SKKN Xây dựng và sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” trong dạy học Địa lí lớp 11 (chương trình cơ bản)

SKKN Xây dựng và sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” trong dạy học Địa lí lớp 11 (chương trình cơ bản)

Trong dạy học Địa lí ở trường THPT, ngoài việc giúp cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản, giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, giáo viên còn phải giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức và tự nhận thức.

Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Địa lí hiện nay, thì việc học sinh chủ động nhận thức là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy của các em trong học tập Địa lí và nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí. Tuy nhiên, theo nhận định của một số giáo viên (sau đợt bồi dưỡng hè 2010) thì việc áp dụng những kĩ thuật dạy học mới còn mới mẻ đối với việc dạy và học Địa lí ở tỉnh ta. Chúng ta chưa có quan niệm đầy đủ về sự cần thiết của việc áp dụng những kĩ thuật trong dạy học Địa lí, (thậm chí có người cho rằng áp dụng những kĩ thuật day học mới không phù hợp, không hiệu quả trong điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của học sinh hiện nay).

 Vậy áp dụng hay không áp dụng những kĩ thuật mới trong dạy học Địa lí? Chúng ta sẽ không trả lời có hoặc không mà là phải thông hiểu nó sử dụng nó như thế nào cho phù hợp với từng phần, từng bài học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của học sing từng trường, từng vùng. Đây chính là lý do mà tôi quan tâm đến đề tài Xây dựng và sử dụng kĩ thuật “ khăn trải bàn” trong dạy học Địa lí lớp 11( chương trình cơ bản).

 

doc 19 trang thuychi01 58275
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng và sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” trong dạy học Địa lí lớp 11 (chương trình cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 . MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong dạy học Địa lí ở trường THPT, ngoài việc giúp cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản, giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, giáo viên còn phải giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức và tự nhận thức.
Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Địa lí hiện nay, thì việc học sinh chủ động nhận thức là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy của các em trong học tập Địa lí và nâng cao chất lượng học tập môn Địa lí. Tuy nhiên, theo nhận định của một số giáo viên (sau đợt bồi dưỡng hè 2010) thì việc áp dụng những kĩ thuật dạy học mới còn mới mẻ đối với việc dạy và học Địa lí ở tỉnh ta. Chúng ta chưa có quan niệm đầy đủ về sự cần thiết của việc áp dụng những kĩ thuật trong dạy học Địa lí, (thậm chí có người cho rằng áp dụng những kĩ thuật day học mới không phù hợp, không hiệu quả trong điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của học sinh hiện nay).
 Vậy áp dụng hay không áp dụng những kĩ thuật mới trong dạy học Địa lí? Chúng ta sẽ không trả lời có hoặc không mà là phải thông hiểu nó sử dụng nó như thế nào cho phù hợp với từng phần, từng bài học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của học sing từng trường, từng vùng. Đây chính là lý do mà tôi quan tâm đến đề tài Xây dựng và sử dụng kĩ thuật “ khăn trải bàn” trong dạy học Địa lí lớp 11( chương trình cơ bản).
2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu vấn đề này, bản thân tôi mong muốn tìm cách áp dụng kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn” vào thực tiễn dạy học, nghiên cứu hiệu quả, khả năng ứng dụng kĩ thuật vào dạy học Địa lí, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn trong nhà trường.
Nghiên cứu vấn đề này giúp nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân tôi, đồng thời để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. 
Trình bày lại quá trình và kết quả nghiên cứu, tôi rất mong được quý đồng nghiệp trao đổi, góp ý nhằm tìm ra cách thức xây dựng và sử dụng kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn” trong dạy học Địa lí một cách có hiệu quả nhất.
3. Đối tượng nghiên cứu
Do thực tế và điều kiện thời gian, nên phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở đề tài Xây dựng và sử dụng kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn” trong dạy học Địa lí ở trường THPT Quảng Xương 1, đối tượng học sinh khối 11.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, tôi đã thực hiện các nhiệm vụ, các bước nghiên cứu như sau: 
Trước hết, tôi nghiên cứu kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn”, và tìm hiểu, tham khảo ở một số trường khác, làm cơ sở cho việc vạch ra cách thức xây dựng và sử dụng kĩ thuật.
 Bước tiếp theo, tôi thực hành nghiên cứu, soạn một số giáo án và thực nghiệm sử dụng kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn” vào dạy học Địa lí ở một số bài. 
Qua thực nghiệm, nhìn lại quá trình nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số kinh nghiệm làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng vào dạy học.
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
 Đáp ứng được một phần nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trong các nhà trường phổ thông.
 Phù hợp với nguyện vọng của học sinh và sự phát triển của xã hội yêu cầu khả năng tự nhận thức lĩnh hội, năng động, sáng tạo làm chủ bản thân. 
PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
 - Mục tiêu giáo dục:
 Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc (Qui định tại điều 2- Luật Giáo dục). 
 Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ nhiệm vụ vẻ vang của mình để ra sức cải tiến và nâng cao chất lượng về mọi mặt công tác trước tiên là công tác giảng dạy bộ môn Địa lí nhất là việc xây dựng và sử dụng kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn”.
 - Mục tiêu bộ môn:
 Hình thành kĩ năng tư duy Địa lí và tư duy logic, góp phần hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất và năng lực chung, đồng thời phát triển các năng lực chuyên môn gắn liền với đặc thù của môn học như: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí, sử dụng các công cụ của Địa lý học, thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin địa lý; vận dụng kiến thức, kỹ năng địa lý vào thực tiễn.
 Rèn luyện kĩ năng học tập bộ môn một cách độc lập, thông minh, cởi mở như làm việc sách giáo khoa, với bản đồ, với nhóm bạn, với thầy cô giáo, sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu liên quan đến Địa lí
 Phát triển khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp. Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.
- Mục tiêu kĩ thuật
 Kĩ thuật “khăn trải bàn” Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS. Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.
2. Thực trạng việc xây dựng và sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” trong dạy học Địa lí
 - Kĩ thuật dạy học “ khăn trải bàn” là một kĩ thuật dạy học mới, tiên tiến (đối với giáo dục nước ta), đáp ứng được một phần nhu cầu đối mới phương pháp dạy - học trong nhà trường THPT, phù hợp với nguyện vọng của người học và yêu cầu của xã hội.
 - Các giáo viên dạy môn Địa lí đã được trang bị tài liệu và tập huấn về kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn”. Các nhà trường THPT trong tỉnh đều quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện để giáo viên nghiên cứu và sử dụng kĩ thuật trong dạy học bộ môn. Học sinh hào hứng tiếp cận cách thức học tập mới.
 - Tuy nhiên, đa số giáo viên còn dè dặt trong việc nghiên cứu và sử dụng kĩ thuật này vì nhiều lí do khác nhau về khách quan hoặc chủ quan: 
+ Điều kiện cơ sở vật chất phần lớn trong các nhà trường chưa phù hợp để triển khai kĩ thuật.
+ Số lượng học sinh quá đông trong một lớp học (42 -> 48), nhóm học 
( 10 ->12 học sinh) gây khó khăn về khâu tổ chức, thời gian triển khai hoạt động và hiệu quả giờ dạy.
+ Học sinh phần lớn chưa được làm quen hoặc có thì rất ít với kĩ thuật mới. Ý thức học tập của các em chưa thực sự tự giác, có tránh nhiệm với bản thân và với nhóm, còn ỷ lại, dựa dẫm.
 + Đặc trưng bộ môn Địa lí nhiều kiến thức, sử dụng các công cụ của Địa lí học; thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin địa lý, vận dụng kiến thức, kỹ năng địa lí vào thực tiễn, miêu tả cho sinh động tốn khá nhiều thời gian trong giờ dạy.
+ Nhiều giáo viên chưa thực sự thông hiểu và nghiệp vụ triển khai kĩ thuật còn lúng túng (các bước triển khai, câu hỏi, thời gian) hoặc do dự sợ không hoàn thành giờ dạy, cháy giáo án. Có giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp, chưa tâm huyết với nghề nghiệp.
+ Cách nhận xét, đánh giá giờ dạy của các đồng nghiệp còn hay nặng về hình thức, cầu toàn  
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Giáo viên phải nắm vững kĩ thuật, hướng dẫn học sinh thông hiểu kĩ thuật. 
- Kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn là gì” ?
 Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS. Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.
- Cách tiến hành kĩ thuật “khăn trải bàn”
    + Hoạt động theo nhóm (4 HS /nhóm)   Mỗi học sinh ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa. Tập trung vào câu hỏi (chủ đề).
 + Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về một câu hỏi, chủ đề). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút. Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời. Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn.
- Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật khăn trải bàn
 - Câu thảo luận là câu hỏi mở. 
 - Trong trường hợp số học sinh trong nhóm quá đông, không đủ chỗ trên “khăn trải bàn”, có thể phát cho HS những mảnh giấy nhỏ để HS ghi ý kiến cá nhân, sau đó dính vào phần xung quanh “ khăn trải bàn”. Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính ý kiến thống nhất vào giữa “ khăn trải bàn”. Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau. 
3.2. Chọn bài, phần, nội dung phù hợp để xây dựng và sử dụng kĩ thuật.
 Có thể xây dựng và sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” vào tất cả các bài học. Tuy nhiên kỹ thuật này cũng mất nhiều thời gian nên trong giảng dạy địa lí 11(Chương trình cơ bản) bản thân tôi đã sử dụng vào một số bài với những câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở như sau:
Tiết theo PPCT
Bài học
Tên bài
Tên mục
Nội dung thảo luận
Tiết 3
Bài 3
Một số vấn đề mang tính toàn cầu
Mục I: Bùng nổ dân số
Dân số tăng nhanh và già hóa dân số dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội.
Tiết 5
Bài 5
Một số vấn đề của khu vực và châu lục (Tiết 1)
Mục I: Một số vấn đề về tự nhiên
Trình bày vấn đề về tự nhiên ở Châu Phi, nêu các giải pháp
Tiết 6
Bài 5
Một số vấn đề của khu vực và châu lục (Tiết 2)
II.Một số vấn đề về kinh tế
Em hãy trình bày thực trạng,nguyên nhân và giải pháp đối với nền kinh tế Mĩ La Tinh?
Tiết 7
Bài 5
Một số vấn đề của khu vực và châu lục (Tiết 3)
Mục 2: Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố
Trình bày hiện trạng ,nguyên nhân và kết quả của cuộc Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố
Tiết 11
Bài 6
Hợp chúng quốc Hoa Kì (Tiết 3)
Mục1,2: Phân hóa lãnh thổ nông nghiệp và công nghiệp
Tại sao có sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp và công nghiệp như vậy?
Tiết 12
Bài 7
Liên minh Châu Âu (Tiết 1)
Mục 1. Sự ra đời và phát triển
Cho biết mức độ liên kết thống nhất của EU ngày càng cao từ liên kết kinh tế đơn thuần đến liên kết kinh tế toàn diện.
Tiết 14
Bài 7
Liên minh Châu Âu (Tiết 3)
Mục I: Tìm hiểu ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất
Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung ơ-rô có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU?
Tiết 15
Bài 8
Liên Bang Nga (Tiết 1)
Mục I: Vị trí đại lí và lãnh thổ
Vị trí địa lí và lãnh thổ của Liên Bang Nga có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế?
Tiết 19
Bài 8
Liên Bang Nga (Tiết 3)
Mục II: Tìm hiểu về sự phân bố nông nghiệp của Liên Bang Nga.
Dựa vào H10.8 SGK, Nêu sự phân bố cây trồng, vật nuôi chủ yếu của Liên Bang Nga. Giải thích sự phân bố đó.
Tiết 20
Bài 9
Nhật Bản (Tiết 1)
Mục I: Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội?
Tiết 22
Bài 9
Nhật Bản (Tiết 3)
Mục 2: Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại.
Trình bày khái quát và sự phát triển kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
Tiết 24
Bài 10
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Tiết 2)
Mục 1: Công nghiệp
Trung Quốc có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển các nghành công nghiệp khai thác, luyện kim và sản xuất hành tiêu dùng?
Tiết 29
Bài 11
Khu vực Đông Nam Á (Tiết 2)
Mục IV: Nông nghiệp
Trình bày tình hình phát triển và phân bố cây lúa nước,cây công nghiệp, chăn nuôi đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản của khu vực Đông Nam Á?
Tiết 30
Bài 11
Khu vực Đông Nam Á (Tiết 3)
Mục II và III
Trình bày thành tựu đã đạt được của ASEAN bên cạnh đó ASEAN đang gặp phải những thách thức gì?
*Ví dụ Cụ thể: Tiết 30-bài 11 Các nước Đông Nam Á ASEAN 
 ( Tiết 3) Hiệp hội các nước Đông Nam Á
 Giáo viên tổ chức cho HS thảo luận theo kĩ thuật “khăn trải bàn” ở Mục II, III Thành tựu và thách thức của ASEAN:
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm (tương ứng với 4 tổ). khi đã được hình thành giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 tờ A0. Trên giấy A0 chia thành nhiều phần, trong đó có phần trung tâm dành ghi ý kiến thống nhất của cả tổ sau khi đã thảo luận và xung quanh ghi ý kiến của mỗi cá nhân. 
 Nội dung thảo luận của các nhóm: cử nhóm trưởng và thư kí
+ Nhiệm vụ nhóm trưởng: Đôn đốc các thành viên trong nhóm, tổng hợp ý kiến và cử thành viên trình bày.
+ Nhiệm vụ của thư kí: Ghi những ý kiến sau khi đã tổng hợp vào chính giữa tờ giấy A0.
-Bước 2: Tổ chức hoạt động: tiết 30 bài 11(Tiết 3) Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN (Mục II, III Thành tựu và thách thức của ASEAN ):
 -Nội dung thảo luận của các nhóm:
+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu các thành tựu đã đạt được của ASEAN và kể thêm các thành tựu của ASEAN. Nguyên nhân nào dẫn tới các thành tựu đó?
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu các thách thức của ASEAN trên chặng đường phát triển tiếp theo.Trình độ phát triển giữa một số quốc gia còn quá chênh lệch đã ảnh hưởng gì tới mục tiêu phấn đấu của ASEAN? Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách gì để xóa đói, giảm nghèo?
 - Cá nhân trong nhóm làm việc độc lập trong vòng 5 phút tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi theo cách nghỉ cá nhân và ghi ý kiến của mình vào phần của mình trên góc tờ giấy A0 của nhóm mình.
 - Sau đó, các nhóm thảo luận trong 5 phút để thống nhất ý kiến, thư kí ghi ý kiến chung vào phần chính giữa của tờ giấy"khăn trải bàn”
 (viết ý kiến cá nhân) (viết ý kiến cá nhân)
 1 2 
 Y
 8 yY yy Ý y 6 3 
 ddrhdYYYyyyyyyyyyyyyyy
c ggsgsd Y 
4 
 5 6 
 6 5
 Các nhóm thảo luận
 Các nhóm thảo luận
 Hết thời gian thảo luận sau khi các nhóm đã hoàn thành công việc, nhóm trưởng cử đại diện lên treo sản phẩm của nhóm mình và cử đại diện một bạn lên trình bày kết quả đã thống nhất trong “khăn phủ bàn”. Các nhóm khác bổ sung, góp ý, nhận xét.
-Bước 3: Giáo viên tóm tắt kết quả các nhóm đạt được và chuẩn kiến thức.
 Kiến thức cần đạt được của nhóm 1 và 2 
 * Thành tựu đã đạt được của ASEAN 
-Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, GDP và giá trị XNK liên tục tăng.
- Về đời sống: Đời sống nhân dân đã được cải thiện, bộ mặt các nước có sự thay đổi.
-Về an ninh chính trị: Tạo được một môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực.
 - Kể thêm các thành tựu của ASEAN. Nguyên nhân dẫn tới các thành tựu đó là
 + Năm 2016, tổng GDP của ASEAN đứng thứ sáu trên thế giới và đứng thứ ba ở châu Á với 2,55 nghìn tỷ USD.
+ASEAN đã đưa vào Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm mục tiêu cắt giảm loại bỏ các hàng rào thuế quan, tăng hiệu quả thương mại và liên kết kinh tế giữa các nước thành viên. Năm 2015, cơ bản các mặt hàng đã được xóa bỏ thuế quan.
+ Nhiều nước đã đạt được thành tựu to lớn trong công cuộc công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
+ Đô thị hóa phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng được xây dựng và phát triển nhanh...
 Nguyên nhân: Vì các nước ASEAN đều kiên trì mục tiêu đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Kiến thức cần đạt được của nhóm 3và 4
* Thách thức đối với ASEAN:
- Trình độ phát triển giữa các nước chưa đồng đều giữa các nước.
- Vẫn còn tình trạng đói nghèo.
- Các vấn đề xã hội, môi trường...
*Trình độ phát triển giữa một số quốc gia còn quá chênh lệch đã ảnh hưởng gì tới mục tiêu phấn đấu của ASEAN? Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách gì để xóa đói, giảm nghèo?
 Trình độ phát triển giữa một số quốc gia còn quá chênh lệch đã ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển của ASEAN là:“Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên”.
- Những chính sách của Đảng và Nhà nước ta  để xóa đói, giảm nghèo:
+ Hỗ trợ vay vốn cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
+ Hỗ trợ vay vốn cho sinh viên nghèo ở bậc đại học.
+ Miễn hoặc giảm học phí cho học sinh, sinh viên nghèo.
+ Hỗ trợ, đào tạo nghề cho người lao động.
+ Miễn, giảm một số loại thuế.
+ Xây dựng “Quỹ ủng hộ người nghèo”  để kêu gọi tấm lòng của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm.
Học sinh trình bày kết quả làm việc của nhóm theo kỹ thuật “khăn trải bàn”
Học sinh trình bày kết quả làm việc của nhóm theo kỹ thuật “khăn trải bàn”
3.3 Nhận xét:
	Qua xây dựng và sử dụng kỹ thuật “khăn trải bàn” trong chương trình địa lí 11(Chương trình chuẩn) có thể rút ra một số nhận xét như sau: 
	Xây dựng kỹ thuật “khăn trải bàn” là một kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ chức trong tất cả các bài học. Kỹ thuật này khắc phục được những hạn chế của dạy học theo nhóm. Trong dạy học theo nhóm nếu tổ chức không tốt đôi khi chỉ có các thành viên tích cực làm việc, các thành viên thụ động thường hay ỷ lại, trông chờ, không tích cực dẫn đến mất nhiều thời gian mà hiệu quả học tập không cao.
	Trong kỹ thuật “khăn trải bàn” đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc cá nhân, suy nghĩ, viết ra ý kiến của mình trước khi thảo luận nhóm. Như vậy có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Từ đó các cuộc thảo luận thường có sự tham gia của tất cả các thành viên và các thành viên có cơ hội chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của mình, tự đánh giá và điều chỉnh nhận thức của mình một cách tích cực. Nhờ vậy mà nâng cao hiệu quả học tập và phát triển các kỹ năng sống cho học sinh.
	Tuy nhiên kỹ thuật này cũng có nhược điểm là nếu giáo viên không chú ý đôn đốc học sinh tích cực làm việc trong hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm thì sẽ mất nhiều thời gian trong giờ học. 
	Kỹ thuật này thích hợp nhất với những phòng học chức năng có bàn rộng đủ để trải hết tờ giấy A0 cho các thành viên trong nhóm cùng viết ý kiến cá nhân. Đối với trường THPT Quảng Xương 1 trong điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, còn thiếu các phòng chức năng, bàn học của học sinh nhỏ khó có thể để đủ tờ giấy A0 lên bàn để các thành viên trong nhóm có thể viết cùng một lúc ý kiến cá nhân. Có thể khắc phục hạn chế này bằng cách phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh “khăn phủ bàn”. 
3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
	Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí 11(Chương trình chuẩn) ở trường THPT Quảng Xương 1 bản thân giáo viên đã cố gắng vận dụng tối đa các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào một số bài học có thể.
	Kết quả cho thấy học sinh đã làm quen với các thao tác của các kỹ thuật dạy học, trong giờ học đã chú ý học hơn, số học sinh tham gia hoạt động đông hơn làm cho tiết học sôi nổi, hào hứng, cởi mở và đạt kết quả cao hơn.
 	Vào cuối năm học tôi đã tiến hành kiểm tra đối chứng và đạt được kết quả như sau: Lớp 11T5. Sĩ số: 47 học sinh 
Nội dung
Thường xuyên
Đôi khi
Không
Chú ý nghe giảng
40
7
0
Tham gia trả lời câu hỏi
38
9
0
Nhận xét ý kiến của bạn
39
8
2
Tự giác làm bài tập
43
4
0
	kết quả học tập cuối học kì II cũng khá cao:
Tổng số học sinh
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
Số HS
47
12
25
10
0
Tỉ lệ (%)
100
25,5
53,2
21,3
0
 Khi áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy tôi nhận thấy học sinh yêu thích môn học hơn
Phần III: 	KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
	Qua quá trình nghiên cứu, điều tra, thử nghiệm, khảo sát thực tế, đề tài đã được thực hiện và đã đạt một số kết quả:
Nêu được kỹ thuật dạy học tích cực có thể áp dụng trong giảng dạy địa lí 11(Chương trình chuẩn) để nâng cao chất lượng học sinh. 
Đưa ra được một số bài cụ thể có thể áp dụng trong từng kỹ thuật dạy học và có những ví dụ minh họa thực tế cho các bài
Đề ra một số biện pháp phù hợp với thực tế trong điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế.
Đề xuất một số cách thức tiến hành, một số công đoạn của kỹ thuật dạy học đạt được hiệu quả trong thời gian trên lớp.
Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế: chỉ đề ra một kỹ thuật chính, chưa đi vào tất cả các kỹ thuật. Phạm vi đề tài chỉ thực hiện trong chương trình địa lí 11(Chương trình cơ bản) do thời gian có hạn.
	Vì vậy, hướng phát triển tiếp tục của đề tài sẽ là: Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong môn Địa lí cấp Trung học phổ thông.
2.Kiến nghị.
	Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi có một số kiến nghị sau:
Khi vận dụng các kỹ thuật dạy học cần có sự hỗ trợ tích cực về cơ sở vật chất từ phía nhà trường để hỗ trợ cho việc dạy học.
Cần tích cực nghiên cứu các kỹ thuật dạy học tích cực để vận dụng một cách thành thạo và có hiệu quả vào quá trình dạy học.
Cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các giáo viên để học sinh có thể nắm vững các thao tác của các kỹ thuật dạy học.
Giáo viên cần liên tục củng cố thêm kiến thức và phương pháp trong quá trình giảng dạy để nâng cao hơn nữa trình độ của học sinh.
	Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, bản thân tôi đã tự củng cố thêm được phần nào kiến thức. Rút ra thêm được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. 
	Trong quá trình thực hiện đề tài, do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_va_su_dung_ki_thuat_khan_trai_ban_trong_day_ho.doc
  • docMỤC LỤC.doc