Vận dụng kiến thức liên môn thông qua bài “dòng điện trong chất khí” nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống cháy nổ cho học sinh ở trường THPT Trần Phú

Vận dụng kiến thức liên môn thông qua bài “dòng điện trong chất khí” nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống cháy nổ cho học sinh ở trường THPT Trần Phú

Hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng bản tin thời sự thường đề cập các thông tin nóng, ngoài những vụ tại nạn giao thông, trộm cướp, ô nhiễm môi trường, lũ lụt nghiêm trọng thì cháy nổ luôn luôn làm cho cuộc sống của người dân luôn cảm thấy lo lắng và bất an nhất hiện nay. Đặc biệt số vụ cháy diễn ra thường xuyên, mật độ ngày càng dày, số người chết và bị thương, thiệt hại về kinh tế vụ này lớn hơn vụ trước. Cháy nổ không những cướp đi sinh mạng, tài sản của người bị nạn mà còn để lại những hậu quả nặng nề cho gia đình để lại gánh nặng cho toàn xã hội.

Ngoài ‘‘Thủy’’ thì ‘‘Hỏa’’ là một trong nỗi kinh hoàng cho mọi người dân đặc biệt là những gia đình sống ở nơi đông dân cư và khu chung cư tập thể. Có thể vì nhiều lý do nhưng sau mỗi vụ ‘cháy’ xảy ra hậu quả để lại cho cuộc sống, cho những gia đình là vô cùng khốn khó, dẫn đến cuộc sống bần cùng tha phương cầu thực, mất nhà mất cửa, thiệt hại về kinh tế, nghiêm trọng hơn có nguy cơ mất cả tính mạng và để lại di chứng ám ảnh cho cuộc sống sau này. Trong những năm gần đây số lượng các vụ cháy, nổ xảy ra ngày càng nhiều, điển hình là trong năm 2016 tại Hà nội cháy quán Karaoke làm 13 người chết, năm 2018 cháy tại chung cư Carina tại TP Hồ Chí Minh làm 13 người chết, tháng 5 năm 2018 cháy tại chung cư 32 tầng tại Hà nội, trên địa bàn huyện Nga sơn xảy ra vụ cháy nổ khí ga tại xã Nga Thiện làm một người chết hư hỏng toàn bộ cơ sở vật chất trong gia đình, qua đó chúng ta thấy cháy nổ không chừa một ai, không chừa một gia đình nào không phụ thuộc thời gian, điạ điểm nào hết.

 

doc 22 trang thuychi01 4970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vận dụng kiến thức liên môn thông qua bài “dòng điện trong chất khí” nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống cháy nổ cho học sinh ở trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN THÔNG
 QUA BÀI “DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ” 
NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ PHÒNG 
CHỐNG CHÁY NỔ CHO HỌC SINH 
Ở TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
 Người thực hiện: Phạm Văn Điềng
 Chức vụ: Giáo viên 
 SKKN thuộc môn: Vật lý
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỤC LỤC
1
I. Mở đầu
2
1.1. Lý do chọn đề tài.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
4
1.2.1. Mục đích chung.
4
1.2.2. Mục đích cụ thể
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.1. Cở sở lý luận.
4
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
5
2.2.1. Thực trạng chung.
5
2.2.2. Thực trạng của giáo viên.
6
2.2.3. Thực trạng của học sinh.
7
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện.
8
2.3.1. Các giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề.
8
2.3.2. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
8
2.3.2.1. Thông qua kiến thức trong bài “Dòng điện trong chất khí”
8
2.3.2.2. Thông qua môn hóa học.
9
2.3.2.3. Thông qua kiến thức môn GDCD, Lịch sử, Địa lý.
10
2.3.2.4. Thông qua hình ảnh để tuyên truyền.
12
2.4. Hiệu quả vấn đề nghiên cứu.
17
III. Kết luận và kiến nghị.
17
3.1. Kết luận.
17
3.2. Kiến nghị.
18
I. Mở đầu.
Hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng bản tin thời sự thường đề cập các thông tin nóng, ngoài những vụ tại nạn giao thông, trộm cướp, ô nhiễm môi trường, lũ lụt nghiêm trọng thì cháy nổ luôn luôn làm cho cuộc sống của người dân luôn cảm thấy lo lắng và bất an nhất hiện nay. Đặc biệt số vụ cháy diễn ra thường xuyên, mật độ ngày càng dày, số người chết và bị thương, thiệt hại về kinh tế vụ này lớn hơn vụ trước. Cháy nổ không những cướp đi sinh mạng, tài sản của người bị nạn mà còn để lại những hậu quả nặng nề cho gia đình để lại gánh nặng cho toàn xã hội.
Ngoài ‘‘Thủy’’ thì ‘‘Hỏa’’ là một trong nỗi kinh hoàng cho mọi người dân đặc biệt là những gia đình sống ở nơi đông dân cư và khu chung cư tập thể. Có thể vì nhiều lý do nhưng sau mỗi vụ ‘cháy’ xảy ra hậu quả để lại cho cuộc sống, cho những gia đình là vô cùng khốn khó, dẫn đến cuộc sống bần cùng tha phương cầu thực, mất nhà mất cửa, thiệt hại về kinh tế, nghiêm trọng hơn có nguy cơ mất cả tính mạng và để lại di chứng ám ảnh cho cuộc sống sau này. Trong những năm gần đây số lượng các vụ cháy, nổ xảy ra ngày càng nhiều, điển hình là trong năm 2016 tại Hà nội cháy quán Karaoke làm 13 người chết, năm 2018 cháy tại chung cư Carina tại TP Hồ Chí Minh làm 13 người chết, tháng 5 năm 2018 cháy tại chung cư 32 tầng tại Hà nội, trên địa bàn huyện Nga sơn xảy ra vụ cháy nổ khí ga tại xã Nga Thiện làm một người chết hư hỏng toàn bộ cơ sở vật chất trong gia đình, qua đó chúng ta thấy cháy nổ không chừa một ai, không chừa một gia đình nào không phụ thuộc thời gian, điạ điểm nào hết.
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Chứng kiến những hình ảnh trong các vụ cháy xảy ra cùng với tai nghe mắt thấy, bản thân vô cùng đau xót cảm thương cho những số phận, những gia đình không may xảy ra cháy nổ.
Từ những sự việc trên tôi thấy việc nâng cao nhận thức về phòng chống cháy nổ không phải của riêng ai, không riêng tổ chức, cá nhân nào mà là trách nhiệm của tất cả mọi người và của toàn xã hội, trong đó vai trò của nhà trường có ý nghĩa vô cùng to lớn góp phần giáo dục nhân cách, ý thức, kỹ năng sống cho các em trong việc phòng chống cháy nổ. Việc lồng ghép tích hợp vấn đề cháy nổ thông qua mỗi môn học trong mỗi nhà trường là cấp thiết, ngày càng được đề cao hơn nữa.
Vật lý với tư cách là môn học thực nghiệm, nghiên cứu những sự vật hiện tượng trong tự nhiên, việc học Vật lý trong trường học nói chung và trong trường THPT nói riêng không nên chỉ dừng lại ở truyền thụ cho học sinh nắm vững công thức và giải xong bài toán, mà cần thiết thông qua mỗi bài học, kiến thức, hiện tượng hướng dẫn cho các em biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, nhằm giải thích những gì diễn ra trong thế giới quanh ta.
 Là một giáo viên giảng dạy môn Vật lý tại trường THPT Trần phú Tôi luôn trăn trở suy nghĩ mình cần phải làm gì để góp phần nhỏ bé vào cuộc “cách mạng” phòng, chống cháy nổ góp phần nhỏ bé nhằm mang lại cuộc sống bình an cho nhân dân.
	Qua quá trình giảng dạy môn Vật lý 11 ở trường THPT Trần phú tôi thấy Bài “Dòng điện trong chất khí” có thể giúp tôi thông qua các môn học khác truyền thụ đến các em học sinh, nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống cháy nổ (PCCN) cho các em học sinh của mình. Vì những lý do đó tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm: “Vận dụng kiến thức liên môn thông qua Bài ‘‘Dòng điện trong chất khí’’ nhằm Nâng cao nhận thức về phòng chống cháy nổ cho học sinh ở trường THPT Trần Phú”. Tôi xin giới thiệu để các đồng nghiệp tham khảo và góp ý. 
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
	1.2.1. Mục đích chung
 	Nghiên cứu tầm quan trọng của việc vận dụng các môn học vào giáo dục ý thức chấp hành, nâng cao nhận thức ý thức pháp luật về phòng chống cháy nổ “PCCC” cho học sinh.
1.2.2. Mục đích cụ thể
Giáo dục để học sinh nhận thức rõ hơn về “PCCN” từ đó có thể là những tuyên truyền viên tích cực cho gia đình và cộng đồng, nhằm giảm thiểu các vụ cháy nổ tại địa phương nơi cư trú.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài áp dụng khảo sát sự hiểu biết của các em học sinh lớp 11 A,B,D tại trường THPT Trần phú về an toàn cháy nổ, nhằm năng cao nhận thức của các em về PCCC tại địa phương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Áp dụng lồng ghép trong mỗi tiết học môn Vật lý kết hợp cùng với các môn học khác như Hóa học, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý kết hợp với lồng ghép trong các buổi ngoại khóa, dã ngoại... nhằm năng cao nhận thức của các em học sinh về PCCC.
II . Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
	2.1. Cơ sở lý luận. 
	Ngoài Tai nạn giao thông đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm, thì “PCCN” là một vấn đề bức xúc không kém phần quan trọng, nó luôn rình rập trong mỗi nơi, xảy ra bất cứ lúc nào, trong mọi không gian và thời gian. Hàng năm xảy ra hàng trăm vụ cháy nổ đã cướp đi tính mạng tài sản của nhiều gia đình người dân trên khắp mọi miền đất nước, đễ lại thương tích cho nhiều người bị nạn và đang là vấn đề lo lắng bất an nhất của nhân dân, của toàn xã hội. Nỗi đau, sự mất mát về người và của, từ sau mỗi vụ cháy nổ là rất lớn, đang là một lực cản cho với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương và cả nước. 
	Luật phòng cháy chữa cháy PCCC được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001 có hiệu lực từ ngày 4/10/2001, luật bổ sung có hiệu lực 01/7/2014. Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Thủ tướng chính phủ quy định, chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy chữa cháy. Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ công an. Ban hành các quy định về xử phạt hành chính, công tác cứu hộ, cứu nạn, trang thiết bị, lực lượng phòng cháy chữa cháy .... 
Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo kiểm tra các điều kiện phòng chống cháy nổ từng địa phương, các hộ kinh doanh, các gia đình, các khu chung cư, tập thể, cùng các cơ quan đoàn thể để đảm bảo cơ sở vật chất cũng như an toàn về cháy nổ. 
	Cùng với bộ môn Vật lý và các môn học khác được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông ngoài cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống về Vật lý, kỹ năng qua việc giải các bài toán Vật lý, thì việc lồng ghép kiến thức phòng chống cháy nổ giữa các môn học sẽ giúp các em có thể được nâng cao ý nhận thức về phòng cháy chữa cháy là điều cấp thiết hiện nay.
	2.2. Thực trạng của vấn đề. 
	2.2.1. Thực trạng chung	
	Theo thống kê của Cục “PCCC” cứu hộ và cứu nạn Bộ Công an trong 5 năm từ 2011 đến 2015 cả nước xảy ra 11.122 vụ cháy, nổ tại các cơ sở, nhà dân và phương tiện cơ giới, trong đó có 4.446 vụ cháy do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện. Tỉ lệ số vụ cháy do sự cố điện và thiết bị điện liên tục gia tăng trong 5 năm qua.
	Trong năm 2015 cả nước xảy ra 2792 vụ cháy, trong đó 1.101 vụ cháy tại các cơ sở, 1.121 vụ cháy nhà dân, 182 vụ cháy phương tiện giao thông và 388 vụ cháy rừng, làm chết 62 người, bị thương 264 người, tiêu hủy tài sản trị giá 1498,3 tỷ đồng và 1623 ha rừng. Cả nước cũng đã xảy ra 35 vụ nổ, làm chết 12 người bị thương 41 người thiệt hại về tài sản 896 triệu đồng. Trong đó các khu dân cư chiếm 40,2% vụ cháy gây thiệt hại nghiệm trọng về người và tài sản, ngoài ra khi xảy ra cháy tại các chung cư cao tầng, khu tập thể, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dân.
 Trên địa bàn Tỉnh Thanh hoá: Trong tháng 12/2016 cả tỉnh xảy ra 17 vụ cháy thiệt hại 400 triệu đồng, so với tháng 11 số vụ cháy tăng 9 vụ thiệt hại tăng 300 triệu đồng. Địa bàn xảy ra cháy gồm TP Thanh hóa 7 vụ, Thọ xuân 3 vụ, Ngọc lặc 2 vụ, Bỉm sơn, Nga sơn, Cẩm thủy, Hoằng hóa, Tĩnh gia mỗt nơi một vụ. Trong đó 5 vụ cháy tại nhà dân. Nguyên nhân các vụ cháy do sự cố điện và sơ suất, bất cẩn 12 vụ, có một vụ vi phạm quy định về “PCCC”. Tám tháng đầu năm 2017, xảy ra 63 vụ cháy, giảm 37 vụ so với cùng kỳ. 
	Trên địa bàn Huyện Nga Sơn: trong năm 2016 trên địa bàn có 4 vụ cháy, 2 sự cố điện, thiệt hại 1,7 tỷ đồng. Tháng 2/2018 xảy ra một vụ nổ khí ga làm một người chết.
Trong các vụ cháy, lực lượng tại chỗ tham gia chữa cháy từ 50 - 60%. Điều đó cho thấy quần chúng nhân dân là một trong những lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quyết định trong công tác “PCCC” tại khu dân cư. Đây chính là lực lượng phát hiện, tiếp cận hiện trường đầu tiên khi có cháy xảy ra, tổ chức cứu chữa giai đoạn đầu và giảm thiểu những thiệt hại do cháy gây ra trong khả năng cho phép. Đến nay trên địa bàn Huyện có 234 đội PCCC ở cơ sở với 522 đội viên.
	Bên cạnh đó hầu hết người dân ý thức về “PCCC” của mỗi người chưa cao, cùng với nhận thức hạn chế về phòng, chống cháy nổ “PCCN”.
	2.2.2. Thực trạng của Giáo viên
	Khi giảng dạy đa số Giáo viên suy nghĩ chỉ cần cung cấp đầy đủ các kiến thức trong bài học cho các em là mình đã hoàn thành nhiệm vụ, mà chưa biết cách thông qua bài học để lồng ghép kiến thức của môn học của mình với môn học khác từ đó nâng cao nhận thức cho các em học sinh về an toàn cháy nổ “ATCN”. 
	Mặt khác bản thân tôi thấy sách giáo khoa phần kiến thức của các môn học khác nhau còn bó hẹp, ít những bài toán, các câu hỏi đề cập đến an toàn cháy nổ. Mỗi giáo viên thường chỉ cung cấp đủ kiến thức trong sách mà chưa mở rộng kiến thức nhằm giáo dục kỹ năng sống cho các em về an toàn cháy nổ.
	2.2.3. Thực trạng của Học sinh
	Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy nhiều học sinh rất thích học bộ môn Vật lý, đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến hiện tượng cháy nổ mà các em biết. Một số học sinh còn có kiến thức về PCCC, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, khả năng tự học, tự tìm hiểu.
	Phần điện từ của môn Vật lý 11 đã cung cấp cho các em nền tảng kiến thức căn bản như: công thức, hiện tượng, định luật Vật lý.... Điều này có thể giúp các em lồng ghép các vấn đề về PCCN vào những bài tập cụ thể, làm cho bài toán có tính thực tiễn, tính ứng dụng cao hơn.
	Tuy nhiên phần lớn kiến thức của các em còn trống rỗng rất nhiều, bên cạnh đó tuổi mới lớn muốn khẳng định cho mọi người.... tính ham vui, hầu hết các em chưa nhận thức tốt về PCCC, làm cho các em hiểu chưa đúng về luật phòng cháy chữa cháy. 
Đa số các em nghĩ rằng việc PCCC là của các cơ quan có thẩm quyền mà chưa biết đay là trách nhiệm chung của mọi người dân và của toàn xã hội.
	Vì những lý do trên, trước khi bắt đầu giảng dạy Vật lý lớp 11 A,B,D tại Trường THPT Trần phú năm học 2017 - 2018 thông qua các câu hỏi trắc nghiệm khảo sát sự hiểu biết về vấn đề an toàn cháy nổ của các em tôi thu được kết quả:
Tổng số học sinh
Không biết
Biết
Hiểu
Vận dụng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
123
72
58,6%
39
31,7%
12
9,7%
0
0 %
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
	2.3.1. Các giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề.
+ Thông qua kiến thức trong bài Dòng điện trong chất khí môn Vật lý 11 giúp các em hiểu rõ hơn về các nguyên nhân cháy nổ khí ga.
+ Thông qua kiến thức hóa học giúp các em giải thích rõ các phản ứng cháy – nổ.
+ Thông qua kiến thức môn GDCD tuyên truyền về luật pháp về PCCC. Môn Địa lý, Lịch sử tuyên truyền các vùng, địa điểm, số lượng, tần suất các vụ cháy xảy ra trong cả nước ......
+ Thông qua tranh ảnh để tuyển truyền giáo dục các em về PCCC
	2.3.2. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 2.3.2.1: Thông qua kiến thức trong bài Dòng điện trong chất khí Vật lý 11. (Tôi đã lồng ghép trong tiết học)
	Giáo viên: Tại sao có tia lửa điện? khi nào có tia lửa điện? Điều kiện tạo ra tia lửa điện là gì? Hồ quang điện là gì? Tại sao khi đóng mở các công tắc điện lại xảy ra tia lửa điện? Nổ khí ga là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục?
Học sinh. Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí đặt giữa hai điện cực khi điện trường đủ mạnh để biến phân tử khí trung hòa thành ion dương và êletron tự do.
Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp xuất thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn. 
 Điều kiện tạo tia lửa điện ( khi khoảng cách giữa hai điện cực tới hạn)
Giáo viên: Từ bảng trên em có nhận xét gì về khoảng cách tạo tia lửa điện? Viết công thức liên hệ giữa điện trường và điện áp? Điện trường bằng bao nhiêu thì bắt đầu xảy ra hiện tượng phóng điện (tia lửa điện)?
Học sinh: Sự phóng điện phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai điện cực, theo công thức E = U/d, mặt khác điện trường để xảy ra hiện tượng phóng điện trong điều kiện thường là E = 3000000(V/m).
Qua đó ta thấy mỗi khi đóng ngắt mạch điện thường xảy ra hiện tượng phóng điện, đó là do khi đóng ngắt mạch bản thân ta đã vô tình tạo ra khoảng cách giữa hai điện cực 0,073 mm (đóng vai trò như một tụ điện) thì đã có hiện tượng phóng điện, đồng thời tạo ra tia lửa điện với điện áp thông thường khoảng 220 V.
Từ câu hỏi trên giáo viên dẫn dắt học sinh đến tại sao nổ khí ga, chập cháy do tia lửa điện phát sinh.
Giáo viên: Cách phòng chống và khắc phục. Trong hoạt động ‘PCCN’ lấy phòng là chính, trong mỗi gia đình khi nấu ga cần đảm bảo độ an toàn cháy nổ, bằng cách đóng khóa bình ga trước và sau khi nấu, phải để xa những vật dể cháy ra xa nguồn cháy, khi có khí ga tỏa ra không được đụng chạm các thiết bị điện như đóng ngắt mạch điện, cầu dao, điện thoại, điều kiển từ xa..... vì nếu làm vậy ta vô tình tạo ra tia lửa điện làm khí ga dễ dàng bắt lửa và sinh ra nổ khí ga mà trước tiên đến nơi khóa bình ga, sau đó lấy quạt tay quạt cho khí ga ra hết ngoài. Khi đã xảy ra cháy nổ cần tìm cách dập lửa nếu có bình cứu hỏa xịt trực tiếp vào chỗ cháy, sơ cứu người bị nạn nhanh chóng báo cho các cơ quan chuyên trách kịp thời .....
2.3.2.2: Thông qua môn Hóa học.
Giáo viên: Có thể định nghĩa sự cháy là có sự tỏa nhiệt và phát sáng. Điều kiện xảy ra sự cháy phải có đủ 3 yếu tố đó là chất cháy , chất oxy hóa và nguồn nhiệt. Trong đó 3 dấu hiệu đặc trưng là có phản ứng hóa học, có tỏa nhiệt và có phát sáng.
Chất cháy là những chất có khả năng tham gia phản ứng cháy với chất oxy hóa. Nếu phân loại theo khả năng cháy thì có chất dễ cháy, chất khó cháy và chất không cháy. Nếu phân loại theo trạng thái tồn tại thì có chất rắn cháy, chất lỏng cháy và chất cháy khí ví dụ như khí ga (C3H8, C4H10).
Chất oxy hóa là những chất tham gia phản ứng hóa học với chất cháy để tạo nên sự cháy. Trong thực tế chất oxy hóa là oxy trong không khí.
Nguồn nhiệt là nguồn cung cấp năng lượng cho phản ứng cháy xảy ra, nó là yếu tố không thể thiếu để sự cháy xảy ra và tồn tại.
Các dạng nguồn nhiệt là. Ngọn lửa trần trong lò đốt, lò phản ứng nhiệt, bếp đun, thắp hương, hút thuốc, ngọn lửa khí, sữa chữa cơ khí, hàn, cắt kim loại, sản phẩm cháy, tia lửa của buồng động cơ đốt trong. Nguồn nhiệt do va đập, ma sát giữa các vật rắn. Nguồn nhiệt hình thành do phản ứng hóa học sinh nhiệt. Nguồn nhiệt hình thành do năng lượng điện, chập mạch, quá tải, điện trở tiếp xúc, sự truyền nhiệt của các thiết bị nóng, khi đóng ngắt mạch điện, các thiết bị tiêu thụ điện khác. Điều kiện hình thành sự cháy là các yếu tố trên tiếp xúc với nhau.
Giáo viên: Để không tồn tại sự cháy thì phải làm gì?
Học sinh: Ngăn chất cháy, chất oxy hóa, tiếp xúc với nguồn nhiệt.
Ví dụ khi cháy lấy bình cứu hỏa để dập lửa.
2.3.2.3. Những kiến thức thông qua môn GDCD, Địa lý, Lịch sử.
Môn GDCD. Thông qua môn Giáo dục công dân để tuyên truyền về luật phòng cháy chữa cháy. 
Giáo viên:Nguyên tắc PCCC 
1/ Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
2/ Trong hoạt động PCCC lấy phòng là chính, phải tích cực và chủ động phòng ngừa , hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy xảy ra.
3/ Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
4/ Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Trong luật phòng cháy, chữa cháy ngoài trách nhiệm chung , trách nhiệm người đứng đầu thì còn có trách nhiệm của cá nhân. Khoản 2, Điều 1, luật PCCC. Trách nhiệm của cá nhân:
a. Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền.
b. Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy, biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng.
c. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy.
d. Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong luật này. 
	Thông qua môn Lịch sử và môn Địa lý để tìm hiểu trong lịch sử đã xảy ra bao nhiêu vụ cháy nổ, thuộc địa phương nào, những nơi nào hay xảy ra các vụ cháy từ đó đưa ra các phương án phòng chống.
2.3.2.4. Thông qua các hình ảnh để tuyên truyền.
Trên đây là hình ảnh của vụ cháy chung cư Carina Thành phố Hồ Chí Minh lúc 1h15 ngày 23/3 nguyên nhân của vụ cháy xảy ra là do chập điện xe Altila phát ra từ tầng hầm để xe của chung cư hậu quả người dân phải màn trời chiếu đất, 13 người chết, 91 người bị thương, hơn 340 xe máy, 17 ôtô bị thiêu rụi, chưa kể tài sản của người dân. 
Ngọn lửa bốc lên dữ dội sau khi nổ khí ga
 Hình ảnh sau khi nổ khí ga tại một cơ sơ sang chiết khí ga trái phép, nguyên nhân được cho rò rỉ khí ga cùng thời điểm có tia lửa điện, gây phát nổ.
Giáo viên: Từ hình ảnh em có nhận xét gì về an toàn cháy nổ?
Học sinh: Không được để những cháy dễ cháy gần nguồn cháy nếu vì một lý do nào đó giả sử chuột cắn gây chập điện cháy xe thì hậu quả vô cùng tàn khốc vì vậy cần để chất cháy xa nguồn cháy.
Hình ảnh nổ khí ga trong bếp ăn tại xã Nga Thiện Nga sơn
Hình ảnh nạn nhân bị bỏng nặng gần 100% sau khi nổ khí ga.
Sau vụ nổ để lại di chứng, gánh nặng cho cuộc sống sau này của bản thân, gia đình và cho xã hội.
Cháy quán karaoke tại Hà nội làm 13 người chết nguyên nhân chính là do liên quan đến hàn điện bắn vào vách xốp cháy lan ra khắp các phòng.
Giáo viên: hiện nay các khu dân cư thường ở sát nhau, nếu phòng cháy không tốt, không những ảnh hưởng gia đình mình còn ảnh hưởng đến các gia đình xung quanh.
Giáo viên: Bài học sau mỗi vụ cháy nổ là gì? Cần phải làm gì để hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy nổ có thể xảy ra?
Học sinh: Nâng cao nhận thức phòng cháy cho mọi người dân, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, lớp học về PCCC, mỗi người phải đề cao cảnh giác để phòng cháy là quan trọng nhất, kiểm tra thường xuyên an toàn cháy nổ, đảm bảo đủ các điều kiện phòng cháy chữa cháy, luôn có người túc trực thường xuyên, không để chất cháy gần nguồn cháy.
Giáo viên: nêu một số quy trình chữa cháy cho Học sinh.
Sau khi đã phối hợp các phương pháp giáo dụng nhằm đạt hiệu quả cao nhất, trong quá trình giảng dạy, giúp các em có thêm kỹ năng và tự tin hơn khi có những đám cháy xảy ra.
B1/ Báo động: (hô hoán, đánh kẻng,nhấn chuông.....).
B2/ Cắt điện khu vực bị cháy.
B3/ Sử dụng lực lượng tại chỗ để dập lửa, như bình chữa cháy, chăn chiên, cát, xô nước ....
Đồng thời gọi điện đến

Tài liệu đính kèm:

  • docvan_dung_kien_thuc_lien_mon_thong_qua_bai_dong_dien_trong_ch.doc