Xây dựng hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên vào dạy chương oxi – lưu huỳnh, nhằm mục đích tạo ra sự hứng thú học tập cho học sinh

Xây dựng hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên vào dạy chương oxi – lưu huỳnh, nhằm mục đích tạo ra sự hứng thú học tập cho học sinh

 Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29-NQ/TW với mục tiêu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực” [1]. Với mục tiêu thay đổi phương pháp dạy học, từ truyền đạt kiến thức sang tổ chức hướng dẫn, định hướng phát triển năng lực nhận thức HS, đang đặt ra thách thức lớn đối với đội ngũ GV ở trường phổ thông. Theo đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục: Dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó GV tổ chức hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; Thông qua đó hình thành những kiến thức mới, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.

Dạy học tích hợp là một trong những phương thức phát triển năng lực HS. Vì vậy, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sau năm 2018 dự kiến sẽ được phát triển theo quan điểm dạy học tích hợp. Dạy học tích hợp không chỉ sẽ được thể hiện qua nội dung chương trình của các môn học cụ thể mà còn được thể hiện thông qua việc tổ chức các hoạt động và sử dụng bài tập tích hợp trong dạy học của GV.

 

docx 33 trang thuychi01 12201
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên vào dạy chương oxi – lưu huỳnh, nhằm mục đích tạo ra sự hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TÍCH HỢP 
CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀO DẠY CHƯƠNG 
OXI – LƯU HUỲNH, NHẰM MỤC ĐÍCH TẠO RA SỰ HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
.
Người thực hiện: Đinh Thị Tuyết
Chức vụ: Giáo viên 
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC 
PHẦN I : ............................ ......... MỞ ĐẦU...........................................Trang 1
1.1: Lí do chọn đề tài	....1
1.2: Mục đích nghiên cứu	....2
1.3: Đối tượng nghiên cứu	....2
1.4: Phương pháp nghiên cứu	....2
 1.4.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết	....2
 1.4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn	....2
1.5. Những điểm mới của đề tài	....3
PHẦN 2: .....................................NỘI DUNG.................................................3 
2.1. Cơ sở lí luận...............................................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....................4
2.3. Biện pháp tổ chức thực hiện ......................................................................4
 2.3.1. Chuẩn bị của GV-HS...........................................................................4
 2.3.2. Quy trình thực hiện..............................................................................5
 2.3.3. Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên trong dạy học hóa học theo định hướng tiếp cận năng lực HS...................................5
 2.3.3.1. Nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập tích hợp...........................5
 2.3.3.2. Xác định địa chỉ tích hợp các kiến thức liên môn..............................6
 2.3.3.3. Xây dựng bài tập tích hợp..................................................................6
 2.3.3.3.1. Bài tập định tính........................................................................... ..6
 2.3.3.3.1.1. Cách biên soạn.............................................................................6
 2.3.3.3.1.2. Áp dụng........................................................................................6
 2.3.3.3.2. Bài tập định lượng..........................................................................16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..........................................................18
 2.4.1. Tiến hành thực nghiệm.........................................................................18
 2.4.2. Phương pháp thực nghiệm....................................................................18
 2.4.3. Kiểm tra kết quả và thảo luận...............................................................19
 2.4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm............................................... 19
PHẦN 3:........................... KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................20
3.1 : Kết luận......................................................................................................20
 3.1.1. Kết quả đạt được.............................................................................20
 3.1.2. Hướng phát triển của đề tài.............................................................20
3.2 : Kiến nghị.....................................................................................................20
 PHỤ LỤC
I. Phần phụ lục tranh ảnh minh họa và biểu đồ hình cột..............................21
II. Đề kiểm tra trước và sau khi thực nghiệm sư phạm................................25
II. Danh mục viết tắt.........................................................................................29
III. Tài liệu thamkhảo.......................................................................................29
IV. Một số bài tập thực nghiệm.......................................................................29
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29-NQ/TW với mục tiêu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực” [1]. Với mục tiêu thay đổi phương pháp dạy học, từ truyền đạt kiến thức sang tổ chức hướng dẫn, định hướng phát triển năng lực nhận thức HS, đang đặt ra thách thức lớn đối với đội ngũ GV ở trường phổ thông. Theo đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục: Dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó GV tổ chức hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; Thông qua đó hình thành những kiến thức mới, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
Dạy học tích hợp là một trong những phương thức phát triển năng lực HS. Vì vậy, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sau năm 2018 dự kiến sẽ được phát triển theo quan điểm dạy học tích hợp. Dạy học tích hợp không chỉ sẽ được thể hiện qua nội dung chương trình của các môn học cụ thể mà còn được thể hiện thông qua việc tổ chức các hoạt động và sử dụng bài tập tích hợp trong dạy học của GV.
Trong số các môn học ở trường phổ thông, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí là những môn học có nhiều nội dung liên môn. Việc tích hợp các môn khoa học tự nhiên nói trên thành các chủ đề dạy học tự chọn là dễ dàng thực hiện được, thành hệ thống bài tập tích hợp các bộ môn khoa học tự nhiên trong dạy học Hóa học. Những nội dung của môn học này đều có thể tích hợp được thành các chuyên đề tự chọn cho mỗi lĩnh vực trong dạy học.
Đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông và thực trạng giáo dục phổ thông hiện nay, vấn đề đặt ra cho GV là làm thế nào để phát huy được khả năng dạy học theo hướng tích hợp? Chính từ lí do đó tôi chọn đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập tích hợp các môn khoa học tự nhiên vào dạy học chương Oxi - Lưu Huỳnh, nhằm mục đích tạo ra sự hứng thú học tập cho học sinh” để làm đề tài SKKN của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học của quá trình giảng dạy của GV và HS trong chương Oxi - Lưu Huỳnh. 
- Nhằm phát huy tính năng động, tích cực, sáng tạo, của HS thông qua việc dạy - học tích hợp các môn KHTN để HS phát triển các kĩ năng: Hợp tác, hoạt động nhóm, phân tích, đánh giá, tổng hợp,...nhằm tạo được nhiều hứng thú cho người học.
- Lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập tích hợp (BTTH) các môn khoa học tự nhiên trong chương Oxi - Lưu Huỳnh của HS trung học phổ thông, cụ thể là HS lớp 10. Từ đó rút ra các kinh nghiệm tiếp tục vận dụng sử dụng hệ thống BTTH các môn KHTN đạt hiệu quả cao trong dạy học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lí luận của xây dựng hệ thống bài tập tích hợp.
- Việc thiết kế, xây dựng các BTTH trong bài giảng chương Oxi - Lưu huỳnh môn hóa học chương trình chuẩn lớp 10 theo định hướng tạo ra các động cơ nhằm tạo sự hứng thú học tập cho HS theo hướng phát triển năng lực HS.
- Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài trong thực tế tôi chọn hai lớp của trường THPT Triệu Sơn 4 đó là lớp 10A3 làm lớp đối chứng và lớp 10A2 (năm học 2018 -2019) làm lớp thực nghiệm. Hai lớp này có sự tương đồng về số lượng, tỉ lệ nam/nữ trong lớp, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, điều kiện học tập và có trình độ đầu vào của HS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Tham khảo tài liệu, sách báo, tạp chí chuyên nghành, truy cập thông tin trên internet.
+ Nghiên cứu nội dung chương trình SGK của các môn học có liên quan như: Sinh học, Vật lí, Địa lí,... Để nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài.
+Nghiên cứu các PP dạy học, thiết kế, xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp ở trường THPT để đánh giá tính phù hợp của hệ thống các câu hỏi nhằm phát huy khả năng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS trong dạy học hóa học.
+ Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở lý thuyết và nội dung đề tài.
1.4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phát phiếu điều tra các GV phổ thông về hiểu biết, áp dụng, tổ chức xây dựng và vận dụng kiến thức hệ thống bài tập tích hợp các môn KHTN vào giảng dạy môn Hóa Học. 
+ Phương pháp quan sát.
+ Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức hoạt động nhóm, giao các chuyên đề hoặc các bài tập lớn trong các bài giảng và rút ra kinh nghiệm để đạt được hiệu quả cao.
+ Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 
1.5. Những điểm mới của đề tài
- Đề tài đã chỉ ra được cơ sở lí luận về dạy học tích hợp, nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập tích hợp trong bài giảng.
- Việc thiết kế cũng như tổ chức hoạt động học đối với nhiều GV còn mới mẻ. Trong đề tài này, tôi đã nêu ra được một số kinh nghiệm để thiết kế và vận dụng hệ thống bài tập tích hợp các môn KHTN vào giảng dạy bộ môn hóa học. Xây dựng và vận dụng hệ thống bài tập tích hợp KHTN vào trong chương oxi- lưu huỳnh hóa học 10 thành công.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm
Khái niệm: Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. 
Dưới góc độ giáo dục học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất.
Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở HS những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo để mỗi HS biết cách vận dụng kiến thức học được trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. DHTH đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống của cuộc sống mà sau này HS có thể đối mặt vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với HS. Với cách hiểu như vậy, DHTH phải được thể hiện ở cả nội dung chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học.
 Dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó GV tổ chức, hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Chính vì thế tích hợp liên môn là hướng phát triển mới, là bước đi đúng đắn cho cả người dạy và người học. Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, GV tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: Các chủ đề, các khái niệm và kĩ năng liên ngành, liên môn. Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án, trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp. 
Như vậy, thực hiện DHTH sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi HS, giúp các em thành công trong vai trò của người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai.
2.2. Thực trạng áp dụng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay cho thấy đặc điểm cơ bản của giáo dục là định hướng nội dung, chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được qui định trong chương trình dạy học. Những nội dung của các môn học này dựa trên các khoa học chuyên ngành tương ứng. Người dạy chỉ chú trọng việc trang bị cho HS hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn.
BTTH còn có tên gọi là bài tập định hướng phát triển năng lực. Hiện tại, việc khai thác và sử BTTH trong dạy học và kiểm tra đánh giá còn hạn chế. Theo điều tra của tôi các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, những lí do chính của thực trạng trên là số GV biết đến loại bài tập này còn ít, không nhiều GV am hiểu và biết cách vận dụng hiệu quả trong dạy học. Công trình nghiên cứu hiệu quả về sử dụng BTTH trong dạy học môn Hóa học nói riêng vẫn chưa phổ biến. Từ thực trạng và những lí do trên tôi đã tiến hành nghiên cứu về BTTH và bước đầu thu thập được kết quả khả quan. 
2.3. Biện pháp tổ chức thực hiện
2.3.1. Chuẩn bị của GV-HS
- Đối với GV:
- GV cần được bồi dưỡng, bổ sung kiến thức giao thoa giữa các môn học. Đưa vấn đề DHTH vào các buổi sinh hoạt chuyên môn để tạo điều kiện cho GV được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm dạy học, tìm điểm chung giữa các lĩnh vực kiến thức để thiết kế các chủ đề tích hợp liên môn vật lí, hóa học, sinh học, địa lí một cách cụ thể và đúng hướng.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung, các chủ đề, các dạng bài dạy có thể áp dụng DHTH, biên soạn hệ thống các bài tập tích hợp sử dụng cho quá trình DHTH.
- GV cần xác định việc chuyển đổi hình thức đánh giá HS từ phương thức đánh giá truyền thống sang hình thức đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực.
- GV có trách nhiệm, kế hoạch và thực hiện chiến lược tuyên truyền trong cộng đồng và phụ huynh về mô hình giáo dục đổi mới phương pháp theo DHTH tiếp cận năng lực HS đang và sẽ được sử dụng.
- Trước mỗi bài học có tích hợp liên môn GV đưa câu hỏi trước cho các HS, nhóm HS yêu cầu các em chuẩn bị, nghiên cứu trước để tiết học sắp tới đạt hiệu quả tốt hơn. 
- Đối với HS
- HS cần thay đổi quan niệm truyền thống sang DHTH, tức là HS không chỉ làm việc đơn lẻ, cá nhân mà làm việc theo từng nhóm. Chuyển từ phương thức đơn thuần lĩnh hội kiến thức sang khám phá kiến thức
- HS cần được có vốn kiến thức khá vững vàng giữa các môn học và tìm được mối liên hệ hữu cơ giữa các môn học đó, vận dụng các kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề cụ thể. 
- HS hoàn thành công việc mà GV đã giao cho các em hoặc các nhóm cùng thực hiện trước đó. Nghiên cứu kĩ bài trước khi đến lớp.
- HS cần có cái nhìn tổng thể về thế giới xung quanh, tìm các hướng khác nhau mà có thể giải quyết được vấn đề, đưa nội dung của vấn đề áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- HS cần phải có kĩ năng, năng lực trong việc hỗ trợ nhóm như năng lực giao tiếp, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác v.v 
- Tăng cường sưu tầm, giải quyết các bài tập theo hướng tích hợp liên môn.
- HS cần làm quen với việc đánh giá, kiểm tra, thi cử theo hướng tích hợp.
- Hình thành các kĩ năng sống tích cực cho bản thân, cho cộng đồng xung quanh.
- Có trách nhiệm tuyên truyền sâu rộng về các nội dung, kiến thức, các ứng dụng thiết thực của vấn đề được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực hoặc hạn chế tiêu cực của vấn đề đã đề cập đến. 
2.3.2. Quy trình thực hiện
Bước 1: Đối với GV
 GV: Tìm hiểu nội dung các môn học liên quan đến vấn đề cần tích hợp, xây dựng thiết kế câu hỏi sao cho phù hợp với đối tượng HS
Bước 2: Đối với HS
+ Hình thành thói quen học tập theo phương pháp mới cho HS.
+ Thành lập các tổ nhóm HS theo năng lực sẵn có của bản thân, xây dựng kế hoạch, nội quy hoạt động của cả nhóm. 
+ Bầu ra các trưởng nhóm, các ban cán sự theo dõi chung và theo dõi, đánh giá trong từng nhóm.
+ Rèn luyện các kĩ năng cơ bản như : kĩ năng hợp tác, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng tự quản lí, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tính toán, kĩ năng sống v.v
Bước 3: Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm
+ Sau mỗi chủ đề, bài dạy thực hiện theo hướng DHTH các tổ, nhóm chuyên môn họp phân tích, đánh giá hiệu quả, đúc rút kinh nghiệm.
+ Sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhà trường, các cơ sở giáo dục cần đánh giá hiệu quả, đúc rút kinh nghiệm của các tổ, nhóm chuyên môn đã triển khai DHTH.
2.3.3. Vận dụng quan điểm dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên trong dạy học hóa học theo định hướng tiếp cận năng lực HS 
2.3.3.1. Nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập tích hợp
 - Đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông, trang bị nhiều kĩ năng sống cho HS. Do đó GV phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung này một cách cụ thể cho từng môn học và phù hợp với từng đối tượng HS ở các vùng miền khác nhau. 
- Dựa vào bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học để liên kết, tổng hợp hóa các tri thức và sử dụng các kiến thức đó hàng ngày.
- Dạy học tích hợp giúp phát triển các năng lực, đặc biệt trí tưởng tượng khoa học và năng lực tư duy của HS. Góp phần giảm tải nội dung học tập, tích hợp một cách hợp lí, có ý nghĩa, từ đó tạo ra cảm xúc nhận thức, cũng sẽ làm cho HS nhẹ nhàng vượt qua các khó khăn nhận thức và việc học tập khi đó mới trở thành niềm vui, hứng thú của HS.
Trên cơ sở đó một bài tập tích hợp cần đảm bảo các nguyên tắc sau: 
+ Hướng tới mục tiêu môn học.
+ Có nội dung liên quan đến kiến thức khoa học của nhiều môn liên quan.
+ Chứa đựng đến nội dung liên quan đến vấn đề thực tiễn cuộc sống hoặc học tập HS.
+ Đảm bảo tính chính xác khoa học. 
+ Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình độ HS.
 Quy trình xây dựng bài tập tích hợp 
Bước 1: Xác định nội dung có liên quan đến thực tiễn cuộc sống, liên quan đến các môn học, liên quan đến HS.
Bước 2: Xác định kiến thức tích hợp yêu cầu HS vận dụng.
Bước 3: Tạo tình huống có vấn đề trong bài tập, yêu cầu HS vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết.
Bước 4: Đặt câu hỏi yêu cầu HS giải quyết hoặc giải thích vấn đề.
Bước 5: Xây dựng đáp án, chỉnh sửa và hoàn thiện bài tập tích hợp.
2.3.3.2. Xác định địa chỉ tích hợp các kiến thức liên 
Xác định địa chỉ tích hợp các kiến thức liên môn trong chương oxi – lưu huỳnh thuộc chương trình SGK hóa học lớp 10 là việc làm cần thiết nhất trong quá trình dạy học tích hợp. Từ đó mới lập ra được quy trình DHTH, biên soạn và sử dụng hệ thống bài tập tích hợp các môn có liên quan. Tìm tòi, nghiên cứu kiến thức ở các bộ môn tích hợp một cách nghiêm túc để giải thích, lập luận logic, khoa học cho các dạng câu hỏi bài tập tích hợp.
Chương
Địa chỉ tích hợp
Nội dung tích hợp
Kiểu tích hợp
Oxi- Lưu huỳnh
Vật lí
Sinh Học
Địa lí
- Khả năng hòa tan, thẩm thấu, bay hơi, tỏa nhiệt, thu nhiệt, sức căng mặt ngoài
- Quá trình trao đổi chất, tế bào, vi khuẩn, đa dạng sinh học, tính chất sinh hóa
- Địa chất, khí quyển, thủy quyển, tài nguyên, môi trường, phát triển kinh tế
Liên môn
2.3.3.3. Xây dựng hệ thống bài tập tích hợp
2.3.3.3.1. Bài tập định tính
2.3.3.3.1.1. Cách biên soạn
Để biên soạn một bài tập tích hợp chúng ta có thể sử dụng theo sơ đồ sau:
Phân tích các bộ môn liên quan Hình thành các năng lực 
VẤN ĐỀ
ĐẶT RA
Vật Lí
Hóa Học
Sinh Học
Địa Lý
Nhóm năng lực chung
Các năng lực chuyên biệt
Sau khi xác định được các bước trong nguyên tắc biên soạn các bài tập tích hợp chúng ta tiếp tục xác định mục tiêu, tác dụng, ứng dụng của bài tập trong đời sống thực tiễn qua sơ đồ sau:
VẤN ĐỀ
ĐẶT RA
Có ứng dụng gì trong cuộc sống
Đóng góp gì cho bảo vệ môi trường
Đóng góp gì cho ngành kĩ thuật, xây dựng
Đóng góp gì cho kĩ năng sống
2.3.3.3.1.2. Áp dụng
 Ví dụ 1. Vì sao trong khí quyển càng lên cao nồng độ Oxi càng loãng ?
( Tích hợp trong dạy bài Oxi – Ozon, tiết 50 thuộc chương trình cơ bản 10)
Phân tích những kiến thức tích hợp các môn KHTN
 + Môn hóa học
Công thức phân tử của oxi O2, nồng độ (thành phần %) của O2 trong không khí. 
 + Môn vật lí
Dựa vào lực hút trái đất, các chất khí có khối lượng mol khác nhau sẽ bị hút bởi các lực khác nhau. Phân tử oxi gồm 2 nguyên tử. tổng khối lượng của phân tử là 32 do đó nó nặng hơn khối lượng mol trung bình của không khí. (dO2/kk==1,1) nên oxi sẽ bị chìm cho nên càng lên cao nồng độ oxi càng loãng và nồng độ các khí nhẹ càng tăng.
 + Môn sinh học
Do càng lên cao lượng oxi càng

Tài liệu đính kèm:

  • docxxay_dung_he_thong_bai_tap_tich_hop_cac_mon_khoa_hoc_tu_nhien.docx