nhỏ: Giới thiệu quê hương của họa sĩ, chân dung, cuộc đời, sự nghiệp, xem tranh của họa sĩ qua màn ảnh nhỏ.
Với cách dạy học trên học sinh tỏ ra rất hào hứng, thích thú, các em chủ động học tập hơn, các em được học theo nhóm, theo cặp nên rất tích cực tham gia các hoạt động của mình, nhóm mình. Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy từ việc quan sát và vẽ không nhìn giấy cho đến thảo luận về nội dung, màu sắc biểu cảm đều khiến các em gặp nhiều khó khăn. Một số học sinh, nhóm học sinh quá phụ thuộc vào các hình ảnh biểu cảm đã có trong hình ảnh minh họa khiến các em lúng túng, bị động thiếu đi sự thể hiện cảm xúc, sáng tạo qua nét vẽ. Có nhiều dáng người trong hình ảnh không có sự tương đồng với mẫu mà các em quan sát. 
Để các em phát huy tố

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_quy.doc