SKKN Xây dựng và phân loại hệ thống câu hỏi để nâng cao hiệu quả trong dạy học đọc - Hiểu văn bản tác phẩm văn học ở trường trung học phổ thông

SKKN Xây dựng và phân loại hệ thống câu hỏi để nâng cao hiệu quả trong dạy học đọc - Hiểu văn bản tác phẩm văn học ở trường trung học phổ thông

Dạy học tác phẩm văn học trong trường phổ thông là công việc không hề đơn giản, nó yêu cầu ở người dạy cả về tư duy lôgic, tư duy trừu tượng và tư duy hình tượng, những xúc cảm thẩm mĩ phong phú, khả năng chiếm lĩnh đối tượng qua văn bản ngôn từ nghệ thuật, cùng với đó là việc tổ chức, định hướng các hoạt động để khơi gợi hứng thú, cảm xúc và tư duy để người học cùng khám phá và chiếm lĩnh tác phẩm. Hiệu quả và chất lượng của việc dạy học đọc - hiểu văn bản văn học được quyết định một phần quan trọng ở hệ thống câu hỏi được người thầy xây dựng và vận dụng.

 Hệ thống câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản văn học là sự hiện thực hoá "kịch bản" của mỗi một tiết học, vừa thể hiện năng lực chuyên môn vừa thể hiện phương pháp dạy học của người thầy. Đồng thời, hệ thống câu hỏi mà giáo viên chuẩn bị sẽ tác động trực tiếp, đánh thức tư duy và khơi gợi hứng thú của học sinh đối với môn học nói chung và đối với mỗi bài học về tác phẩm cụ thể nói riêng, nó giúp học sinh từng bước, từng mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, chiếm lĩnh văn bản tác phẩm, từ đó mở rộng những nhận thức về cuộc sống, con người và về chính bản thân mình.

 

doc 19 trang thuychi01 8601
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng và phân loại hệ thống câu hỏi để nâng cao hiệu quả trong dạy học đọc - Hiểu văn bản tác phẩm văn học ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MUC
TÓM LƯỢC NỘI DUNG
TRANG
Mục lục
A
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1
Lý do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
1
3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
B
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1. Thực trạng trong việc xây dựng và phân loại hệ thống câu hỏi của người dạy
2.2. Thực trạng trong việc tiếp thu và trả lời câu hỏi của giáo viên ở người học
3
3
Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
4
3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi
4
3.2. Phân loại hệ thống câu hỏi
6
3.2.1. Loại câu hỏi đóng
7
3.2.2. Loại câu hỏi mở
8
3.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi
10
3.3.1. Cách thức vận dụng
10
3.3.2. Hệ thống câu hỏi minh họa trong một bài học cụ thể
11
4
Hiệu quả vận dụng
15
4.1. Hiệu quả vận dụng của bản thân
15
4.2. Triển khai trước tổ chuyên môn
16
C
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dạy học tác phẩm văn học trong trường phổ thông là công việc không hề đơn giản, nó yêu cầu ở người dạy cả về tư duy lôgic, tư duy trừu tượng và tư duy hình tượng, những xúc cảm thẩm mĩ phong phú, khả năng chiếm lĩnh đối tượng qua văn bản ngôn từ nghệ thuật, cùng với đó là việc tổ chức, định hướng các hoạt động để khơi gợi hứng thú, cảm xúc và tư duy để người học cùng khám phá và chiếm lĩnh tác phẩm. Hiệu quả và chất lượng của việc dạy học đọc - hiểu văn bản văn học được quyết định một phần quan trọng ở hệ thống câu hỏi được người thầy xây dựng và vận dụng.
	Hệ thống câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản văn học là sự hiện thực hoá "kịch bản" của mỗi một tiết học, vừa thể hiện năng lực chuyên môn vừa thể hiện phương pháp dạy học của người thầy. Đồng thời, hệ thống câu hỏi mà giáo viên chuẩn bị sẽ tác động trực tiếp, đánh thức tư duy và khơi gợi hứng thú của học sinh đối với môn học nói chung và đối với mỗi bài học về tác phẩm cụ thể nói riêng, nó giúp học sinh từng bước, từng mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, chiếm lĩnh văn bản tác phẩm, từ đó mở rộng những nhận thức về cuộc sống, con người và về chính bản thân mình.
	Nói đến hệ thống câu hỏi trong dạy học đọc - hiểu văn bản văn học là nói đến thực tiễn dạy học hết sức phong phú và sinh động. Mỗi giáo viên, tuỳ thuộc vào sự hiểu biết về văn bản tác phẩm, kinh nghiệm dạy học, phương pháp vận dụng và cả về thói quen sẽ có một hệ thống câu hỏi riêng. Trong mỗi bài dạy, mỗi văn bản và ở mỗi thể loại khác nhau, hay đối với mỗi đối tượng học sinh khác nhau, việc chuẩn bị và sử dụng hệ thống câu hỏi cũng sẽ khác nhau. 
	Từ những lí do trên và từ những kinh nghiệm thực tiễn dạy học của bản thân, chúng tôi xin được trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm với nội dung: Xây dựng và phân loại hệ thống câu hỏi để nâng cao hiệu quả trong dạy học đọc - hiểu văn bản tác phẩm văn học ở trường trung học phổ thông.
2. Mục đích nghiên cứu
	Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là từ việc xây dựng và phân loại hệ thống câu hỏi phù hợp, phát huy tính tự giác, chủ động và tích cực của học sinh trong các tiết dạy đọc - hiểu văn bản các tác phẩm văn học, giúp học sinh chiếm lĩnh tốt hơn các văn bản tác phẩm đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các loại câu hỏi được vận dụng trong các tiết dạy học phần đọc - hiểu văn bản tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông.
	Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các văn bản tác phẩm văn học trong chương trình THPT, bao gồm các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, cả chương trình lớp 10, lớp 11 và lớp 12.
4. Phương phám nghiên cứu
	Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi thường sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: 
- Phương pháp thống kê - phân loại; 
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp thực nghiệm;
- Phương pháp nêu ví dụ; 
- Phương pháp diễn giải; 	 
- Phương pháp so sánh.
Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng kết hợp một số phương pháp khác.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Hoạt động dạy học nói chung và dạy học tác phẩm văn học nói riêng không đơn thuần chỉ là sự truyền thụ kiến thức một chiều từ người dạy đến với người học, mà đó là một hoạt động mang tính tương tác, đối thoại. Trong hoạt động đó, người dạy đóng vai trò là người định hướng, dẫn dắt để người học chủ động khám phá và lĩnh hội tri thức. Điều 5, Luật giáo dục Việt Nam nêu rõ: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học khả năng tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". Trong việc dạy học tác phẩm văn học, muốn làm được điều đó thì người giáo viên cần tạo ra những đối thoại, những trao đổi, thảo luận mang tính dân chủ mà chìa khoá của nó chính là việc xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp.
Hệ thống câu hỏi trong giờ dạy học tác phẩm văn học (đọc - hiểu văn bản văn học) là sự hiện thực hoá "kịch bản" của mỗi một tiết học, vừa thể hiện năng lực chuyên môn vừa thể hiện phương pháp dạy học của người thầy. Hệ thống câu hỏi mà giáo viên chuẩn bị sẽ tác động trực tiếp, đánh thức tư duy và khơi gợi hứng thú của học sinh đối với môn học nói chung và đối với mỗi bài học về tác phẩm cụ thể nói riêng, nó giúp học sinh từng bước, từng mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, chiếm lĩnh văn bản tác phẩm, giúp học sinh mở rộng những nhận thức về cuộc sống, về con người và về chính bản thân mình.
Trong việc thiết kế giáo án đối với mỗi bài dạy về tác phẩm văn học, việc xây dựng một khung nội dung kiến thức chuẩn là vô cùng quan trọng, song để người học lĩnh hội được những nội dung đó thì cần có một hệ thống câu hỏi khoa học và chính xác. Trên thực tế, để có một hệ thống câu hỏi có thể phát huy được sự chủ động, sáng tạo của người học không phải là điều dễ dàng, nhiều khi còn khó khăn hơn cả việc xây dựng khung nội dung kiến thức.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Thực trạng trong việc xây dựng và phân loại hệ thống câu hỏi của người dạy
	Hiện nay, trong xu hướng hiện đại hoá phương pháp dạy học thì việc dạy học môn Ngữ văn nói chung và việc đặt câu hỏi trong các giờ dạy đọc - hiểu văn bản tác phẩm văn học nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên việc xây dựng hệ thông câu hỏi cũng như việc vận dụng chúng trong các bài dạy vẫn tồn tại những hiểu hiện hạn chế cần phải khác phục.
	Thứ nhất: sự phụ thuộc của một bộ phận giáo viên vào hệ thống câu hỏi của SGK học sinh hoặc các sách thiết kế giáo án mẫu.
	Thứ hai: sự thiếu đầu tư nghiên cứu hệ thống câu hỏi dẫn đến tình trạng "hỏi cho có hỏi" mà không thực sự chú trọng đến việc những câu hỏi đó có phù hợp với nội dung bài học và đối tượng người học hay không.
	Thứ ba: sự đơn điệu trong cách thức đặt câu hỏi dẫn đến sự nhàm chán đối với người học.
	Thứ tư: khoảng cách giữa đời sống văn hoá xã hội với các tác phẩm văn học trong nhà trường cũng là một khó khăn cho cả người dạy trong việc đặt câu hỏi và người học trong việc lĩnh hội và giải quyết câu hỏi.
2.2. Thực trạng trong việc tiếp thu và trả lời câu hỏi của giáo viên ở người học
	Xuất phát từ thực trạng xây dựng và phân loại cũng như việc nêu câu hỏi của giáo viên mà dẫn đến một số hiện tượng phổ biến trong việc tiếp thu và trả lời câu hỏi ở học sinh như sau:
	Thứ nhất: học sinh dựa vào các loại sách tham khảo để trả lời mà bản thân không hiểu bản chất của câu trả lời ấy.
	Thứ hai: học sinh dựa vào phần giới thiệu về tác giả - tác phẩm hoặc văn bản tác phẩm để trả lời theo kiểu liệt kê những chi tiết có liên quan đến nội dung câu hỏi mà không hiểu những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào.
	Thứ ba: học sinh tỏ ra thờ ơ hoặc bất lực trước các câu hỏi của giáo viên.
	Thứ tư: học sinh trả lời theo sự suy diễn hoặc trả lời tùy tiện cho xong việc.
Thứ năm: có một số ít học sinh chịu khó suy nghĩ để tìm ra phương án trả lời. Tuy nhiên, một bộ phận trong số này lại "lười" trình bày ý kiến của mình do thói quen tiếp thu kiến thức một chiều đã được hình thành từ trước.
Thực trạng đó yêu cầu mỗi người giáo viên phải suy nghĩ, cân nhắc và lựa chọn kĩ càng hệ thống câu hỏi được vận dung trong mỗi bài dạy tác phẩm văn học.
3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi
Đây là khâu phải chuẩn bị kĩ lưỡng trong giáo án và có thể xem là phần "biên kịch" cho kịch bản của mỗi tiết, mỗi bài dạy. Tuỳ thuộc vào từng bài dạy khác nhau mà việc xây dựng hệ thống câu hỏi cũng khác nhau. Tuy nhiên, trong tính phổ quát của việc dạy học văn và việc thiết kế giáo án thì việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho mỗi tiết dạy về tác phẩm văn học thường phải qua các bước sau:
Bước thứ nhất: Đọc và nghiên cứu văn bản tác phẩm.
Đây là bước chuẩn bị nội dung cho bài dạy để từ nội dung mà xây dựng câu hỏi. Muốn dẫn dắt học sinh khám phá văn bản tác phẩm thì trước hết người thầy phải là người khám phá và chiếm lĩnh một cách toàn diện và sâu sắc về nó. Nếu không chiếm lĩnh được tác phẩm, không xác định được những nội dung trọng tâm, cơ bản của tác phẩm thì không thể xây dựng được hệ thống câu hỏi cần thiết.
Ví dụ: khi dạy truyện ngắn Chí Phèo, yêu cầu người dạy phải chiếm lĩnh và nắm vững chắc các nội dung như: đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám trong sáng tác của Nam Cao, đặc điểm ngòi bút và quan niệm nghệ thuật của nhà văn; chủ đề của tác phẩm; đặc sắc của cốt truyện; hình tượng nhân vật trung tâm; tình huống truyện; những bi kịch về số phận và phẩm chất của nhân vật; dụng ý nghệ thuật trong mỗi chi tiết tiêu biểu v.v... 
Bước thứ hai: Nghiên cứu mục đích và yêu cầu của bài học.
Tác phẩm văn học bao giờ cũng chứa đựng nhiều nội dung, nhất là những tác phẩm có giá trị được tuyển chọn vào chương trình THPT. Dạy học tác phẩm văn học không phải là dạy về tất cả những nội dung mà tác phẩm ấy có. Mỗi bài dạy về tác phẩm văn học đều có những yêu cầu và mục đích cần đạt, vì vậy nên người giáo viên phải nghiên cứu kĩ lưỡng những yêu cầu và mục đích đó để có những câu hỏi đúng, trúng và phù hợp.
Ví dụ: Khi dạy Chí Phèo, người thầy không thể đem tất cả những điều mình biết về tác phẩm để dạy cho học sinh, mà phải bám sát vào mục đích và yêu cầu chủ yếu của bài học là giúp học sinh phân tích được các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, để qua đó thấy được giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của nhà văn; đồng thời từ việc phân tích đó để nắm được một số nét nghệ thuật đặc sắc của ngòi bút Nam Cao thể hiện trong tác phẩm. Xác định đúng mục đích, yêu cầu của bài học sẽ định hướng đúng cho giáo viên trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi đi vào trọng tâm của vấn đề.
Bước thứ ba: Xây dựng bố cục cho bài dạy.
Mỗi bài dạy về tác phẩm văn học được thực hiện trong một quá trình, có thể là một, hai hoặc ba tiết học. Trong mỗi bài, mỗi tiết lại có những mục, những phần nội dung kiến thức được phân chia theo một bố cục nhất định, vừa đảm bảo tính khoa học, hệ thống, vừa đảm bảo tính văn chương. Việc xây dựng một bố cục hợp lí cho các phần, các mục trong một bài dạy là rất quan trọng, từ đó mà giáo viên xây dựng được những câu hỏi tương ứng để "mã hoá" những nội dung kiến thức đó.
Bố cục của một bài dạy về tác phẩm văn học thông thường gòm có 4 phần chính là Tiểu dẫn giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm; Đọc hiểu văn bản để khai thác, khám phá các tầng ý nghĩa, các phương diện nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm; phần khái quát - ghi nhớ những kiến thức trọng tâm và phần định hướng ôn tập để củng cố và mở rộng kiến thức. Trong những phần đó thì nội dung và hình thức của các câu hỏi phải khác nhau, riêng phần đọc - hiểu văn bản thì hình thức câu hỏi lại càng phong phú. 
Bước thứ tư: Xây dựng và lựa chọn hệ thống câu hỏi
Đây là bước hoàn tất của việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho một bài dạy học về tác phẩm văn học. Về bản chất thì đó là sự "mã hoá" những nội dung kiến thức cần đạt để định hướng cho học sinh giải mã và chiếm lĩnh. Có rất nhiều cách đặt câu hỏi, cũng có rất nhiều loại câu hỏi, vấn đề là đặt câu hỏi như thế nào và lựa chọn loại nào cho phù hợp.
Theo kinh nghiệm của tôi, cách tốt nhất để đặt câu hỏi là nội dung nào thì câu hỏi đó và nội dung đến đâu thì câu hỏi đến đó. Mặt khác, cần đặt ra nhiều câu hỏi với những mức độ và hình thức khác nhau cho việc giải quyết một nội dung theo kiểu một câu hỏi chính và những câu hỏi bổ sung: một câu hỏi tình huống có vấn đề hoặc một câu hỏi suy luận, câu hỏi so sánh, đánh giá hay vận dụng, cần phải có thêm những câu hỏi tái hiện, gợi mở để học sinh từng bước, từng phần chiếm lĩch tri thức.
Ví dụ: Với nội dung ý nghĩa việc Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quan ngục (truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân), giáo viên có thể đặt ra câu hỏi chính như sau: Việc đồng ý cho chữ viên quản ngục đã thể hiện được điều gì về nhân cách của Huấn Cao?
Và để HS có thể trả lời được câu hỏi đó thì cần có những câu hỏi dẫn dắt, gợi ý như: Bình thường thì trong việc viết chữ và cho chữ, Huấn Cao là người như thế nào? Quan hệ giưa hai người là mối quan hệ gì? Tại sao Huấn Cao lại đồng ý viết chữ? Thái độ của Huấn Cao trước đó đối với viên quản ngục ra sao? v.v..
Bước thứ năm: Kiểm tra hệ thống câu hỏi.
Kiểm tra là khâu cuối cùng để hoàn thiện hệ thống câu hỏi cho một bài dạy học nói chung và dạy học văn bản tác phẩm văn học nói riêng. Đây là công việc cần thiến để giáo viên kiểm định tính khả dụng, sự phù hợp của từng câu hỏi, tránh sự trùng lặp, sự nhàm chán của các câu hỏi khi đưa ra cho học sinh, đồng thời có sự điều chỉnh, bổ sung cần thiết. Không phải mọi câu hỏi được xây dựng đều có thể sử dụng trong một tiết dạy, cũng không phải áp dụng giống hệt nhau một hệ thống câu hỏi trong một bài dạy cho tất cả các lớp, các đối tượng học sinh. Vì vậy, kiểm tra hệ thống câu hỏi còn là sự chuẩn bị những câu hỏi dự phòng và tính linh hoạt trong vận dụng vào thực tiễn giờ dạy.
3.2. Phân loại hệ thống câu hỏi
	Đây là việc làm quan trọng khi xây dựng hệ thống câu hỏi. Phải phân loại câu hỏi dựa trên yêu cầu về việc khám phá tác phẩm của học sinh cũng như dụng ý sử dụng của giáo viên. Mục đích của việc phân loại là để hỏi đúng, hỏi trúng nội dung và đối tượng người học. Đã có nhiều cách phân loại câu hỏi của các nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm đối với việc dạy học tác phẩm văn học. 
	Cách phân loại thứ nhất: Nhà giáo Đỗ Ngọc Thống chia hệ thống câu hỏi trong dạy học văn thành 4 loại với các nhóm khác nhau:
	Loại thứ nhất: câu hỏi về thể loại. 
	Loại thứ hai: câu hỏi hướng vào các yếu tố ngoài văn bản tác phẩm. Loại này có 2 nhóm chính là: câu hỏi về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và câu hỏi về tác giả.
	Loại thứ ba: Câu hỏi về vai trò người tiếp nhận. 
	Loại thứ tư: Câu hỏi hướng vào các yếu tố văn bản tác phẩm. Loại này có 3 nhóm chính là: nhóm câu hỏi đọc lướt; nhóm câu hỏi cảm nhận ngôn từ; nhóm câu hỏi đọc hiểu. Trong mỗi nhóm lại có những kiểu câu hỏi khác nhau.
	Cách phân loại thứ hai: Nhà giáo Nguyễn Viết Chữ lại chia câu hỏi thành 9 loại theo một sơ đồ với các cấp độ nhận thức từ thấp đến cao:
Cảm xúc
Hình dung, tưởng tượng
Hiểu
Vật chất
Hình thức
Tái hiện
Tái tạo
Nội dung
Hình thức
Ghi nhớ (kể lại truyện hoặc thuộc thơ)
Phân tích
Quan điểm
Chi tiết
Cấu trúc
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Từ việc vận dụng sự phân loại của các nhà giáo tiền bối, kết hợp với kinh nghịêm bản thân trong quá trình dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy tác phẩm văn học nói riêng trong hơn 10 năm qua, chúng tôi phân loại hệ thống câu hỏi thành 2 loại chính như sau:
3.2.1. Loại câu hỏi đóng
Câu hỏi đóng là những câu hỏi thường chỉ yêu cầu học sinh đưa ra một phương án trả lời hoặc trả lời dựa trên những thông tin có sẵn trong văn bản. Nếu chia nhỏ ra thì loại câu hỏi này thường có những dạng như sau:
- Câu hỏi tái hiện (hình ảnh, chi tiết, sự việc, nhân vật trong tác phẩm): là loại câu hỏi mà học sinh dựa vào văn bản tác phẩm để tái hiện lại những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý. Ưu điểm của loại câu hỏi này là giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt được các chi tiết giàu ý nghĩa của tác phẩm. Hạn chế của nó là học sinh mới chỉ thấy được cái bên ngoài mà chưa hẳn đã hiểu được bản chất của những chi tiết được tái hiện.
Ví dụ: Những chi tiết nào là cốt lõi lịch sử và những chi tiết nào là yếu tố hoang đường mà nhân dân đã sáng tạo nên? (dạy truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ); hoặc: Trong khổ thơ đầu, Tố Hữu đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào đáng chú ý? Những hình ảnh đó được tác giả sử dụng với thủ pháp nghệ thuật gì? (dạy bài thơ Từ ấy của Tố Hữu); hoặc: tìm những chi tiết thể hiện sự tha hóa của Chí Phèo? (dạy truyện Chí Phèo của Nam Cao) v.v..
- Câu hỏi tóm lược thông tin (thông tin về tác giả, tác phẩm, đặc điểm thể loại): là loại câu hỏi mà học sinh dựa trên những hiểu biết từ tài liệu cung cấp (chủ yếu từ SGK) để trả lời. Ưu điểm của loại câu hỏi này là HS có thể nhanh chóng nắm được những thông tin cơ bản về tác giả và tác phẩm; hạn chế của nó là HS không cần phải tư duy nhiều mà chỉ cần dựa vào tài liệu có sẵn để trả lời.
Ví dụ: Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh gồm những sáng tác ở những thể loại chủ yếu nào? (dạy về tác giả Hồ Chí Minh); hoặc: Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu có những đặc điểm như thế nào? (dạy về tác giả Tố Hữu); hoặc: Truỵên ngắn "Chí Phèo" có những nhan đề nào? (dạy về truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao) v.v..
- Câu hỏi lựa chọn đúng/ sai; có/ không: là loại câu hỏi mà học sinh chỉ cần đưa ra một lựa chọn để trả lời. Ưu điểm của loại câu hỏi này là giúp người thầy có thể giải quyết nhanh vấn đề từ những đối thoại ngắn và nhanh gọn với học sinh. Hạn chế của nó là nhiều khi học sinh đưa ra những đáp án mang tính chất cảm tính (thậm chí là trả lời theo kiểu "đoán mò"), không hiểu được bản chất của vấn đề.
Ví dụ: Việc Liên ngồi đợi tàu hằng đêm có phải là để cố bán thêm một vài món hàng hay không? (dạy truỵên Hai đứa trẻ của Thạch Lam); hoặc: Việc Huấn Cao viết chữ cho viên quản ngục có phải là sự trả ơn về những hậu đãi mà ông đã được nhận hay không ? (dạy truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân) v.v..
Nhìn chung, đây là loại câu hỏi thường được sử dụng khi giáo viên cần học sinh nắm những kiến thức ở mức độ đơn giản hoặc khám phá phần nổi của văn bản tác phẩm. Trong dạy học hiện đại, với tinh thần đổi mới phương pháp, những dạng câu hỏi này thường được hạn chế sử dụng hoặc chỉ sử dụng với tính chất những câu hỏi lướt để dẫn dắt vào vấn đề và làm tiền đề cho việc sử dụng những loại câu hỏi mở hướng vào việc kích thích tư duy và khả năng suy luận của học sinh.
3.2.2. Loại câu hỏi mở
Câu hỏi mở là những câu hỏi có nhiều phương án trả lời, cho phép học sinh đưa ra những ý kiến, những quan điểm cá nhân khác nhau, thậm chí là những ý kiến trái chiều về một vấn đề nào đó. Trong thực tế sử dụng, chúng ta thường gặp những dạng câu hỏi mở như sau:
- Câu hỏi giải thích: là loại câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích để tìm ra cách hiểu với những ý nghĩa hợp lí về một vấn đề. 
Ví dụ: Vì sao có thể nói rằng bát cháo hành của thị Nở đã đến với Chí Phèo rất đúng lúc? (dạy truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao) v.v..
- Câu hỏi phân tích: là loại câu hỏi yêu cầu và định hướng học sinh phân tích tìm ra các phương diện ý nghĩa có thể có của một vấn đề, một chi tiết, một hình ảnh nào đó trong tác phẩm văn học. 
Ví dụ: Sự lặp lại từ "nắng" trong câu thơ "Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên" thể hiện được điều gì trong dụng ý miêu tả của nhà thơ? (dạy bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử); hoặc: Mị đã sống cảnh làm dâu trong nhà thống lí Pá tra như thế nào? (dạy về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) v.v..
- Câu hỏi so sánh - liên hệ: là loại câu hỏi yêu cầu học sinh phải biết so sánh, đối chiếu đối tượng này với đối tượng khác khi học các tác phẩm văn học. 
Ví dụ: Có điểm gì tương đồng và khác biệt giữa nhân vật Tràng từ sau khi có vợ với nhân vật Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở? (dạy truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, liên hệ với Chí Phèo của Nam Cao); hoặc: Giữa việc Mị phải lấy A Sử vì món nợ truyền đời của cha mẹ với việc Kiều phải bán mình chuộc cha có điểm tương đồng nào về vấn đề thân phận người phụ nữ nói riêng và vấn đề

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_va_phan_loai_he_thong_cau_hoi_de_nang_cao_hieu.doc