SKKN Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển tư duy cho học sinh qua bài aminoaxit

SKKN Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển tư duy cho học sinh qua bài aminoaxit

Trong quá trình giảng dạy cho học sinh nhiệm vụ đặt ra cho giáo viên là làm sao có thể giúp học sinh hiểu và nắm bắt vấn đề một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất qua đó phát triển tư duy cho học sinh, giúp học sinh có thể phát triển tư duy một cách tốt nhất đặc biệt là trong bộ môn hóa học ( môn khoa học nghiên cứu và sáng tạo). Việc vận dụng các kiến thức lý thuyết vào trong các bài tập là một quá trình rất tốt để học sinh có thể phát triển tư duy cho học sinh, đặc biệt trong quá trình đó việc vận dụng liên môn vào trong các bài tập là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để phát triển tư duy cho học sinh.

Vậy để học sinh có những kỹ năng như thế ngoài tự học, tự sáng tạo của học sinh thì giáo viên cũng phải cung cấp cho học sinh những kiến thức cũng như những hệ thống các bài tập phù hợp với mức độ yêu cầu của bài học của từng đối tượng học sinh. Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy rằng : Sau khi nghiên cứu các vấn đề mới thì học sinh cần phải được làm các bài tập ở các mức độ khác nhau để có thể nhớ các kiến thức ngay sau khi nghiên cứu bài học, học sinh có thể vận dụng linh hoạt các kiến thức đó để làm các bài toán ở các mức độ khác nhau nhằm khắc sâu các kiến thức đó. Trong đó có một số có một số bài tập hóa có thể vận dụng kiến thức toán để giải quyết một cách tổng quát và cho những kết quả tối ưu phù hợp với mục đích giảng dạy bộ môn cũng như đáp ứng cho phương pháp thi trắc nghiệm và xu hướng của các đề thi. Nhưng với kiến thức học sinh để thiết lập được phương pháp đó cần phải có sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy thực tế yêu cầu cần thiết người giáo viên đặt vấn đề và hướng dẫn cho học sinh hình thành phương pháp và hệ thống các dạng bài tập cho học sinh. Với ý định đó, trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này tôi muốn đưa ra hệ thống bài tập từ dễ đến khó, từ mức độ nhớ hiểu đến vận dụng cao về aminoaxit sau khi các em đã nghiên cứu lý thuyết. Dĩ nhiên phương pháp này nó là sự kết hợp giữa lý thuyết mà học sinh tiếp thu được trong quá trình học tập ở phổ thông.

 

doc 24 trang thuychi01 7094
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển tư duy cho học sinh qua bài aminoaxit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN 
TƯ DUY CHO HỌC SINH QUA BÀI AMINOAXIT
Người thực hiện: Lê Văn Cường
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hóa Học
THANH HOÁ NĂM 2017
Mục lục
MỤC LỤC
PHẦN A : MỞ ĐẦU
 I. Lí do chọn đề tài
 II. Mục đích nghiên cứu
 III. Đối tượng nghiên cứu.
 IV. Phương pháp nghiên cứu.
 V. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1
1
1
1
1
2
PHẦN B : NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Tư duy hóa học..............................................................................
2. Dấu hiệu của sự phát triển tư duy hóa học....................................
3. Vai trò của bài tập trong giảng dạy hóa học..................................
II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TẬP VỀ AMINOAXIT NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH.
 1. Câu hỏi dạng khắc sâu kiến thức, ghi nhớ kiến thức cho học sinh
 2. Câu hỏi dạng hiểu và vận dụng thấp..
3. Câu hỏi dạng vận dụng cao và phương pháp giải các bài toán liên quan tới aminoaxit .
3
4
5
6
6
8
9
PHẦN C : KẾT LUẬN
 1. Kết luận..
 2. Kiến nghị
19
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ghi chú: 
- Ở mục I.1. Tác giả tham khảo tài liệu số 2 và có bổ sung
- Ở mục I.2.Tác giả tham khảo tài liệu số 2 và có bổ sung
- Ở mục I.3.Tác giả tham khảo tài liệu số 1, các ví dụ và phân tích tác giả tự viết
- Ở Câu 9 phần II.3. Bài toán số 3 . Tác giả tham khảo tài liệu số 3
- Ở Câu 10 phần II.3. Bài toán số 3 . Tác giả tham khảo tài liệu số 4
- Ở Câu 12 phần II.2. Tác giả tham khảo tài liệu số 5
***********************
[1]. Nguyễn Xuân Trường – Bài tập trong dạy hóa học ở trường phổ thông – NXB đại học sư phạm – 2006
[2]. Luận án tiến sỹ: Phát triển năng lực nhận thức và phát triển tư duy cho học sinh trung học phổ thông qua bài tập hóa học - Mã : 50702 - Lê Văn Dũng -Năm 2001
[3]. Đề thi thử THPT Quốc Oai Hà Nội lần 2 năm 2017
[4]. Đề thi thử THPT Quốc gia TT Vĩnh Viễn năm 2017 
[5]. Đề thi Cao đẳng quốc gia năm 2008
A. MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong quá trình giảng dạy cho học sinh nhiệm vụ đặt ra cho giáo viên là làm sao có thể giúp học sinh hiểu và nắm bắt vấn đề một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất qua đó phát triển tư duy cho học sinh, giúp học sinh có thể phát triển tư duy một cách tốt nhất đặc biệt là trong bộ môn hóa học ( môn khoa học nghiên cứu và sáng tạo). Việc vận dụng các kiến thức lý thuyết vào trong các bài tập là một quá trình rất tốt để học sinh có thể phát triển tư duy cho học sinh, đặc biệt trong quá trình đó việc vận dụng liên môn vào trong các bài tập là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để phát triển tư duy cho học sinh.
Vậy để học sinh có những kỹ năng như thế ngoài tự học, tự sáng tạo của học sinh thì giáo viên cũng phải cung cấp cho học sinh những kiến thức cũng như những hệ thống các bài tập phù hợp với mức độ yêu cầu của bài học của từng đối tượng học sinh. Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy rằng : Sau khi nghiên cứu các vấn đề mới thì học sinh cần phải được làm các bài tập ở các mức độ khác nhau để có thể nhớ các kiến thức ngay sau khi nghiên cứu bài học, học sinh có thể vận dụng linh hoạt các kiến thức đó để làm các bài toán ở các mức độ khác nhau nhằm khắc sâu các kiến thức đó. Trong đó có một số có một số bài tập hóa có thể vận dụng kiến thức toán để giải quyết một cách tổng quát và cho những kết quả tối ưu phù hợp với mục đích giảng dạy bộ môn cũng như đáp ứng cho phương pháp thi trắc nghiệm và xu hướng của các đề thi. Nhưng với kiến thức học sinh để thiết lập được phương pháp đó cần phải có sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy thực tế yêu cầu cần thiết người giáo viên đặt vấn đề và hướng dẫn cho học sinh hình thành phương pháp và hệ thống các dạng bài tập cho học sinh. Với ý định đó, trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này tôi muốn đưa ra hệ thống bài tập từ dễ đến khó, từ mức độ nhớ hiểu đến vận dụng cao về aminoaxit sau khi các em đã nghiên cứu lý thuyết. Dĩ nhiên phương pháp này nó là sự kết hợp giữa lý thuyết mà học sinh tiếp thu được trong quá trình học tập ở phổ thông.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tuyển chọn, xây dựng các bài tập trắc nghiệm ở các mức độ khác nhau từ dạng nhớ,hiểu đến vận dụng nhằm làm phong phú thêm hệ thống bài tập góp phần phát triển tư duy cho học sinh đồng thời nâng cao chất lượng dạy học hoá học phổ thông.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu: Bài tập hóa học phổ thông về phần Aminoaxit lớp 12 cơ bản
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
V. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 
*Thực trạng :
	Hiện nay trong công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục việc dạy học ở trường phổ thông yêu cầu giáo viên phải dạy làm sao cho học sinh có khả năng phát triển tư duy một cách đầy đủ và sâu sắc nhất tránh tình trạng học vẹt học tủ. Vấn đề đặt ra là khi học xong một vấn đề mới thì lượng kiến thức đó làm như thế nào để học sinh có thể khắc sâu kiến thức đó, không những thế còn phải biết vận dụng linh hoạt trong các tình huống cụ thể.
	Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi bài tập sao cho phù hợp với mức độ của từng học sinh, thông qua đó phát triển tư duy cho học sinh.
*Kết quả, hiệu quả:	
Với thực trạng nêu trên với những học sinh có kiến thức tốt, thông minh sẽ ghi nhớ và hiểu nhanh kiến thức mới nhưng sẽ không nhớ được lâu và việc vận dụng vào các bài toán ở mức độ cao sẽ gặp khó khăn, mất thời gian haowcj không giải được. Từ đó ta thấy việc học sinh tự tìm hiểu các kiến thức mới và tự đề ra hệ thống bài tập để khắc sâu kiến thức đó cũng như tìm ra phương pháp giải các bài tập của học sinh còn nhiều hạn chế và chưa phù hợp với mức độ của các kỳ thi.
Trước tình hình đó của học sinh tôi thấy cần thiết phải hình thành cho học sinh thói quen khi học xong các kiến thức cần phải xây dựng ngay hệ thống câu hỏi theo các mức độ khác nhau để học sinh rèn luyện khả năng phát triển tư duy. Do đó trong quá trình giảng dạy tôi có đưa ra hệ thống bài tập theo các mức độ khác nhau cho từng đối tượng và mục đích khác nhau: Xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển tư duy cho học sinh qua bài aminoaxit
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn đưa ra một trong những phần kiến thức cơ bản và một số dạng bài tập cơ bản phù hợp với một số kỳ thi. Nội dung được thiết lập và được sử dụng có hiệu quả, nó được hình thành phát triển và mở rộng thông qua nội dung kiến thức, sự tích lũy thành những kiến thức căn bản nhất cho học sinh trong chuyên đề. 
B. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
- Giáo viên sẽ tiến hành : Sau khi nghiên cứu xong bài aminoaxit (chương trình hóa học 12 cơ bản) sẽ thiết lập hệ thống câu hỏi nhằm phát triển tư duy cho học sinh theo từng phần.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
1. TƯ DUY HÓA HỌC [2]: 
Môn hóa học là một khoa học thực nghiệm, các quá trình hóa học xảy ra phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Quá trình này tuân theo những nguyên lý, quy luật, những mối quan hệ định tính và định lượng của hóa học; nghĩa là tư duy hóa học buộc phải dựa trên quy luật của hóa học. Cần dựa vào bản chất của tương tác giữa các tiểu phân khi phản ứng xảy ra, những vấn đề và những bài toán hóa học để rèn luyện các thao tác tư duy, phương pháp suy luận logic, cách tư duy độc lập và sáng tạo cho học sinh.
Cơ sở của tư duy hóa học là mối liên hệ giữa các quá trình biến đổi hóa học biểu hiện qua dấu hiệu, hiện tượng phản ứng. Trong đó xảy ra tương tác giữa các tiểu phân vô cùng nhỏ bé của thế giới vi mô (phân tử, nguyên tử, ion, electron ...).
Đặc điểm của quá trình tư duy hóa học là có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa cái bên trong và biểu hiện bên ngoài; giữa vấn đề cụ thể và bản chất trừu tượng. Tức là có mối quan hệ bản chất giữa những hiện tượng cụ thể có thể quan sát được với những quá trình không thể nhìn thấy. Mối quan hệ này được mô tả, biểu diễn bởi các ký hiệu, công thức, phương trình ... .
Như vậy bồi dưỡng phương pháp và năng lực tư duy hóa học là bồi dưỡng cho học sinh biết vận dụng thành thạo các thao tác tư duy và phương pháp logic; dựa vào dấu hiệu quan sát được mà phán đoán về tính chất và sự biến đổi nội tại của chất, của quá trình.
Cũng cần phải sử dụng các thao tác tư duy vào quá trình nhận thức hóa học và tuân theo những quy luật chung của quá trình nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và đến thực tiễn. Với hóa học - môn khoa học lý thuyết và thực nghiệm - điều đó nghĩa là dựa trên cơ sở những kỹ năng quan sát hiện tượng hóa học, phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến quá trình hóa học mà thiết lập những sự phụ thuộc xác định để tìm ra những mối liên hệ nhân quả của câc hiện tượng hóa học với bản chất bên trong của nó. Từ đó sẽ xây dựng nên các nguyên lý, các học thuyết, định luật hóa học rồi lại vận dụng chúng vào thực tiễn; nghiên cứu những vấn đề mà thực tiễn đặt ra.
2. DẤU HIỆU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TƯ DUY HÓA HỌC [2]:
Việc phát triển tư duy hóa học cho học sinh cần hiểu trước hết là giúp học sinh thông hiểu kiến thức một cách sâu sắc, không máy móc, biết cách vận dụng để giải quyết các bài tập hóa học, giải thích các hiện tượng quan sát được trong thực hành. Qua đó kiến thức mà các em thâu nhận được trở nên vững chắc và sinh động.
Tư duy hóa học càng phát triển thì học sinh càng có nhiều khả năng lĩnh hội tri thức nhanh và sâu sắc hơn; khả năng vận dụng tri thức trở nên linh hoạt, có hiệu quả hơn. Các kỹ năng hóa học cũng được hình thành và phát triển nhanh chóng hơn.
 Như vậy sự phát triển tư duy hóa học của học sinh diễn ra trong quá trình tiếp thu và vận dụng tri thức, khi tư duy phát triển sẽ tạo ra kỹ năng và thói quen làm việc có suy nghĩ, có phương pháp; chuẩn bị tiềm lực cho hoạt động sáng tạo sau này của các em. Tư duy hóa học của học sinh phát triển có các dấu hiệu sau:
	+	Có khả năng tự lực chuyển tải tri thức và kỹ năng hóa học vào một tình huống mới.
	+	Tái hiện nhanh chóng kiến thức và các mối quan hệ cần thiết để giải một bài toán hóa học. Thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ bản chất giữa các sự vật và hiện tượng hóa học.
	+	Có khả năng phát hiện cái chung của các hiện tượng hóa học khác nhau cũng như sự khác nhau giữa các hiện tượng tương tự.
	+	Có năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn đời sống. Đây là kết quả tổng hợp của sự phát triển tư duy. Để có thể giải quyết tốt bài toán thực tế; đòi hỏi học sinh phải có sự định hướng tốt, biết phân tích suy đoán và vận dụng các thao tác tư duy nhằm tìm cách áp dụng thích hợp; cuối cùng là tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả phương án giải bài toán đó.
3. VAI TRÒ CỦA BÀI TẬP TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC :
Trong giáo dục học đại cương, bài tập là một trong các phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy. Đối với học sinh, giải bài tập là phương pháp học tập tích cực. Một học sinh nếu có kinh nghiệm và tư duy hóa học phát triển thì sau khi học bài xong phải chưa vừa lòng với vốn hiểu biết của mình, và chỉ yên tâm sau khi tự mình vận dụng kiến thức đã học để giải được hết các bài tập. Qua đó mà phát triển năng lực quan sát, trí nhớ, khả năng tưởng tượng phong phú, linh hoạt trong ứng đối và làm việc có phương pháp.
Bài tập hóa học có các tác dụng lớn sau :
1. Giúp học sinh hiểu sâu hơn các khái niệm đã học. Học sinh có thể học thuộc lòng các định nghĩa, định luật, các tính chất...; nhưng nếu không giải bài tập thì các em vẫn chưa thể nắm vững và vận dụng được những gì đã thuộc [1].
	- Khi học sinh nghiên cứu về định nghĩa amino axit: Ta có thể cho học sinh vận dụng ngay các câu hỏi dạng trắc nghiệm để học sinh hiểu sâu sắc hơn và ghi nhớ được kiến thức:
Ví dụ 1: Hợp chất nào sau đây là aminoaxxit:
	A. CH3NH2 	B. CH3COOH 
	C. H2NC2H4COONa 	D. H2NCH2COOH
 	 - Để làm được bài tập này: Học sinh cần nắm rõ nhất về định nghĩa: Amino axit là chất tạp chức chứa đồng thời nhóm NH2(amino) và nhóm COOH( Cacboxyl)
2. Bài tập mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh[1].
	- Khi nghiên cứu định nghĩa về aminoaxit để phát triển tư duy cho học sinh giáo viên có thể ra câu hỏi:
Ví dụ 2: Nhận định không đúng khi nói về amino axit:
A. Là hợp chất hữu cơ tạp chức chứa nhóm NH2 và COOH
B. Phân tử amino axit có số chẵn nhóm amino thì phân tử khối là số chẵn
C. Nếu phân tử amino axit có số chẵn nhóm amino thì phân tử khối là số lẻ
D. Phân tử khối của aminoaxit chẵn hay lẻ phụ thuộc vào số nguyên tử N
	- Để trả lời được câu hỏi đòi hỏi học sinh phải kết hợp nhiều vấn đề và vận dụng toán học vào: Đó là CxHyNzOt khi số nguyên tử N lẻ Hóa trị của N trong hợp chất là số lẻ mà hóa trị của C là 4x, O là 2t vậy số nguyên tử H phải là số lẻ ( y lẻ). Mặt khác Maminoaxit = 12x + y + 14z + 16t do vậy y lẻ thì M lẻ. Tương tự nếu chẵn thì M chẵn. Vậy đáp án cần chọn là C
3. Bài tập hóa học có tác dụng củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hóa lại các kiến thức đã học [1].
	-Khi nghiên cứu tính chất của amin giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm bài:
Ví dụ 3: Amino axit không phản ứng với chất nào sau đây:
A. NaOH B. NaCl	 C. HCl D. C2H5OH
	- Để trả lời được câu hỏi học sinh phải vận dụng các kiến thức cũ về : Amin và Axit cacboxylic để trả lời. Đáp án là B
4. Bài tập thúc đẩy thường xuyên rèn luyện kỹ năng kỹ xảo.
Nói chung trong khi giải các bài tập, học sinh đã tự mình rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo cần thiết như lập công thức, cân bằng phương trình phản ứng, tính toán hóa học, làm thí nghiệm. Nhờ thường xuyên giải bài tập, lâu dần các em sẽ nắm chắc lý thuyết, vận dụng thành thạo lý thuyết vào thực tế ..[1].
Ví dụ 4: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
Glyxin A B C ( Biết A,B,C đều là các hợp chất hữu cơ)
	- Vậy khi làm bài tập này sau khi nghiên cứu xong phần tính chât hóa học của amino axit sẽ rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng, nắm rõ tính chất hóa học cơ bản của aminoaxit
5. 	Bài tập hóa học tạo điều kiện để tư duy phát triển. Khi giải một bài tập, học sinh bắt buộc phải suy lý hay quy nạp, hoặc diễn dịch, hoặc loại suy[1].
6. Bài tập hóa học góp phần giáo dục tư tưởng cho học sinh vì giải bài tập là rèn luyện tính kiên nhẫn, tính trung thực trong lao động, học tập; tính sáng tạo khi xử lý các vấn đề xảy ra. Mặt khác bài tập rèn luyện cho học sinh tính chính xác của khoa học và nâng cao lòng yêu thích bộ môn[1].
Vì vậy sau khi nghiên cứu xong mỗi bài học thì giáo viên nên đề ra hệ thống câu hỏi theo các mức độ khác nhau để: Ghi nhớ, khắc sâu kiến thức; Ôn lại các kiến thức cũ; So sánh với các kiến thức đã học; Phát huy khả năng tư duy học sinh khi vận dụng lý thuyết vào thực nghiệm và các bài toán từ đơn giản đến phức tạp. 
II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TẬP VỀ AMINOAXIT NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH.
1. Câu hỏi dạng khắc sâu kiến thức, ghi nhớ kiến thức cho học sinh:
Câu 1: Chất thuộc loại aminoaxxit là:
A. CH3COOH	B. CH3NH2	
C. CH3COOH3NCH3	D. H2NCH2COOH
Câu 2: Công thức tổng quát của aminoaxit là:
A. CxHyOzNt	B. (H2N)aR(COOH)b ( a,b )
C. CaH2a+1COOH3NCbH2b+1	D. R-NH-R'-COOH( R,R' là gốc hidrocacbon)
Câu 3: Glyxin có công thức cấu tạo là:
A. H2NCH2COOH	B. H2NCH(CH3)COOH
C. H2NCH(C2H5)COOH	D. H2N[CH2]4COOH
Câu 4: Valin có phân tử khối bằng:
A. 75	B. 89	C. 103	D. 117
Câu 5: Hợp chất không phải aminoaxit là: 
A. H2NCH2COOH	B. H2NCH2CH2COOH
C. H2NCH2CH(CH3)COOH	D. CH3CH2NH2
Câu 6: Các amino axit trong thiên nhiên thường là:
A. - amino axit	B. - amino axit
C. - amino axit	D. - amino axit	
 * Nhận xét : Qua hệ thống câu hỏi trên giúp học sinh khắc sâu về khái niệm amino axit, cách gọi tên aminoaxit, biết được aminoaxit tồn tại chủ yếu trong thiên nhiên
Câu 7: Phát biểu không đúng về amino axit:
A. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức
B. Trong phân tử aminoaxit luôn luôn phải chứa nhóm NH2 và nhóm COOH
C.Aminoaxit là axit nên làm quỳ tím hóa đỏ
D. Aminoaxit có công thức tổng quát là (H2N)aR(COOH)b (a,b 1)	
Câu 8: Trong dung dịch thì aminoaxit chủ yếu:
A. Tồn tại ở dạng phân tử	B. Tồn tại ở dạng ion lưỡng cực
C. Tồn tại tự do	D. Tồn tại ở dạng đi phân tử
Câu 9: Ở điều kiện thường các aminoaxit thường là:
A. Chất rắn, kết tinh màu trắng, khó tan trong nước
B. Chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, có nhiệt độ nóng chảy cao
C. Chất lỏng, tan nhiều trong nước có vị ngọt
D. Chất lỏng, khó tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy cao
Câu 10: Trong dung dịch thì Glyxin chủ yếu tồn tại dạng:
A. H2NCH2COOH	B. H2NCH2COO-
C. H3N+CH2COOH	D. H3N+CH2COO-
Câu 11: Nguyên nhân aminoaxit tồn tại chủ yếu dạng ion lưỡng cực là:
A. Phân tử chứa nguyên tử N	B. Phân tử chứa nguyên tử O
C. Phân tử chứa nhóm NH2 và COOH	D. Cả A,B đều đúng
* Nhận xét : Qua hệ thống 5 câu hỏi trên khắc sâu cấu tạo và tính chất vật lý của aminoxit cho học sinh
Câu 12: Aminoaxit không tham gia phản ứng với:
A. ddNaOH	B. ddHCl	C. Trùng ngưng	D. ddNaCl
Câu 13: Dung dịch Aminoaxit có khả năng làm quỳ tím hóa đỏ:
A. Lysin	B. Glutamic	C. Glyxin	D. Valin
Câu 14: Aminoaxit có khả năng làm quỳ tím hóa xanh:
A. Lysin	B. Glutamic	C. Glyxin	D. Valin
Câu 15: Khi cho Glyxin phản ứng với C2H5OH/HCl khí, sản phẩm hữu cơ thu được là:
A. H2NCH2COOCH3	B. H2NCH2COOH3NCH3	
C. H2NCH2COOC2H5	D. H3N+CH2COOC2H5
Câu 16: Để chứng minh Aminoaxit có tính lưỡng tính ta có thể cho aminoaxit phản ứng với:
A. NaHCO3	B. Ancol và dung dịch NaOH	
C. ddNaOH và dd HCl	D. dd NH3
Câu 17: Khi trùng ngưng axit -aminocaproic ta thu được sản phẩm:
A. Policaproamit	B. nilon-7
C. Polieste	D. Polivinylic
Câu 18: Sản phẩm của phản ứng của H2NCH(CH3)COOH + dd HCl là:
A. H2NCH(CH3)COOCl	B. H3N+CH(CH3)COOHCl-
C. H2NCH2COO-	D. Không phản ứng
Câu 19: Sản phẩm của phản ứng giữa H2NCH2COOH + dd NaOH
A. H3N+CH2COONa	B. H2NCH2COONH4
C. H2NCH2COONa	D. H2NC2H4COONa
Câu 20: Có 3 chất hữu cơ H2NCH2COOH; CH3COOH và CH3NH2. Để phân biệt 3 dung dịch chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử :
A. NaOH	B. HCl	C. CH3OH/HCl	 D. Quỳ tím
* Nhận xét: Qua phần hệ thống câu hỏi trên giúp học sinh khắc sâu kiến thức:
 + Aminoaxit là hợp chất lưỡng tính : Có đầy đủ tính chất của NH2(bazo) và COOH(axit)
 + Có tính chất chung của nhóm NH2 và nhóm COOH là phản ứng trùng ngưng
 + Giúp học sinh viết được các phản ứng đặc trưng của aminoaxit
Câu 21: Ứng dụng không phải của aminoaxit:
A. Làm monome trong phản ứng trùng hợp
B. Hợp chất cơ sở để kiến tạo nên protein có trong cơ thể sống
C. Muối mononatri của axit Glutamic là mì chính, bột ngọt
D. Lysin làm thuốc bổ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan
Câu 22: Nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-7 là:
A. Axit - aminoenantoic	B. Axit 6-amino hexanoic
C. Lysin	D. Axit Glutamic
* Nhận xét: Qua phần hệ thống một số câu hỏi có thể ghi nhớ cho học sinh một số ứng dụng của aminoaxit
2. Câu hỏi dạng hiểu và vận dụng thấp:
Câu 1: Chất X có cấu tạo: CH3 - CH(CH3)- CH(NH2)-COOH. Tên gọi không phù hợp của X là:
A. Axit 2-amino 3- metyl butanoic	B. Valin
C. Axit - amino isovarelic	D. Axit - amino isovarelic
Câu 2: Axit 3-amino propanoic có công thức phân tử là:
A. C3H5O2N	B. C4H7O2N	C. C3H9O2N	D. C3H7O2N	
Câu 3: 1 mol Glyxin phản ứng vừa đủ với x mol NaOH hoặc y mol HCl. Vậy giá trị x, y lần lượt là:
A. 1 và 2	B. 2 và 1	`	C. 1 và 1	D. 2 và 2
Câu 4: Công thức của aminoaxit no ,mạch hở có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH có công thức phân tử dạng:
A. H2NCnH2nCOOH	B. H2NCnH2n-1COOH
C. H2NCnh2n-2COOH	D. (H2N)a R (COOH)b
Câu 5: Khi cho 0,01 mol Valin phản ứng với 300ml dung dịch NaOH 0,1 M, sau phản ứng cô cạn dung dịch ta thu được m(g) chất rắn. Vậy m có giá trị bằng:
A 2,19(g)	B. 1,39(g)	C. 1,83(g)	D. 1,79(g)
Câu 6: Cho 8,9 (g) Alanin phản ứng vừa đủ với V(ml) dung dịch HCl 0,2M, sau phản ứng ta thu được m(g) muối. Vậy V và m có giá trị lần lượt là:
A. 500ml và 10,725(g)	B. 500ml và 12,55(g)
C. 100ml và 10,725(g)	D. 200ml và 12,55(g)
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 8,9(g) Aminoaxit no, mạch hở A( Phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH), sau phản ứng hoàn toàn ta thu được 6,72(l) CO2 ở đktc. A có công thức phân tử là: 
A. C2H5O2N	B. C4H7O2N	C. C3H7O2N	D. C4H9O2N
Câu 8: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là 
A. 9,9 gam.	B

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_he_thong_bai_tap_nham_phat_trien_tu_duy_cho_ho.doc