SKKN Xây dựng và sử dụng bài giảng E-learning vào dạy học Tiết 20 - Bài 14: “Phong trào cách mạng 1930 – 1935” (T1 - Lịch sử lớp 12 cơ bản) theo mô hình lớp học đảo ngược

SKKN Xây dựng và sử dụng bài giảng E-learning vào dạy học Tiết 20 - Bài 14: “Phong trào cách mạng 1930 – 1935” (T1 - Lịch sử lớp 12 cơ bản) theo mô hình lớp học đảo ngược

Một ưu điểm khác là học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi và với mọi thiết bị chỉ cần thiết bị đó có thể online được như smartphone, máy tính bảng, Ipad, tivi hoặc máy tính bàn có kết nối Internet...

Phân biệt rõ thời gian trên lớp chỉ luyện tập và ôn tập, hỏi đáp kiến thức, không bị lẫn với thời gian nghe giảng như phương pháp truyền thống. Giảm được thời gian dành cho những khái niệm mà học sinh dễ dàng nắm bắt để tập trung vào các vấn đề khó hơn, đào sâu hơn. Lý do này xuất phát từ việc đôi khi giáo viên khó xác định chính xác khái niệm nào học sinh dễ nắm bắt và khái niệm nào thì khó khăn. Đôi khi, giảng kĩ một khái niệm cho nhóm học sinh này sẽ lấy đi thời gian của các nhóm học sinh đã hiểu còn lại. Cách giải quyết là học sinh chỉ cần tua video xem lại đoạn chưa hiểu.

Như vậy, lớp học đảo ngược sẽ giúp:

  • Hướng vào dạy học cá thể. Giáo viên có nhiều thời gian trên lớp hơn để tiếp cận các học sinh yếu kém.

• Học sinh có thể thu lại hoặc xem đi xem lại đoạn video bài giảng chưa hiểu.

• Học sinh vắng mặt sẽ không bỏ lỡ bài giảng.

• Có được nhiều thời gian hơn cho các hoạt động học trên lớp.

• Phụ huynh có thể phối hợp cùng giáo viên trong việc hướng dẫn học tập của học sinh.

docx 42 trang Mai Loan 08/02/2025 671
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và sử dụng bài giảng E-learning vào dạy học Tiết 20 - Bài 14: “Phong trào cách mạng 1930 – 1935” (T1 - Lịch sử lớp 12 cơ bản) theo mô hình lớp học đảo ngược", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. Lời giới thiệu
 Trong nền giáo dục truyền thống từ xa xưa đến nay, chúng ta đã khá quen thuộc với 
hình ảnh những ông đồ mặc áo dài the gõ đầu trẻ; rồi đến hình ảnh người thầy đứng trên 
bục giảng say sưa giảng bài, người học ngồi dưới cắm cúi, hý hoáy chép từng từ từng 
chữ. Kết quả sau đó chắc ai trong chúng ta cũng đã nắm được, người học như những cỗ 
máy kiến thức khô khan, không biết thực hành hay ứng dụng vào thực tiễn. Đó chính là 
hệ quả của một nền giáo dục truyền thống với việc lạm dụng quá nhiều kiến thức lý 
thuyết mà không có sự chú trọng tới vận dụng, thực hành. Với cách dạy học như vậy, 
nền giáo dục không thể đạt được mục tiêu giáo dục của thời đại mới là nhằm đào tạo 
một con người toàn diện, một công dân toàn cầu với những kỹ năng tự học suốt đời, tư 
duy phê phán, kỹ năng làm việc trong môi trường hợp tác Đã đến lúc chúng ta phải 
thay đổi, và phải có một cuộc cải cách giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy: Thay 
vì phải ép người học phải ngồi hàng tiếng đồng hồ nghe những bài giảng đã quá quen 
thuộc và thiếu sự hấp dẫn, tại sao chúng ta không tận dụng quãng thời gian đó dành cho 
các hoạt động tương tác trên lớp? Bởi lẽ những hoạt động đó mang lại nhiều giá trị, 
nhiều lợi ích cho người học hơn trong yêu cầu của xã hội hiện nay. 
 Chúng ta đang sống trong thời đại mà cách mạng khoa học - kỹ thuật phát triển như 
vũ bão. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) thâm nhập và chi phối hầu hết các 
lĩnh vực trong đó có giáo dục. Nhờ sự hỗ trợ của ICT mà giáo dục đã có thể thực hiện 
được các tiêu chí mới: học mọi nơi (any where), học mọi lúc (any time), học suốt đời 
(life long), dạy cho mọi người (any one) ở mọi trình độ tiếp thu khác nhau. Năng lực tự 
học trở thành năng lực cốt lõi cần phải hình thành cho người học ngay từ bậc học phổ 
thông, đặc biệt là đối với học sinh trung học phổ thông (THPT). Vấn đề đặt ra là làm thế 
nào để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THPT trong thời đại công nghệ thông tin 
hiện nay? Những năm gần đây, chắc hẳn những người quan tâm đến giáo dục đã không 
còn xa lạ với thuật ngữ E-learning – học trực tuyến, một hình thức tự học hiện đại dựa 
trên nền tảng ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông. E-learning mang lại sự 
thay đổi lớn lao trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên giáo dục cùng với hàng loạt 
các ưu điểm khác nhau như thoải mái, linh hoạt, cá nhân hóa người học,... mở ra nhiều 
cơ hội, điều kiện học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của mỗi người, góp phần bồi 
dưỡng năng lực tự học cho học sinh (HS). Tuy nhiên, E-learning cũng bộc lộ nhiều 
 1 công nghệ thông tin, khiến bài giảng trở thành một bài thuyết trình với những slide trình 
chiếu đơn thuần, hoặc vì áp dụng quá nhiều phương pháp và hoạt động vào tiết học, dẫn 
đến hiện tượng “cháy giáo án” hoặc làm cho học sinh cảm thấy ngạt thở, rối rắm, không 
tập trung được vào kiến thức cơ bản. Mô hình “Lớp học đảo ngược” – Flipped 
Classroom sẽ là một giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch 
sử. Đây là mô hình dạy học dựa trên bài giảng điện tử Elearning kết hợp hài hòa giữa 
học trực tuyến và học chính khóa được nhiều giảng viên tại các trường học ở Mỹ, 
Autralia và nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và áp dụng; những năm gần đây đã bắt 
đầu xuất hiện ở Việt Nam. Hy vọng với phương pháp dạy học mới này sẽ phần nào giải 
quyết được những khó khăn của giáo dục nói chung, của việc dạy và học môn Lịch sử 
nói riêng, góp phần làm cho chất lượng giáo dục được nâng cao.
2. Tên sáng kiến: “Xây dựng và sử dụng bài giảng E-learning vào dạy học Tiết 20 - 
Bài 14: “Phong trào cách mạng 1930 – 1935” (T1 - Lịch sử lớp 12 cơ bản) theo mô 
hình lớp học đảo ngược.
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Phan Thị Hoài.
 - Địa chỉ: Trường THPT Bình Xuyên – Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
 - SĐT: 0395.728.270.
 - Email: phanhoai.c3binhxuyen@vinhphuc.edu.vn.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
 - Họ và tên: Phan Thị Hoài
 - Địa chỉ: Trường THPT Bình Xuyên – Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 Học sinh lớp 12 trường THPT Bình Xuyên (Năm học 2018 – 2019).
 3 Trên cơ sở các nghiên cứu thực tiễn, các nhà nghiên cứu giáo dục đã khẳng định hiệu 
quả của việc ứng dụng E-Learning trong hoạt động dạy và học, bồi dưỡng cho HS 
những năng lực cần thiết. Từ các kết quả nghiên cứu có thể rút ra những đặc điểm của E-
learning như sau:
 - Tính linh hoạt: Với mỗi bài học E-learning có thể tùy biến theo nhu cầu và hoàn 
cảnh của học viên. Người học tự do lựa chọn bài học, chương trình học theo ý thích, phù 
hợp với trình độ, tốc độ tiếp thu của bản thân, mở ra nhiều cơ hội học tập cho mọi người.
 - Sự thoải mái: Với bài giảng E-learning, người học không bị giới hạn bởi không 
gian và thời gian. Người học có thể học tập mọi nơi, mọi lúc theo nhu cầu của mình chỉ 
cần có máy tính, Tablet, smartphone được kết nối mạng. Tất cả các bài giảng và tài liệu 
cần thiết được cung cấp qua các nền tảng trực tuyến, dễ dàng để truy cập. Khi học với E-
learning, người học không phải mất thời gian, chi phí đi lại đến lớp, không cần tuân thủ 
theo thời gian biểu cứng nhắc (phải dậy sớm, mặc quần theo quy định khi đến lớp...).
 - Khả năng tự học - tự định hướng: Người học tự xác định lịch trình học tập theo 
nhu cầu cá nhân của mình; có thể hoàn thành các mục tiêu bất cứ lúc nào. Với ưu điểm 
này, E- learning cho phép họ tiến bộ với nhịp điệu riêng, phù hợp với họ. Tuy nhiên 
trong một số trường hợp, khóa học E-learning có thể yêu cầu thời hạn hoàn thành. Ví dụ, 
HS phải hoàn thành khóa học trước khi khóa học kết thúc theo lịch quy định của nhà 
trường.
 - Có khả năng tiêu chuẩn - tái hiện: Các khóa học E-learning được thiết kế theo một 
quy trình chuẩn hóa và nhất quán trong việc phân phối nội dung. Nội dung học tập đa 
phương tiện, phong phú, lôi cuốn. Người học dễ dàng xem lại, kéo nhanh hoặc lưu lại 
lâu hơn ở các đơn vị kiến thức mà cá nhân quan tâm, cần hiểu rõ hơn. Tài liệu học, các 
bài kiểm tra đã làm có thể được lưu trữ lại và người học có thể tham khảo lại khi cần.
 - Tương tác chia sẻ: Người học có thể tương tác với nhau hoặc với GV, phản hồi và 
chia sẻ những điều đã biết, qua đó tiếp nhận và hoàn thiện kiến thức, kĩ năng của bản 
thân. Khi cần hỗ trợ hoặc thắc mắc, người học chỉ cần truy cập bảng hỗ trợ để gửi câu 
hỏi đến GV.
 5 lớp học là chuyển đổi những hoạt động trong lớp ra ngoài lớp và ngược lại”. Hoạt động 
này có thể tóm tắt dưới dạng bảng sau:
 Bảng 1. Hoạt động chuyển đổi giữa lớp học đảo ngược và lớp học truyền thống.
 Loại hình Trong lớp học Ngoài lớp học
Lớp học truyền thống Bài học/Bài giảng Bài tập và luyện tập
Lớp học đảo ngược Bài tập và luyện tập Bài giảng E-learning (Video 
 bài giảng)
 Đặc điểm lớn nhất của mô hình lớp học đảo ngược đó chính là dạng thức học tập kết 
hợp (E-learning) giữa học tập trực tuyến và học tập giáp mặt và có sự đảo ngược tiến 
trình học tập của người học. Theo phương pháp dạy học truyền thống thì học sinh tới 
trường, lắng nghe thầy cô giảng bài rồi trở về nhà làm bài tập Nhưng với mô hình 
lớp học đảo ngược thì học sinh xem các bài giảng ở nhà qua mạng. Giờ học ở lớp sẽ 
dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu như 
giải đáp các thắc mắc của học sinh, làm bài tập khó hay thảo luận sâu hơn về kiến 
thức... 
 * Ưu điểm
 Việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy (thông qua những giáo trình 
E-Learning đã được giáo viên chuẩn bị trước cùng thông tin do học sinh tự tìm kiếm), 
nhiệm vụ của học sinh là tự học kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà. Sau 
đó vào lớp các em được giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn 
nhau. Các bài tập mức độ cao cũng được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của giáo viên 
và các bạn cùng nhóm.
 Cách học này đòi hỏi học sinh phải dùng nhiều đến hoạt động trí não nên được gọi là 
“High thinking". Như vậy những nhiệm vụ mức độ cao trong thang tư duy được thực 
hiện bởi cả thầy và trò.
 Phương pháp này không cho phép học sinh ngồi nghe thụ động nên giảm được sự 
nhàm chán. Mặc dù vậy, muốn quá trình đảo ngược thành công thì những giáo trình E-
Learning phải rất bài bản và hấp dẫn để lôi cuốn được học sinh không xao lãng mà tập 
trung vào việc học. Vì lý do đó, phương pháp này phải gắn chặt với phương pháp E-
Learning. Giáo viên phải quản lý và đánh giá được việc tiếp thu kiến thức thông qua các 
bài tập nhỏ đi kèm với bài giảng E-learning.
 7 bộ môn phải có một kế hoạch đồng bộ và xuyên suốt năm học vì không phải bài học nào 
cũng phù hợp với phương pháp này.
 Nếu khắc phục được những nhược điểm trên thì phương pháp lớp học đảo ngược - 
Flipped classroom - sẽ là rất tuyệt vời cho việc rèn kỹ năng trong thế kỷ 21.
7.1.3. Tiện ích Google Classroom – nơi quản lý bài học trực tuyến hiệu quả.
 Giới thiệu chung về tiện ích Google Lớp học.
 Tiện ích Lớp học trên Google (Google Classroom) là một công cụ mới trong công cụ 
Google hỗ trợ giáo dục (Google Apps for Education) giúp giáo viên tạo và sắp xếp bài 
học, bài tập một cách nhanh chóng, cung cấp phản hồi một cách hiệu quả và giao tiếp 
với các lớp học của họ một cách dễ dàng. Lớp học này còn giúp học sinh sắp xếp bài tập 
của mình trong Google Drive, hoàn thành và nộp bài tập cũng như trực tiếp giao tiếp với 
giáo viên và bạn cùng lớp của họ bằng hình thức trực tuyến. Bên cạnh đó, nó còn có 
chức năng tạo và thu bài tập, chấm điểm: Lớp học kết hợp với Google Tài liệu, Drive và 
Gmail giúp giáo viên tạo và thu bài tập không cần giấy. Họ có thể nhanh chóng xem 
những ai đã hoặc chưa hoàn thành bài tập và cung cấp phản hồi trực tiếp, theo thời gian 
thực đến từng học sinh. Thêm vào đó, nó còn có vai trò nâng cao hiệu quả giao tiếp 
trong lớp: Giáo viên có thể thông báo, đặt câu hỏi và nhận xét về học sinh theo thời gian 
thực—nâng cao hiệu quả giao tiếp trong và ngoài lớp học.
 Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này, tôi chỉ sử dụng tiện ích Google Classroom 
nhằm tạo ra một kho kiến thức theo từng bài học để học sinh và giáo viên có thể dễ dàng 
thuận tiện trao đổi với nhau, lưu giữ thông tin trong thời gian ngoài giờ trên lớp.
7.1.4. Sự kết hợp hoàn hảo giữa mô hình lớp học đảo ngược với bài giảng E-learning 
bằng tiện ích Google Classroom. 
 Trên cơ sở hiểu những nét cơ bản nhất về bài giảng E-learning, mô hình – phương 
pháp lớp học đảo ngược, và tiện ích Google Classroom, tôi nhận thấy hoàn toàn có thể 
sử dụng phương pháp dạy học đảo ngược thông qua các bài giảng E-learning và đăng 
tải, quản lý nó bằng tiện ích Lớp học của Google. Đây là Tiện ích đơn giản mà học sinh 
và giáo viên dễ dàng có thể thực hiện các thao tác để điều hành lớp học trực tuyến. Lớp 
học đảo ngược là sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa việc học trực tuyến và học chính khóa 
trên lớp, nó phát huy được những ưu điểm và hạn chế được các khuyết điểm của hai 
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_va_su_dung_bai_giang_e_learning_vao_day_hoc_ti.docx
  • docxbia dpe skkn 2019.docx
  • pptxgiao an elearning.pptx