SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ một số loại bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Lớp 8 nhằm khắc phục tình trạng ghi nhớ kiến thức một cách máy móc (học vẹt)

SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ một số loại bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Lớp 8 nhằm khắc phục tình trạng ghi nhớ kiến thức một cách máy móc (học vẹt)

Việc dạy học nhằm đạt được những giá trị: “ Dạy cho người khác muốn học, biết học, kiên trì học và học có kết quả.

Như vậy, việc dạy học không chỉ là cung cấp kiến thức mà phải hướng dẫn học sinh hoạt động, làm việc với các bản đồ, thu thập xử lí thông tin SGK, tham quan khảo sát địa phương tạo hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng thực hành, liên hệ kiến thức trong sách vở với thực tế. Sử dụng các bản đồ trong dạy - học là đặc trưng của môn địa lí và nó rất quan trọng với 2 chức năng: Vừa là nguồn khai thác kiến thức, vừa là phương tiện để minh họa cho kiến thức. Vì thế, sử dụng bản đồ là việc làm cần thiết và thường xuyên ở mỗi cấp học, lớp học và trong mỗi tiết dạy – học môn địa lí.

Tuy nhiên, trong thực tế học sinh lại gần như không coi trọng việc khai thác kiến thức từ bản đồ mà thay vào đó là học thuộc lòng lý thuyết địa lí nên kiến thức mà học sinh có chỉ mang tính chất tạm thời (chỉ một thời gian ngắn) rồi quên, học sinh không có khả năng vận dụng vào thực tế và thường chỉ trình bày kiến thức ở dạng thông hiểu, hiếm khi trả lời được câu hỏi vận dụng (như dạng câu hỏi giải thích vì sao?) hoặc chỉ vận dụng được ở mức độ thấp không vận dụng được ở mức độ cao.

Khác với môn học khác, môn địa lí được đặc trưng gắn liền với bản đồ.khi học bất kì một địa phương, một châu lục hay một đối tượng địa lí thì giáo viên và học sinh không thể trực tiếp đến tận nơi đó để quan sát được chính vì vậy học địa lí không thể thiếu bản đồ. Ngay cả trong thi cử hầu hết các môn không được sử dụng bất kì tài liệu nào trừ môn địa lí được sử dụng átlat địa lí (tức bản đồ). nhưng thực tế rất ít học sinh có kỹ năng biết cách sử dụng bản đồ để khai thác kiến thức hoặc chỉ dừng lại ở việc biết đọc bản đồ nhưng không biết cách phân tích sâu tìm ra mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.

Từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ một số loại bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - lớp 8 nhằm khắc phục tình trạng ghi nhớ kiến thức một cách máy móc (học vẹt)

 

doc 21 trang thuychi01 20907
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ một số loại bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Lớp 8 nhằm khắc phục tình trạng ghi nhớ kiến thức một cách máy móc (học vẹt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A- PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Lí do chọn đề tài.
Việc dạy học nhằm đạt được những giá trị: “ Dạy cho người khác muốn học, biết học, kiên trì học và học có kết quả.
Như vậy, việc dạy học không chỉ là cung cấp kiến thức mà phải hướng dẫn học sinh hoạt động, làm việc với các bản đồ, thu thập xử lí thông tin SGK, tham quan khảo sát địa phươngtạo hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng thực hành, liên hệ kiến thức trong sách vở với thực tế. Sử dụng các bản đồ trong dạy - học là đặc trưng của môn địa lí và nó rất quan trọng với 2 chức năng: Vừa là nguồn khai thác kiến thức, vừa là phương tiện để minh họa cho kiến thức. Vì thế, sử dụng bản đồ là việc làm cần thiết và thường xuyên ở mỗi cấp học, lớp học và trong mỗi tiết dạy – học môn địa lí. 
Tuy nhiên, trong thực tế học sinh lại gần như không coi trọng việc khai thác kiến thức từ bản đồ mà thay vào đó là học thuộc lòng lý thuyết địa lí nên kiến thức mà học sinh có chỉ mang tính chất tạm thời (chỉ một thời gian ngắn) rồi quên, học sinh không có khả năng vận dụng vào thực tế và thường chỉ trình bày kiến thức ở dạng thông hiểu, hiếm khi trả lời được câu hỏi vận dụng (như dạng câu hỏi giải thích vì sao?) hoặc chỉ vận dụng được ở mức độ thấp không vận dụng được ở mức độ cao. 
Khác với môn học khác, môn địa lí được đặc trưng gắn liền với bản đồ...khi học bất kì một địa phương, một châu lục hay một đối tượng địa lí thì giáo viên và học sinh không thể trực tiếp đến tận nơi đó để quan sát được chính vì vậy học địa lí không thể thiếu bản đồ. Ngay cả trong thi cử hầu hết các môn không được sử dụng bất kì tài liệu nào trừ môn địa lí được sử dụng átlat địa lí (tức bản đồ). nhưng thực tế rất ít học sinh có kỹ năng biết cách sử dụng bản đồ để khai thác kiến thức hoặc chỉ dừng lại ở việc biết đọc bản đồ nhưng không biết cách phân tích sâu tìm ra mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí...
Từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ một số loại bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - lớp 8 nhằm khắc phục tình trạng ghi nhớ kiến thức một cách máy móc (học vẹt)
II. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài nhằm giúp học sinh lớp 8 biết cách sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để học địa lí phần địa lí tự nhiên Việt Nam dễ dàng hơn, từ đó hạn chế tới mức thấp nhất việc ghi nhớ kiến thức một cách máy móc (học vẹt) và làm cơ sở vững chắc cho những năm học tiếp theo.
III. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài.
 1. Đối tượng nghiên cứu: Là các em học sinh khối 8 Bậc THCS năm học 2014-2015; 2015-2016 và 2016- 2017, tại trường THCS Thị Trấn – Lang Chánh.
 2. Giới hạn đề tài: Nghiên cứu phần địa lí tự nhiên Việt Nam (thuộc học kì 2- địa lí 8) để hướng dẫn học sinh cách khai thác bản đồ địa lí Việt Nam trong quá trình học địa lí tự nhiên Việt Nam
	IV. Phương pháp nghiên cứu.
	1.Nghiên cứu lý thuyết.
- Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về kỹ năng khai thác bản đồ, atlát địa lí .
- Tìm hiểu nội dung đối tượng địa lí cần khai thác ở địa lí tự nhiên Việt nam trong SGK địa lí 8
2. Nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
-Thực nghiệm sử dụng bản đồ địa lí trong dạy học một số tiết thực hành đi sâu vào việc khai thác kỹ năng bản đồ. 
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Bản đồ giáo khoa là nguồn tài liệu giáo khoa phục vụ cho việc dạy, học và nghiên cứu một loạt các bộ môn khoa học khác nhau nhưng trước hết là địa lí và lịch sử. Đối tượng chủ yếu dùng bản đồ giáo khoa là các thầy giáo và học sinh ở nhà trường, tuy nhiên bản đồ giáo khoa khi phát hành cũng còn được sử dụng rộng rãi trong nhân dân.
 Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học địa lí là sự phát hiện các quan hệ nhân quả, các mối liên hệ phụ thuộc giữa các đối tượng và hiện tượng nghiên cứu, những biến đổi của chúng theo thời gian và theo không gian. Nhiệm vụ đó chỉ được thực hiện có kết quả khi người giáo viên biết sử dụng tốt, khai thác triệt để các bản đồ trong khi giảng dạy. Vì vậy, đã từ lâu mọi người thừa nhận là không thể dạy học địa lí mà không có bản đồ, nhưng khi đó bản đồ chỉ được coi như một đồ dùng dạy học trực quan đơn thuần. Ngày nay, chúng ta không xem bản đồ giáo khoa như thế, mà coi nó là một nguồn tài liệu độc lập, nghĩa là bản đồ giáo khoa vừa là công cụ để dạy học địa lí, vừa là nguồn tư liệu khoa học độc lập, là đối tượng nghiên cứu những kiến thức địa lí. Bản đồ được xem như một cuốn sách giáo khoa địa lí thứ hai.
Những kiến thức cơ bản về sự thành lập và nhất là sử dụng bản đồ là cơ sở của hệ thống kiến thức bản đồ ban đầu được nhà trường cung cấp cho học sinh không thông qua một môn bản đồ học riêng mà thông qua việc học địa lí từ lớp 6 trở lên. Thế giới hiện đại đòi hỏi mỗi công dân phải hiểu và biết bản đồ - những kiến thức rất cần để làm việc ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, dù là quản lí, lập quy hoạch, thiết kế, thi công trong dân sự cũng như trong quân đội. Điều đó có nghĩa là cả trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước đều không thể không biết bản đồ, dù là ở mức văn hoá chung.
II.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
1.Thực trạng của việc sử dụng các bản đồ
Thực tế đã chứng minh rằng, ngày nay óc sáng tạo, tư duy của học sinh phát triển rất tốt, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao. Số lượng học sinh khá giỏi, bằng khá giỏi, tỉ lệ tốt nghiệp các cấp cũng không ngừng tăngTuy nhiên, năng lực thực hành của đa số học sinh còn rất yếu. Phần lí thuyết các em có thể học thuộc lòng nhưng khi yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn thì rất lúng túng, mơ hồVậy, vì sao? vì học chưa đi đôi với hành, thuộc nhưng chưa hiểu 
 Trước đây, do điều kiện đất nước còn nghèo, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học chưa có hoặc có nhưng rất ít.... Giáo viên lên lớp chủ yếu thuyết trình, mô tả, đọc cho HS ghi còn HS ngồi nghe giảng rồi về nhà học thuộc lòng và như vậy cả giaó viên và HS đều không được tiếp xúc với bản đồ.
Trong thời kì CNH – HĐH đất nước, nhất là thời kì hội nhập thế giới đòi hỏi chúng ta phải đào tạo một thế hệ trẻ phát triển toàn diện – có đủ tri thức và năng lực thực hành. Từ đó, Đảng và nhà nước ta đã thấy được tầm quan trọng của giáo dục con người trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Xác định và ưu tiên cho phát triển giáo dục là “ Quốc sách hàng đầu” . Đặc biệt từ năm học 2002 – 2003, với chương trình thay SGK, các bản đồ cũng được cung cấp ngày càng đầy đủ và hiện đại. Song do thói quen không sử dụng hoặc sử dụng không thường xuyên mà tình trạng bản đồ có nhưng còn nằm trong kho, giáo viên và học sinh vẫn dạy - học theo lối cũ, năng lực thực hành của học sinh vẫn còn yếu.
2. Nguyên nhân.
+ Về phía giáo viên: 
Trước đây, với lối dạy học cũ giáo viên lên lớp chỉ cần 1 quyển SKG và giáo án là đủ, trong giờ học chỉ cần thuyết trình, mô tả là xong. Nay, giáo viên lên lớp ngoài SGK, giáo án, các tài liệu tham khảo còn phải chuẩn bị, sử dụng các loại bản đồ và phải mất nhiều thời gian chuẩn bịHơn nữa một số giáo viên, do năng lực sử dụng các loại bản đồ còn hạn chế, không sử dụng thường xuyên (chỉ sử dụng khi thao giảng hoặc có đoàn kiểm tra, kể cả những giáo viên dạy trường chuyên lớp chọn) mà vẫn duy trì lối dạy học chay nên các thao tác lúng túng làm mất nhiều thời gian của tiết học, không hiệu quảdẫn đến tâm lí ngại sử dụng bản đồ. Tình trạng bản đồ được cấp về từ đầu năm học hoặc một số đã có từ nhiều năm học trước nhưng khi cấp trên về thanh kiểm tra mặc dù trong giáo án có ghi sử dụng đồ dùng nhưng khi hỏi đến thì không biết nó ở đâu? sử dụng như thế nào?... và thực tế là các thiết bị đó vẫn còn niêm phong nằm trong kho hoặc các giáo viên khác có sử dụng cũng qua loa chiếu lệ. 
Hiện nay, việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại (dạy power point) ngày càng phổ biến, giáo viên có thể sử dụng bất cứ loại bản đồ nào mà bài học yêu cầu. Song việc chuẩn bị cho 1tiết dạy power point mất nhiều thời gian, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình giảng dạy cũng đòi hỏi nhiều(phòng học đa chức năng, máy chiếu đa năng.....), hơn nữa trình độ máy vi tính cuả nhiều giáo viên còn hạn chế, trong quá trình soạn, giảng cũng gặp không ít khó khăn nên cũng rất ngại sử dụng, phần lớn chỉ dạy power point khi thao giảng.
+Về phía học sinh:
Do không được tiếp xúc với các loại bản đồ một cách thường xuyên hoặc có tiếp xúc nhưng thầy cô hướng dẫn qua loa, các em không hiểu cách sử dụng , nghĩa là các loại bản đồ đó không giúp ích gì cho các em trong quá trình học tập nên các em cũng không có hứng thú làm việc với chúng. Nhiều em gọi lên bảng xác định các đối tượng địa lí trên bản đồ thường có tâm lí sợ hoặc ngại vì các em không biết chỉ như thế nào, bắt đầu từ đâu, không lí giải được vì sao chúng lại có đặc điểm như vậy
Ví dụ: Sau khi học xong bài “Sông ngòi Việt Nam”. giáo yêu cầu học sinh lên bảng chỉ một số sông tiêu biểu thì các em lại chỉ từ phần thượng lưu về hạ lưu( từ nơi bắt nguồn đến nơi kết thúc), không giải thích được vì sao sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, hướng vòng cung.
3. Kết quả.
Từ những lí do trên mà hậu quả là sau tiết học, lớp học, cấp học phần lí thuyết các em có thể học thuộc lòng như bàn tay nhưng khi yêu cầu trình bày lại kiến thức đó trên các bản đồ thì các em không biết thao tác thế nào, làm lúng túng, thiếu chính xác.
Bản đồ với chức năng là minh họa kiến thức cho lí thuyết nhưng vì không biết sử dụng hoặc dùng không thường xuyên nên tình trạng HS nhớ và lắp ghép sai các địa danh ở tỉnh này với tỉnh kia(Ví dụ: có HS cho rằng Vịnh Hạ Long thuộc Bắc Trung Bộ, vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh Thanh Hóa) hoặc quốc gia ở châu lục này với châu lục khác..cũng khá nhiều. Khi xác định không đúng đối tượng sẽ phân tích sai về bản chất.
Hoặc ngay học sinh thi đại học năm học 2005- 2006, cho rằng tỉnh Kiên Giang, Cà Mau thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Nguyên giáp biển nên có nhiều lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản.Nếu học sinh xác định như vậy, khi yêu cầu phân tích thế mạnh về kinh tế của các tỉnh, vùng nói trên sẽ phân tích sai hoàn toàn.
Bản đồ với chức năng là nguồn khai thác kiến thức: Với cấu trúc của sách giáo khoa mới thì kênh chữ và kênh hình chiếm tỉ lệ tương đương nhau, trong nhiều bài chúng ta phải dựa vào kênh hình(bản đồ) để khai thác kiến thức, do học sinh không biết sử dụng nên không thể tìm ra kiến thức theo yêu cầu của bài học và của giáo viên. Đặc biệt trong các kì thi hay kiểm tra thì môn địa lí được mang átlát địa lí. nhưng rất ít em biết cách biến nó thành " vũ khí" để đạt tới thành công. Nếu các em biết khai thác bản đồ thì có thể coi atlát là" nguồn tài liệu hợp pháp" mà các em có được trong các kì thi quyết định. Việc biết khai thác bản đồ vô cùng quan trọng , nó làm giảm đáng kể việc ghi nhớ kiến thức phần lí thuyết một cách máy móc.
Kết quả khảo sát đầu năm 2014-2015 khi chưa áp dụng đề tài:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu - kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
30
0
0
5
16,7
20
66,6
5
16,7
8B
30
0
0
3
10
22
73,3
5
16,7
 Từ thực trạng và kết quả dạy học nói trên. Để đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, có năng lực thực hành tốt đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước , phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới , phù hợp với phương pháp dạy học mới ( không phải là cách học ghi nhớ máy móc theo lối học thuộc) mà cần có cách học đột phá để có thể nhớ lâu) để làm được như vậy chỉ có thể là khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ, átlat rồi tìm ra kiến thức. Để đạt được mục tiêu đó thì trước tiên học sinh cần phải hình thành được kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ và đây cũng là một yêu cầu bắt buộc không thể thiếu ở bất cứ cấp học nào khi học môn địa lí.
III. Một số giải pháp thực hiện:
- Bản thân người dạy, người học và các cấp các ngành có liên quan phải nhận thức đúng tầm quan trọng của việc sử dụng các loại bản đồ là cần thiết, phải cấp đầy đủ các loại bản đồ để phục vụ cho giảng dạy . Thường xuyên sử dụng bản đồ trong từng tiết học, coi đó như là yêu cầu bắt buộc không thể thiếu.
- Giáo viên phải nghiên cứu chuẩn bị kĩ các loại bản đồ trước khi lên lớp. Nắm vững một số yêu cầu và nguyên tắc khi sử dụng bản đồ, hướng dẫn học sinh sử dụng từng loại bản đồ thật chi tiết, cụ thể từ thấp đến cao.
- Đưa việc sử dụng bản đồ vào đánh giá chất lượng dạy- học của giáo viên và học sinh.
- Gây hứng thú học tập của học sinh thông qua sử dụng bản đồ
-Kết hợp giữa cách sử dụng bản đồ theo phương pháp truyền thống với hiện đại.
1. Các biện pháp tổ chức thực hiện
1.1 Các loại bản đồ chủ yếu của phần địa lí tự nhiên lớp 8:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam
Bản đồ khí hậu Việt Nam
Bản đồ sông ngòi Việt Nam
Bản đồ đất Việt Nam
Bản đồ động thực vật Việt Nam
Bản đồ vùng biển và đảo Việt Nam
Bản đồ địa lí tự nhiên các miền ( Việt Nam)
Nếu thư viện nhà trường không có, giáo viên nên liệt kê các bản đồ còn thiếu đề nghị nhà trường mua bổ sung hoặc giáo viên phải tự chuẩn bị các loại bản đồ trước khi lên lớp
1.2. Một số yêu cầu và nguyên tắc khi sử dụng bản đồ
a. Yêu cầu chung:
+ Lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp:
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp chủ đạo của bài học để lựa chọn bản đồ tương ứng và giáo viên cần chú ý đến hiệu quả sử dụng đối với học sinh: Trong giờ học học sinh được làm việc với các bản đồ đó như thế nào? ở phần nào? mục nào và sau khi sử dụng học sinh nắm được kiến thức gì? có được kĩ năng nào từ bản đồ ấy?
+ Định hướng cho học sinh: 
Trước khi nghiên cứu, quan sát, khai thác kiến thức địa lí từ các bản đồ, giáo viên phải đưa ra yêu cầu cụ thể cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, giúp hS biết được những công việc phải làm và làm như thế nào?
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ khí hậu Việt Nam, hãy cho biết:
+ Hướng gió và tính chất gió trong mùa đông và trong mùa hạ?
+Vì sao hai loại gió mùa trên lại có đặc tính trái ngược nhau như vậy?
Các câu hỏi yêu cầu học sinh khai thác kiến thức từ các bản đồ phải thể hiện rõ các mức độ nhận thức khác nhau và phù hợp với từng đối tượng học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu). Câu hỏi để phân loại đối tượng và phát triển tư duy địa lí cho học sinh thường yêu cầu từ: Quan sát -> đọc các đối tượng địa lí -> phân tích, so sánh -> xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí..
+ Sử dụng phối hợp các bản đồ để khai thác kiến thức có hiệu quả :
Các đối tượng, sự vật địa lí đều tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, để giúp học sinh hiểu được đặc trưng của các đối tượng sự vật, hiểu được bản chất các mối quan hệ đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng kết hợp các bản đồ để đối chiếu, phân tích, so sánh, tổng hợp , rút ra kết luận.
VD: Khi dạy mục 1- bài “ Đặc điểm sông ngòi Việt Nam” GV yêu cầu học sinh quan sát bản đồ xác định 1 số sông tiêu biểu cho hướng chảy Tây bắc - Đông nam và hướng vòng cung? rồi mới đưa câu hỏi phát triển như: vì sao sông ngòi chảy theo 2 hướng chính đó? 
Hoặc dựa vào bản đồ và kiến thức đã học hãy: giải thích vì sao sông ngòi nước ta có 2 mùa nước? có hàm lượng phù sa lớn...?(do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu..)
+ Hướng dẫn học sinh sử dụng tốt những bản đồ có trong SGK
+ Giáo viên cần hướng dẫn, gợi ý giúp học sinh nắm vững các bước làm việc với bản đồ nhằm chiếm lĩnh hoặc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành phương pháp học bộ môn.
+ Cho học sinh trình bày kết quả, thông tin bằng bản đồ
b. Nguyên tắc khi sử dụng bản đồ
+ Phải xác định rõ mục đích sử dụng: khai thác kiến thức và minh họa cho kiến thức.
+ Đảm bảo cho tất cả học sinh (kể cả học sinh ngồi cuối lớp) đều được quan sát, làm việc với các bản đồ .
+ Không nên quá lạm dụng bản đồ tạo sự quá tải và giảm sự đặc trưng của bộ môn.
+ Sử dụng đúng mức độ, cường độ , phù hợp với nội dung và phương pháp dạy học
2. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng các loại bản đồ và gây hứng thú học tập thông qua sử dụng bản đồ nhằm nâng cao chất lượng địa lí tự nhiên Việt Nam.
Bản đồ là nguồn kiến thức quan trọng và được coi là quyển SGK thứ 2 của học sinh . Khi tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ, giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ theo các bước sau:
-Đọc tên bản đồ để biết được nội dung địa lí được thể hiện trên bản đồ là gì? 
- Đọc bảng chú giải để biết cách người ta thể hiện các đối tượng đó trên bản đồ như thế nào? bằng các kí hiệu gì ? màu sắc? ..
- Dựa vào kí hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí các đối tượng địa lí.
- Liên kết, đối chiếu, so sánh cá kí hiệu với nhau để tìm ra đặc điểm của đối tượng được trực tiếp thể hiện trên bản đồ.
- Dựa vào bản đồ kết hợp với kiến thức đã học vận dụng các thao tác tư duy (phân tích, so sánh, tổng hợp) để phát hiện đặc điểm hoặc mối quan hệ địa lí không thể hiện trực tiếp trên bản đồ(mối quan hệ: tự nhiện – tự nhiên, tự nhiên – kinh tế) nhằm giải thích sự phân bố hay đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí.
 2.1. Một số ví dụ cụ thể:
 2.1.1. Sử dụng Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Để dạy và học một số bài như
+ Tiết 25- bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam (SGK địa lí 8)
+ Tiết 32- Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam(SGK địa lí 8)
+ Tiết 33- Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình Việt Nam (SGK địa lí 8)
+ Tiết 34- bài 30: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam (SGK địa lí 8)...
Hướng dẫn học sinh :
-Xác định vị trí địa lí: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bản đồ, lược đồ treo tường hoặc trong SGK hoặc trên máy chiếu, hãy : 
-Xác định các điểm cực trên đất liền và giới hạn lãnh thổ của Việt Nam? Tiếp giáp với biển, quốc gia nào? Sau khi học sinh xác định được vị trí, giới hạn và tiếp giáp thì giáo viên mới phát triển: Từ vị trí => nêu ý nghĩa của vị trí địa lí
Ví dụ đặt câu hỏi: Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên và sự phát triển kinh tế xã hội? 
- Đọc , phân tích về địa hình:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bản đồ tự nhiên và SGK, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập sau:
+ Căn cứ vào gam màu trên bản đồ (dựa vào thang tầng màu trong phần chú giải HS quan sát xem độ cao nào ứng với màu nào từ đó tìm ra các dạng của địa hình tương ứng như : núi, đồi hay đồng bằng...), 
Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Căn cứ vào gam màu trên bản đồ ,hãy cho biết địa hình nước ta có những dạng nào? dạng nào chiếm nhiều diện tích nhất (hay màu thể hiện dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn trên bản đồ)?Nêu đặc điểm chung của các dạng đia hình đó?
+ Các dạng địa hình phân bố như thế nào? Nhận xét hướng nghiêng của địa hình Việt Nam? ( dựa vào màu sắc)
+Địa hình có ảnh hưởng gì đến tự nhiên(khí hậu, sông ngòi) và sự phát triển kinh tế – xã hội.
Bước 2: Học sinh trình bày kết quả và chỉ trên bản đồ một số dãy núi cao, cao nguyên, đồng bằng lớn ở nước ta.
Bước 3: Giáo viên tổ chức trò chơi đối đáp dựa vào bản đồ: Chia lớp 2 dãy một dãy kể tên núi, cao nguyên , một dãy kể tên đồng bằng lớn ở ViệtNam.
- Sau khi làm việc với bản đồ, học sinh có được kiến thức: 
Về vị trí địa lí: 
 +Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á - vị trí cầu nối giữa các nước lục địa và hải đảo. 
+Nơi giao thoa của các vành đai sinh khoáng và gió mùa, lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài theo phương Bắc – Nam, có vùng biển rộng lớn. 
+Vị trí địa lí tạo nên thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm, có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế và trong giao lưu quốc tế.
-Về địa hình:
 Nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi, có 2 hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung. Địa hình chia làm ba khu vực: Đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa và bờ biển với những đặc điểm riêng.
Kĩ năng: Chỉ bản đồ, mô tả, phân tích, nhận xét và xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên.
2.1.2. Bản đồ khí hậu Việt Nam: (Có thể dụng tờ bản đồ khí hậu trang 9 – Átlát địa lí Việt Nam- NXB giáo dục Việt Nam) Để dạy và học một số bài như:
+ Tiết 35- Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam(SGK địa lí 8)
+ Tiết 36- Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta (SGK địa lí 8)...
Các bước hướng dẫn học sinh làm việc với bản đồ:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bảng chú giải để hiểu các kí hiệu về các yếu tố của khí hậu thể hiện trên biển đồ.
Bước 2: Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa , gam màu, mũi tên chỉ hướng gió

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_kien_thuc_tu_mot_so_loai_b.doc