SKKN Xây dựng hệ thống tư liệu: Hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng, video thí nghiệm theo từng phần từng bài trong chương động lực học chất điểm – Vật lý 10 nâng cao nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy

SKKN Xây dựng hệ thống tư liệu: Hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng, video thí nghiệm theo từng phần từng bài trong chương động lực học chất điểm – Vật lý 10 nâng cao nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy

Mỗi môn học đều có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh. Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích đó là giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế phát triển của thời đại.

Đặc biệt Vật lý là môn khoa học nghiên cứu những sự vật, hiện tượng xảy ra hàng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn cao. Học sinh phải có một thái độ học tập nghiêm túc, có tư duy sáng tạo về những vấn đề mới nảy sinh để tìm ra hướng giải quyết phù hợp.

 

doc 11 trang thuychi01 7782
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng hệ thống tư liệu: Hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng, video thí nghiệm theo từng phần từng bài trong chương động lực học chất điểm – Vật lý 10 nâng cao nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Mỗi môn học đều có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh. Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích đó là giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế phát triển của thời đại.
Đặc biệt Vật lý là môn khoa học nghiên cứu những sự vật, hiện tượng xảy ra hàng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn cao. Học sinh phải có một thái độ học tập nghiêm túc, có tư duy sáng tạo về những vấn đề mới nảy sinh để tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
Chương Động lực học chất điểm là một chương trọng tâm quan trọng của Vật lý 10. Khi dạy phần này giáo viên thường hay sử dụng những thí nghiệm đã có sẵn trong trường THPT. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng các thí nghiệm đó thì số đông học sinh quan sát là rất khó, chỉ một số bàn trên là các em quan sát rõ được, do đó đôi khi cũng chưa thu hút được tất cả các học sinh tham gia hết được, chưa tạo được hứng thú học tập cho các em. Vì vậy cần thiết kết hợp các thí nghiệm thực, video thí nghiệm, thí nghiệm mô phỏng và các hình ảnh minh họa và cách đặt vấn đề sao cho tạo hứng thú học tập đối với học sinh, học sinh hiểu được bản chất hiện tượng.
Việc tìm những hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng, video thí nghiệm rất mất nhiều thời gian của các thầy cô giáo. Do đó tôi chọn đề tài này đó là xây dựng hệ thống tư liệu: Hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng, video thí nghiệm theo từng phần từng bài trong chương động lực học chất điểm – vật lý 10 nâng cao nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động nắm bắt kiến thức của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 10 trường THPT Mai Anh Tuấn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Tổng hợp tư liệu.
	- Phân loại theo từng phần, từng bài.
	- Tiến hành thực nghiệm.
	- Xử lý kết quả.
	- Tổng kết kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học các môn nói chung, phương pháp dạy học vật lý nói riêng đã được đặt ra và thực hiện một cách cấp thiết cùng với xu hướng đổi mới giáo dục chung của thế giới. Luật giáo dục sửa đổi đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiến, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.[1]
	Trong một thập niên trở lại đây, nhiều quan niệm, phương pháp dạy học tích cực đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường phổ thông như: dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo dự án, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ,Tất cả đều nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Đặc biệt sử dụng công nghệ thông tin trình chiếu các hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng, video thí nghiệm trong dạy học vật lý được xem là một tỏng những công cụ đem lại hiệu quả tích cực trong việc đổi mới dạy và học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Khi giảng dạy chương động lực học chất điểm các thầy cô thường sử dụng các thí nghiệm sẵn có như thí nghiệm tổng hợp lực, thí nghiệm về lực đàn hồi của lò xo, lực ma sát,Một số thí nghiệm đang còn thiếu, một số thí nghiệm có sẵn nhưng độ chính xác không cao, thường làm thí nghiệm định tính. Rất cần thiết kết hợp với các hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng, video thí nghiệm để tăng hiệu quả của quá trình giảng dạy. Tuy nhiên để tìm những tư liệu phục vụ cho bài dạy hay, có chất lượng cần rất nhiều thời gian vì thế mà số lượng các tiết dạy sử sụng công nghệ thông tin sử dụng các hình ảnh, mô phỏng thí nghiệm và video thí nghiệm đang còn rất ít. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	a. Tổng hợp các tư liệu hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng, video thí nghiệm trong chương động lực học chất điểm.
	b. Xắp xếp theo từng phần, từng bài trong chương mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. 
Ví dụ: Khi dạy về lực ma sát. 
* Phần 1: Đặt vấn đề: 
GV: Em biết gì về lực ma sát?
HS: Lực ma sát xuất hiện khi chúng ta đi, xe cộ chuyển động, ta cầm nắm các vật,
GV: Các em thử hình dung xem nếu thế giới của chúng ta không có ma sát thì sẽ thế nào?
HS phát biểu
GV cho các em em đoạn video vui “khi xung quang chúng ta không có ma sát”.[2]
Khi đó sẽ tạo hứng thú học tập cho các em.
* Phần 2: Khi dạy về lực ma sát trượt: 
GV: Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào? 
HS: Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt của vật khác.
GV: Lực ma sát trượt có phương chiều như thế nào?
HS: Đưa ra đặc điểm phương chiều của lực ma sát trượt.
GV củng cố phương chiều của lực ma sát trượt bằng cách đưa ra video mô phỏng hướng của lực ma sát trượt so với hướng chuyển động của vật.[2]
GV: Độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV cho các em quan sát các video
+ thí nghiệm cho các vật trượt trên các bề mặt khác nhau[2]
+ thí nghiệm thay đổi áp lực lên bề mặt trượt.[2]
+ thí nghiệm thay đổi diện tích bề mặt trượt và vật trượt.[2]
Từ đó HS rút ra nhận xét lực ma sát trượt phụ thuộc vào bản chất và tình trạng của các bề mặt trượt, phụ thuộc vào áp lực của vật trượt lên bề mặt trượt mà không phụ thuộc vào diện tích bề mặt trượt.
* Khi dạy về ma sát nghỉ.
Khi nghiên cứu lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào thì GV có thể trực tiếp làm thí nghiệm dùng lục kế kéo khúc gỗ nhưng khúc gỗ không chuyển động để học sinh tìm ra được lực ma sát nghỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng vào vật nhưng vẫn chưa đủ để cho vật chuyển động.
Tuy nhiên để nghiên cứu độ lớn lực ma sát nghỉ GV nên cho các em quan sát video thí nghiệm thay đổi độ lớn của lực kéo mà vật vẫn không chuyển động để các em quan sát được rõ hơn và đưa ra nhận xét: Độ lớn lực ma sát nghỉ bằng với ngoại lực tác dụng khi vật chưa chuyển động.
Khi GV yêu cầu HS so sánh lực ma sát nghỉ cực đại và lực ma sát trượt thì có thể cho các em quan sát video thí nghiệm so sánh độ lớn ma sát nghỉ cực đại và lực ma sát trượt.[3] Từ đó HS rút ra nhận xét độ lớn lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt.
* Khi nghiên cứu úng dụng của ma sát cho các em quan sát các hình ảnh lốp xe có khía nhiều rãnh, các ổ bi,lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực phát động khi con người di chuyển,[2]
Cuối cùng để củng cố bài GV cho các em theo dõi video thí nghiệm tổng hợp các lực ma sát [2] để HS nắm rõ khắc sâu được nội dung, kiến thức bài học.
+ Phần 1: Đặt vấn đề: Cho HS quan sát video phim hoạt hình nhà bác học NiuTon ngồi dưới gốc cây táo [2] và vấn đề đặt ra là Tại sao quả táo rơi mà Mặt Trăng lại không rơi?
+ Phần 2: Khi nghiên cứu xong đặc điểm của lực hấp dẫn thì cho HS quan sát đoạn video chuyển động các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời và chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất do lực hấp dẫn chi phối.[2] 
+ Phần củng cố: Giải thích hiện tượng thủy triều. Sau khi nghe các câu trả lời của HS thì GV cho HS quan sát video giải thích hiện tượng thủy triều.[2]
c. Tiến hành giảng dạy ở các lớp 10E, 10G.
	d. Kiểm tra 25 phút ở 2 lớp 10E và 10H (2 lớp có chất lượng tương đương nhau) sau khi dạy bài lực ma sát. Lớp 10E có kết hợp với công nghệ thông tin sử dụng các hình ảnh, video thí nghiệm. Lớp 10H chỉ sử dụng thí nghiệm thực.
* Đề kiểm tra 25 phút:
	Câu 1(2,5đ): Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong điều kiện nào và có những đặc điểm gì? Viết công thức tính lực ma sát nghỉ cực đại [3]
	Câu 2(2,5đ): Vì sao bôi dầu mỡ lại giảm được lực ma sát? 
	Câu 3(3đ): Một ôtô khối lượng 1,5 tấn chuyển động thẳng đều trên đường. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là 0,08. Tính lực phát động đặt vào xe.
	Câu 4(2đ): Nhiều khi ôtô bị sa lầy bánh xe quay tít mà không nhích lên được? Giải thích hiện tượng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
+ Khi tiến hành giảng dạy các lớp 10E, 10G, chương động lực học chất điểm tôi đã sử dụng các hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng, viddeo thí nghiệm trong các bài dạy thì thấy rằng các em có hứng thú học tập hơn, các em hăng say phát biểu xây dựng bài, hiểu sâu bản chất hiện tượng vật lý và áp dụng để giải thích các hiện tượng vật lý có liên quan và các bài tập. Và quan trọng hơn khi các em quan sát các hình ảnh, video thì sẽ nhớ lâu hơn, khắc sâu kiến thức hơn.
Kết quả điểm kiểm tra thể hiện qua hiện qua các số liệu sau:
 Số liệu
Lớp 
(SS)
Điểm 0
Điểm kém
Điểm yếu
Điểm TB
Điểm khá
Điểm giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10E(45)
0
0
7
16
10
22
15
33
8
18
5
11
10H(45)
0
0
4
9
5
11
16
36
12
27
8
17
+ Đồng thời cũng cung cấp tư liệu cho các đồng nghiệp sử dụng trong quá trình giảng dạy cũng mang lại hiệu quả cao.
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận: 
+ Khi có hệ thống tư liệu về hình ảnh, thí nghiệm mô phỏng, video thí nghiệm theo từng phần, từng bài trong chương Động học chất điểm đã giúp cho công việc soạn giáo án điện tử không còn khó khăn và mất nhiều thời gian như trước nữa.
Việc đưa các vieo thí nghiệm và hình ảnh mô phỏng vào trong các bài dạy hợp lý sẽ tạo hứng thú học tập cho các em, học sinh tích cực hơn trong quá trình tìm hiểu kiến thức.
- Kiến nghị: 
Khi thực hiện bài dạy tốt nhất kết hợp với máy chiếu projecter nên cần trang bị hệ thống máy chiếu đầy đủ hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]: luật giáo dục.
[2]: Tham khảo trên Internet.	
Nguồn: + Thư viện vật lý.
	 + Youtube.
	 + phet.
	 + Trường học kết nối.
	 + các trang mạng khác.
[3]: Sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao
Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng cấp sở GD & ĐT đánh giá đạt từ loại C trở lên.
Họ và tên tác giả: Lê Thị Thi
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Mai anh Tuấn.
STT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
Kết quả đánh giá xếp loại
Năm học đánh giá xếp loại
1
Sử dụng thí nghiệm, hình ảnh minh họa làm tăng tính trực quan khi dạy phần hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
Sở GD&ĐT
C
2010 - 2011
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Sơn, ngày 10 tháng 5 năm 2017 
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm mình viết không sao chép nội dung của người khác
 (ký và ghi rõ họ tên) 
Tác giả: Lê Thị Thi
 MỤC LỤC
 Nội dung
 Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chon đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung của sáng kiến
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2
2.3. Nội dung chính của sáng kiến
2-7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
7
3. Kết luận và kiến nghị
8
4. Tài liệu tham khảo
9
5. Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Sở GD&ĐT xếp loại
9

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_he_thong_tu_lieu_hinh_anh_thi_nghiem_mo_phong.doc