Vận dụng kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực Tin học 11 vào chương trình con và lập trình có cấu trúc

Vận dụng kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực Tin học 11 vào chương trình con và lập trình có cấu trúc

Trong những năm trở lại đây Việt Nam đang đổi mới một cách căn bản, toàn diện nền giáo dục để nền giáo dục Việt Nam phát triển, hòa nhập với xu thế phát triển của nền giáo dục các nước trong khu vực và thế giới. Đổi mới giáo dục toàn diện là một lộ trình đã và đang được thực hiện, một trong những bước đi đầu tiên quan trọng của quá trình đổi mới ấy là đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá.

Trong đó, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. Có thể nói đổi mới kiểm tra, đánh giá là một phần của đổi mới phương pháp dạy học. Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục.[1]

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra. Đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển hướng thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu quan trọng có tác động giúp phát triển dạy và học tích cực. [1]

Qua việc dạy tin học ở trường THPT Yên Định 1, tôi thấy những sai sót học sinh hay mắc phải trong bài kiểm tra, khi nhận ra những sai sót này thường học sinh nhớ lâu, sữa chữa được ngay và ít khi gặp lỗi đã mắc phải. Việc nhận ra sai sót có thể do GV hướng dẫn, hoặc trao đổi với bạn bè hoặc do tự bản thân học sinh nhận ra sau khi làm bài kiểm tra. Kinh nghiệm này cho phép ta có thể dùng KTĐG như một phương pháp hữu hiệu trong việc điều chỉnh những lệch lạc, tránh những sai sót của học sinh trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức. [3]

Trước vấn đề đặt ra nêu trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Vận dụng kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực tin học 11 vào chương trình con và lập trình có cấu trúc” nhằm giúp học sinh phát huy, vận dụng tất cả những KTKN để làm bài. Học sinh phải biết tái hiện, tổng hợp, vận dụng KTKN đã học. Để giờ kiểm tra là thời gian HS tự học tích cực nhất.

 

doc 18 trang thuychi01 8422
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực Tin học 11 vào chương trình con và lập trình có cấu trúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC TIN HỌC 11 VÀO CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ LẬP TRÌNH CÓ CẤU TRÚC
Người thực hiện: Ngô Thị Phương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Tin học
THANH HÓA NĂM 2017MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HS:	Học sinh
GV:	Giáo viên	
GDĐT:	Bộ Giáo dục và Đào tạo
THPT:	Trung học phổ thông 
KTĐG:	Kiểm tra, đánh giá
KTKN:	Kiến thức, kỹ năng.
PPDH:	Phương pháp dạy học
ND:	Nội dung
NB:	Nhận biết
TH:	Thông hiểu
VDT:	Vận dụng thấp
VDC: 	Vận dụng cao
TNKQ:	Trắc nghiệm khách quan
TL:	Tự luận.
I. MỞ ĐẦU
 1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm trở lại đây Việt Nam đang đổi mới một cách căn bản, toàn diện nền giáo dục để nền giáo dục Việt Nam phát triển, hòa nhập với xu thế phát triển của nền giáo dục các nước trong khu vực và thế giới. Đổi mới giáo dục toàn diện là một lộ trình đã và đang được thực hiện, một trong những bước đi đầu tiên quan trọng của quá trình đổi mới ấy là đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá. 
Trong đó, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục. Có thể nói đổi mới kiểm tra, đánh giá là một phần của đổi mới phương pháp dạy học. Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục.[1] Trong trang này, đoạn “trong đó, đánh giáquá trình giáo dục” và “Đánh giá kết quả học tậpdạy và học tích cực” được tham khảo từ TLTK số 1. Đoạn “ khi nhận ra những sai sót lĩnh hội kiến thức” được tham khảo ở TLTK số 3.
Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra. Đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển hướng thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu quan trọng có tác động giúp phát triển dạy và học tích cực. [1] 
Qua việc dạy tin học ở trường THPT Yên Định 1, tôi thấy những sai sót học sinh hay mắc phải trong bài kiểm tra, khi nhận ra những sai sót này thường học sinh nhớ lâu, sữa chữa được ngay và ít khi gặp lỗi đã mắc phải. Việc nhận ra sai sót có thể do GV hướng dẫn, hoặc trao đổi với bạn bè hoặc do tự bản thân học sinh nhận ra sau khi làm bài kiểm tra. Kinh nghiệm này cho phép ta có thể dùng KTĐG như một phương pháp hữu hiệu trong việc điều chỉnh những lệch lạc, tránh những sai sót của học sinh trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức. [3] 
Trước vấn đề đặt ra nêu trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Vận dụng kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực tin học 11 vào chương trình con và lập trình có cấu trúc” nhằm giúp học sinh phát huy, vận dụng tất cả những KTKN để làm bài. Học sinh phải biết tái hiện, tổng hợp, vận dụng KTKN đã học. Để giờ kiểm tra là thời gian HS tự học tích cực nhất.
 1.2 Mục đích nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi nhằm mục đích:
- Tự giám sát việc thực hiện mục tiêu dạy học, kết quả sử dụng phương pháp dạy học, hình thức và thiết bị dạy học.
- Điều chỉnh việc dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh.
- Giúp HS thấy rõ năng lực học tập của bản thân để phấn đấu và kịp thời rút kinh nghiệm cho việc học tập của mình. 
- Được động viên khuyến khích HS phấn khởi, tích cực trong học tập. [1] Trong trang này, từ “ tự giám sáttích cực trong học tập” được tham khảo từ TLTK số 1.
- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên.
 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình Tin học 11;
- Học sinh khối 11 năm học 2016 - 2017 tại trường THPT Yên Định 1
 1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Qua thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Yên Định 1
- Tham khảo các tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên tin học, các tài liệu bồi dưỡng quản lí và cán bộ giáo viên về dạy học kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh theo định hướng năng lực; kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì môn tin học 11, câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 11. 
- Tham khảo các ý kiến của đồng nghiệp;
- Lấy các ý kiến từ phía học sinh;
- Kết hợp vận dụng sáng kiến vào giảng dạy trên lớp;
- Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy có vận dụng sáng kiến để có những điều chỉnh hợp lí.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nghị quyết số 29/NQ - TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. “ Đổi mới căn bản hình thức, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo đảm bảo trung thực khách quan. Việc thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp và sử dụng KTĐG trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình và xã hội”.Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG) thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tập trung chỉ đạo đổi mới các hoạt động này nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học. [3] Trong trang này, đoạn “Nghị quyết số 29/NQcác trường trung học” được tham khảo từ TLTK số 3.
- Thực hiện đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, thể hiện ở các hình thức KTĐG đều hướng tới phát triển năng lực học sinh theo đặc thù môn học. Chú ý việc phân tích kết quả kiểm tra so sánh kết quả kiểm tra giữa các lớp qua đó điều chỉnh hoạt động dạy và học tập.
- Nâng cao chất lượng kiểm tra thông qua việc thiết lập ma trận đề, bám sát chuẩn KTKN. Đề kiểm tra phải có 4 cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Từ đó triển khai dạy học bám sát đối tượng, khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, hướng dẫn học sinh tự biết đánh giá năng lực bản thân và đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên phải xác định được năng lực đầu ra cần đạt được của mỗi tiết học hay chủ đề, khối lớp sau khi giảng dạy nhằm tiến hành KTĐG đúng thực chất.
- Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không?
 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tế dạy học tin học ở trường THPT các năm qua, tôi thấy phần lớn học sinh nhận xét nội dung tin học lớp 11 là tương đối khó. Nên các học sinh tiếp thu bài học một cách rất thụ động theo kiểu chép lại bài giảng, học thuộc lòng kiến thức mà không biết vận dụng kiến thức dẫn đến các em học tủ, học lệch; dẫn đến kết quả bài kiểm tra không cao.
 2.3 Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
	Dưới đây là đề xuất một đề kiểm tra, áp dụng cho chương trình Tin học 11 nhằm giúp học sinh chủ động nắm kiến thức một cách toàn diện tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện tính tự chủ trong giải quyết vấn đề hạn chế được việc sử dụng tài liệu trong khi làm bài kiểm tra góp phần năng cao chất lượng học tập của học sinh.
ĐỀ KIỂM TRA LÍ THUYẾT (1 TIẾT)
A. Mục đích của đề kiểm tra
 1. Kiến thức:
- Nắm được tác dụng của chương trình con.
- Biết phân loại chương trình con.
- Nhận biết được các thành phần trong một thủ tục và một hàm.
- Sử dụng được lời gọi thủ tục,hàm.
- Biết khai báo hàm.
 2. Kĩ năng: 
- Viết được chương trình con đơn giản sử dụng hàm.
B. Hình thức
- Lí thuyết
C. Ma trận đề:
 Cấp độ
Tên 
chủ đề 
(nộidung, chương) 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TNKQ
TL
TL
Nội dung1: Chương trình con và phân loại
- Nắm được tác dụng của chương trình con.
- Biết phân loại,cấu trúc chương trình con.
Hiểu được cách phân loại chương trình con.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu: 4
Số điểm: 1.2
Số câu: 2
Số điểm: 0.6
Số câu: 
Số điểm: 
Số câu: 
Số điểm:
Số câu:6
Số điểm: 1.8
Tỉ lệ: 18 %
Nội dung 2: Thủ tục
Nhận biết các thành phần trong một thủ tục
Hiểu được hoạt động của một thủ tục cụ thể, sử dụng lời gọi thủ tục
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu: 5
Số điểm: 1.5
Số câu: 4
Số điểm: 1.2
Số câu: 
Số điểm:
Số câu: 
Số điểm:
Số câu: 9
Số điểm: 2.7
Tỉ lệ: 27 %
Nội dung 3: Hàm
Nhận biết được các thành phần trong hàm, biết khai báo hàm.
Hiểu được cách khai báo hàm, sử dụng hàm.
Học sinh viết được hàm với bài toán quen thuộc
Học sinh hoàn chỉnh chương trình với bài toán giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu: 1
Số điểm: 0.3
Số câu: 4
Số điểm: 1.2
Số câu: 1
Số điểm: 2.0
Số câu:1
Số điểm: 2.0
Số câu: 7
Số điểm: 5.5
Tỉ lệ: 55%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Số câu: 10
Số điểm: 3.0
Số câu: 10
Số điểm: 3.0
Số câu: 2
Số điểm: 4.0
Tổng số câu: 22
Tổng số điểm: 10
D. Câu hỏi:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 6 điểm) 
(Chọn phương án đúng và điền kết quả vào ô lựa chọn ở bảng điền kết quả)
Câu 1: (0.3 điểm) ND1.NB.TNKQ.1 
Trong các chương trình con chuẩn sau đây, chương trình con chuẩn nào là thủ tục chuẩn?
A. Sin(x);	B. Sqrt(x);
C. Length(S);	D. Delete (S,5,1); [1] Trong trang này, câu 1 được tham khảo từ TLTK số 1.
Câu 2: (0.3 điểm) ND1.NB.TNKQ.2
Nói về cấu trúc của một chương trình con, khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Phần đầu và phần thân nhất thiết phải có, phần khai báo có thể có hoặc không.
B. Phần khai báo có thể có hoặc không có tùy thuộc vào từng chương trình cụ thể.
C. Phần đầu có thể có hoặc không có cũng được.
D. Phần đầu nhất thiết phải có để khai báo tên chương trình con. [1] Trong trang này, câu 2 ® câu 5 được tham khảo từ TLTK số 1; câu 6 được tham khảo từ TLTK số 2
Câu 3: (0.3 điểm) ND1.NB.TNKQ.3
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Một chương trình con nhất thiết phải có tham số hình thức.
B. Một chương trình con nhất thiết phải có biến cục bộ.
C. Một chương trình con nhất thiết phải có tham số hình thức không nhất thiết phải có biến cục bộ.
D. Một chương trình con có thể có tham số hình thức và cũng có thể không có biến cục bộ. [1]
Câu 4: (0.3 điểm) ND1.NB.TNKQ.4
Sử dụng chương trình có tác dụng gì?
A. Làm cho chương trình con trở nên dễ đọc, dễ hiểu, dễ kiểm tra, phát hiện lỗi, dễ chỉnh sửa và nâng cấp chương trình.
B. Có thể giao cho nhiều người cùng tham gia viết một chương trình.
C. Tránh được việc phải viết lặp đi lặp lại nhiều lần một khối lệnh nào đó.
D. Cả A, B,C. [1]
Câu 5: (0.3 điểm) ND1.TH.TNKQ.1
Giả sử có hai biến xâu X và Y (Y đã có giá trị) câu lệnh nào sau đây là không hợp lệ ?
A. X:= Copy (Y,5,3);	C. X:= Delete (Y,5,3);
B. X:= Y;	D. Delete (Y,5,3). [1]
Câu 6: (0.3 điểm) ND1.TH.TNKQ.2
Sự khác nhau cơ bản giữa chương trình con hàm và thủ tục là:
A. Hàm khác thủ tục ở phần khai báo.
B. Hàm trả về giá trị còn thủ tục thì không.
C. Không có sự khác biệt.
D. Đáp án A, B đúng. [2]
Cho chương trình sau (Áp dụng cho các câu 7, 8, 9, 10, 11).
Program 	Kiemtra;
Var	a,b,S : Byte;
Procedure	TD (var x: Byte; y: Byte);
	Var	i: Byte;
	Begin
	i := 5;
	Write ( x, ‘ ‘, y);
	 x := x +i ;
	 y:= y +i ;
	 S := x + y ;
	Writeln ( x, ‘ ‘, y);
	End;
Begin
	Write (‘ nhap a va b ‘); readln(a,b);
	TD (a,b);
	Writeln (a, ‘ ‘, b, ‘ ‘,S);
Readln
End.
Câu 7: (0.3 điểm) ND2.NB.TNKQ.1
Trong chương trình trên có các biến cục bộ là:
A. x và y;	B. i;	C. a và b;	D. S.
Câu 8: (0.3 điểm) ND2.NB.TNKQ.2
Trong chương trình trên có các biến toàn cục là:
A. x và y;	B. i;	C. a và b;	D. a, b, S.
Câu 9: (0.3 điểm) ND2.NB.TNKQ.3
Trong chương trình trên có các tham số thực sự là:
A. x và y;	B. i;	C. a và b;	D. a, b, S.
Câu 10: (0.3 điểm) ND2.NB.TNKQ.4
Trong chương trình trên có các tham số hình thức là:
A. x và y;	B. i;	C. a và b;	D. a, b, S. 
Câu 11: (0.3 điểm) ND2.TH.TNKQ.1
Giả sử khi chạy chương trình ta nhập a=5, b=7 thì kết quả in lên màn hình là:
A. 5 7
 10 12
 7 12 22
 B. 5 7
 10 12
 10 7 22
C. 5 7
 5 7
 10 7 22
D. 5 7
 5 7
 10 7 0
[1] Trong trang này, từ câu 7 ® câu 11 tham khảo từ TLTK số 1
Câu 12: (0.3 điểm) ND2.NB.TNKQ.5
Trong lời gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay thế bằng các giá trị cụ thể gọi là:
A. Tham số giá trị; 	B. Tham số hình thức;	
C. Tham biến;	D. Tham số thực sự.
Câu 13: (0.3 điểm) ND2.TH.TNKQ.2
Muốn khai báo x,y,z là tham số giá trị (x,y, z thuộc kiểu Integer) trong thủ tục có tên là “ABC” thì khai báo nào sau đây là đúng?
A. Procedure ABC (x,y,z : Integer);
B. Procedure ABC ( Var x,y,z : Integer);
C. Procedure ABC (x : Integer; Var y,z : Integer);
D. Procedure ABC ( Var x: Integer; y,z : Integer); [2] Trong trang này, câu 13 và câu 17 được tham khảo từ TLTK số 2; câu 16 được tham khảo từ TLTK số 1.
Câu 14: (0.3 điểm) ND2.TH.TNKQ.3
Cho khai báo biến và khai báo đầu của thủ tục như sau:
Var	x, S: Integer; ch: char;
Procedure TT(y : Integer; kytu : char);
Vậy lệnh gọi thủ tục nào dưới đây là đúng:
A. S := TT(x,ch);	B. TT(x,ch);	C. TT(ch,x);	D. TT;
Câu 15: (0.3 điểm) ND2.TH.TNKQ.4
Cho a là biến nguyên a=6 và khai báo thủ tục:
Procedure	TT(Var y : Integer);
	Begin
	 y := y +1;
	end;
Sau khi gọi thủ tục TT(a); thì giá trị của biến a là:
A. 7;	B. 6;	C. 5;	D. tất cả đều sai.
Câu 16: (0.3 điểm) ND3.NB.TNKQ.1
Để khai báo hàm trong Pascal bắt đầu bằng từ khóa.
A. Program	B. Procedure	C. Function	D. Var [1]
Câu 17: (0.3 điểm) ND3.TH.TNKQ.1
Giả sử ta có hàm luythua(a,n: Integer) : Integer; để tính an được định nghĩa như sau:
Function	luythua (a,n: Integer) :Integer;
Var	tich,i : Integer;
Begin
	Tich :=1;
	For i := 1 to n do tich := tich * a;
	Luythua := tich;
End;
Cần sử dụng hàm luythua trên như thế nào để tính được 210 ?
A. luythua(2, 10);	B. luythua(10,2);
C. luythua(a,n,10,2)	D. luythua(a,n,2,10); [2]
Câu 18: (0.3 điểm) ND3.TH.TNKQ.2
Cách khai báo nào sau đây là hợp lệ ?
A. Function Ham(x,y : Integer) : Integer;
B. Function Ham(x,y : Integer);
C. Function Ham(x,y : real) : Integer;
D. Function Ham(x,y : real) : longint;
Câu 19: (0.3 điểm) ND3.TH.TNKQ.3
Cho đoạn chương trình:
Function	tinh(a : byte) : Integer;
Var	i : byte; tam : Word;
Begin
	Tam := 1;
	For i := 1 to a do
	 Tinh := tam;
End;
Kết quả trả về của hàm thuộc kiểu dữ liệu nào?
A. Byte	B. Word	C. Integer	D. Real
Câu 20: (0.3 điểm) ND3.TH.TNKQ.4
Khẳng định nào sau đây là đúng ?
A. Lời gọi hàm nhất định phải có tham số thực sự còn lời gọi thủ tục không nhất thiết phải có tham số thực sự.
B. Lời gọi thủ tục nhất thiết phải có tham số thực sự còn lời gọi hàm không nhất thiết phải có tham số thực sự.
C. Cả lời gọi hàm và lời gọi thủ tục đều phải có tham số thực sự 
D. Lời gọi hàm và lời gọi thủ tục có thể có tham số thực sự hoặc không có tham số tham số thực sự tùy thuộc vào từng thủ tục. [1] Trong trang này, câu 20 được tham khảo từ TLTK số 1, mục 1 ở phần tự luận được tham khảo từ TLTK số 4; mục 2 ở phần tự luận được tham khảo từ TLTK số 5
II.PHẦN TỰ LUẬN : (4 điểm).
1. ( 2 điểm) ND3.VDT.TL.1
 Viết hàm tìm ước chung lớn nhất của 2 số nguyên UCLN(x,y). [4]
2. (2 điểm) ND3.VDC.TL.1
Sử dụng hàm này để tìm bội chung nhỏ nhất của 4 số nguyên a,b,c,d được nhập từ bàn phím trong chương trình chính.
(yêu cầu viết và sử dụng các chương trình con trong chương trình chính viết chung một chương trình).
Kết quả đưa ra màn hình. [5]
E. Hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm.
I.Trắc nghiệm:( 6 điểm) Mỗi ý đúng được 0.3 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
C
D
D
C
D
B
D
C
A
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
B
A
A
B
A
C
A
A
C
D
II. Tự luận: (4 điểm)..
 (Đây chỉ là một cách giải nếu học sinh làm cách khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa).
Câu
Đáp án
Thang điểm
1
Program 	Boi_chung_nho_nhat;
Uses	Crt;
Var	a,b,c,d,kq:integer;
Function UCLN(x,y: integer):integer;
 Var sodu: Integer;
 Begin
 While y 0 do
 Begin
 sodu:= x mod y;
 x:=y;
 y: = sodu;
 End; 
 UCLN:=x;
 End;
2 điểm
1 điểm
1 điểm
2
Function BCNN(x,y: integer):integer;
 Begin
 BCNN:= (x*y) div UCLN(x,y);
 End;
Begin
 Write (‘nhap vao 4 so:’); readln(a,b,c,d);
 kq:= BCNN(a,b);
 kq:= BCNN(kq,c);
 kq:= BCNN(kq,d);
 Writeln (‘boi chung nho nhat cua 4 so la:’, kq);
Readln;
End.
 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài “Vận dụng kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực Tin học 11 vào chương trình con và lập trình có cấu trúc” giúp các thấy tự tin hơn trong giờ kiểm tra không còn lúng túng trong khi làm bài, đạt kết quả cao trong bài kiểm tra.
Sau khi vận dụng đề tài này tôi thấy đa số học sinh năm vững kiến thức hơn. Thấy việc làm bài kiểm tra không đơn thuần chỉ học thuộc lòng nội dung bài học mà phải biết liên hệ nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. Từ đó thúc đẩy học sinh tham gia hoạt động tích cực như thảo luận nhóm, chia sẻ, hợp tác với bạn bè và tự giác học tập.
Việc thực nghiệm được tiến hành vào năm học 2016 - 2017tại trường THPT Yên Định 1, chọn các lớp 11A8 tiến hành thực nghiệm ra đề kiểm tra theo định hướng năng lực, lớp đối chứng 11A6 ra đề kiểm tra theo phương pháp truyền thống.
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Tên lớp
Sĩ số
Tên lớp
Sĩ số
11A8
50
11A6
42
Trong quá trình giảng dạy, tôi theo dõi đánh giá tính tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh. Kết thúc thực nghiệm tôi tiến hành phân tích, xử lý kết quả từ các mẫu báo cáo bằng phương pháp toán học.
a. Kết quả điểm bài kiểm tra 
Lớp
Sĩ số
Kết quả điểm bài kiểm tra
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
Thực nghiệm
50
8
16
27
54
15
30
Đối chứng
42
22
52,4
17
40,5
3
7,1
Biểu đồ thể hiện kết quả đánh giá của bài kiểm tra
Quan sát biểu đồ trên ta thấy, kết quả điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. 
b. Hứng thú học tập của học sinh
Lớp
Sĩ số
Mức độ hứng thú (%)
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Thực nghiệm
50
15
30
27
54
8
16
0
0
Đối chứng
42
2
4,8
13
30,9
18
42,9
9
21,4
Biểu đồ kết quả kiểm tra mức độ hứng thú của học sinh
Từ biểu đồ trên cho ta thấy: Hứng thú học tập của học sinh giữa hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng không giống nhau. Tỷ lệ học sinh biểu hiện trong các mức độ hứng thú học tập ở hai lớp có sự chênh lệch đáng kể.
Qua quá trình phân tích kết quả thực nghiệm cho thấy:
- Kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Trong đó tỷ lệ học sinh đạt kết quả loại khá, giỏi ở lớp thực nghiệm là cao hơn hẳn.
- Khả năng tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh lớp thực nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ học sinh ở lớp thực nghiệm hiểu bài hơn, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề tốt hơn lớp đối chứng.
- Trong giờ kiểm tra thực nghiệm học sinh có hứng thú học tập hơn, nguyên nhân chủ yếu là do đề kiểm tra không chỉ học thuộc lòng nội dung bài học mà đòi hỏi học sinh liên hệ nội dung bài học vào thực tiễn cuộc sống, phải biết tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề, tình huống tro

Tài liệu đính kèm:

  • docvan_dung_kiem_tra_danh_gia_theo_dinh_huong_nang_luc_tin_hoc.doc