Báo cáo biện pháp Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi

Báo cáo biện pháp Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi

Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục Mầm Non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy . Hiện nay các trường Mầm non có điều kiện đầu tư, trang bị Tivi, đầu video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính, nối mạng Internet tạo diều kiện cho người giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy . Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học.

 Đặc điểm của trẻ là luôn bị thu hút bởi những hình ảnh đẹp và sự chuyển động linh hoạt. Đó cũng chính là thế mạnh của công nghệ thông tin với những giáo án điện tử được đầu tư thiết kế. Nắm bắt được tác động to lớn này của công nghệ thông tin, tôi đã đầu tư, thiết kế các bài giảng điện tử để giảng dạy trên máy. Một điểm nổi trội của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học làm quen chữ cái là cô có thể phân tích rõ ràng các nét chữ, với sự chuyển động, âm thanh và màu sắc biến đổi linh hoạt. Từng nét chữ xuất hiện theo thứ tự, chuyển động và kết hợp rõ ràng.

 

doc 28 trang thanh tú 22 08/10/2022 17798
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
PHẦN A
ĐẶT VẤN ĐỀ
1-2
PHẦN B
GIẢI QUYẾT VẤN ĐÈ
3-27
I
Nội dung lý luận
3
II
Thực trạng vấn đề
4
III
Các biện pháp đã tiến hành
6
1
 Xây dựng nề nếp của trẻ trong học tập, tổ chức linh hoạt, sáng tạo trong các giờ học LQCC.
6
2
Ứng dụng công nghệ thông tin – thiết kế bài giảng điện tử
8
3
 Sưu tầm các hoạt động, trò chơi theo phương pháp giáo dục Montessori.	 
14
4
Ôn luyện chữ cái trong các hoạt động khác
16
5
Tạo môi trường chữ cái sinh động
19
6
Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh
21
IV
Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
23
PHẦN C
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
25- 26
I
Những bài học kinh nhiệm
25
II
Những kiến nghị đề xuất
26
 PHẦN: A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
I . ĐẶT VẤN ĐỀ :
 “Trẻ em hôm nay. Thế giới ngày mai”
 	Đúng vậy, vì sự phồn vinh của Đất nước trẻ em cần được quan tâm và giáo dục một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ như: Môi trường xã hội, gia đình, vật chất, giáo dục và sở thích cá nhân Trong đó vai trò của giáo viên mầm non có một vị trí quan trọng là tạo ra môi trường học tập và vui chơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức của trẻ để nuôi dưỡng và phát triển những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu ở tâm hồn trẻ thơ. 
	Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh, biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người khác, ham học hỏi, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh chúng. Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần có những phương pháp, biện pháp giáo dục phù hợp với độ tuổi và phù hợp với thời đại.
	Trong bậc học mầm non, trẻ 5 – 6 tuổi đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ. Không chỉ có bộ máy phát âm đã hoàn thiện, trẻ còn được trang bị vốn từ phong phú nhiều thể loại: danh từ, động từ, tính từ, liên từ... Đồng thời trẻ cũng sử dụng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ thành thạo với các câu dài ngắn, và các dạng câu khác nhau. Cũng ở giai đoạn này, kỹ năng nhận thức, khả năng tập trung và khả năng ghi nhớ, phân tích có một bước tiến rõ rệt so với các lứa tuổi khác. Đây là điều kiện để trẻ chuyển sang tiếp cận với ngôn ngữ viết, mà bước đi đầu tiên là nhận biết và phát âm chính xác được 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt thông qua hoạt động học làm quen chữ viết mảng làm quen chữ cái. Hoạt động này còn đặc biệt quan trọng với trẻ mẫu giáo lớn vì nó góp một phần không nhỏ trong việc phát triển vốn từ, khả năng phát âm chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển trí nhớ, khả năng tư duy và tưởng tượng bao gồm cả tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo. Quan trọng hơn cả, việc học thuộc 29 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt là tiền đề để trẻ bắt đầu việc học đọc và học viết ở trường tiểu học. Nhận thức được ý nghĩa to lớn đó, trong nhiều năm trở lại đây, Sở giáo dục đào tạo Hà Nội, phòng giáo dục Gia Lâm đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện chuyên đề làm quen chữ cái chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một. 
	Trên thực tế, trẻ rất ham học chữ. Thế nhưng trẻ lại nhanh chóng tỏ ra uể oải, chán nản bởi giờ học chữ cái vốn khô khan, rời rạc. Các con chữ là những ký hiệu na ná nhau nên rất dễ nhầm lẫn.Vì thế những cái trẻ đã học được trong giờ làm quen cũng nhanh chóng bị quên đi và việc nhầm lẫn giữa các chữ cái với nhau là điều không tránh khỏi.
	Là một giáo viên đứng lớp mẫu giáo lớn, đứng trước ý nghĩa thực tiễn to lớn của môn học và nhiệm vụ mà Sở và phòng giáo dục chỉ đạo cùng với thực trạng học chữ cái của trẻ, tôi đã luôn trăn trở với các vấn đề: làm thế nào để tổ chức linh hoạt hoạt động học tập và vui chơi, giúp trẻ tiếp thu một cách tốt nhất các yêu cầu cầu bài dạy ? Làm thế nào để trẻ nhận biết được 29 chữ cái một cách rõ ràng, phát âm chính xác và không bị nhầm lẫn trong suốt một năm học? Đó cũng chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi”
 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NỘI DUNG LÍ LUẬN
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo 5 tuổi khi bước vào trường tiểu học là một bước ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ. Bởi vì ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ cái không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn chữ cái.
 Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, do đó làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe , khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt.
Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua viêc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định. Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học.
Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, nên là một giáo viên mầm non tôi luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù hợp với điều kiện trường mình đang công tác. Đối với trẻ mầm non hoạt động làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm-đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan và hoàn thiện các nhân cách cho trẻ.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Đặc điểm tình hình chung của trường.
Trường tôi là ngôi trường vừa mới được thành lập từ năm 2014 với diện tích 2900 m2 và tập trung tại một điểm. Hiện nay trường có 12 nhóm lớp với số trẻ là 390 cháu và 41 cán bộ giáo viên, viên nhân viên trẻ, nhiệt tình ham, học hỏi, cùng với sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường là điều kiện thuận lợi để tôi có thể học hỏi cũng như thực hành một số biện pháp của đề tài. Trong đó nhóm lớp tôi đang thực hiện có 34 trẻ, các cháu đều cùng một độ tuổi nên có khả năng tiếp thu tương đối đồng đều nhưng bên cạnh .Cũng như các trường mầm non khác trong huyện Gia Lâm trường mầm non tôi đang dạy cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng:
2. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự giúp đỡ động viên, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, về chuyên môn của Phòng giáo dục- đào tạo huyện Gia Lâm, Ban giám hiệu trường mầm non.
	- Được sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu: đầu tư trang thiết bị hiện đại: máy vi tính, máy in, tivi màn hình lớn.
	- Thường xuyên được tham dự các tiết kiến tập về hoạt động học làm quen với chữ cái trong và ngoài nhà trường.
- Trẻ trong lớp cùng một độ tuổi.
- Được sự hưởng ứng đồng hành của nhiều bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài trường.
- Bản thân và giáo viên cùng nhóm là giáo viên trẻ, năng động, đạt chuẩn nắm vững phương pháp các bộ môn, có khả năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác tài nguyên mạng.
- Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết.
3. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đã có, tôi cũng gặp một số khó khăn:
- Ninh Hiệp là vùng nông thôn ,dân cư chủ yếu theo nghề buôn bán và làm rộng nên tầm nhận thức của phụ huynh về việc học của trẻ mầm non còn hạn chế.
- Do trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều 
- Học sinh đông nên việc tổ chức hoạt động học và hoạt động góc gặp nhiều khó khăn.
- Kiến thức của trẻ về chữ cái không đồng đều. 
- Kiến thức về chữ cái của phụ huynh còn chưa chính xác: phát âm chưa chuẩn, ngọng, còn nhầm lẫn.
3) Khảo sát thực tế:
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn như vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ nói chung và ứng dụng được phương pháp giáo dục tiên tiến nói riêng, ngay vào đầu năm học khi học sinh đã ổn định, tôi tiến hành khảo sát học sinh để nắm bắt tình hình của trẻ trong lớp. 
* Kết quả khảo sát đầu năm về kiến thức, kỹ năng, sự hứng thú của 34 trẻ trong lớp:
Nôi dung
Số trẻ Đạt
Tỷ Lệ (%)
Số trẻ Chưa Đạt
Tỷ Lệ (%)
Thuộc mặt chữ (29 chữ cái) 
22
65
12
35
Khả năng phát âm
24
71
10
29
Phân tích đặc điểm 
25
74
9
26
Hứng thú học
23
68
11
32
Sau khi khảo sát, nắm được mặt mạnh, mặt yếu về nhận thức, khả năng... của cả lớp nói chung và khả năng của từng trẻ nói riêng, tôi đã tiến hành thực hiện theo các biện pháp sau :
Xây dựng nề nếp của trẻ trong học tập, tổ chức linh hoạt, sáng tạo trong các giờ học LQCC.
Ứng dụng công nghệ thông tin – thiết kế bài giảng điện tử 
Sưu tầm các hoạt động, trò chơi theo phương pháp giáo dục Montessori.
Ôn luyện chữ cái trong các hoạt động khác 
Tạo môi trường chữ cái sinh động 
Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh
II CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG
1. Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp của trẻ trong học tập, tổ chức linh hoạt, sáng tạo trong các giờ học LQCC.
Muốn nâng cao hiệu quả làm quen với chữ cái cho trẻ điều đầu tiên tôi phải xây dựng được nề nếp của trẻ trong học tập.Ngay từ đầu năm học tôi đã rất chú ý đến cách sắp xếp ổn định tổ chức lớp. 
Để ổn định ngay từ đầu năm học, tôi đã sắp xếp những trẻ nhút nhát ngồi cạnh những trẻ mạnh dạn, những trẻ khá kém những trẻ yếu đều dưới sự hướng dẫn của cô và sự giúp đỡ của bạn bè những trẻ nhút nhát sẽ tự tin hơn, còn những trẻ yếu sẽ khá hơn.
Tôi luôn dậy trẻ ở mọi lúc mọi nơi; Trong giờ hoạt động chung, hoạt động vui chơi, hoạt động góc, hoạt động chiều giúp trẻ được ôn luyện và khác sâu hơn những kiến thức đã học.
Ngoài ra, để trẻ có thể phát triển cân đối về thể chất, tôi cũng luôn nhắc nhở trẻ về tư thế ngồi học: Khi ngồi trên chiếu hay ngồi trên xốp thì nhắc trẻ ngồi khoanh chân, ngồi thẳng, khi ngồi học trên bàn ghế thì ngồi ngay ngắn, không uốn éo vẹo người .... Tôi cũng thường xuyên thay đổi các hình thức học tĩnh và động để trẻ thay đổi tư thế trong một giờ học.
VD: Trong một giờ “ làm quen với chữ cái” thì tôi đan xen phần trò chơi động với trò chơi tĩnh để trẻ không phải ngồi mãi một tư thế.
Trong các hoạt động, tôi thường xuyên giáo dục trẻ phải bảo vệ đồ dùng đồ chơi học tập. Khi học cũng như khi chơi, trẻ không được nghịch phá, không vứt ném lung tung, dùng xong hay chơi xong phải cất gọn gàng vào đúng nơi quy định. Tôi thường xuyên nhắc nhở, phê bình những trẻ chưa thực hiện được và động viên kịp thời những trẻ biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, tạo cho trẻ thi đua trong việc sử dụng và bảo vệ trong việc sử dụng đồ dùng đồ chơi.
Sau một thời gian cố gắng rèn nề nếp trẻ trong học tập thì chỉ sau một tháng, trẻ lớp tôi đã có nề nếp tốt.trong các hoạt động, trẻ đã tập chung chú ý hơn vào cô, còn những trẻ yếu đựơc sự kèm cặp của cô, sự gúp đỡ của bạn nên cũng đã khá hơn vì vậy nên việc học chữ cái đối với trẻ lớp tôi cung chở nên sôi lổi và tiếp thu nhanh hơn vì trẻ đã co nề nếp, trẻ không bị phân tán khi học và trẻ chú ý tập trung tong giờ học. việc duy trì nề nếp trong các hoạt động được thường xuyên.
Khi tôi đã thành công rèn được nề nếp của trẻ trong học tập, tôi chuyển sang việc tổ chức các giờ học làm quen với chữ cái thật linh hoạt và sáng tạo giúp trẻ có thể tò mò và chú ý vào bài học mà tôi dạy. 
* Tổ chức giờ LQCC thành một chương trình xuyên suốt giờ học.
Hoạt động học làm quen chữ cái là hoạt động chính để cô giúp trẻ, nhận biết và phát âm chữ cái. Đây là giờ học tương đối khô khan với các phần học tách rời nhau dễ gây cho trẻ sự nhàm chán, uể oải. Giờ học thành công hay không phụ thuộc nhiều vào ý tưởng tổ chức tiết dạy của cô giáo. Nhưng nếu cô có thể xây dựng giờ học thành một chương trình xuyên suốt từ đầu đến cuối thì sự hứng thú của trẻ sẽ được đẩy lên cao, khả năng tập trung và lĩnh hội kiến thức của trẻ sẽ thật tuyệt vời. Trẻ luôn bị cuốn hút khi được tham gia vào các chương trình mà bản thân trẻ được trở thành nhân vật chính. Vì vậy, khi tổ chức hoạt động học làm quen chữ cái tôi luôn chủ động đưa giờ học đi theo một nội dung xuyên suốt.
	Ví dụ trong chủ đề “Tết và mùa xuân”, tôi xây dựng hoạt động học làm quen chữ cái h, k theo chương trình “Bé vui đón tết”. Mở đầu tiết học, cô và trẻ cùng hát và vận động “Vui đón xuân”, trò chuyện về công việc mà bố mẹ thường làm để chuẩn bị đón tết. Sau đó, trẻ sẽ được cùng cô đi chợ hoa ngày tết. Tại đây, trẻ sẽ được chiêm ngưỡng các loài hoa cùng với việc làm quen chữ cái h, k có trong tên gọi của hoa đào, hoa loa kèn. Đó là hai loại hoa mà cô giáo chọn mua. 
 Hình 1. Hoa đào, hoa loa kèn và thẻ từ
Sang phần ôn luyện, chính trẻ sẽ được chọn mua các loại hoa trong một cửa hàng hoa đặc biệt dành cho các bạn nhỏ - cửa hàng “Hoa chữ cái”. Trẻ đọc các chữ cái có gắn trên chậu hoa và chọn mua đúng chậu hoa có chữ cái theo yêu cầu.
 Hình 2. Trò chơi “Cửa hàng hoa chữ cái”
Tiếp theo trẻ sẽ được tham gia vào trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” với chủ đề về tết – một trò chơi do ban quản lý chợ hoa tổ chức dành riêng cho các bạn nhỏ đến chợ mua hoa. Khi giải được hết các ô số trẻ sẽ được khám phá bức tranh cuối cùng – chữ h, chữ k được xếp từ những bông hoa đào, hoa mai.
Trẻ còn được chia làm hai đội chơi “Xếp hình cái chữ” theo mẫu chữ h, chữ k vừa được xem trên máy tính. Phần thưởng của trò chơi là những phong bao lì xì có chứa chữ cái h, k. Cuối cùng, cô và trẻ cùng hát “Xúc xắc, xúc xẻ” và đi chúc tết các gia đình có gắn các chữ cái h, k tương ứng với thẻ chữ mà trẻ được thưởng trong phong bào lì xì. 
 Tương tự như vậy với mỗi chủ đề cô thiết kế một chương trình phù hợp. Ví dụ: chủ đề trường mầm non với chương trình “Ngày hội đến trường của bé”; chủ đề bản thân với chương trình “Sinh nhật bé”, chủ đề gia đình với chuyến “Thăm nhà bạn”; chủ đề nghề nghiệp với chương trình “Ước mơ của bé”.....
 	Với những chương trình như vậy, trẻ trực tiếp được tham gia vào các hoạt động. Thông qua chương trình, trẻ được học tập, lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó. Hiệu quả trên trẻ sẽ làm bạn bất ngờ.
 2. Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin – thiết kế bài giảng điện tử
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục Mầm Non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy . Hiện nay các trường Mầm non có điều kiện đầu tư, trang bị Tivi, đầu video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính, nối mạng Internettạo diều kiện cho người giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy . Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học. 
 Đặc điểm của trẻ là luôn bị thu hút bởi những hình ảnh đẹp và sự chuyển động linh hoạt. Đó cũng chính là thế mạnh của công nghệ thông tin với những giáo án điện tử được đầu tư thiết kế. Nắm bắt được tác động to lớn này của công nghệ thông tin, tôi đã đầu tư, thiết kế các bài giảng điện tử để giảng dạy trên máy. Một điểm nổi trội của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học làm quen chữ cái là cô có thể phân tích rõ ràng các nét chữ, với sự chuyển động, âm thanh và màu sắc biến đổi linh hoạt. Từng nét chữ xuất hiện theo thứ tự, chuyển động và kết hợp rõ ràng. 
 Hình 3. phân tích nét chữ: chữ h, chữ k
Thật đơn giản để trẻ có thể phân tích, so sánh, tìm ra điểm giống và khác nhau của từng nhóm chữ cái sau khi xem những slide được thiết kế như vậy. Trẻ học chữ cái mà hào hứng say mê như đang được xem một bộ phim hoạt hình và nhiều khi còn reo lên thích thú. 
 Hình 4. So sánh chữ h, chữ k
Để nâng cao chất lượng của giáo án điện tử, tôi thường xuyên tìm các giáo án trên mạng để học hỏi các hay, cái mới của các đồng nghiệp, tích lũy cho mình kho hình ảnh để sử dụng khi cần thiết và thiết kế lại cho phù hợp với nội dung bài dạy của mình. Tôi cũng dùng photosoft 8.0 để cắt rời các nét chữ. Tôi đã có đầy đủ các nét chữ phục vụ cho việc thiết kế giáo án điện tử làm quen chữ cái.
 Hình5. Các nét chữ cơ bản trong bảng chữ cái tiếng việt
Các trò chơi được thiết kế trên giáo án điện tử vừa đơn giản, vừa không mất nhiều thời gian và công sức. Trẻ dễ dàng quan sát và hoạt động dù là hoạt động tập thể hay hoạt động cá nhân. Song tôi cũng không quá lạm dụng thế mạnh này mà luôn có sự kết hợp hài hoà với trò chơi động để trẻ được thay đổi tư thế và không có cảm giác nhàm chán.
Khi dạy trẻ làm quen chữ cái trên giáo án điện tử, tôi thấy trẻ luôn tập trung theo dõi từng chuyển động mà không hề bị khuất tầm nhìn. Trẻ thật sự hứng thú với những chuyển động bất ngờ, những âm thanh và hình ảnh sinh động. Sự tập trung chú ý của trẻ được đẩy lên cao độ. Từ đó trẻ ghi nhớ đặc điểm chữ cái một cách chính xác và phân biệt được các chữ cái thật dễ dàng. 
* Thiết kế trò chơi ôn luyện chữ cái.
Trong các hoạt động học, đặc biệt là hoạt động học làm quen chữ viết thì trò chơi chiếm một lượng thời gian khá lớn. Trò chơi giúp trẻ ôn lại, củng cố kiến thức vừa được cung cấp. Tôi luôn chú ý đến việc kết hợp giữa trò chơi động và trò chơi tĩnh. Trò chơi tĩnh thường thiết kế chơi trên máy tính. Những trò chơi này khai thác triệt để chuyển động kỳ ảo và âm thanh sống động của công nghệ thông tin và luôn thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ. Các trò chơi được trẻ sôi nổi hưởng ứng có thể kể: Vòng quay kỳ diệu, đuổi hình bắt chữ, giỏ chữ xinh Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” được thiết kế theo dạng trò chơi“trúc xanh” được trẻ rất yêu thích.
 Ví dụ trong chủ điểm tết và mùa xuân với chương trình “Bé vui đón tết”, trẻ được tham gia trò chơi “đuổi hình bắt chữ”để tìm ra chữ cái ẩn dưới các phong bao lì xì..
 Hình 6. Trò chơi đuổi hình bắt chữ
 Trẻ đặc biệt tỏ ra thích thú mỗi khi được lật mở được từng bao lì xì và cuối cùng khám phá ra các chữ cái h, k được xếp từ các những bông hoa đào, hoa mai ẩn dưới dạng tranh nền dưới các bao lì xì. Trẻ chăm chú dõi theo chuyển động của từng bông hoa từ đầu cho tới khi xếp xong chữ h, chữ k không khỏi ngạc nhiên, thích thú. 
Hình 7. chữ h, chữ k được xếp dần từ những bông hoa đào, hoa mai
Với mỗi chủ đề, tôi có thể lựa chọn các hình ảnh khác nhau để xếp chữ. Ví dụ chủ đề động vật chữ cái được xếp từ chim, chuồn chuồn, bướm hoặc các hình ảnh con vật ngộ nghĩ, đáng yêu khác. Chủ đề nước và các hiện tượng thiên nhiên có thể dùng đám mây, giọt nước hay mũ, ô để xếp chữ cái
Hay cũng hình thức đó nhưng mỗi ô chữ ẩn chứa một câu đố về chữ cái đã học. việc giải được các câu đố này sẽ giúp trẻ tìm ra chữ cái bí ẩn. Nếu không giải được hết các câu đố thì trẻ sẽ phải phán đoán ra chữ cái dựa vào một số ô chữ được lật mở. Chính yêu cầu này đã kích thích trẻ tập trung suy nghĩ để tìm ra đáp án đúng, cũng nhờ vậy mà hiệu quả ghi nhớ thật cao.
Ví Dụ: Ở chủ điểm giao thông dậy trẻ làm quen với chữ g, y thì ở phần trò chơi ôn luyện tôi cho trẻ chơi các trò chơi
- Trò chơi 1: “Ghép các nét chữ” trẻ ghép chữ cái g, y bằng nét rời
 Hình 8: trò chơi ghép nét chữ.
- Trò chơi 2: “Tìm chữ cái đang học trong từ” Khi hình ảnh biển báo giao thông có từ xuất hiện trẻ tìm nhanh chữ cái đang học trong từ và phát âm.
 Hình 9: Trò chơi tìm chữ cái đang học trong từ
Bên cạnh trò “Đuổi hình bắt chữ”, tôi cũng hay sử dụng các trò chơi khác trong giảng dạy như trò chơi “Vòng quay kỳ diệu” hay trò chơi “dích dích dắc dắc”. Hay như trẻ luôn thích thú theo dõi từng vòng quay hay đường rơi của quan dích dắc để phát âm được thật nhanh, thật chính xác chữ cái theo yêu cầu của cô. Với trò chơi “Giỏ chữ xinh”, trẻ thật hào hứng khi được bấm chuột vào chữ cái có trong thẻ từ chỉ tên các 

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_cac_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_lam_quen_v.doc