Tích hợp các kiến thức toán học, vật lí, sinh học, địa lí, văn hóa dân gian, thực tiễn đời sống vào ôn tập chương 3: “cấu trúc rẽ nhánh và lặp” - Tin học 11 giúp nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập cho học sinh khối 11 ở trường THPT Thạch Thành 4

Tích hợp các kiến thức toán học, vật lí, sinh học, địa lí, văn hóa dân gian, thực tiễn đời sống vào ôn tập chương 3: “cấu trúc rẽ nhánh và lặp” - Tin học 11 giúp nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập cho học sinh khối 11 ở trường THPT Thạch Thành 4

 Nhiều nghiên cứu và thực tế giáo dục trên thế giới đã chỉ ra rằng có rất nhiều phương thức dạy học khác nhau để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra trong đó dạy học tích hợp là phương thức dạy học duy nhất có thể đạt được mục tiêu giáo dục là phát triển năng lực cho người học để nhằm phục vụ cho các quá trình học tập sau này hoặc nhằm hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Như vậy, để dạy học tích hợp thành công chúng ta phải vận dụng quan điểm tích hợp từ khâu xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa đến khâu tổ chức dạy học (nhất là lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học) đưa học sinh vào trong những tình huống thực để các em tìm tòi và tự phát hiện, giải quyết vấn đề qua đó phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho các em[1].

 Nhận thấy tầm quan trọng của phương pháp dạy học tích hợp, bộ GD&ĐT đã phát động cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” để khuyến khích giáo viên nhằm tích cực trau dồi kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học. Song dù đã được trải qua nhiều đợt tập huấn nhưng khi tham gia thực hiện theo phương pháp dạy học mới này rất nhiều giáo viên nói chung và giáo viên Tin học nói riêng còn rất lúng túng, bỡ ngỡ không hiểu sẽ thiết kế, xây dựng một giáo án dạy học tích hợp như thế nào cho đúng và phù hợp với học sinh của mình vì “dạy học theo chủ đề tích hợp” là một phương pháp dạy học mới đối với tất cả giáo viên chúng tôi và hiện tại quá ít hoặc thậm chí không có tài liệu nào để tham khảo đặc biệt là môn Tin học ở cấp THPT. Bản thân khi làm quen với phương pháp dạy học mới này tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng hiểu được ‎ý nghĩa, tác dụng và hiệu quả của dạy học tích hợp, là một giáo viên luôn luôn mong muốn tìm tòi những phương pháp dạy học tích cực để truyền đạt kiến thức cho học sinh tôi đã nhiệt tình tham gia cuộc thi do nhà trường phát động và đã được hội đồng khoa học của Sở GD&ĐT Thanh Hoá đánh giá cao (giải nhì).

 

doc 23 trang thuychi01 6401
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tích hợp các kiến thức toán học, vật lí, sinh học, địa lí, văn hóa dân gian, thực tiễn đời sống vào ôn tập chương 3: “cấu trúc rẽ nhánh và lặp” - Tin học 11 giúp nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập cho học sinh khối 11 ở trường THPT Thạch Thành 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Nhiều nghiên cứu và thực tế giáo dục trên thế giới đã chỉ ra rằng có rất nhiều phương thức dạy học khác nhau để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra trong đó dạy học tích hợp là phương thức dạy học duy nhất có thể đạt được mục tiêu giáo dục là phát triển năng lực cho người học để nhằm phục vụ cho các quá trình học tập sau này hoặc nhằm hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Như vậy, để dạy học tích hợp thành công chúng ta phải vận dụng quan điểm tích hợp từ khâu xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa đến khâu tổ chức dạy học (nhất là lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học) đưa học sinh vào trong những tình huống thực để các em tìm tòi và tự phát hiện, giải quyết vấn đề qua đó phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho các em[1].
  Nhận thấy tầm quan trọng của phương pháp dạy học tích hợp, bộ GD&ĐT đã phát động cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” để khuyến khích giáo viên nhằm tích cực trau dồi kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học. Song dù đã được trải qua nhiều đợt tập huấn nhưng khi tham gia thực hiện theo phương pháp dạy học mới này rất nhiều giáo viên nói chung và giáo viên Tin học nói riêng còn rất lúng túng, bỡ ngỡ không hiểu sẽ thiết kế, xây dựng một giáo án dạy học tích hợp như thế nào cho đúng và phù hợp với học sinh của mình vì “dạy học theo chủ đề tích hợp” là một phương pháp dạy học mới đối với tất cả giáo viên chúng tôi và hiện tại quá ít hoặc thậm chí không có tài liệu nào để tham khảo đặc biệt là môn Tin học ở cấp THPT. Bản thân khi làm quen với phương pháp dạy học mới này tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng hiểu được ‎ý nghĩa, tác dụng và hiệu quả của dạy học tích hợp, là một giáo viên luôn luôn mong muốn tìm tòi những phương pháp dạy học tích cực để truyền đạt kiến thức cho học sinh tôi đã nhiệt tình tham gia cuộc thi do nhà trường phát động và đã được hội đồng khoa học của Sở GD&ĐT Thanh Hoá đánh giá cao (giải nhì). 
 Mặt khác trong quá trình giảng dạy môn Tin ở trường THPT Thạch Thành 4 đặc biệt là Tin học 11, tôi nhận thấy học sinh của mình dù học tốt các môn tự nhiên như Toán, L‎í, Hoánhưng khi học lập trình ở Tin học 11 các em luôn kêu là khó, là phức tạp vì bản thân môn Tin là môn phụ nên các em không đầu tư thời gian nhiều để học mà môn Tin học 11 là một môn cần sự logic và tư duy cao. Từ đó các em không có hứng thú với môn học dẫn đến các tiết dạy môn tin 11 nhàm chán với học sinh. Từ những khó khăn đó nếu lồng ghép các môn học khác trong chương trình và các kiến thức mà các em có được từ thực tiễn đời sống vào dạy môn tin học chắc chắn sẽ gây hứng thú được cho các em, quá trình dạy học chủ yếu là định hướng cho học sinh tự tìm hiểu, tự học, tự tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Việc đổi mới quan điểm như vậy là tất yếu nếu không muốn nền giáo dục của chúng ta tụt hậu so với xu thế chung của giáo dục thế giới mà theo định hướng của UNESCO gồm 4 trụ cột đó là : “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. 
 Trong chương 3: “ Cấu trúc rẽ nhánh và lặp” sách giáo khoa Tin học 11 các em đã được học về cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp, đây là hai loại cấu trúc rất quan trọng trong ngôn ngữ lập trình Pascal nói riêng và trong lập trình nói chung. Nắm chắc hai loại cấu trúc này mới tạo tiền đề vững chắc cho các em học kiến thức ở những chương tiếp theo trong chương trình học như học về cấu trúc mảng, xâu, chương trình con nên việc ôn tập lại kiến thức trong chương 3 này hết sức cần thiết cho học sinh. Chính vì những lí do trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “TÍCH HỢP CÁC KIẾN THỨC TOÁN HỌC, VẬT LÍ, SINH HỌC, ĐỊA LÍ, VĂN HÓA DÂN GIAN, THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG VÀO ÔN TẬP CHƯƠNG 3: “CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP” - TIN HỌC 11 GIÚP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH KHỐI 11 Ở TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4” giới thiệu và mong được sự góp ‎ ý của đồng nghiệp và bạn đọc.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Giúp học sinh khắc sâu được các kiến thức và kĩ năng sử dụng cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp trong lập trình.
 - Giúp học sinh có hứng thú hơn với môn học, phát huy tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
 - Học sinh nhận thức được ứng dụng của cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp nói riêng và ngôn ngữ lập trình Pascal nói chung khi giải quyết các bài toán cụ thể.
 - Học sinh có cách nhìn tổng quan về mối liên hệ giữa các môn học với nhau và với thực tiễn đời sống.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là sử dụng cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp và các kiến thức liên môn như toán học, vật lí, sinh học, địa lí, văn hoá dân gian và thực tiễn đời sống để lập trình giải quyết một số bài toán thường gặp trong các môn học và trong đời sống. Từ đó giúp học sinh nắm chắc và vận dụng thành thạo hơn hai loại cấu trúc này, đồng thời tạo niềm đam mê hứng thú hơn khi học môn tin học 11.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 * Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:
Sưu tầm, đọc tài liệu, nghiên cứu các tài liệu khoa học về: tích hợp, dạy học tích hợp, cấu trúc rẽ nhánh và lặp, các biện pháp tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của người học.
 * Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
 Quan sát, thu thập thông tin, điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia về các kiến thức nội dung chương 3 “ Cấu trúc rẽ nhánh và lặp” SGK Tin học 11, các kiến thức thuộc các môn Toán, Vật lí, Sinh học, Địa lí, Văn hoá dân gian và thực tiễn đời sống. Từ đó lựa chọn những bài toán tiên biểu để tích hợp kiến thức các môn học với môn tin. 
 * Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm: 
 Tiến hành dạy học thực nghiệm từ đó phân tích, so sánh hoạt động nhận thức, kết quả học tập của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
 * Phương pháp thống kê, xử lí số liệu:
 Định lượng, định tính, thống kê và phân tích thống kê.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
        * Khái niện về tích hợp
  Theo từ điển Tiếng Việt:“Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
   Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
        Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. Dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực hiện.[1]
* Ý nghĩa của dạy học tích hợp:
 Theo Xavier Roegiers- tiến sĩ khoa học Giáo dục, chuyên gia về phát triển chương trình giảng dạy và phương pháp tiếp cận năng lực nổi tiếng trên thế giới thì: “Sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai hoặc nhằm hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Như vậy, sư phạm tích hợp nhằm làm cho quá trình học tập có ‎nghĩa ý”[2]. Cũng theo tiến sĩ Phạm Văn Lập, “Tích hợp có nghĩa là những kiến thức, kỹ năng học được ở môn học này, phần này của môn học được sử dụng như những công cụ để nghiên cứu học tập trong môn học khác, trong các phần khác của cùng một môn học. Thí dụ, toán học được sử dụng như một công cụ đắc lực trong nghiên cứu sinh học. Tin học được sử dụng như một công cụ để mô hình hoá các quá trình sinh học v.v”[2].
 Mặt khác trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[2] . Như vậy, chúng ta có thể thấy định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động mà dạy học tích hợp là phương thức dạy học có thể đạt được mục tiêu giáo dục đó một cách hiệu quả nhất.
 * Cấu trúc rẽ nhánh và lặp: 
  Định lí Bohn Jacopini trong SGK tin học 11 có viết: “Mọi quá trình tính toán đều có thể mô tả và thực hiện dựa trên ba cấu trúc cơ bản là cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp”. Như vậy có thể nói cấu trúc rẽ nhánh và lặp là hai cấu trúc rất quan trọng trong lập trình nói chung và lập trình sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal nói riêng. 
 - Ý nghĩa của cấu trúc rẽ nhánh: Cấu trúc rẽ nhánh là một điều khiển chọn thực hiện hay không thực hiện công việc phù hợp với một điều kiện đang xảy ra. Thực chất là “dạy máy” học cách xử lí tình huống[3].
 - Ý nghĩa của của cấu trúc lặp: Cấu trúc lặp là điều khiển thực hiện công việc lặp đi lặp lại khi chưa đủ số lần lặp hoặc khi một điều kiện nào đó còn đúng[3].
- Cấu trúc rẽ nhánh thiếu: IF THEN ;
- Cấu trúc rẽ nhánh đủ:IF THEN ELSE ;
- Câu lệnh ghép được đặt trong BEGIN END;
- Cấu trúc lặp biết trước số lần lặp
 FOR := TO DO ;
 FOR := DOWNTO DO ;
- Cấu trúc lặp chưa biết trước số lần lặp
 WHILE DO ;
* Kiến thức các môn học cần vận dụng để giải quyết chủ đề:
- Kiến thức môn Toán học[5]
 + Cách giải phương trình bậc hai bằng cách xét 3 trường hợp của delta, công thức nghiệm trong từng trường hợp của delta
 + Vận dụng kiến thức toán học để hiểu cách tính giai thừa:
 + Vận dụng kiến thức trong hình học để kiểm tra 3 số thực a, b, c
 ( ) thỏa mãn là độ dài 3 cạnh của 1 tam giác là: 
 + Sử dụng công thức Hê-rông để tính diện tích của tam giác:
	 (Với p là nửa chu vi của tam giác )
- Kiến thức môn Vật lí[5]
 + Tính điện trở tương đương của mạch điện gồm các điện trở mắc nối tiếp và mắc song song.
 + Vận dụng định luật Ôm để tính hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện.
- Kiến thức môn Sinh học[5]
 + Quá trình nguyên phân của một tế bào ruồi giấm từ đó tính được số lượng tế bào con sinh ra sau k lần nguyên phân của một tế bào ruồi giấm là:
 + Vận dụng tính tổng số nuclêôtit trong 1 gen là: 
 A(Ađênin) + T(Timin) + G(Guanin) + X(Xitôzin) Trong đó: A=T, G=X 
 A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô; G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô
- Kiến thức môn Địa lí[5]
 + Xác định được năm nhuận thì có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày.
 + Điều kiện để kiểm tra một năm là năm nhuận hay không (Năm nhuận là năm chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100, hoặc là năm chia hết cho 400. Những năm khác là không nhuận).
 + Số ngày của từng tháng trong năm nhuận và năm không nhuận.
 + Vận dụng kiến thức trong địa lí dân số để tính số dân sau n năm với tốc độ tăng dân số là k% một năm.
 - Kiến thức văn hóa dân gian[5]
 Đọc hiểu một bài thơ đố trong văn hóa dân gian, từ đó tìm được mối liên hệ giữa các dữ liệu đã cho để lập trình giải bài thơ đố.
- Các kiến thức từ thực tiễn đời sống
Là các kiến thức mà học sinh có được từ tìm hiểu trong thực tiễn đời sống.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
* Về phía Giáo viên- Nhà trường:
 Trường THPT Thạch Thành 4 là một ngôi trường mới thành lập được 10 năm, đa phần là giáo viên trẻ dù chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng luôn luôn nhiệt tình, hết mình với công tác giảng dạy và tham gia rất nhiệt tình các phong trào hay cuộc thi do sở GD&ĐT phát động. Song dù đã được tập huấn nhiều lần nhưng tích hợp là một phương pháp dạy học mới nên khi bắt tay vào để thiết kế một giáo án “Dạy học theo chủ đề tích hợp” không tránh được những lúng túng, bỡ ngỡ sẽ “tích” như thế nào cho “hợp” với nội dung chương trình dạy, với đối tượng học sinh là cả một vấn đề.
 Ngoài kiến thức của môn tin để tích hợp được giáo viên cần phải tự tìm tòi và nghiên cứu kiến thức của các môn học khác và các kiến thức thực tế nên cũng mất nhiều thời gian và công sức để thiết kế một giáo án dạy học tích hợp.
 Nhà trường, Ban giám hiệu, các tổ nhóm chuyên môn rất đầu tư và dành nhiều thời gian cùng nghiên cứu để đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp. Tuy nhiên do cơ sở vật chất còn hạn chế, số lượng máy tính còn ít nên gặp nhiều hạn chế đến chất lượng dạy-học môn Tin trong nhà trường.
* Về phía học sinh:
 Bộ môn Tin học THPT thường ít được học sinh quan tâm, yêu thích vì nó không thuộc tổ hợp môn thi ĐH nào. Nhất là Tin học lớp 11, một nội dung kiến thức cần rất nhiều sự tư duy sâu và khả năng sáng tạo cao. Mặt khác tin học 11 không như tin học 10, 12 là các chương trình ứng dụng, dễ hiểu, dễ vận dụng, dễ hình dung. Tin học 11 thường rất ít ứng dụng do vậy khó tiếp cận, khó gần gũi đối với các em học sinh. Trong nhiều năm giảng dạy, tôi thấy việc tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn tin học là một việc làm rất cần thiết và cần đầu tư[4]. 
THPT Thạch Thành 4 là trường thuộc vùng núi cao của tỉnh Thanh Hoá nên phần lớn học sinh là người dân tộc Mường. Mặc dù học sinh đa phần là ngoan, có ‎ý thức vươn lên trong học tập tuy nhiên điều kiện kinh tế gia đình thấp nên các em không có thiết bị máy tính thực hành tại nhà vì vậy ảnh hưởng lớn đến chất lượng của môn học đặc thù như môn tin. Hơn nữa những khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình giảng dạy chương 3: “Cấu trúc rẽ nhánh và lặp” là:
Học sinh chưa thực sự hiểu rõ ứng dụng của cấu trúc rẽ nhánh và lặp để giải quyết các bài toán trong thực tế.
Rất khó khăn khi sử dụng cấu trúc rẽ nhánh và lặp để viết chương trình cho bài toán cụ thể.
- Tất cả những kiến thức trên đều được học sinh tiếp thu một cách thụ động và còn đang rất lúng túng chưa hiểu rõ được bản chất của vấn đề.
 * Kết quả tổng hợp bài kiểm tra thực hành của học sinh khi học xong chương 3: “Cấu trúc rẽ nhánh và lặp” năm học 2015-2016 như sau: 
Lớp
Sĩ số
Điểm chấm bài (Chưa vận dụng sáng kiến)
9-10
7-8
5-6
Dưới 5
11B1
45
2
16
22
5
11B2
46
2
13
25
6
11B3
44
0
10
29
5
 Qua bảng tổng hợp trên có thể thấy số lượng học sinh đạt điểm 9-10 còn quá ít mà vẫn còn một số học sinh dưới điểm trung bình. Vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học nếu không chất lượng của môn học sẽ bị giảm.
2.3. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Với đề tài này, tôi xin đưa ra các sáng kiến kinh nghiệm, đó là tích hợp các kiến thức liên môn giữa các môn học khác, kiến thức thực tiễn với môn tin để lập trình giải các bài toán ví dụ tiêu biểu mà tôi đã sử dụng thành công trong bài giảng tích hợp. Ngoài mục đích giúp học sinh nắm chắc hơn cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp thì thông qua các ví dụ này sẽ cung cấp cho học sinh thêm một số thông tin mới, cách đặt vấn đề, cách hướng dẫn học sinh sao cho phù hợp nhất để học sinh tự tìm tòi và phát hiện ra vấn đề, từ đó sẽ tạo được hứng thú cho học sinh trong tiết học:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC TOÁN HỌC
VÍ DỤ 1: Giải phương trình 	 ( a 0)
 Với a, b, c là các số thực nhập vào từ bàn phím.
Là bài toán quá quen thuộc trong toán học nên HS sẽ thấy gần gũi khi lập trình, GV hướng dẫn bằng các câu hỏi sau
GV: đặt câu hỏi: Trong toán học để giải bài toán này các em sẽ làm như thế nào?
Do hệ số a khác 0 nên phương trình trở thành phương trình bậc 2 HS dẽ dàng đưa ra cách làm
 HS: + tính 
 + Nếu thì phương trình vô nghiệm
 + Nếu thì phương trình có nghiệm kép 
 + Nếu thì phương trình có hai nghiệm phân biệt
 GV: thuyết trình: Dựa vào kiến thức trong toán học ta thấy nghiệm của phương trình phụ thuộc vào điều kiện của delta (với 3 trường đã xét ở trên). Vậy trong chương trình ta khai báo thêm biến D là biến kiểu số thực, gán D:=b*b - 4*a*c; sau đó so sánh giá trị D với 0 ứng với từng trường hợp đưa ra nghiệm của phương trình. Để viết chương trình cho bài toán ta dùng cấu trúc câu lệnh gì?
HS: Câu lệnh rẽ nhánh if-then 
Từ đó GV sẽ hướng dẫn HS viết chương trình theo hướng dẫn chuyển từ toán học sang ngôn ngữ Pascal
+ tính 
+ Nếu thì phương trình vô nghiệm
+ Nếu thì phương trình có nghiệm kép 
+ Nếu thì phương trình có hai nghiệm phân biệt
Program giai_pt_bac2;
var a,b,c,D,x1,x2:real;
Begin
 write('nhap a,b,c:');readln(a,b,c);
 D:=b*b-4*a*c;
if D<0 then writeln('phuong trinh vo nghiem')
 else
 if D=0 then writeln('phuong trinh co nghiem kep:',-b/(2*a):4:2)
 else
 begin
 x1:=(-b-sqrt(D))/(2*a);
 x2:=(-b+sqrt(D))/(2*a);
 write('phuong trinh co 2 nghiem phan biet:x1=', x1:4:2,' ','x2=',x2:4:2);
 end;
Readln
End.
GV cho HS chạy chương trình với nhiều bộ Input, từ đó giúp HS thấy được lợi ích của lập trình trong toán học.
 VÍ DỤ 2: Cho n là số nguyên dương ( ) nhập vào từ bàn phím.
 Viết chương trình tính và đưa ra màn hình giá trị s biết: 
GV: Đặt câu hỏi gợi ý: Trong toán học n! được hiểu và tính như thế nào?
HS nhớ lại cách tính giai thừa
HS: 
Với cách tính đó GV hướng dẫn: Từ cách tính đó ta thấy việc tính giá trị của s bằng cách nhân liên tiếp các giá trị từ 1 đến n. Vậy trong chương trình khai báo thêm biến i kiểu số nguyên, i nhận giá trị tăng liên tiếp từ 1 đến n.
Khởi tạo s1, khi đó ứng với mỗi giá trị của i thì thực hiện tuần tự ss*i . Với cách làm như vậy trong chương trình ta sử dụng câu lệnh gì?
HS sẽ liên hệ cách tính giai thừa với cấu trúc và hoạt động của câu lệnh lặp đã học nên có thể đưa ra cách giải quyết bài toán như sau:
Số lần lặp ss*i được xác định trước là n lần (ứng với số lần i tăng từ 1 đến n) nên có thể sử dụng câu lệnh for-do. Tuy nhiên ta cũng có thể sử dụng câu lệnh while-do và lặp trong điều kiện in thì vòng lặp while-do kết thúc đưa giá trị n ra màn hình.
GVcó thể chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong 5 phút, yêu cầu các nhóm viết chương trình cho bài toán trên (vào bảng phụ đã chuẩn bị trước):
Nhóm 1: Sử dụng câu lệnh for-to-do
Nhóm 2: Sử dụng câu lệnh for-downto-do
Nhóm 3: Sử dụng câu lệnh while-do
Nhóm 4: Sử dụng câu lệnh while-do
Hết giờ thảo luận yêu cầu các nhóm treo bảng phụ lên bảng. GV nhận xét và sửa lỗi chương trình cho từng nhóm
Sử dụng câu lệnh While-do
Sử dụng câu lệnh for-do
Sử dụng câu lệnh for-downto-do
Program tinh_gt;
var s:longint;
 i,n:integer;
Begin
 write('nhap n:');readln(n);
 s:=1; i:=1;
 while i<=n do
 begin s:=s*I; i:=i+1; end;
 write('s=',s);
 readln
end.
Program tinh_gt;
var s:longint;
 i,n:integer;
Begin
 write('nhap n:');readln(n);
 s:=1;
 for i:=1 to n do s:=s*i;
 write('s=',s);
 readln
end.
Program tinh_gt;
var s:longint;
 i,n:integer;
Begin
 write('nhap n:');readln(n);
 s:=1;
 for i:=n downto 1 do s:=s*i;
 write('s=',s);
 readln
end.
VÍ DỤ 3: Cho 3 số thực a, b, c nhập vào từ bàn phím ( ). Kiểm tra xem 3 số thực a, b, c có phải là độ dài 3 cạnh của một tam giác hay không. Nếu a, b, c thỏa mãn là độ dài 3 cạnh của một tam giác thì hãy tính diện tích của tam giác đó.
Với bài này HS sẽ thấy hào hứng vì đây là bài toán đã gặp trong môn toán. Từ đó tôi sẽ hướng dẫn HS bằng các câu hỏi: 
GV: Đặt câu hỏi: Dựa vào kiến thức toán học điều kiện để 3 số thực a, b, c là độ dài 3 cạnh của 1 tam giác là gì?
HS: là a, b, c thỏa mãn đồng thời a+b>c, a+c>b, b+c>a
GV: Khi viết chương trình dùng cấu trúc câu lệnh gì để kiểm tra điều kiện này?
HS: cấu trúc câu lệnh if-then 
GV: Nếu thỏa mãn là độ dài 3 cạnh của 1 tam giác ngoài viết lệnh thông báo ra màn hình còn phải tính diện tích tam giác. Vậy trong trường hợp này ta tính diện tích tam giác bằng cách nào là nhanh nhất?
HS có thể nêu ra nhiều cách để tính
GV: Nhận xét và hướng dẫn: Trong toán học có thể tính diện tích tam giác khi biết độ dài 3 cạnh bằng nhiều cách. Tuy nhiên, để chương trình thực hiện nhanh và thuật toán ít phức tạp nhất ta nên áp dụng công thức hêrông
Yêu cầu HS nêu công thức hêrông : 	
HS: 
(S: là diện tích tam giác, p: là nửa chu vi của tam giác ) 
GV hướng dẫn HS viết chương trình:
Program tamgiac;
Var a,b,c,p,s: real;
Begin
 write('nhap a,b,c:'); readln(a,b,c);
 if ((a+b>c) and (a+c>b) and (b+c>a)) then
 begin
 writeln('a,b,c la do dai 3 canh cua tam giac');
 p:=(a+b+c)/2; s:=sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c)); write('dien tich tam giac la: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctich_hop_cac_kien_thuc_toan_hoc_vat_li_sinh_hoc_dia_li_van_h.doc
  • docbia.doc