Xây dựng bài học theo chủ đề: kiểu xâu Tin học 11 sử dụng phương pháp dạy học tích cực

Xây dựng bài học theo chủ đề: kiểu xâu Tin học 11 sử dụng phương pháp dạy học tích cực

Trong bối cảnh toàn ngành GD-ĐT đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ”. Như vậy, chúng ta có thể thấy định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định, không còn là vấn đề tranh luận. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Với một số nội dung trong đề tài này, học sinh có thể tự học, tự rèn luyện thông qua một số bài tập, dạng bài tập cụ thể.

Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Triệu Sơn 2, tôi thấy rằng để đạt hiệu quả cao trong mỗi phần học, tiết học cần có cách thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức, phương pháp, phương tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để qua mỗi phần học, tiết học, học sinh thích thú với kiến thức mới, hiểu được kiến thức đã học trên lớp, đồng thời thấy được tầm quan trọng của vấn đề: trước là ứng dụng của kiến thức để đáp ứng những yêu cầu của môn học, sau đó là ứng dụng vào thực tiễn trong đời sống xã hội (nếu có).

 

doc 23 trang thuychi01 9985
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng bài học theo chủ đề: kiểu xâu Tin học 11 sử dụng phương pháp dạy học tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ: KIỂU XÂU TIN HỌC 11 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 
Người thực hiện: Phạm Thị Biên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
 Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài	2
1.2. Mục đích nghiên cứu	2
1.3. Đối tượng, kế hoạch và phạm vi nghiên cứu	3
1.4. Phương pháp nghiên cứu	3
 Phần 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm	4
2.2. Thực trạng của vấn đề 	4
2.2.1. Thuận lợi	5
2.2.2. Khó khăn	5
2.2.3. Kết quả thực trạng	5
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề	6
2.3.1. Xác định chủ đề bài học	6
2.3.2. Thiết kế nội dung dạy học	6
2.3.3. Xác định mục tiêu đầu ra cho bài học	6
2.3.4. Mô tả mức độ yêu cầu, kiểm tra, đánh giá	6
2.3.5. Biên soạn câu hỏi, phiếu học tập, bài tập	8
2.3.6. Thiết kế tiến trình dạy học	11
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm	19
Phần 3: KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ	 
3.1. Kết luận	20
3.2. Kiến nghị	20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 	21
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh toàn ngành GD-ĐT đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ”. Như vậy, chúng ta có thể thấy định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định, không còn là vấn đề tranh luận. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Với một số nội dung trong đề tài này, học sinh có thể tự học, tự rèn luyện thông qua một số bài tập, dạng bài tập cụ thể.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tại trường THPT Triệu Sơn 2, tôi thấy rằng để đạt hiệu quả cao trong mỗi phần học, tiết học cần có cách thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức, phương pháp, phương tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để qua mỗi phần học, tiết học, học sinh thích thú với kiến thức mới, hiểu được kiến thức đã học trên lớp, đồng thời thấy được tầm quan trọng của vấn đề: trước là ứng dụng của kiến thức để đáp ứng những yêu cầu của môn học, sau đó là ứng dụng vào thực tiễn trong đời sống xã hội (nếu có). 
Trong chương trình Tin học 11, dữ liệu kiểu xâu thường gặp rất nhiều trong các bài toán, vận dụng linh hoạt các thao tác xử lý trên kiểu dữ liệu này vào bài toán không phải là dễ. Việc học sinh tìm hiểu về kiểu dữ liệu có cấu trúc nói chung và kiểu dữ liệu xâu nói riêng còn khá nhiều lúng túng. Đặc biệt là dữ liệu vào kiểu xâu và những yêu cầu của bài toán liên quan đến kiểu dữ liệu xâu, học sinh thường không biết bắt đầu từ đâu để giải quyết vấn đề mà bài toán đưa ra. Kỹ năng khi làm việc với kiểu dữ liệu xâu của học sinh thường không đáp ứng được yêu cầu đề ra.
 Với mong muốn phần nào giúp học sinh cũng như giáo viên trong việc tìm ra lời giải cho một số bài toán liên quan tới kiểu dữ liệu xâu dễ dàng hơn, nhất là giúp cho các em học sinh có thể yêu thích nhiều hơn nữa ngôn ngữ lập trình Pascal, tôi xin giới thiệu đề tài “Xây dựng bài học theo chủ đề kiểu xâu- Tin học 11 sử dụng phương pháp dạy học tích cực” mà tôi đã áp dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Đề tài được trình bày dựa trên kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và tham khảo một số tài liệu liên quan.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giới thiệu cách khai báo và truy xuất đến kiểu dữ liệu xâu .
Giới thiệu một số phép toán trên kiểu dữ liệu xâu, đặc biệt phần này có cung cấp thêm một số hàm, thủ tục chưa được giới thiệu trong bài 12 sách giáo khoa tin học 11.
Hệ thống các bài toán dưới dạng một số dạng bài tập thường gặp giúp cho giáo viên và học sinh phần nào nhận dạng và giải một số bài tập liên quan. 
Mở rộng một số bài tập kiểu xâu dành cho học sinh khá giỏi muốn tìm hiểu thêmy.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là cách xây dựng bài học theo phương pháp dạy học tích cực
 Phạm vi nghiên cứu là kiểu dữ liệu xâu và các bài toán trên dữ liệu xâu.
Đối tượng khảo sát: học sinh khối 11 của của trường THPT Triệu Sơn 2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan đến kiểu dữ liệu xâu kí tự
Tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp xây dựng bài học theo chủ đề
Tìm hiểu một số bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Lựa chọn các bài toán phù hợp với đối tượng học sinh
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Dự giờ, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp
Áp dụng đề tài ở một số lớp, kiểm tra đánh giá và lấy kết quả so sánh giữa lớp có áp dụng đề tài và lớp không áp dụng đề tài để kiểm tra tính khả thi của đề tài
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM        
Trong dạy học Tin học, bài học theo chủ đề là một thành tố của quá trình dạy học chứa đựng những nội dung kiến thức khoa học được gắn với một bối cảnh của đời sống hàng ngày. Việc dạy học bài học theo chủ đề tạo điều kiện để học sinh được trải qua các giai đoạn: Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống để xây dựng các mô hình khoa học, từ đó ứng dụng vào thực tiễn đời sống. Một bài học theo chủ đề gắn với một số kiến thức của một môn học hoặc của nhiều môn học (chủ đề tích hợp liên môn). 
Việc tổ chức dạy học bài học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống theo tiết học được thực hiện ở trường học với mô hình dạy học mở trên lớp học, trong phòng thí nghiệm và ngoài lớp học. Vì vậy, thời gian thực hiện bài học có thể được kéo dài, có thể từ vài tuần cho đến vài tháng 
Dạy học bài học theo chủ đề tạo ra cho học sinh những trải nghiệm học tập có ý nghĩa và hiệu quả, đòi hỏi học sinh phải lựa chọn các hoạt động xây dựng kiến thức, phát triển sự hiểu biết và phát triển kỹ năng của mình. Đồng thời, dạy học bài học theo chủ đề tạo cơ hội cho giáo viên, các cấp quản lí giáo dục thu thập các bằng chứng của sự học tập, giúp đánh giá chính xác được học sinh. Phương pháp thu thập bằng chứng cho việc đánh giá có thể bao gồm các quan sát thông qua các bảng kiểm của giáo viên, qua việc thực hiện các bài kiểm tra, qua viêc các bạn đồng học đánh giá và qua việc tự đánh giá thể hiện ở các bài tự đánh giá, tự cảm nhận của mỗi học sinh. Ngoài ra, cũng có thể là các hoạt động đánh giá có cấu trúc hơn trên diện rộng như tham gia các đánh giá quốc tế.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.2.1.Thuận lợi
Do sự quan tâm và đầu tư của Bộ giáo dục và đào tạo nói chung và của Ban giám hiệu trường THPT Triệu Sơn 2 cùng với sự hỗ trợ của hội phụ huynh học sinh nói riêng, về cơ sở vật chất môn Tin học đã có 2 phòng thực hành, trong đó có một phòng kết nối mạng internet. Có đa số các máy chiếu được lắp đặt tại các lớp học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã được các giáo viên trong tổ bộ môn tư vấn và hỗ trợ rất nhiều giúp tôi hoàn thành đề tài.
2.2.2. Khó khăn
Ngôn ngữ lập trình Pascal là một môn học mới, cách học cũng hoàn toàn mới, vì vậy khi tiếp cận với môn học này đa số học sinh thấy rất bỡ ngỡ. Học các thao tác sử dụng hay dùng phương pháp học thuộc lòng không còn phù hợp nữa. Lúc này các em cần phải học cách tư duy logic, tìm thuật toán, và viết những dòng lệnh máy tính chính xác đến từng đấu chấm, dấu phẩy.
Với tâm lí thông thường các em học sinh coi tin học là môn phụ không quan trọng nên nhiều em chủ quan không dành đủ thời gian để học nên không hiểu bài và dần bị mất căn bản. Đây cũng là lí do mà nhiều em bị điểm kém, thậm chí là thi lại, học lại bộ môn tin học mặc dù có thể các em học rất giỏi các môn học khác.
- Khi học sinh học bài học Bài 12 Kiểu xâu là kiểu dữ liệu mới hoàn toàn, không như các kiểu dữ liệu quen thuộc như dữ liệu kiểu số nguyên, số thực dẫn đến học sinh đã có rất nhiều khó khăn, nhầm lẫn trong việc xử lí dữ liệu. 
2.2.3. Kết quả của thực trạng
Để kiểm tra, đánh giá hiệu quả của đề tài áp dụng cho bài kiểu xâu, tôi đã cho các em học sinh của 2 lớp ban tự nhiên 11C1, 11C2 và 2 lớp ban cơ bản 11C3, 11C4 là cùng làm một đề kiểm tra 1 tiết như sau:
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
===============
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: TIN HỌC 11
NĂM HỌC: 2017-2018
Thời gian: 45 phút
Câu 1 (3 điểm). Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa kiểu xâu kí tụ và kiểu mảng một chiều?
Câu 2(2 điểm). Em hãy cho biết kết quả thực hiện của đoạn chương trình sau:
i:=pos(' ',S);
while i0 do
 begin
 delete(s,i,1);
 i:=pos(' ',S);
 end;
Câu 3 (3điểm). Em hãy viết chương trình nhập vào xâu st có độ dài không quá 100. Hãy kiểm tra xem st có phải xâu đối xứng hay không?
Câu 4 (2 điểm). Viết chương trình nhập vào họ tên của một người nào đó, sau đó đưa ra màn hình tên của người đó.
Kết quả nhận được đối với 2 lớp không áp dụng đề tài là lớp 11C1, 11C3 như sau:
Tên lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu/kém
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
11C1
43
2
4.65
10
23.32
28
65.11
3
11.57
11C3
42
0
0
2
4.76
30
71.42
10
23.82
2.3. GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Xác định chủ đề bài học
Tên chủ đề : Kiểu xâu trong Pascal
2.3.2. Thiết kế nội dung dạy học
Thứ tự 
Tên nội dung
Số tiết
Nội dung 1
Khái niệm xâu, khai báo xâu, các phép toán dùng trong xâu
1
Nội dung 2
Các hàm và thủ tục xử lí xâu
1
Nội dung 3
Một số bài tập cơ bản và nâng cao
2
2.3.3. Xác định mục tiêu đầu ra cho bài học
1. Kiến thức
- Biết được một kiểu dữ liệu mới, biết được khái niệm kiểu xâu.
- Phân biệt được sự giống và khác giữa kiểu mảng ký tự với xâu ký tự.
- Biết được cách khai báo biến, nhập xuất dữ liệu, tham chiếu đến từng ký tự của xâu.
- Biết các phép toán liên quan xâu.
- Biết được sự lợi ích của các hàm và thủ tục liên quan xâu trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Nắm được cấu trúc chung và chức năng của một số hàm và thủ tục liên quan đến xâu của ngôn ngữ lập trình Pascal.
2. Kĩ năng
- Khai báo được biến kiểu xâu trong ngôn ngữ lập trình Pascal. Sử dụng biến xâu và các phép toán trên xâu để giải quyết một bài toán đơn giản.
- Nhận biết và bước đầu sử dụng được một số hàm và thủ tục để giải quyết một số bài tập đơn giản liên quan.
2.3.4. Mô tả mức độ yêu cầu, kiểm tra, đánh giá
BẢNG THAM CHIẾU CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Nội dung
Câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Nội dung 1
Câu hỏi/ bài tập định tính
Biết được khái niệm xâu
Biết cấu trúc khai báo biến xâu
Biết các phép toán làm việc với xâu
Phân biệt được sự khác nhau giữ xâu và mảng
Cho ví dụ một số xâu
Khai báo được biến xâu trong một bài toán cụ thể
Bài tập định lượng
Phân biệt được khai báo xâu đúng hay sai
Lựa chọn kết quả của các phép toán trên xâu
Bài tập thực hành
Lựa chọn được hàm/ thủ tục phù hợp cho tình huống cụ thể
Viết được khai báo xâu cho một tình huống cụ thể
Nội dung 2
Câu hỏi/ bài tập định tính
Dựa trên kiến thức vừa học để trả lời cho các câu hỏi củng cố
Biết lựa chọn kết quả phù hợp cho bài toán
Giải thích được ý nghĩa của một đoạn lệnh đơn giản cho trước
Bài tập định lượng
Chọn kết quả phù hợp với tình huống cụ thể
Bài tập thực hành
Đưa ra được kết quả thực hiện của các hàm/ thủ tục
Viết được đoạn chương trình giải quyết bài toán trong tình huống quen thuộc
Viết được đoạn chương trình giải quyết bài toán trong tình huống mới
Nội dung 3
Câu hỏi/ bài tập định tính
Học sinh biết được phải sử dụng các phép toán hay các hàm/thủ tục nào phù hợp cho bài toán
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
Viết được chương trình cho bài toán trong tình huống quen thuộc 
Viết được chương trình cho bài toán trong tình huống mới
2.3.5. Biên soạn câu hỏi, phiếu học tập, bài tập
Nội dung
Câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Nội dung 1
Câu hỏi/ bài tập định tính
ND1.ĐT.NB*. 
ND1.ĐT.TH*
ND1.ĐT.VDT*
Bài tập định lượng
ND1.ĐL.TH*
Bài tập thực hành
ND1.TH.NB*
ND1.TH.VDT*
Nội dung 2
Câu hỏi/ bài tập định tính
ND2. ĐT.NB*
ND2. ĐT.TH*
Bài tập định lượng
ND2. ĐL.TH*
Bài tập thực hành
ND2.TH.NB*
ND2.TH.TH*
ND2.TH.VDT*
ND2.TH.VDC*
Nội dung 3
Câu hỏi/ bài tập định tính
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
Các bài toán cơ sở,tạo hứng thú
Các bài toán mở rộng, nâng cao
Nội dung 1. Tìm hiểu khái niệm xâu, khai báo xâu, các phép toán dùng trong xâu
ND1.ĐT.VDT1. Cho ví dụ một vài xâu kí tự?
ND1.ĐT.NB1. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, xâu kí tự là?
A. Mảng các kí tự
C. Tập hợp các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh
B. Dãy các kí tụ trong bảng mã ASCII
D. Tập hợp các chữ cái và chữ số trong bảng chữ cái tiếng Anh
ND1.ĐT.NB2. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, xâu không có kí tự nào gọi là?
A. Xâu không	C. Xâu trắng
B. Xâu rỗng	D. Không phải là xâu kí tự
ND1.ĐT.TH3 . Em hãy so sánh kiểu xâu và kiểu mảng ?
ND1.ĐT.TH4. Trong Pascal, phần tử đầu tiên của xâu kí tự có chỉ số là ?
A. 0
C. 1
B. Do người lập trình khai báo
D. Không có chỉ số
ND1.ĐL.TH1. Kết quả của chương trình in ra màn hình cái gì?
Var st:string;
Begin
st:= ‘Ha’+‘Noi’; 
Write(st);
readln;
End.
ND1.ĐL.TH2. Cho st1:=’abcd’ ; st2:=’ABC’; khi đó st1+st2 cho kết quả?
A. abcd
C. abcdABC
B. aabbccd
D. ABCabcd
ND1. ĐT.NB3. Trong pascal, hai xâu kí tự được so sánh dựa trên?
A. Mã của từng ki tự trong các xâu lần lượt từ trái qua phải
C. Độ dài thực sự của hai xâu
B. Độ dài tối đa của hai xâu
D. Số lượng các kí tự khác nhau trong xâu
ND1.ĐL.TH3. Kết quả của chương trình in ra màn hình?.
Var b:boolean;
Begin
b:= ‘AB’ < ‘AC’; 
Write(b);
readln;
End.
ND1.ĐT.TH5. Trong các phép so sánh sau, phép so sánh nào đúng?
A. ‘abcdh’ > ’abcdef’
C. ‘cba’< ‘abc’
B. ‘abc’ = ‘ABC’
D. ‘ccb’ < ‘abcdef’
Nội dung 2. Các hàm và thủ tục xử lí xâu
ND2.ĐT.NB1: Ý nghĩa của Length và của xâu st?
ND2.ĐT.TH1. Cho str là một xâu kí tự, đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì ?
for i := length(str) downto 1 do write(str[i]) ;
In xâu ra màn hình;
In từng kí tự xâu ra màn hình;
In từng kí tự ra màn hình theo thứ tự ngược, trừ kí tự đầu tiên;
In từng kí tự ra màn hình theo thứ tự ngược; 
ND2.ĐL.TH1. Đoạn chương trình sau in ra kết quả nào ?
Program Welcome ;
Var a : string[10];
Begin
a := ‘tinhoc ’;
writeln(length(a));
End.
A. 6
B. 7
C. 10
D. Chương trình bị lỗi
ND2.TH.VDC1: Viết đoạn chương trình đổi xâu kí tự từ in hoa sang in thường ?
ND2.TH.TH1. Điền kết quả vào bảng sau
Giá trị ch
Thao tác
Kết quả
‘d’
Upcase(ch)
‘D’
Upcase(ch)
ND2.TH.VDT1-Viết đoạn chương trình đổi một xâu kí tự sang chữ in hoa 
ND2. ĐT.TH2. Để xóa kí tự đầu tiên của xâu kí tự S ta viết:
A. Delete(S,1,1)
C. Delete(S, length(s),1)
B. Delete(S,i,1)
D. Delete(S,1,i)
ND2.TH.TH2-Điền kết quả vào bảng?
Giá trị của st
Thao tác
Kết quả
‘ABCDEF’
Delete(st,5,2)
‘BONG HONG’
Delete(st,1,5)
ND2.TH.VDT2: Viết chương trình nhập một xâu và xoá đi các dấu cách thừa ở đầu xâu.
ND2.TH.TH3
Giá trị S
Thao tác
Kết quả
‘abcdef’
pos(‘cd’,S)
‘abcdef’
Pos(‘k’,S)
ND2. ĐT.TH3. Để tìm vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu ‘hoa’ trong xâu S ta viết:
A. s1:=’hoa’; i:=pos(s1,’hoa’)
C. i:=pos(S,’hoa’)
B. i:=pos(‘hoa’,S)
D. i:=pos(‘hoa’ , ’hoa’)
ND2.TH.VDT3. Viết chương trình nhập vào một xâu st. Xét xem trong xâu có dấu cách hay không?
ND2.TH.VDC2. Viết đoạn chương trình nhập vào một xâu ký tự. In ra xâu đó sau khi đã xóa hết ký tự trắng thừa trong xâu (Ký tự trắng thừa là các ký tự đầu xâu, cuối xâu và nếu giữa xâu có 2 ký tự trắng liên tiếp nhau thì có một ký tự trắng thừa)
ND2.ĐT.TH4. Điền kết quả vào bảng
Giá trị xâu S1
Giá trị xâu S2
Thao tác
Kết quả
‘PC’
‘IBM586’
Insert(S1,S2,4)
‘M’
‘Hinh.I’
Insert(S1,S2,6)
ND2.ĐL.TH2. Cho biết giá trị của biến S sau khi thực hiện đoạn chương trình sau?
S:=’Ha Noi mua thu’;
Delete(S,7,8);
Insert(‘Mua thu ’,S,1)
A. ‘Ha Noi Mua thu’
C. ‘Mua thu Ha Noi’
B. ‘Mua thu Ha Noi mua thu’
D. ‘Ha Noi’
ND2.TH.VDT4 : Viết đoạn chương trình nhập vào 3 xâu s1, s2, s (với xâu s1 xuất hiện một và chỉ đúng 1 lần trong xâu s). Tìm và thay thế xâu s1 thành xâu s2 trong xâu s.
          Chẳng hạn: s1 := 'hoc'; s2:= 'bai tap'; s :='hoc tin hoc'; kết quả sau khi thay thế s1 thành s2 là s = 'bai tap tin hoc'
2.3.6. Thiết kế tiến trình dạy học
NỘI DUNG 1. KHÁI NIỆM XÂU KÍ TỰ, KHAI BÁO XÂU, CÁC PHÉP TOÁN TRÊN XÂU
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Hãy viết khai báo mảng cho bài toán nhập vào họ tên của một học sinh có độ dài không quá 50 kí tự
Trả lời: VAR Ten: array[1..50] of char;
Câu hỏi đặt vấn đề: Nếu như bài toán yêu cầu nhập vào họ tên của một lớp không quá 50 học sinh thì phải làm thế nào?
Trả lời: Chúng ta phải khai báo kiểu mảng của mảng, hay mảng 2 chiều. Vì vậy chương trình trở nên dài dòng và phức tạp
Giáo viên: Để giải quyết các bài toán kiểu kí tự một cách thuận lợi thì ta sử dụng kiểu xâu kí tự
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm xâu kí tự, cách khai báo xâu, tham chiếu đến các phần tử của xâu
(1) Mục tiêu:
- Biết được một kiểu dữ liệu mới, biết được khái niệm kiểu xâu.
- Phân biệt được sự giống và khác giữa kiểu mảng ký tự với xâu ký tự.
- Biết được cách khai báo biến, nhập xuất dữ liệu, tham chiếu đến từng ký tự của xâu.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, vấn đáp. 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm. 
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu. 
(5) Sản phẩm: Học sinh biết
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Khái niệm xâu kí tự
Xâu là dãy kí tự thuộc bộ mã ASCII, mỗi kí tự là một phần tử của xâu. Số lượng các kí tự trong xâu gọi là độ dài xâu. Xâu có độ dài bằng không gọi là xâu rỗng.
 2. Cách khai báo:
     Var: STRING[độ dài của xâu];
- Xâu kí tự trong bộ nhớ nó chiếm số byte bằng số kí tự cực đại được khai báo cộng với byte đầu tiên chứa số kí tự hiện có của xâu. Độ dài tối đa của xâu kí tự là 255.
3. Cách nhập/xuất:
          Cách đọc hay viết kiểu STRING cũng tương tự như các kiểu dữ liệu khác, ta sử dụng các thủ tục READ, hoặc WRITE.
          Ví dụ: Readln(st);  Writeln(st);
4.  Truy cập từng phần tử của xâu kí tự:
          Việc truy cập đến phần tử trong xâu tương tự mảng 1 chiều được thông qua tên biến xâu và chỉ số của nó
          Ví dụ: St := 'Le Thanh Lam'; write(st[4]);
          -> Kết quả: cho ra chữ T.
PHIẾU CÂU HỎI 
Câu 1. Em hãy viết khai báo cho xâu st có độ dài tối đa không quá 100 kí tự?
Câu 2. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, khai báo xâu kí tự nào sai?
A. S: string;
C. S : string[256];
B. X1: string[100];
D. X1: string[1];
Câu 3. Cho khai báo sau :
Var hoten : String;
Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
Câu lệnh sai vì thiếu độ dài tối đa của xâu;
Xâu có độ dài lớn nhất là 0;
Xâu có độ dài lớn nhất là 255; 
Cần phải khai báo kích thước của xâu sau đó;
Hoạt động 2. Các phép toán trên xâu kí tự
(1) Mục tiêu: Biết các phép toán liên quan xâu.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp . 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm. 
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu. 
(5) Sản phẩm: Học sinh biết sử dụng các phép toán trên xâu để giải quyết một bài toán đơn giản.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Phép cộng xâu:
 - Hỏi: Hãy nhắc lại các phép toán đã học trên kiểu dữ liệu chuẩn.
Ví dụ:          st1:=’tin’; st2:=’ hoc’; St=st1 + st2; 
          -> St = ‘tin hoc’
2. Phép so sánh: 
Hai xâu kí tự có thể so sánh với nhau bằng các phép so sánh =, >, <
Nguyên tắc so sánh thực hiện như sau, chúng sẽ đem từng kí tự tương ứng với nhau để so sánh, xâu nào có kí tự có số thứ tự trong bảng mã ASCII lớn hơn thì xâu đó lớn hơn.
Hai xâu kí tự được gọi là bằng nhau khi chúng hoàn toàn giống nhau (có độ dài như nhau).
Ví dụ:          st1:=’tin

Tài liệu đính kèm:

  • docxay_dung_bai_hoc_theo_chu_de_kieu_xau_tin_hoc_11_su_dung_phu.doc