Ứng dụng các trò chơi truyền hình nhằm tạo hứng thú học tập, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cho học sinh qua dạy học một số bài môn Tin học 10 ở Trường Thpt

Ứng dụng các trò chơi truyền hình nhằm tạo hứng thú học tập, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cho học sinh qua dạy học một số bài môn Tin học 10 ở Trường Thpt

Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người - là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, trong xu thế của hội nhập và phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật kéo theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ cả về nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa chiến lược.

 Mặt khác, mục tiêu của giáo dục Việt Nam ngày nay là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp. Về cách học, khuyến khích học sinh lấy tự học là chính, học tập một cách chủ động và sáng tạo. Chính vì thế, việc hình thành và rèn luyện cho người học sự hiểu biết, tâm thế chủ động điều khiển quá trình học tập của bản thân, phát huy nội lực là việc làm cấp thiết của các nhà giáo dục.

Để thực hiện được nhiệm vụ đó, giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm cho thế hệ tương lai là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân vì như Bác Hồ đã nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” [1]. Vì vậy ngoài việc dạy học các kiến thức trong chương trình giáo dục cho học sinh thì việc cung cấp những kiến thức, kỹ năng cấp thiết trong cuộc sống cũng là một điều quan trọng không kém góp phần truyền tải các kiến thức, kỹ năng mềm đến những công dân trẻ tuổi một cách ngắn nhất, khoa học nhất, hiệu quả nhất.

 

doc 24 trang thuychi01 14526
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ứng dụng các trò chơi truyền hình nhằm tạo hứng thú học tập, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cho học sinh qua dạy học một số bài môn Tin học 10 ở Trường Thpt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP, TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT TRONG CUỘC SỐNG CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI MÔN TIN HỌC 10 Ở TRƯỜNG THPT.
Người thực hiện: Trịnh Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người - là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, trong xu thế của hội nhập và phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật kéo theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ cả về nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa chiến lược.
 Mặt khác, mục tiêu của giáo dục Việt Nam ngày nay là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp. Về cách học, khuyến khích học sinh lấy tự học là chính, học tập một cách chủ động và sáng tạo. Chính vì thế, việc hình thành và rèn luyện cho người học sự hiểu biết, tâm thế chủ động điều khiển quá trình học tập của bản thân, phát huy nội lực là việc làm cấp thiết của các nhà giáo dục. 
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm cho thế hệ tương lai là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân vì như Bác Hồ đã nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” [1]. Vì vậy ngoài việc dạy học các kiến thức trong chương trình giáo dục cho học sinh thì việc cung cấp những kiến thức, kỹ năng cấp thiết trong cuộc sống cũng là một điều quan trọng không kém góp phần truyền tải các kiến thức, kỹ năng mềm đến những công dân trẻ tuổi một cách ngắn nhất, khoa học nhất, hiệu quả nhất. 
	Trong thời đại ngày nay, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tác động đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội, đóng vai trò không nhỏ đến sự phát triển chung của nhân loại. Đảng và nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Tin học, cũng như yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh. Trong các môn học và hoạt động giáo dục của trường THPT thì môn tin học là một trong những môn học đặc thù, kiến thức khá khô khan. Mặt khác, do tâm lý chung của đa số học sinh, phụ huynh học sinh và thậm chí cả giáo viên thì môn Tin học vẫn là môn học phụ. Đặc biệt đối với học sinh lớp 10,11 do mới bước vào môi trường học tập mới nên còn khá nhiều áp lực để khẳng định bản thân ở một số môn học trong việc lựa chọn khối học, còn đối với học sinh lớp 12 lớp cuối cấp áp lực thi cử nặng nề nên gần như các em không quan tâm đến các môn học mà không phục vụ cho việc lựa chọn khối thi, hay thi tốt nghiệp trong đó có môn Tin học đó cũng là một trong những lý do khiến giáo viên cũng chưa có sự đầu tư cho môn học, tiết học còn diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng nhưng chưa thực sự hiệu quả, học trò học đối phó, chiếu lệ, không tập trung, giờ học chưa gây được hứng thú nên hiệu quả giáo dục của bộ môn chưa thực sự đạt được theo yêu cầu. 
Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học với định hướng “lấy học sinh làm trung tâm” và nhằm mục đích phát triển năng lực cho học sinh. Là giáo viên dạy môn Tin học tôi luôn xác định rằng: Việc làm cho học sinh hiểu và mong muốn tìm hiểu một số kiến thức kỹ năng đặc trưng của môn học rồi ứng dụng nó vào các hoạt động hàng ngày là một điều khó vì các kiến thức thuộc phân môn đa số là những kiến thức rất “khô khan” mang nặng tính chất “thao tác thực hành” và “khó truyền đạt” nên muốn làm được điều đó, người giáo viên cần phải năng động, sáng tạo và linh hoạt trong sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học. Phải khơi dậy được ở người học niềm đam mê hứng thú với tiết học, môn học như Bác Hồ đã từng dạy: “Siêng học tập thì mau biết, siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến”, “các thầy nên thi nhau tìm cách dạy sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng và thiết thực” và trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc Bác cũng yêu cầu “Trong lúc học cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học” [2] mới tạo được hứng thú học tập, phát triển được năng lực người học và đạt được mục tiêu giáo dục như mong muốn. 
Bên cạnh đó, môn Tin học 10 có một số nội dung, chủ đề khá thuận lợi để giáo viên thực hiện việc tích hợp một số kiến thức liên môn, các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực để học sinh tìm hiểu một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống như: rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, vấn đề bạo lực học đường, nghiện game ..Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Ứng dụng các trò chơi truyền hình nhằm tạo hứng thú học tập, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cho học sinh qua dạy học một số bài môn tin học 10 ở trường THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2018-2019. Đây là vấn đề khiến tôi suy nghĩ rất nhiều trong quá trình công tác giảng dạy ở trường THPT Thọ xuân 5, đề tài rất thiết thực và rất cần thiết hiện nay trong việc giảng dạy môn học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đưa ra cách tiến hành ứng dụng trò chơi trong một số chương trình truyền hình trong dạy học một số bài môn tin học 10 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, không bị khô khan, nhàm chán nhưng cũng không làm ảnh hưởng tới mục tiêu của bài học. Qua quá trình nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm tôi đã giải tỏa được những vướng mắc mà trước đây khi dạy học tôi đã gặp phải. Từ đó tạo được niềm tin cho đồng nghiệp và học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Là các trò chơi trong một số chương trình truyền hình, có liên quan đến một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống như: giáo dục giới trẻ tránh xa game online, nghiện facebook, đăng tải các video không lành mạnh, văn hóa sử dụng mạng thông tin dùng chung, việc tung vius vào mạng....thông qua nội dung một số bài như phần mềm máy tính, những ứng dụng của tin học, tin học và xã hội và các dịch vụ cơ bản của internet... trong sách giáo khoa tin học 10 nhằm tạo hứng thú học tập, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục một số kiến thức, kỹ năng về một sô vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cho học sinh.
- Đề tài phân tích thực trạng hứng thú học tập của học sinh đối với môn Tin học.
- Tìm hiểu nguyên nhân làm học sinh chưa hứng thú, chưa đam mê với môn học.
- Khảo sát, đánh giá được thực trạng việc học tập của học sinh một số lớp được chọn làm đối tượng nghiên cứu trước và sau tác động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu sách giáo khoa, báo, tài liệu, giáo trình, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết cơ bản liên quan đến nội dung đề tài. Trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp khái quát, rút ra những vấn đề cần thiết cho đề tài.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
	Tham gia dự giờ lấy ý kiến của thầy cô phụ trách việc giảng dạy môn tin học ở trường. Từ đó xác định được những khó khăn trong việc triển khai dạy học môn Tin học. Thăm dò trao đổi ý kiến với giáo viên về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Tiếp thu ý kiến của các thầy cô giáo khi tiến hành xây dựng các nội dung bài học liên quan đến nội dung đề tài.
Phương pháp thực nghiệm
	Trên cơ sở đề xuất ý tưởng đề tài sẽ giúp chúng ta sẽ khắc sâu kiến thức, đồng thời tiến hành soạn giáo án thực nghiệm, thực hiện việc thực nghiệm tại trường nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu và đề xuất của đề tài. 
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
	Thông qua kết quả quan sát tiết dạy, phân tích, kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh, xử lý thống kê rồi rút ra những kết luận cần thiết. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Dạy học là một quá trình nhận thức, là quá trình hoạt động của thầy – trò, trong đó học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt động học. Nhiệm vụ của quá trình dạy học là hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo và phải làm cho trí tuệ của học sinh phát triển, phát hiện ra những dự trữ về sự phát triển trí tuệ của học sinh tiềm tàng ngay trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó vai trò của thầy cô giáo là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo cho học sinh các hoạt động trong giờ học. Giáo viên cần cân nhắc, chọn lọc, sắp xếp theo trình tự logic để chuyển tải kiến thức sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dành cho dạy học, đặc biệt là phù hợp với từng đối tượng học sinh, làm thế nào để mọi học sinh trong lớp đều tham gia hoạt động, vừa đảm bảo nhịp độ chung nhưng cũng là điều kiện cho học sinh phát triển hết năng lực của bản thân.
	Về đổi mới phương pháp dạy học, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây rất được quan tâm. Song trong thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy học chưa thu được kết quả như mong muốn. Vẫn còn tồn tại những phương pháp giảng dạy như “Thầy đọc trò chép” hay thầy đọc chép và trò ghi chép”, hay đã đổi mới rồi xong chưa thu được kết quả như mong muốn. [2]
Mặt khác công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về các vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cho thanh, thiếu niên và học sinh trong nhà trường hiện nay là vấn đề được lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem trọng hàng đầu trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Để tăng cường hiệu quả giáo dục nói chung và hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục các vấn đề cấp thiết trong cuộc sống của nhà trường nói riêng, Khoản 2 - Điều 28 - Luật Giáo dục đã chỉ rõ: “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [3]
Muốn tạo ra được sự thống nhất giữa nhận thức và hành động theo nguyên lý “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”, trong giảng dạy môn Tin học với nội dung được lồng ghép để tuyên truyền phổ biến, giáo dục một số kiến thức, kỹ năng về các vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cần phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức pháp luật cơ bản gắn với những hoạt động thường ngày của học sinh như vấn đề: Sử dụng Internet một cách văn minh, không lan truyền vius vào mạng, vấn đề nghiệm game của giới trẻ, việc đăng tải những video nhạy cảm đây là nhũng nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, suy thoái đạo đức của giới trẻ hiện nay Như vậy, việc học sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn và đây là nguồn cung cấp tư liệu để học sinh khai thác nội dung học tập và tiếp nhận kiến thức về các vấn đề cấp thiết của xã hội một cách tích cực, tự giác. 
Vì thế, việc ứng dụng trò chơi trong một số chương trình truyền hình cùng nhằm tạo hứng thú học tập, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống là việc làm thiết thực để góp phần thực hiện hóa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Nội dung kiến thức môn tin học 10 là những kiến thức lí thuyết thường mờ nhạt và trừu tượng. Do đó học sinh rất khó khăn trong quá trình tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức vừa nghiên cứu, gây ra sự nhàm chán đối với môn học. Còn về phía học sinh, có thói quen thụ động quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện một cách máy móc, những gì giáo viên đã giảng và chỉ biết những kiến thức mà giáo viên đã cung cấp. Mặt khác xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương trình còn ở mức độ, tâm lí coi nhẹ môn học của học sinh..... và còn nhiều lí do khác nữa được đưa ra để biện minh cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Xong tôi thiết nghĩ mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người giáo viên Tin học cũng đang dạt theo sự ngại học của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức thế nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú.
Mặt khác, đứng trước thực trạng hết sức báo động về tình hình vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên và học sinh hiện nay như: Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong 5 năm (2010 - 2015) có 47.000 vụ vi phạm pháp luật hình sự do học sinh, sinh viên gây ra. 
Việc trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật về một số vấn cấp thiết trong cuộc sống cho học sinh với một số nội dung quan trọng, gần gũi, liên quan đến hoạt động thường ngày của các em như: Sử dụng Internet một cách văn minh, không lan truyền vius vào mạng, nghiệm game của giới trẻ, việc đăng tải những video nhạy cảm đây là nhũng nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, suy thoái đạo đức của giới trẻ hiện nay.đã được hướng dẫn đưa vào chương trình dạy học một số môn học ở trường THPT trong đó có môn Tin học. Xong học sinh vẫn khá thờ ơ với những quy định của pháp luật về một số vấn đề cấp thiết của xã hội đã được lồng ghép trong các môn học của nhà trường? Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có hứng thú học tập với bộ môn Tin học, thể hiện ở việc đầu năm trong tiết học đầu tiên tôi đều tiến hành điều tra hứng thú học tập của học sinh với môn Tin học ở các lớp tôi dạy, tìm hiểu nguyên nhân chính làm các em chưa có hứng thú với các bài học của bộ môn, đồng thời điều tra hiểu biết kiến thức pháp luật cơ bản và khả năng tuyên truyền những kiến thức pháp luật đã được học ở nhà trường đến bạn bè và người thân của học sinh qua một số bài học có nội dung liên quan, để kiểm tra hiệu quả tuyên truyền, giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay đạt được ở mức độ nào. 
Cơ sở để thực hiện điều tra là các em đã được học môn Tin học với những nội dung liên quan ở cấp học dưới (THCS), qua đó để nắm bắt tình hình chung về quan điểm thái độ học tập của học sinh đối với bộ môn và đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của bộ môn. Nội dung phiếu điều tra được trình bày như sau: (Phiếu điều tra không yêu cầu ghi tên người được điều tra để đảm bảo tính khách quan). 
1. Phiếu điều tra về mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với môn Tin học
Đánh dấu X vào mức độ hứng thú học tập của em đối với môn Tin học.
Rất thích
Bình thường
Không thích
2 . Chọn một trong các nguyên nhân chủ yếu làm em chưa hứng thú với các bài học có liên quan đến kiến thức thực tế.
STT
Các nguyên nhân
Phương án chọn
1
Do tiết học còn buồn tẻ, không lôi cuốn.
2
Do kiến thức SGK khô khan, nhiều lý thuyết
3
Do đó là môn học phụ
4
Ý kiến khác
`3. Hãy chọn một trong các nguyên nhân sau đã hoặc có thể khiến em vi phạm pháp luật về ATGT; Luật bảo vệ môi trường; an toàn trong sử dụng điện tiết kiệm điện năng
STT
Các nguyên nhân
Phương án chọn
1
Do cố ý vi phạm
2
Do chưa hiểu rõ quy định của pháp luật và chưa thấy rõ hậu quả của việc vi phạm pháp luật.
3
Do chưa biết các quy định của pháp luật 
4
Ý kiến khác
4. Đánh dấu X vào ô tương ứng thể hiện khả năng tuyên truyền những kiến thức đã được học của em đến bạn bè, người thân và những người xung quanh.
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
[1]
Kết quả điều tra như sau:
Bảng 2.2.1. Thống kê về hứng thú học tập của học sinh với môn học Tin học
Mức độ hứng thú
Năm học 2018 - 2019
Tổng
Lớp 10B5
Lớp 10B2
SL
%
SL
%
SL
%
Rất thích
4
9.5
6
14.3
10
11.9
Bình thường
16
38.1
20
47,6
36
42.9
Không thích
22
52.4
16
38,1
38
45,2
Tổng
42
100
42
100
84
100
Kết quả điều tra trên cho thấy: Chỉ 11,9% tổng số học sinh được điều tra là rất có hứng thú khi học môn Tin học; Trong khi đó có tới 45,2% tổng số học sinh được điều tra không thích học môn Tin học. Cho nên một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên trong đó có học sinh không trang bị được kiến thức kỹ năng về một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cho bản thân qua các nội dung liên quan đến bài học vì thế việc thiếu hiểu biết về kiến thức, kỹ năng về một số vấn đề cấp thiết của xã hội ở không ít học sinh là điều dễ hiểu thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2.2. Thống kê tự đánh giá nguyên nhân đã hoặc có thể dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của HS đối với một số vấn đề cấp thiết của cuộc sống.
Nguyên nhân
Năm học 2018 - 2019
Tổng
Lớp 10B5
Lớp 10B2
SL
%
SL
%
SL
%
Do cố ý vi phạm
6
14,3
7
16.7
13
15.5
Do chưa hiểu rõ các quy định về một số vấn đề cấp thiết của cuộc sống và chưa thấy rõ hậu quả của nó.
19
45,2
15
35.7
34
40.5
Do chưa biết các quy định, nguyên tắc trong một số lĩnh vực cấp thiết của cuộc sống.
13
31
18
42,3
31
36.9
Ý kiến khác
4
9.5
2
4.8
6
7.1
Tổng
42
100
42
100
84
100
	Như vậy, với tổng số học sinh được điều tra là 84 học sinh, kết quả có 15.5% tổng số học sinh được điều tra cho rằng mình vi phạm các quy định pháp luật là do cố ý. Trong khi đó có tới 84,5% tổng số học sinh được điều tra cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến và có nguy cơ dẫn đến hành vi, vi phạm pháp luật của mình là do chưa hiểu rõ quy định nguyên tắc trong một số lĩnh vực cấp thiết của cuộc sống, chưa thấy rõ hậu quả của nó và chưa biết các quy định của pháp luật liên quan. Do thiếu những hiểu biết và kiến thức cơ bản nhất về một số vấn đề cấp thiết của cuộc sống, xã hội nên một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên, trong đó có học sinh đã không biết tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, không tự giác chấp hành luật pháp, thậm chí vi phạm pháp luật. Hay nói cách khác, họ vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của sự vi phạm pháp luật. Có một số học sinh cho rằng: Cứ lên mạng là có thể tự do bình luận, tự do đăng tải các video và cho rằng không ảnh hưởng tới ai cả. Nên chính các em cũng không biết những việc làm của mình là đang vi phạm pháp luật Điều đó cho thấy việc thiếu hiểu biết pháp luật không chỉ gây hại cho người khác mà thậm chí còn gây hại cho chính bản thân mình.
Bảng 2.2.3. Nguyên nhân chủ yếu làm học sinh chưa hứng thú với môn Tin học đặc biệt những bài có liên quan đến nội dung liên quan về một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống.
Nguyên nhân
Năm học 2018 - 2019
Tổng
Lớp 10B5
Lớp 10B2
SL
%
SL
%
SL
%
Do tiết học buồn tẻ, không lôi cuốn
15
35,7
17
40,5
32
38,1
Do kiến thức SGK và những nội dung kiến thức thực tế được cung cấp còn khô khan, nhiều lý thuyết
8
19,4
10
23,8
18
21,4
Do đó là môn học phụ
14
33,3
13
28.9
27
32,1
Ý kiến khác
05
35,7
02
3,9
07
8,4
Tổng
42
100
42
100
84
100
	Như vậy, đa số học sinh chưa trở thành cầu nối trong việc tuyên truyền, giáo dục các kiến thức về một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống đến những người xung quanh, chưa thực hiện được vai trò là những tuyên truyền viên tích cực để tuyên truyền các vấn đề nóng, cấp thiết đến cộng đồng. 
	Vậy làm thế nào để có thể tạo được sự hấp dẫn, cuốn hút đối với học sinh trong các tiết học, từng nội dung của bài học một cách có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán; Làm thế nào để học sinh hiểu rõ được các quy định của pháp luật và tự tin trong việc có thể tuyên truyền kiến thức về một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống đến mọi người. Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy môn T

Tài liệu đính kèm:

  • docung_dung_cac_tro_choi_truyen_hinh_nham_tao_hung_thu_hoc_tap.doc