Báo cáo Biện pháp giáo dục văn hoa ứng xử cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT

Báo cáo Biện pháp giáo dục văn hoa ứng xử cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT

Với xu thế phát triển và hội nhập toàn cầu đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức đối với mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có giáo dục.

Giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đáng tự hào trong quá trình “Đổi mới căn bản và toàn diện”. Song bên cạnh đó toàn xã hội nói chung và giáo dục nói riêng đang có trăn trở với một bộ phận thanh thiếu niên trước thực trạng xuống cấp, lệch lạc về chuẩn mực đạo đức, kỹ năng sống, văn hoá ứng xử toàn diện trong cuộc sống cũng như trong nhà trường.

Bởi vậy, giáo dục văn hoá ứng xử, rèn luyện cho thế hệ trẻ có kỹ năng sống xứng đáng với truyền thống của dân tộc để đảm bảo xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là điều cần thiết cho nền giáo dục nước nhà. Với phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đề án “ Tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” chính làm một trong số những định hướng chỉ đạo của ngành trong năm qua nhằm giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh. Đặc biệt trong nhiều văn bản của thủ tướng chính phủ như: Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của thủ tướng chính phủ ban hành đề án “ Xây dựng văn hoá ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025 nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa, xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”,Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của thủ tướng chính phủ ban hành chương trình “Tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2023”. Đây là những quyết định quan trọng nhằm thực hiện thành công nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nghị quyết đại hội đảng bộ toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Bộ trưởng nói đồng thời nhấn mạnh: “ Xây dựng và phát triển văn hoá học đường được coi là một trong những nhiệm vụ lớn, trọng tâm và quan trọng của toàn ngành giáo dục, tại mỗi địa phương và ở từng cơ sở giáo dục đào tạo. Ở đó con người phải là trung tâm và phát triển con người phải được quán xuyến trong tất cả các hoạt động của nhà trường”. Điều này cho thấy văn hóa ứng xử trong trường học là vấn đề hết sức quan trọng, được cả xã hội quan tâm.

docx 81 trang Thu Kiều 13/09/2024 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp giáo dục văn hoa ứng xử cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VĂN HOA ỨNG XỬ CHO HỌC 
SINH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT
 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1
II. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.....................2
1. Mục đích nghiên cứu của đề tài.................................................................................2
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................4
III. Tính mới ..................................................................................................................4
IV. Đóng góp đề tài .......................................................................................................5
V. Phương pháp nghiên cứu của đề tài......................................................................5
NỘI DUNG...................................................................................................................6
I. Cơ sở của đề tài ..........................................................................................................6
1. Cơ sở lí luận...............................................................................................................6
1.1.Vai trò giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường 
 THPT .......................................................................................................................6
1.2. Những khái niệm cơ bản.........................................................................................6
1.3. Nội dung và phương pháp giáo dục văn hoá ứng xử cho HS THPT .....................11
1.3.1 Nội dung giáo dục VHUX cho HS THPT......................................................11
1.3.2 Phương pháp giáo dục VHUX cho học sinh THPT .......................................11
1.4. GVCN ở trường THPT với công tác giáo dục VHUX cho HS ........................12
1.4.1. Chức năng và hoạt động của GVCN ở trường THPT ...................................12
1.4.2. Vai trò của GVCN trong việc giáo dục VHUX cho HS THPT ...........................13
1.4.3. Những yêu cầu đối với việc giáo dục VHUX cho học sinh của GVCN ở
 trường THPT .....................................................................................................14
2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................................14
2.1. Thực trạng giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh hiện nay ..................................16
2.2.Thực trạng về VHUX của học sinh tại trường THPT Lê Viết Thuật và các trường 
 THPT trên địa bàn ...................................................................................................15
2.3. Thực trạng giáo dục VHUX của giáo viên .............................................................16
2.4. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá ............................................................................16
II. Biện pháp giáo dục kỹ năng ứng xử cho HS của GVCN ở trường THPT ................17 4.2. GVCN khuyến khích HS tổ chức hoạt động ngoại khóa mang tính nghệ thuật
 để phát huy kỹ năng ứng xử ....................................................................................41
4.3. GVCN khuyến khích HS tổ chức các hoạt động trải nghiệm như hoạt động tình 
 nguyện, nhân đạo, lao động công ích để phát huy và lan tỏa VHUX..................42
III. Giáo án minh họa.....................................................................................................43
IV. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp đề xuất.....................................43
1. Mục đích khảo sát......................................................................................................43
2. Nội dung và phương pháp khảo sát ...........................................................................43
2.1. Nội dung khảo sát ...................................................................................................43
2.2. Phương pháp khảo sát và thang điểm đánh giá.......................................................43
3. Đối tượng khảo sát.....................................................................................................44
4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp đề xuất......................44
4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ...............................................................44
4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất...............................................................45
V. Hiệu quả của đề tài ...................................................................................................46
1. Phạm vi ứng dụng......................................................................................................46
2. Mức độ vận dụng.......................................................................................................46
3. Hiệu quả.....................................................................................................................46
3.1. Khảo sát ..................................................................................................................46
3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm................................................................................47
4. Những kết quả đạt được.............................................................................................47
KẾT LUẬN ..................................................................................................................49
I. Những đóng góp của đề tài.........................................................................................49
1. Tính mới của đề tài ....................................................................................................49
2. Tính khoa học ............................................................................................................49
3. Tính hiệu quả.............................................................................................................49
II. Một số kiến nghị, đề xuất..........................................................................................49
1. Với các cấp quản lí giáo dục......................................................................................50
2. Với giáo viên .............................................................................................................50
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO hoạt động trải nghiệm của nhà trường đã được lồng ghét chương trình giáo dục kĩ 
năng sống cho học sinh, tuy nhiên việc định hướng giá trị chưa rõ, các cách thức 
chưa được thiết kế để hướng vào truyền đạt các giá trị một cách hiệu quả nên mục 
đích của giáo dục VHUX trong nhà trường chưa đạt được kết quả như mong đợi. 
Ngoài ra, việc tập huấn bồi dưỡng giáo viên hằng năm nhất là đối tượng GVCN 
lớp để tổ chức giáo dục VHUX cho HS trong các nhà trường cũng chưa được các 
cấp quản lí giáo dục quan tâm một cách đúng mức như tính cấp bách của nó. Đặc 
biệt, ghi nhận số ít GVCN đã nhận thức sâu sắc về vai trò của người thầy và với 
lòng yêu nghề, yêu trẻ luôn nỗ lực hoàn thiện nhân cách bản thân trở thành tấm 
gương sống đẹp cho HS, đồng thời biết chủ động tích hợp giáo dục VHUX vào 
trong các bài giảng và trong công tác chủ nhiệm lớp của mình, giúp HS biết nêu 
cao những giá trị nhân bản tốt đẹp của con người để tự điều chỉnh và hoàn thiện 
nhân cách.
 Rõ ràng, việc giáo dục VHUX cho HS trong các trường phổ thông là vấn đề 
quan trọng, cấp thiết, cần được quan tâm chú trọng, được coi là nhiệm vụ ưu tiên 
hàng đầu nhưng thực tế vẫn bị coi nhẹ, việc “dạy chữ” còn nặng hơn “dạy người”. 
Giáo dục VHUX cho học sinh trong các trường học lâu nay đã triển khai nhưng 
thực hiện thiếu tính hệ thống, đồng bộ và hiệu quả. Vẫn còn có một khoảng trống 
trong dạy VHUX.
 3. Trước yêu cầu và thực tiễn dạy học đó, chúng tôi trăn trở, tìm tòi, nghiên 
cứu biện pháp giáo dục VHUX cho HS một cách tối ưu và mới mẻ trong phạm vi 
hoạt động quản lí và giáo dục HS của người GVCN. Đề tài nghiên cứu nhằm đáp 
ứng mục tiêu giáo dục VHUX và mục tiêu giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới 
dạy học phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội của đất nước và xu thế giáo 
dục hiện đại. Trên tinh thần đó, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và áp dụng sáng 
kiến:
“Biện pháp giáo dục văn hoá ứng xử cho học sinh của GVCN ở trường THPT ”
II. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
1. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Giáo dục VHUX, giao tiếp học đường cho học sinh THPT góp phần quan trọng 
trong xây dựng môi trường học tập tiến bộ, văn minh, tạo dựng uy tín nhà trường.
- Giáo dục VHUX giúp cho học sinh THPT sống có trách nhiệm hơn với bản thân 
và mọi người xung quanh.Thực tế cho thấy, khi được giáo dục toàn diện về tri thức 
khoa học, tri thức sống, cùng các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, học sinh 
THPT sẽ nâng cao được khả năng nhân thức về các chuẩn mực, có khả năng phân 
biệt được cái đúng, cái sai để tự xây dựng và hoàn thiện lối sống của mình. Qua đó 
sẽ giúp cho học sinh THPT có ý thức trách nhiệm hơn đối với lời nói, hành vi, cử 
chỉ của mình trước thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh.
- Giáo dục VHUX nhằm giúp học sinh THPT nắm vững các chuẩn mực văn hoá 
ửng xử của môi trường giáo dục, có ý thức phấn đấu, vương lên trong học tập, tu
 2 4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
 Nghiên cứu các văn bản của các thông tư của BGD&ĐT, Quy định của luật 
an ninh mạng, tài liệu, sách báo, chương trình modull THPT
4.2. Phương pháp khảo sát thực tế.
 Dựa trên những tư liệu về chuyên đề được nghiên cứu, chúng tôi tiến hành 
khảo sát đối tượng học sinh, đây là một đối tượng khá phức tạp về tâm sinh lí, là 
giai đoạn các em thể hiện muốn làm người lớn nên rất dễ thay đổi hành động, lời 
nói, hành vi ứng xử của mình.
 Từ thực thực tế đó chúng tôi đã trực tiếp tiếp cận và tâm sự với chính bản 
thân các em, trao đổi với bạn bè cùng trang lứa của các em, trao đổi với đồng 
nghiệp, trao đổi với phụ huynh học sinh để biết cụ thể thái độ, các hành vi cũng 
như trạng thái tâm lí để triển khai kế hoạch giáo dục một cách bài bản và sâu rộng.
4.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 Sau khi đã có kết quả nghiên cứu về đề tài giáo dục VHUX trong chúng tôi đã 
tiến hành lập kế hoạch triển khai thực hiện đề tài.
 Đề tài đã khảo nghiệm từ thực tiễn, đã tổ chức dạy học trong năm học: Lớp 
11T và 10T2 (2020-2021), (2021-2022), kỳ I năm học 2022-2023. Tổng hợp kinh 
nghiệm cho hoạt động ở cơ sở các năm học tiếp theo.
4.4. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ, phương pháp thống kê, tổng kết.
 Thông qua thống kê kết quả điều tra và kết quả thu được của đề tài xử dụng 
phần mềm Excel xử lí kết quả.
 Sau khi đã có kết quả nghiên cứu về đề tài Giáo dục VHUX theo kế hoach đề 
ra, tôi đã bám sát kế hoạch và thu được kết quả.
 Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành điều chỉnh cách làm để phù hợp với nội 
dung nghiên cứu, sau đó tổng kết quy trình thực hiện, từ đó có cơ sở đề xuất cho 
nhà trường những biện pháp thực hiện giáo dục học sinh đi vào đại trà, thường 
xuyên trong trường học nhằm nâng cao văn hóa ứng xử cho các em.
III. Tính mới.
- Biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở 
trường THPT Lê Viết Thuật là đề tài lần đầu tiên được áp dụng tại trường.
- Đóng góp của đề tài là cơ sở lí luận, nguyên nhân, thực trạng nhằm nâng cao hiệu 
quả trong công tác chủ nhiệm.
- Đề tài đã được thực hiện ở 2 khoá lớp để kiểm chứng các biện pháp sư phạm trên.
IV. Đóng góp đề tài.
 4

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_giao_duc_van_hoa_ung_xu_cho_hoc_sinh_cua_g.docx
  • pdfHỒ THỊ HÀ - NGUYỄN MẠNH DŨNG - THPT LÊ VIÊT THUẬT - CHỦ NHIỆM.pdf