SKKN Xây dựng chương trình nhà trường môn Hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh

SKKN Xây dựng chương trình nhà trường môn Hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh

Tự chủ từ lâu được xem là động cơ thúc đẩy người lao động làm việc sáng tạo. Giáo viên được giao quyền tự chủ về chuyên môn sẽ có cơ hội đóng góp sức sáng tạo của mình nhiều hơn giúp chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng cao hơn.

Ở Việt Nam, thực hiện trao quyền tự chủ cho các nhà trường về nhiều mặt, trong đó có xây dựng chương trình giáo dục đã tiển khai và thực hiện ở bậc đại học còn đối với phổ thông vẫn đang ở những giai đoạn bắt đầu.

Công văn 791/HD – BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ trưởng BGD&ĐT về việc “Thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lục HS góp phần đổi mới Chương trình và SGK phổ thông sau năm 2015”. Đây là hành lang pháp lý tạo điều kiên để các cơ sở giáo dục chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng chương trình phù hợp với từng nhà trường. Ban giám hiệu các trường phổ thông được chủ động sáng tạo xây dựng hương trình cho trường mình dựa trên khung của BGD&ĐT.

Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, mĩ và phát huy tốt nhất, tiềm năng của mỗi học sinh”.

Thông tư 32/2018/TT- BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, ban hành kèm theo thông tư này là: Chương trình tổng thể, các chương trình môn học và hoạt động giáo dục của cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Theo thông tư này chương trình giáo dục phổ thông tổng thể bắt đầu thực hiện với khối THPT từ năm 2022.

doc 130 trang Mai Loan 11/04/2025 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng chương trình nhà trường môn Hóa học 11 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT XUÂN HÒA
 
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến kinh nghiệm: 
 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG MÔN HOÁ HỌC 11 
 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ 
 SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
 Tác giả sáng kiến: BÙI THỊ HOÀN
 Mã sáng kiến: 37.55.01 
 Vĩnh Phúc - 2020 1.6. Xây dựng chương trình nhà trường và chương trình môn Hoá học theo định 
hướng phát triển năng lực...........................................................................................................14
1.6.1. Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường theo hướng phát triển năng lực ......................14
1.6.2. Xây dựng chương trình môn Hóa học theo hướng phát triển năng lực giải quyết 
vấn đề và sáng tạo cho học sinh...................................................................................................16
1.7. Thực trạng vấn đề xây dựng chương trình nhà trường theo hướng phát triển năng 
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học Hoá học 11 ở trường Trung học phổ 
thông..............................................................................................................................................22
1.7.1. Mục đích điều tra................................................................................................................22
1.7.2. Đối tượng điều tra...............................................................................................................22
1.7.3. Phương pháp điều tra.........................................................................................................22
1.7.4. Kết quả điều tra...................................................................................................................22
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................................25
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG MÔN HOÁ HỌC 11 
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO 
CHO HỌC SINH .........................................................................................................................26
2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung chương trình môn Hoá học 11 ...........................................26
2.1.1. Mục tiêu chương trình môn Hoá học 11 ...........................................................................26
2.1.2. Cấu trúc nội dung chương trình môn Hoá học 11............................................................27
2.1.3. Đặc điểm nội dung kiến thức môn Hoá học 11.................................................................28
2.2. Phân tích bối cảnh thực tiễn trong dạy học môn Hoá học 11 ở trường trung học 
phổ thông ......................................................................................................................................29
2.2.1. Các yếu tố bên trong nhà trường .......................................................................................29
2.2.2. Các yếu tố bên ngoài nhà trường.......................................................................................29
2.3. Nguyên tắc xây dựng chương trình nhà trường môn Hoá học theo hướng phát 
triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo .............................................................................30
2.3.1. Đảm bảo tính mục tiêu .......................................................................................................30
2.3.2. Đảm bảo chất lượng dạy học..............................................................................................30
2.3.3. Đảm bảo tính khoa học, tính cập nhật và tính khả thi .....................................................31
2.3.4. Đảm bảo hiệu quả dạy học của chương trình ...................................................................31
2.3.5. Đảm bảo tính sư phạm .......................................................................................................31
2.3.6. Đảm bảo tính thực tiễn .......................................................................................................31
2.4. Quy trình xây dựng chương trình nhà trường môn Hoá học theo hướng phát triển 
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.......................................................................................31 CHỨC, CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU, KỂ CẢ ÁP 
DỤNG THỬ (NẾU CÓ)...............................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................94
PHỤ LỤC......................................................................................................................................97 DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cấu trúc và những biểu hiện/ tiêu chí của NL GQVĐ&ST của HS THPT ...........8
Bảng 2.1: Các chủ đề dạy học trong kế hoạch dạy học môn Hoá học 11 tại trường 
 THPT Xuân Hòa và THPT Hai Bà Trưng.........................................................33
Bảng 2.2: Các chủ đề STEM trong kế hoạch dạy học môn Hoá học 11 tại trường 
 THPT Xuân Hòa và THPT Hai Bà Trưng.........................................................34
Bảng 2.3: Kế hoạch nhà trường môn Hoá học 11 tại trường THPT Xuân Hòa và THPT 
 Hai Bà Trưng.....................................................................................................35
Bảng 2.4. Bảng mô tả mức độ biểu hiện các thành phần của NL GQVĐ&ST thông qua 
 dạy học...............................................................................................................71
Bảng 3.1. Đối tượng và địa bàn TNSP.................................................................................78
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của 
 học sinh trường THPT Xuân Hòa......................................................................80
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của 
 học sinh trường THPT Hai Bà Trưng................................................................81
Bảng 3.4. Kết quả các bài kiểm tra sau khi tác động giữa lớp ĐC và TN............................82
Bảng 3.5. Bảng thống kê điểm bài kiểm tra số 1..................................................................83
Bảng 3.6. Bảng phân bố tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra số 1 trường 
 THPT Xuân Hòa................................................................................................83
Bảng 3.7. Bảng phân bố tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra số 1 trường 
 Hai Bà Trưng.....................................................................................................84
Bảng 3.8. Bảng thống kê điểm bài kiểm tra số 2..................................................................85
Bảng 3.9. Bảng phân bố tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra số 2 trường 
 THPT Xuân Hòa................................................................................................85
Bảng 3.10. Bảng phân bố tần số, tần suất và tần suất luỹ tích bài kiểm tra số 2 trường 
 THPT Hai Bà Trưng..........................................................................................86
Bảng 3.11. Phân loại kết quả học tập của học sinh (%) từng trường ...................................87
Bảng 3.12. Thông số xem xét sự khác biệt giá trị trung bình của 2 lớp khác nhau (lớp 
 TN – ĐC) của trường THPT Xuân Hòa ............................................................88
Bảng 3.13. Thông số xem xét sự khác biệt giá trị trung bình của 2 lớp khác nhau (lớp 
 TN – ĐC) của trường THPT Hai Bà Trưng ......................................................89 1
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. LỜI GIỚI THIỆU
 Văn kiện Đại hội XII khẳng định, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, 
Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất 
lượng nguồn nhân lực; phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân 
lực, bồi dưỡng nhân tài. Đồng thời, khẳng định: Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu; 
đầu tư cho giáo dục, đào tạo là đầu tư cho phát triển. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm 
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế 
- xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang 
bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với 
hành, lý luận gắn với thực tiễn. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020, 
trong đó xác định: Thực hiện đổi mới chương trình SGK từ sau năm 2018 theo định 
hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất toàn quốc, vừa phù hợp 
với đặc thù mỗi địa phương. Chương trình phổ thông tổng thể được ban hành tháng 
12/2018 thể hiện tính tích hợp và phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp, các môn học 
Lý, Hóa, Sinh được tích hợp thành môn Khoa học tự nhiên, môn hướng nghiệp được tích 
hợp với Công nghệ. Các môn có nỗi dung tương tự nhau có thể thiết kế chủ đề liên môn 
để giảng dạy. Các môn được thiết kế theo hướng giảm tải và tập trung phát triển năng lực 
cho HS do đó có nhiều nội dung giáo dục có thể được tích hợp trong các môn học. 
 Trong nhà trường phổ thông, môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức 
cốt lõi về Hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống. Môn Hoá học ở trường 
phổ thông có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Cùng với Toán học, Tin học 
và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng 
giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
 Với những định hướng trên, việc xây dựng chương trình giáo dục nhà trường phổ 
thông nói chung và xây dựng chương trình nhà trường môn Hóa học nói riêng là phù hợp 
và thiết thực với điều kiện thực tế và có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, với giáo viên 
việc xây dựng chương trình giáo dục nhà trường ở trường phổ thông còn rất mới nên còn 
gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_chuong_trinh_nha_truong_mon_hoa_hoc_11_theo_hu.doc