Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học bài: “Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam” - Địa lý lớp 8
Nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “ Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “ Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân trong đó, có đổi mới phương pháp dạy học và chú trọng kiến thức liên môn trong dạy học, tích hợp nhiều môn học khác nhau trong dạy học là một định hướng lớn của Đảng và nhà nước, là yếu tố quan trọng để đổi mới toàn diện và căn bản nền giáo dục nước nhà. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ góp phần hoàn thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giáo dục, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Địa lý là môn học có tính khái quát cao và kiến thức địa lý có mối quan hệ, sử dụng thành tựu của các môn học khác như toán học, hóa học, sinh học, văn học, lịch sử, vv. Vì vậy, dạy học tích hợp Địa lý với các môn học khác là một tất yếu để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, giúp học sinh nắm kiến thức được sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn.
Địa lý lớp 8- Phần Địa lý tự nhiên Việt Nam trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và khái quát về đặc điểm tự nhiên nước ta. Từ vị trí, địa hình, khoáng sản đến vùng biển, đất đai, sinh vật, Đây là nền tảng cơ bản, là cơ sở để học tập phần Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam. Trong mỗi bài học, hầu hết kiến thức đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều môn học khác, đòi hỏi cần dạy học tích hợp liên môn để mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, vấn đề tích hợp liên môn trong dạy học Địa lý còn hạn chế, nhiều giáo viên còn chưa chú trọng đúng mức vấn đề này, dẫn đến tình trạng nhàm chán cho học sinh khi học Địa lý. Học sinh không có khả năng liên hệ, giải thích các đặc điểm tự nhiên của địa phương, đất nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập Địa lý Kinh tế - Xã hội đất nước sau này. Mặt khác, ảnh hưởng đến phương pháp học tập nói chung, làm giảm hiệu quả dạy học.
I.PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “ Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “ Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân trong đó, có đổi mới phương pháp dạy học và chú trọng kiến thức liên môn trong dạy học, tích hợp nhiều môn học khác nhau trong dạy học là một định hướng lớn của Đảng và nhà nước, là yếu tố quan trọng để đổi mới toàn diện và căn bản nền giáo dục nước nhà. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ góp phần hoàn thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giáo dục, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Địa lý là môn học có tính khái quát cao và kiến thức địa lý có mối quan hệ, sử dụng thành tựu của các môn học khác như toán học, hóa học, sinh học, văn học, lịch sử, vv. Vì vậy, dạy học tích hợp Địa lý với các môn học khác là một tất yếu để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, giúp học sinh nắm kiến thức được sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn. Địa lý lớp 8- Phần Địa lý tự nhiên Việt Nam trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và khái quát về đặc điểm tự nhiên nước ta. Từ vị trí, địa hình, khoáng sản đến vùng biển, đất đai, sinh vật, Đây là nền tảng cơ bản, là cơ sở để học tập phần Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam. Trong mỗi bài học, hầu hết kiến thức đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều môn học khác, đòi hỏi cần dạy học tích hợp liên môn để mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, vấn đề tích hợp liên môn trong dạy học Địa lý còn hạn chế, nhiều giáo viên còn chưa chú trọng đúng mức vấn đề này, dẫn đến tình trạng nhàm chán cho học sinh khi học Địa lý. Học sinh không có khả năng liên hệ, giải thích các đặc điểm tự nhiên của địa phương, đất nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập Địa lý Kinh tế - Xã hội đất nước sau này. Mặt khác, ảnh hưởng đến phương pháp học tập nói chung, làm giảm hiệu quả dạy học. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình thực hiện chương trình Địa Lý lớp 8, tôi thấy rõ tính ưu việt của phương pháp dạy học tích hợp liên môn hơn hẳn những phương pháp được vận dụng trước đây. Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Cụ thể, trong chương trình Địa Lý 8, bản thân tôi tâm đắc nhất khi dạy tiết 43 - Bài 38 : “Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam” theo hướng tích hợp liên môn. Vì vậy tôi chọn đề tài: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học bài : “Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam”- Địa lý lớp 8, để nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm tòi, đề xuất các nội dung phù hợp trong chương trình THCS để tích hợp dạy học Tiết 43 – Bài 38 - Địa Lý 8. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp để mở rộng dạy học theo hướng tích hợp liên môn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu. - Đề tài tập trung tìm hiểu nội dung của bài 38 và kiến thức các môn liên quan học trong chương trình THCS từ lớp 8 trở xuống. Trên cơ sở đó xây dựng giáo án và thực nghiệm tại cơ sở để đánh giá hiệu quả của sáng kiến. b. Phạm vi nghiên cứu: - Năm học : 2015-2016 và 2016 - 2017. -Áp dụng bài 38 : “ Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam” địa lý 8 4.Phương pháp nghiên cứu: a.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. b.Phương pháp quan sát. c.Phương pháp điều tra ,thu thập và xử lý thông tin. d.Phương pháp suy luận và tư duy lô gic . e.Phương pháp đặt vấn đề II.PHẦN NỘI DUNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN a.Quan điểm tích hợp liên môn trong dạy học nói chung Theo từ điển Tiếng Việt: “ Tích hợp là sự kết hợp những hành động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng, tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự kết hợp, sự hòa hợp”. Theo từ điển giáo dục: “ Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc các lĩnh vực khác nhau của cùng một kế hoạch dạy học”. Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn học mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết liên quan. Ví dụ: Lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục An toàn giao thông (ATGT) vào các môn học Địa lý, Văn học, Giáo dục công dânvv. Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết, phải thấy rằng cuộc sống là một bộ bách khoa toàn thư, là một tập đại thành của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mỗi tình huống xẩy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là một tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một vấn đề, nhiệm vụ nào mà lại không sử dụng tổng hợp, phối hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp học sinh thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng của khối tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lý để giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại. Học theo hướng tích hợp sẽ giúp các em quan tâm hơn đến con người, xã hội và môi trường xung quanh mình, kích thích nhu cầu khám phá tri thức để giải quyết các thắc mắc. Chẳng hạn: Vì sao có sấm chớp?; Vì sao không được chặt cây, phá rừng ?... Tùy theo từng khoa học cụ thể mà có tích hợp các môn khoa học khác với nhau như: Lý - Hóa - Sinh, Văn - Sử - Địa, hoặc có thể tích hợp được môn học tự nhiên với môn học xã hội: Văn, Toán, Hóa, Sinh, Giáo dục công dân b.Quan điểm tích hợp trong dạy học Địa lý Thiết kế bài dạy theo quan điểm tích hợp, không chỉ chú trọng nội dung, kiến thức tích hợp sao cho hợp lý. Mà cần thiết là phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước chiếm lĩnh đối tượng tri thức. Giờ học Địa lý theo quan điểm tích hợp phải là giờ học hoạt động phức hợp, đòi hỏi sự tích hợp các kỹ năng, năng lực liên môn, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kỹ năng riêng rẽ lên một nội dung thuộc “ Nội bộ phân môn”. Địa lý là môn học có nội dung liên quan đến kiến thức của nhiều môn học như: Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân hay Văn học, Toán học,... Vì vậy, trong dạy học Địa lý rất cần thiết thực hiện dạy học liên môn. Với 3 mức độ: Thấp - cao - cao nhất, thì tùy vào bài học hoặc từng phần mà giáo viên cần vận dụng linh hoạt, không cứng nhắc, áp đặt để bài giảng có sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh hơn. 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM aNội dung kiến thức liên môn trong chương trình Địa lý THCS Có thể khẳng định : Địa lý là môn khoa học tổng hợp. Trong Địa lý có các kiến thức của các môn Khoa học tự nhiên như: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, đồng thời cũng có kiến thức của các bộ môn khoa học xã hội như: Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân Vì vậy, khi dạy học Địa lý, để mang lại hiệu quả dạy học cao, thì tích hợp kiến thức liên môn là việc tất yếu cần làm. Chương trình Địa lý 8- Phần Địa lý Tự nhiên Việt Nam cũng có nhiều nội dung cần tích hợp kiến thức liên môn khi giảng dạy như: Môn Lịch sử trong phần: “Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển; trong nội dung về “Vùng Biển Việt Nam”, “Lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam”. Môn Âm nhạc trong các nội dung về khí hậu. Ví dụ, để nói về sự khác biệt của mùa Đông ở Miền Nam và Miền Bắc, ta có thể hát một đoạn trong bài hát “Gửi nắng cho em” của Nhạc sỹ Phạm Tuyên như sau: “Anh ở trong này chưa thấy mùa đông, Nắng vẫn đỏ mận, hồng, đào cuối vụ. Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ, Thật diệu kỳ là mùa đông phương nam.!” Hay nói về sự khác biệt khí hậu giữa Đông - Tây dãy Trường Sơn qua bài hát “Sợi nhớ, sợi thương” của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu với đoạn: “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây Bên nắng đốt, bên mưa quay Em dang tay, em xòe tay...” Hoặc trong hầu hết các bài đều cần thiết phải tích hợp môn Giáo dục công dân để giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường. Qua đây, ta có thể nhận thấy không thể dạy Địa lý mà không tích hợp kiến thức liên môn. b. Thực trạng dạy học Địa lý theo hướng tích hợp liên môn Qua dự giờ, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy trong dạy học Địa lý theo hướng tích hợp liên môn còn khá nhiều hạn chế. Trước hết là do thái độ của phụ huynh và học sinh có phần xem nhẹ bộ môn. Mặt khác, phần lớn giáo viên chỉ mới dừng lại ở mức độ tích hợp nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục dân số. Hoặc nếu có, thì cũng chỉ dừng lại ở việc sử dụng các kiến thức liên môn để minh họa kiến thức Địa lý và chưa sử dụng để học sinh khai thác kiến thức. Trong khi “Dạy học Địa lý theo hướng tích hợp kiến thức liên môn” là việc làm mang lại hiệu quả. Bởi nó giúp học sinh tiết kiệm được thời gian học tập, tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức. Hơn thế nữa, có thể thông qua dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn để rèn luyện kỹ năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào giải quyết các vấn thắc mắc trong quá trình học tập và thực tiễn cuộc sống. 3. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ a.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KHI TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC MỘT BÀI CỤ THỂ *Khái quát nội dung, bố cục bài học Bài học gồm 3 phần: - Phần 1: Giá trị của tài nguyên sinh vật, gồm: + Thực vât. + Động vật. - Phần 2: Bảo vệ tài nguyên rừng. Phần này có 3 nội dung chính: + Nội dung 1: Hiện trạng tài nguyên rừng. + Nội dung 2: Nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên rừng. + Nội dung 3: Hậu quả và biện pháp bảo vệ rừng - Phần 3: Bảo vệ tài nguyên động vật. Được chia làm 2 nội dung: + Nội dung 1: Sự suy giảm tài nguyên động vật + Nội dung 2 : Nguyên nhân của sự suy giảm và biên pháp bảo vệ. *Xác định các môn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của bài học Phần 1: Giá trị của tài nguyên sinh vật - Tích hợp với môn sinh học lớp 6: Bài : Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người. Phần này giáo viên dùng các câu hỏi gợi mở để học sinh thấy rõ vai trò của động vật, thực vật đối với đời sống con người. - Tích hợp với môn Ngữ Văn lớp 6: - Bài tùy bút: “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới. - Tích hợp với kĩ năng xã hội: Giáo viên hướng dẫn học sinh truy cập một số Webside để cập nhật một số thông tin về vật liệu có thể thay thế bê tông cốt thép là cây tre. Công việc này giáo viên có thể hướng dẫn để học sinh chuẩn bị ở nhà. Trong trường hợp, nếu dạy bằng máy chiếu, giáo viên có thể tải các thông tin, tích hợp vào bài giảng để bài giảng thêm sinh động. Ví dụ: Truy cập trang Web: doisong.vnexpress.net/tintuc/nhadep. Để thấy các công trình bằng tre nổi tiếng của Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa. Phần 2: Bảo vệ tài nguyên rừng Hoạt động 1: Hiện trạng tài nguyên rừng: + Tích hợp với môn Toán lớp 7 – Bài 1-chương II: Đại lượng tỉ lệ thuận. Phần này giáo viên sử dụng bảng số liệu ở bài tập 3. Bảng diện tích rừng Việt Nam ( Đơn vị: triệu ha) Năm 1943 1993 2001 Diện tích rừng 14,3 8,6 11,8 Yêu cầu học sinh tính độ che phủ của rừng so với diện tích đất liền (làm tròn: 33 triệu ha), để thấy rõ : Diện tích rừng và độ che phủ có mối quan hệ mật thiết, tỷ lệ thuận với nhau. Hoạt động 2: Nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên rừng: + Tích hợp với môn lịch sử 9: Sách Lịch Sử lớp 9 có đề cấp rất rõ đến nguyên nhân suy giảm tài nguyên rừng là do chiến tranh. Nên giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe một đoạn trong bài 28- Lịch sử lớp 9: “Chiến dịch Ranch Hand là một chiến dịch của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, thực hiện rải chất độc hóa học xuống các khu rừng nhằm triệt hạ khả năng ngụy trang của lực lượng quân giải phóng Miền Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam. Hành động này có thể gây tác dụng hủy hoại lâu dài đối với sự sống trên mặt đất, trong lòng đất, nước sông suối, ao hồ”. - Hoạt động 3: Hậu quả, biện pháp: + Tích hợp với môn Địa lý lớp 7 - Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng, để thấy rõ hậu quả của việc suy giảm rừng là lũ quét, sạt lỡ, xói mòn, biến đổi khí hậu. Xói mòn, sạt lở đất do mất rừng Phần 3: Bảo vệ tài nguyên động vật. Tích hợp với môn Ngữ Văn lớp 8- bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ để thấy rõ nguyên nhân và hiện trạng về suy giảm tài nguyên động vật. Dưới tác động của việc săn bắt động vật vào nhiều mục đích khác nhau của con người đã khiến nhiều loài động vật dần đến tuyệt chủng. Trong đó, săn bắt động vật nhốt trong các vườn bách thú cũng là một trong những nguyên nhân. “ Nhớ rừng” phản ánh tâm trạng căm phẫn, tuyệt vọng của một chú Hổ lớn khi bị giam cầm. “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu Ghét những cảnh không đời nào thay đổi Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng” - Tích hợp môn Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. - Tích hợp môn Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Tích hợp với môn Ngữ Văn lớp 7: Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. - Tích hợp với môn Mỹ thuật lớp 7: Đề tài: Cuộc sống quanh em. Với các nội dung trên giúp học sinh nhận biết và thực hành các biện pháp bảo vệ rừng, bảo vệ động vật. * Giáo án minh họa Tiết 43 - Bài 38: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM I .Mục tiêu bài học: Sau khi học bài này, học sinh cần: 1. Kiến thức: Hiểu được giá trị to lớn của tài nguyên sinh vật Việt Nam. Biết được thực trạng (số lượng và chất lượng) của sinh vật nước ta. Có khả năng vận dụng để tìm ra các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật. 2. Kỹ năng: - Vẽ biểu đồ tỉ lệ % che phủ rừng. - Sử dụng kiến thức liên môn đã học để khai thác phục vụ nội dung bài học. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên sinh vật. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: Bài giảng, phiếu học tập, máy chiếu, máy tính. - Học sinh: Chuẩn bị bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên về: + Giá trị của sinh vật, cho ví dụ. + Truy cập Webside: Doisong.vnexpress.net/tintuc/nhadep để tìm hiểu về công dụng của cây tre trong kiến trúc hiện đại. + Soạn bài theo các câu hỏi in nghiêng. III. Nội dung tích hợp trong bài học: - Tích hợp với môn Sinh học : Vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người. - Tích hợp với Ngữ văn 6: bài Tùy bút: “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới; Tích hợp môn Ngữ văn 8: bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ; Tích hợp Ngữ văn 7: Bài tập làm văn số 5- Văn lập luận chứng minh: Hãy chứng minh rằng: “ Bảo vệ tài rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”; - Tích hợp môn hiểu biết xã hội: Hướng dẫn học sinh truy cập một số địa chỉ trang Web để cập nhật thông tin và số liệu mới. - Tích hợp với môn Toán 7- chương II- bài: Đại lượng tỷ lệ thuận. - Tích hợp môn Lịch sử 9: Chương VI: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975- Bài 28: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống Đế quốc Mỹ ở miền Nam. - Tích hợp môn GDCD 6- bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với nhau; Tích hợp GDCD 7: Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Tích hợp môn Mỹ thuật 7: Đề tài: Cuộc sống quanh em. IV. Tổ chức các hoạt động dạy học. Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Chứng minh rằng “Sinh vật nước ta đa dạng”. Vì sao có sự đa dạng đó? Bài mới: GV đặt vấn đề: Sinh vật nước ta đa dạng, là tài nguyên quý báu của quốc gia. Vậy giá trị của chúng ra sao và đang được khai thác như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Giá trị của tài nguyên sinh vật. ? Dựa vào kiến thức đã học ở môn Sinh học 6 và thực tế, hãy nêu vai trò của sinh vật đối với đời sống con người? Cho ví dụ?(Tích hợp với môn Sinh học 6: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người) Sau khi nêu vấn đề: GV chia HS làm hai nhóm lớn, phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ: + Nhóm 1: Vai trò của thực vật đối với đời sống con người?Cho ví dụ?. Nhóm 2: Vai trò của động vật đối với đời sống con người? Cho ví dụ? Sau 3 phút: Gọi đại diện các nhóm trình bày, bổ sung. - GV chiếu bảng phụ để hoàn thành. - GV mở rộng cho học sinh (Tích hợp với Ngữ văn 6 và Ngữ văn 8 về vai trò của tre và dừa) : “Cây tre không chỉ bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành những nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho đời sống” “ Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: Thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, nấu canh, cùi dừa làm mứt, bánh kẹo..” ? Qua 2 đoạn văn trên, em có nhận xét gì về vai trò của thực vật đối với đời sống con người? Chiếu hình ảnh công trình kiến trúc bằng tre của KTS Võ Trọng Nghĩa. - GV: Sinh vật có giá trị to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy đó là tài nguyên quý giá . Vậy chúng được sử dụng ra sao? Mời các em cùng tìm hiểu tiếp. Hoạt động 2. Bảo vệ tài nguyên rừng - HS làm theo 3 nhóm lớn: Tính độ che phủ rừng ở nước ta dựa vào bảng ở bài tập 3, mỗi nhóm tính một năm. Bảng diện tích rừng Việt Nam ( Đơn vị: triệu ha) Năm 1943 1993 2001 Diện tích rừng 14,3 8,6 11,8 (Lưu ý: Diện tích đất liền làm tròn 33 triệu ha) - Sau 2 phút, GV yêu cầu báo cáo kết quả và chuẩn xác bằng bảng sau: Bảng độ che phủ rừng ở Việt Nam ( %) Năm 1943 1993 2001 Diện tích rừng 43,3 26 35,7 ? Từ đó em có nhận xét gì về hiện trạng tài nguyên rừng ?(Tích hợp với môn toán 7-Đại lượng tỷ lệ thuận: Diện tích rừng giảm làm cho độ che phủ của rừng giảm) - GV liện hệ thực tế ở địa phương: Rừng trồng là chủ yếu. ? Hãy cho biết nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta? GV đọc đoạn trích sau: (Tích hợp với môn Lịch sử 9): “Chiến dịch Ranch Hanh là một chiến dịch trong chiến tranh Việt Nam, thực hiện rải chất độc hóa học xuống các khu rừng nhằm triệt hạ khả năng ngụy trang..” ? Qua đoạn trích trên kết hợp với thực tế, hãy cho biết Mỹ đã sử dụng chất độc gì nhằm phá hủy các cánh rừng của nước ta? ? Ngoài ra, rừng bị suy giảm còn do nguyên nhân nào nữa? (GV chiếu hình ảnh về khai tác tài nguyên rừng quá mức cho phép) - Quan sát H.38.3.SGK: Rừng bị chặt phá làm nương rẫy ? Quan sát ảnh bên hãy cho biết, rừng bị suy giảm gây hậu quả gì? Biện pháp giải quyết?(Tích hợp với Địa lý 7 –tiết 9) GV: Chiếu hình 9.2 –Địa lý 7 GV minh họa: “3h sáng ngày 3-10-2000, một cơn lũ ống ghê gớm chưa từng có đã quét qua bản Nậm Cooi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai châu, biến bản này gần như thành bình địa. Lũ quét đã làm chết 40 người, 25 người bị thương, có 5 gia đình không còn một ai,”( Tích hợp môn GDCD 7-Tiết 22,23: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên) ? Vậy vì sao nói: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta” ?(Tích hợp với môn Ngữ văn 7-Tiết 96,97) Hoạt động 3: Bảo vệ tài nguyên động vật: ? Hãy trình bày hiện trạng tài nguyên động vật nước ta ? ? Nguyên nhân nào làm cho tài nguyên động vật suy giảm ? - HS quan sát H.38.1, H.38.2 và H38.4 (Tích hợp Ngữ văn 8, tiết 73,74: “Nhớ rừng”): Động vật bị săn bắt và giam cầm trong các vườn bách thú là một trong những nguyên nhân. Chú hổ trong “ Nhớ rừng” vô cùng căm phẫn:“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu Ghét những cảnh không đời nào thay đổi” - Liên hệ đến thực trạng ở địa phương: Quán hàng tiêu thụ đặc sản thú rừng ngang nhiên kinh doanh, không có sự quản lý của cơ quan chức năng. ? Qua thực trạng trên, chúng ta nhận thấy, mỗi người cần phải có thái độ, hành động như thế nào để bảo vệ động vật? - GV kết luận: Bảo vệ tốt môi trường và tài nguyên, trong đó có tài nguyên sinh vật thì con người mới có thể tạo ra được một cuộc sống tốt đẹp bền vững, lâu dài.(Tích hợp môn GDCD 6- Tiết 8, bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên) ? Bản thân em đã và sẽ làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật? -Tích hợp môn mỹ thuật 7: Tiết 9,10: Đề tài: Cuộc sống quanh em: ? Bằng những kiến thức môn GDCD, Mỹ thuật, em hãy vẽ bức tranh thể hiện thực trạng tài nguyên sinh vật hoặc các biện pháp bảo vệ loại tài nguyên này? Từ đó thuyết minh về bức tranh đã vẽ?( Chia học sinh thành 2 nhóm, nhóm 1: Vẽ đề tài về
Tài liệu đính kèm:
- tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_day_hoc_bai_bao_ve_tai_ngu.doc