SKKN Xây dựng thuật toán bằng sơ đồ khối để nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tin học lớp 8 trường THCS Nga Liên
Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong thực tế ở nhiều lĩnh vực. Để đáp ứng nhu cầu đó của xã hội, môn Tin học đã được đưa vào trường trung học cơ sở nhằm bước đầu cung cấp cho các em học sinh những kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, do đặc trưng của môn học có những khái niệm trừu tượng nên các em gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp thu bài. Đặc biệt trong chương trình Tin học 8, khi học phần lập trình đòi hỏi phải tư duy thì khó khăn nhất đối với các em là bước “Lựa chọn và thiết kế thuật toán”.
Việc lựa chọn và thiết kế thuật toán để giải bài toán trên máy tính là một bước rất quan trọng. Bởi vì nếu bỏ qua bước này thì đôi khi việc lập trình cho ra kết quả không tối ưu. Cũng giống như khi giải một bài tập Toán, Vật lý,. để tìm ra kết quả chính xác thì buộc học sinh phải xác định công thức cần áp dụng là công thức nào.
Điều quan trọng hơn, việc lựa chọn và thiết kế thuật toán để giải bài toán trên máy tính của học sinh còn rất lúng túng. Mặt khác nó còn giúp rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy, sáng tạo, biết phân tích và giải quyết tình huống. Đây là những kỹ năng rất cần thiết để sau này các em hoà nhập vào thực tế cuộc sống.
Từ những lý do nêu trên, qua thực tế giảng dạy bản thân tôi thấy cần đưa ra một số kinh nghiệm để trao đổi với các đồng nghiệp nhằm giúp học sinh bước đầu hiểu rõ và tiếp cận với thuật toán giải bài toán để việc lập trình đạt kết quả tốt hơn với đề tài: “Xây dựng thuật toán bằng sơ đồ khối để nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tin học lớp 8 trường THCS Nga Liên”. Vì thời gian có hạn, tôi chỉ trình bày cách xây dựng thuật toán để giải bài toán bằng cách lập sơ đồ khối.
I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong thực tế ở nhiều lĩnh vực. Để đáp ứng nhu cầu đó của xã hội, môn Tin học đã được đưa vào trường trung học cơ sở nhằm bước đầu cung cấp cho các em học sinh những kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, do đặc trưng của môn học có những khái niệm trừu tượng nên các em gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp thu bài. Đặc biệt trong chương trình Tin học 8, khi học phần lập trình đòi hỏi phải tư duy thì khó khăn nhất đối với các em là bước “Lựa chọn và thiết kế thuật toán”. Việc lựa chọn và thiết kế thuật toán để giải bài toán trên máy tính là một bước rất quan trọng. Bởi vì nếu bỏ qua bước này thì đôi khi việc lập trình cho ra kết quả không tối ưu. Cũng giống như khi giải một bài tập Toán, Vật lý,... để tìm ra kết quả chính xác thì buộc học sinh phải xác định công thức cần áp dụng là công thức nào. Điều quan trọng hơn, việc lựa chọn và thiết kế thuật toán để giải bài toán trên máy tính của học sinh còn rất lúng túng. Mặt khác nó còn giúp rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy, sáng tạo, biết phân tích và giải quyết tình huống. Đây là những kỹ năng rất cần thiết để sau này các em hoà nhập vào thực tế cuộc sống. Từ những lý do nêu trên, qua thực tế giảng dạy bản thân tôi thấy cần đưa ra một số kinh nghiệm để trao đổi với các đồng nghiệp nhằm giúp học sinh bước đầu hiểu rõ và tiếp cận với thuật toán giải bài toán để việc lập trình đạt kết quả tốt hơn với đề tài: “Xây dựng thuật toán bằng sơ đồ khối để nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tin học lớp 8 trường THCS Nga Liên”. Vì thời gian có hạn, tôi chỉ trình bày cách xây dựng thuật toán để giải bài toán bằng cách lập sơ đồ khối. 2. Mục đích nghiên cứu Cung cấp cho học sinh một số phương pháp cơ bản và nâng cao về các phương pháp lựa chọn và thiết kế thuật toán. Giúp học sinh hiểu rõ bản chất của từng phương pháp từ đó biết cách lựa chọn và thiết kế thuật toán một cách hợp lí cho các từng trường hợp. Giúp cho các em học sinh nắm vững kiến thức và có thêm một số kỹ năng vận dụng các kiến thức đó để lập đúng và thiết kế thuật toán vào từng bài tập cụ thể. Tạo cho học sinh niềm tin, sự yên tâm, say mê học tập và tìm tòi thêm về môn Tin học. Phát huy được quá trình học sinh tự nhận thức, tự khám phá tìm tòi các tri thức một cách chủ động, tích cực là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề. Góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả dạy học môn Tin học của trường THCS Nga Liên. Ngoài ra tôi còn tìm tòi, mở rộng, nâng cao để giúp học sinh giỏi lập trình các bài toán khó bằng nhiều cách khác nhau nhằm phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện trí thông minh. Từ đó các em có khả năng giải quyết các bài tập thực hành một cách tự tin và chủ động. Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến trong việc giúp học sinh lập đúng và thiết kế thuật toán một cách hiệu quả. 3. Đối tượng nghiên Xây dựng thuật toán bằng sơ đồ khối môn Tin học cho học sinh khối 8 trường THCS Nga Liên năm học 2016 – 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết Tìm đọc và nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, các tài liệu có liên quan đến việc rèn kỹ năng lựa chọn và thiết kế thuật toán cho học sinh nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài. 4.2. Phương pháp thu thập thông tin Khảo sát thực tế học sinh: Qua bài kiểm tra 4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế Trực tiếp dự giờ giáo viên, trao đổi cùng đồng nghiệp về cách hướng dẫn học lựa chọn và thiết kế thuật toán cụ thể, xem đồng nghiệp cảm thấy khi dạy vấn đề này thì phần nào là khó dạy nhất để rút kinh nghiệm. Trao đổi với học sinh xem khi lựa chọn và thiết kế thuật toán em cảm thấy khó nhất ở bước nào, tại sao? Trực tiếp chấm, chữa bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kết quả thi học sinh giỏi các cấp qua các năm học của học sinh nhằm tìm hiểu việc rèn luyện kĩ năng lựa chọn và thiết kế thuật toán của học sinh. 4.4. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu Từ kết quả khảo sát, tiến hành thống kê, so sánh, phân tích và xử lí thông tin, thu thập ý kiến phản hồi của học sinh và đồng nghiệp để khái quát hóa tình hình nắm bắt kiến thức và kĩ năng lựa chọn và thiết kế thuật toán của học sinh để đưa ra biện pháp khắc phục. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến này được nghiên cứu và áp dụng lần đầu tiên ở trường THCS Nga Liên. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận Đa số các câu nói hàng ngày của con người như: “Lập bảng điểm của các bạn trong lớp”, ”so sánh chiều cao của hai bạn Long và Trang”, “Nếu.thì”, “Nếuthìngược lại .” đều có thể diển đạt bằng thuật toán. Thuật toán( hay giải thuật–tiếng Anh Algorithms) để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm. [1] Để biểu diễn thuật toán ta có thể sử dụng: Ngôn ngữ tự nhiên, lưu đồ, mã giả. Với ngôn ngữ tự nhiên thì dễ diễn đạt nhưng nhập nhằng về ngữ nghĩa; mã giả thì học sinh chưa được học; lưu đồ hay sơ đồ khối là một công cụ trực quan để diễn đạt các thuật toán. Biểu diễn thuật toán bằng lưu đồ sẽ giúp học sinh theo dõi được sự phân cấp các trường hợp và quá trình xử lý của thuật toán đơn giản và tường minh hơn .... 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến - Tin học là bộ môn mới được đưa vào giảng dạy chính khóa ở trường THCS, kinh nghiệm áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và xử lí các tình huống sư phạm chưa tốt đặc biệt là các giáo viên trẻ. Trong quá trình dạy học thường sa vào phương pháp cũ là điều không thể tránh khỏi. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc lập để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, thái độ học tập theo yêu cầu chương trình. Đây là công việc không dễ đòi hỏi người dạy phải vận dụng một cách nhuần nhuyễn các phương pháp trong quá trình tổ chức bài dạy. - Trên địa bàn xã, học sinh là con em của nhiều thành phần dân cư do đó việc tiếp nhận kiến thức Tin học không đồng đều, mặc dù các em rất thích máy tính nhưng là để chơi các trò chơi trên máy chứ chưa ý thức được tầm quan trọng của bộ môn nên chất lượng học tập chưa cao. Gia đình các em còn nghèo chưa có điều kiện để mua máy tính, điều đó làm cho bộ môn này gặp rất nhiều khó khăn. - Máy tính trong các trường học được trang bị it so với số lượng học sinh, số lượng máy hư hỏng nhiều so với số lượng máy móc trang bị ban đầu. Phòng máy chưa có các thiết bị chống ẩm, các thiết bị bảo quản máy. Đang còn tình trạng 3, 4 học sinh ngồi học một máy. - Qua các lớp tôi đang dạy, khi học đến phần lập trình Pascal đa số các em học sinh còn lúng túng khi viết một chương trình. Đặc biệt là khái niệm về bài toán và thuật toán, các em chưa nắm vững và hay bỏ quên bước này. Do đó khi viết chương trình, sản phẩm thu được chưa đảm bảo tính tối ưu. Trong năm học 2015 - 2016, tôi đã ra đề khảo sát cho học sinh khối 8 như sau: Nội dung câu hỏi: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên. Kết quả về việc học sinh tiếp thu kiến thức mới môn Tin học 8 ở hai lớp 8A và 8B như sau: Lớp Sĩ số Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu Loại kém SL % SL % SL % SL % SL % 8A 40 5 13 20 50 15 38 0 0 0 8B 28 0 0 8 29 22 79 3 11 0 0 Với thực trạng như trên, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra biện pháp khắc phục và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Tin học 8. Đó cũng chính là lý do vì sao tôi chọn đề tài này và tôi đã thực hiện ngay từ đầu năm học 2016 – 2017. Vậy để học sinh có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình để lập trình được bài toán giáo viên phải làm như thế nào? Đây là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Dưới đây tôi xin trình bày phương pháp và minh họa một số dạng bài tập giúp học sinh lớp 8 xây dựng thuật toán bằng sơ đồ khối nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết * Bài toán - Trong phạm vi Tin học, có thể quan niệm bài toán là một việc nào đó mà ta muốn máy tính thực hiện. - Khi dùng máy tính giải bài toán, ta cần quan tâm đến hai yếu tố: Đưa vào máy thông tin gì (Input) Cần lấy ra thông tin gì (Output). * Thuật toán Những đặc trưng cơ bản của thuật toán: - Tính xác định: Các thao tác của thuật toán phải xác định, không được nhập nhằng, mơ hồ để có thể dễ dàng cài đặt trên một hệ tự động hóa. - Tính dừng: Thuật toán phải dừng sau một số hữu hạn bước thực hiện. - Tính đúng đắn: Thuật toán phải cho kết quả đúng theo yêu cầu của bài toán. - Tính phổ dụng: Thuật toán có thể được sử dụng lại để giải một lớp bài toán tương tự. - Tính hiệu quả: Thuật toán cần tối ưu về sử dụng bộ nhớ và đáp ứng yêu cầu bài toán trong thời gian ngắn nhất có thể được. Thực tế rất khó đạt được hai yêu cầu này trong một thuật toán. [1] Lưu đồ thuật toán hay sơ đồ khối (Flow chart): là công cụ cho phép biểu diễn thuật toán một cách trực quan. Thường chỉ có thể dùng công cụ lưu đồ đối với các thuật toán tương đối ngắn, có thể được biểu diễn trong một trang giấy. [1] Các hình cơ bản sử dụng trong lưu đồ: oval mô tả điểm xuất phát / kết thúc. Hình chữ nhật mô tả một hay nhiều chỉ thị máy cần thực hiện. Hình bình hành mô tả thao tác nhập/xuất dữ liệu. Hình thoi mô tả sự rẻ nhánh, lựa chọn, phép kiểm tra điều kiện Mũi tên chỉ hướng lưu chuyển của các thao tác. 3.2. Lựa chọn và thiết kế thuật toán thông qua các dạng bài tập 3.2.1. Dạng 1: Bài toán không phân nhánh Ví dụ 1: Cho A= x2 + y2; B= x + y + 3A; C= xy + A - 2B2; x,y ÎR. Hãy mô tả thuật toán giải bài toán bằng sơ đồ khối để tính * Xác định bài toán: Input: x,y Output: C Lưu ý: Muốn tính được C thì đầu tiên ta phải tính A và B A¬x*x+y*y B¬x+y+3*A C¬x*y+A-2*B*B End Nhập x, y Thông báo kết quả C Begin Sơ đồ khối: Ví dụ 2: Nhập từ bàn phím độ dài 3 cạnh của tam giác ABC, rồi tính chu vi giác ABC. Hãy mô tả thuật toán giải bài toán bằng sơ đồ khối.A¬x*x+y*y B¬x+y+3*A C¬x*y+A-2*B*B End Nhập x, y Thông báo kết quả C Begin * Xác định bài toán: - Input: độ dài 3 cạnh a, b, c - Output: chu vi Begin p¬a+b+c End Nhập a, b, c Thông báo p Sơ đồ khối: BÀI TẬP: Hãy mô tả thuật toán giải các bài toán sau bằng sơ đồ khối: Nhập từ bàn phím độ dài 3 cạnh của tam giác ABC rồi tính diện tích và các đường cao của tam giác. Hướng dẫn: - Input: độ dài 3 cạnh a,b,c - Output: diện tích, các đường cao ha, hb, hc - Sử dụng các công thức: Diện tích: s = ; Các đường cao: ha=; hb=; hc=; 3.2.2. Dạng 2: Bài toán có phân nhánh Sơ đồ: * Dạng thiếu Sai Đúng Điều kiện Câu lệnh * Dạng đủ Sai Đúng Điều kiện Câu lệnh 1 Câu lệnh 2 Chú ý: Ta có thể sử dụng cấu trúc rẽ nhánh lồng nhau Ví dụ 1: Tìm số lớn nhất trong hai số thực a và b Hãy mô tả thuật toán giải bài toán bằng sơ đồ khối * Xác định bài toán: Input: a, b Output: Số lớn nhất trong hai số Sơ đồ khối: Begin a>=b End Nhập a, b Lớn nhất là a Lớn nhất là b S Đ Ví dụ 2: Tìm số lớn nhất trong ba số thực a, b và c Hãy mô tả thuật toán giải bài toán bằng sơ đồ khối. * Xác định bài toán: Input: ba số thực a, b, c Output: Số lớn nhất trong ba số Sơ đồ khối: Thông báo Max Max ¬ a Max ¬ c Max ¬ b End Begin a> b b > c a > c Nhập a, b, c S S Đ S Đ S Đ Thông báo Max và kết thúc Ví dụ 3: Cho phương trình bậc hai ax2+bx+c=0 Hãy mô tả thuật toán giải bài toán bằng sơ đồ khối. * Xác định bài toán: Input: a, b, c (a0) Output: Nghiệm x thoả phương trình ax2+bx+c=0 Sơ đồ khối: Begin D¬b*b-4*a*c D<0 D=0 x¬-b/(2*a) x1¬(-b+sqrt(D))/(2*a) x2¬(-b-sqrt(D))/(2*a) End Nhập a,b,c (a0) Thông báo PT vô nghiệm Thông báo PT có nghiệm kép x Thông báo PT có 2 nghiệm x1 và x2 x Đ S Đ Đ S BÀI TẬP: Hãy mô tảt huật toán giải các bài toán sau bằng sơ đồ khối: Bài 1: Giải bất phương trình ax+b> 0 Hướng dẫn: Sử dụng thuật toán như các bài đã gặp Bài 2: Nhập một điểm thi của học sinh và phân loại nếu điểm thấp hơn 5 thì không đạt, từ 5 đến =9 đến 10 thì xuất sắc. Hướng dẫn: Sử dụng If lồng nhau 3.2.3. Dạng 3: Bài toán theo chu trình có bước lặp xác định. Sơ đồ: Câu lệnh Điều kiện Sai Đúng Ví dụ 1: Tính tổng S= 1 + 2 + 3 ++ 100 Hãy mô tả thuật toán giải bài toán bằng sơ đồ khối. * Xác định bài toán: Input: Số nguyên dương n Output: Tổng S Sơ đồ khối: S Begin End S¬0 i¬1 S¬S+ i i¬i+1 i <= 100 Nhập n Thông báo S Đ Ví dụ 2: Tính giai thừa của một số nguyên dương n (n!=1.2.......(n-1).n) Hãy mô tả thuật toán giải bài toán bằng sơ đồ khối. * Xác định bài toán: Input: Số nguyên dương n; Output: Giai thừa của n (GT) Sơ đồ khối: Begin GT¬1 i¬1 GT¬GT*i i¬i+1 i £ n Nhập n Thông báo GT End Đ S Thông báo GT rồi kết thúc Thông báo GT rồi kết thúc Ví dụ 3: Tính tồng (a số nguyên và a > 2 ) Hãy mô tả thuật toán giải bài toán bằng sơ đồ khối. * Xác định bài toán: Input: Số nguyên dương n và a; Output: Tổng S Sơ đồ khối: Begin S¬0 i¬0 S¬S+1/(a+i) i¬i+1 i £ n End Nhập n và a Thông báo S Đ S BÀI TẬP: Hãy mô tả thuật toán giải các bài toán sau bằng sơ đồ khối: Bài 1: Tính tổng S= 1 + 2 + 3 + ..+ n với n nhập từ bàn phím Bài 2: Tính tổng với n nhập từ bàn phím 3.2.4. Bài toán theo chu trình lặp với số lần chưa biết trước. Sơ đồ: Điều kiện Sai Đúng Câu lệnh Ví dụ 1: Tìm ước số chung lớn nhất của hai số nguyên dương a và b Hãy mô tả thuật toán giải bài toán bằng sơ đồ khối. * Xác định bài toán: Input: Số nguyên dương a, b; Output: UCLN(a, b) Sơ đồ khối: Begin a b a > b b¬b - a a¬a - b End Nhập a, b Thông báo UCLN là a S Đ Đ S Ví dụ 2: Tính tổng n số tự nhiên đầu tiên (n= 1, 2, 3,..) ( điều kiện tổng nhỏ nhất lớn hơn 1000) Hãy mô tả thuật toán giải bài toán bằng sơ đồ khối. * Xác định bài toán: Input: Số tự nhiên n; Output: Tổng S Sơ đồ khối: S<=1000 S ¬ S + n n ¬ n + 1 End Thông báo S Begin S ¬ 0 n¬ 1 Nhập n S Đ BÀI TẬP: Hãy mô tả thuật toán giải các bài toán sau bằng sơ đồ khối: Kiểm tra xem khi nhập một số tự nhiên vào có phải là số nguyên tố hay không. Hướng dẫn - Nhập vào số tự nhiên N - Chú ý: N<=1 thì thông báo “Không xét” - Lấy N chia cho các số tự nhiên lớn hơn 1 và nhỏ hơn nó. Nếu N là số nguyên tố thì các phép chia có số dư khác 0. Nếu N không là số nguyên tố thì sẽ có một phép chia có dư bằng 0 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường Khi thực hiện xây dựng thuật toán bằng sơ đồ khối trong môn Tin học lớp 8 tại trường, tôi nhận thấy : - Kết quả học tập của các em có sự chuyển biến tích cực: các em học tập tích cực hơn, chủ động lĩnh hội kiến thức, nắm rõ các bước về xây dựng thuật toán. Học sinh có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình để lập trình bài toán đơn giản thành thạo. - Trong quá trình dạy luôn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo ra không khí học tập thân thiện giữa học sinh với học sinh - giữa học sinh với giáo viên và nhà trường. Tổ chức hoạt động nhóm để các em thảo luận và xây dựng ý tưởng trước khi thiết kế thuật toán. Hướng dẫn để giúp các em học sinh biết lựa chọn thuật toán tối ưu nhất. - Tìm ra được phương pháp dạy học cho bản thân trong bộ môn Tin học lớp 8 phần xây dựng thuật toán bằng sơ đồ khối. Cuối năm học 2016-2017, tôi đã ra đề khảo sát cho học sinh khối 8 như sau: Nội dung câu hỏi: Tính tổng S= 1 + 2 + 3 ++ 100 Hãy mô tả thuật toán giải bài toán bằng sơ đồ khối. Kết quả khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến: Lớp Sĩ số Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu Loại kém SL % SL % SL % SL % SL % 8A 40 10 25 20 50 10 25 8B 28 2 7.1 11 39.3 15 53.6 Sau khi áp dụng phương pháp xây dựng thuật toán bằng sơ đồ khối vào quá trình giảng dạy loại giỏi tăng 7 đạt 10,3% - loại khá tăng 3 đạt 4,4% - loại trung bình giảm 12 đạt 17,6% - loại yếu giảm 3 đạt 4,4%. Tôi tin rằng kết quả của năm học tiếp theo sẽ cao hơn nữa. Nói như thế để chứng tỏ rằng biện pháp xây dựng thuật toán bằng sơ đồ khối trong tiết dạy môn Tin học 8 là rất quan trọng, nó mang lại rất nhiều lợi ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Những kinh nghiệm ở trường THCS Nga Liên. Bản thân tôi thấy rất hiệu quả qua thời gian tôi công tác. III. KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nói chung, thông qua môn học, giáo viên không chỉ truyền đạt cho học sinh những kiến thức tối thiểu mà còn kích thích cho các em sự hứng thú học tập, sự tìm tòi sáng tạo. Từ đó các em sẽ mang những điều đã học vận dụng vào thực tế cuộc sống. Riêng bộ môn Tin học, người giáo viên càng có nhiểu thuận lợi để thực hiện điều đó. Thực tế sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy môn Tin học lớp 8 ở trường tôi nhận thấy chất lượng bộ môn được nâng cao đáng kể: - Kỹ năng tư duy, sáng tạo, biết phân tích và giải quyết tình huống của các em học sinh ngày càng tốt hơn. - Các em có thể tự viết được những chương trình để giải các bài tập Toán, Lý, Hoá của bậc phổ thông. Vì nhận thấy được những ứng dụng rất hữu ích của môn Tin học thông qua việc lựa chọn và thiết kế thuật toán để viết một chương trình nên các em học sinh càng yêu thích và say mê học hơn, kết quả học tập của các em tốt hơn. 2. Kiến nghị - Đề nghị nhà trường trang bị thêm máy chiếu (projecter) thực hành tạo được phòng có trang bị máy chiếu riêng để phục vụ cho việc dạy học bằng máy chiếu được thuận lợi hơn. Trang bị thêm máy tính ở phòng thực hành đủ số máy cho học sinh học thực hành. - Số lượng tranh ảnh cho các bài dạy còn ít và thiếu nên cần bổ sung thêm. Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nga Sơn, ngày 3/5/2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết không sao chép nội dung của người khác. Người viết Vũ Thị Dung SỞ GIÁO DỤC VA ĐÀO TẠO THANH HÓA DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Vũ Thị Dung Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THCS Nga Liên TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, C) Năm học đánh giá xếp loại 1 Sử dụng phương pháp trực quan để nâng cao chất lượng giờ dạy thực hành môn nghề Tin học ứng dụng ở trường THCS Nga Liên Phòng GD&ĐT B 2013-2014 2 Áp dụng phương pháp trực quan để nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tin học 6 ở trường THCS Nga Liên Phòng GD&ĐT B 2014-2015
Tài liệu đính kèm:
- skkn_xay_dung_thuat_toan_bang_so_do_khoi_de_nang_cao_chat_lu.doc