SKKN Xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm phù hợp cho nhóm bài đọc hiểu tác phẩm văn học (phần văn học Việt Nam) ở chương trình Ngữ văn 11 cơ bản và nâng cao
“Giờ học văn không phải là cơ hội để giáo viên truyền đạt những hiểu biết của bản thân cho dù đó là những hiểu biết rất sáng tạo, rất mới mẻ. Giờ học không phải để truyền sáng tạo mà để khơi dậy sáng tạo cho học sinh. Học sinh không phải là cái bình đựng mà là ngọn đèn cần được thắp sáng”. Những trăn trở của giáo sư Phan Trọng Luận những năm 80 giờ đây đã trở thành mục tiêu của chương trình giáo dục và sách giáo khoa nước nhà. Thực hiện dạy và học dựa vào hoạt động tích cực chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập cho học sinh đang là trọng tâm của đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông hiện nay. Có những phương pháp dạy học mới đang được thực hiện như:
- Phương pháp vấn đáp (đàm thoại): giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên. Qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.
- Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: các thành viên trong nhóm sẽ chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
Việc xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm được chúng tôi thực hiện trong quá trình dạy học dựa trên cơ sở hai phương pháp nói trên nhằm đạt được mục tiêu, phương pháp giáo dục mới đồng thời tạo tâm thế chủ động, sự say mê hứng thú cho học sinh đối với môn học mà hiện tại đang bị chán học, ngại học.
2. Chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn 11 với 2 bộ cơ bản và nâng cao hiện nay theo đánh giá chung là không tương xứng giữa khối lượng kiến thức và thời lượng dạy học (khối lượng kiến thức lớn, thời lượng dạy học ít). Chúng ta đã nghĩ đến việc giảm tải chương trình nhưng để tiến vào tương lai một cách vững chắc, để hội nhập giáo dục trong thời đaị mới người học lại cần có một khối lượng kiến thức phong phú, toàn diện. Đây quả là một mâu thuẫn làm đau đầu nhiều nhà giáo dục Việt Nam. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy chúng tôi nhận thấy việc sử dụng câu hỏi thảo luận nhóm phù hợp sẽ khắc phục được phần nào khối mâu thuẫn lớn này.
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. “Giờ học văn không phải là cơ hội để giáo viên truyền đạt những hiểu biết của bản thân cho dù đó là những hiểu biết rất sáng tạo, rất mới mẻ. Giờ học không phải để truyền sáng tạo mà để khơi dậy sáng tạo cho học sinh. Học sinh không phải là cái bình đựng mà là ngọn đèn cần được thắp sáng”. Những trăn trở của giáo sư Phan Trọng Luận những năm 80 giờ đây đã trở thành mục tiêu của chương trình giáo dục và sách giáo khoa nước nhà. Thực hiện dạy và học dựa vào hoạt động tích cực chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập cho học sinh đang là trọng tâm của đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông hiện nay. Có những phương pháp dạy học mới đang được thực hiện như: - Phương pháp vấn đáp (đàm thoại): giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên. Qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. - Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: các thành viên trong nhóm sẽ chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Việc xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm được chúng tôi thực hiện trong quá trình dạy học dựa trên cơ sở hai phương pháp nói trên nhằm đạt được mục tiêu, phương pháp giáo dục mới đồng thời tạo tâm thế chủ động, sự say mê hứng thú cho học sinh đối với môn học mà hiện tại đang bị chán học, ngại học. 2. Chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn 11 với 2 bộ cơ bản và nâng cao hiện nay theo đánh giá chung là không tương xứng giữa khối lượng kiến thức và thời lượng dạy học (khối lượng kiến thức lớn, thời lượng dạy học ít). Chúng ta đã nghĩ đến việc giảm tải chương trình nhưng để tiến vào tương lai một cách vững chắc, để hội nhập giáo dục trong thời đaị mới người học lại cần có một khối lượng kiến thức phong phú, toàn diện. Đây quả là một mâu thuẫn làm đau đầu nhiều nhà giáo dục Việt Nam. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy chúng tôi nhận thấy việc sử dụng câu hỏi thảo luận nhóm phù hợp sẽ khắc phục được phần nào khối mâu thuẫn lớn này. 3. Câu hỏi thảo luận nhóm thường được đặt ra và thực hiện dễ dàng ở giờ làm văn, tiếng Việt. Song với giờ đọc hiểu văn bản văn học thì không đơn giản. Có phải giờ Ngữ văn nào cũng đặt câu hỏi thảo luận nhóm, đặc biệt là những giờ đọc hiểu văn bản văn học? Đặt câu hỏi thảo luận nhóm như thế nào cho phù hợp, số lượng, thời điểm như thế nào trong giờ dạyđó là những vấn đề quan trọng quyết định thành công của tiết học Ngữ văn. Đây cũng là những băn khoăn, thậm chí là tranh cãi của nhiều giáo viên bộ môn tâm huyết với nghề, với môn học trong suốt hai năm qua. Với chút kinh nghiệm của mình, chúng tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ bé vào thực hiện mục tiêu, phương pháp dạy học bộ môn và hâm nóng niềm say mê thích thú của học sinh đối với môn Ngữ văn. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Xây dựng câu hỏi thảo luận nhóm phù hợp cho nhóm bài đọc hiểu tác phẩm văn học (phần văn học Việt Nam) ở chương trình Ngữ văn 11 cơ bản và nâng cao. - Giúp học sinh yêu thích, hứng thú, tích cực chủ động trong học tập kiến thức bộ môn. III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Học sinh THPT lớp 11 - Văn bản văn học thuộc phần văn học Việt Nam chương trình Ngữ văn 11 cơ bản và nâng cao. IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: -Khảo sát lí thuyết -Tổng kết thực nghiệm. -Thống kê toán học. V. NHỮNG ĐÓNG GÓP CŨNG NHƯ Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: 1. Đối với giáo viên: Cung cấp những gợi ý về câu hỏi thảo luận nhóm cũng như cách thức tiến hành hình thức dạy học làm việc theo nhóm, có thể coi như một cẩm nang để giáo viên hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động trong giờ đọc hiểu văn bản văn học. 2. Đối với học sinh: - Phát huy tính tích cực chủ động trong quá trình học tập môn Ngữ văn - Có hiềm say mê hứng thú khi học tập bộ môn. B. PHẦN NỘI DUNG I. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM 1. Một số quan điểm chung: - Câu hỏi thảo luận nhóm trong giờ đọc hiểu văn bản văn học phải phù hợp với nội dung biểu hiện và hình thức thể hiện của hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, tạo ra được sự hài hoà biện chứng trong phân tích, cắt nghĩa và thưởng thức nghệ thuật. - Câu hỏi thảo luận nhóm dù dưới dạng nào, hình thức nào đều phải có tác dụng gợi ra, đề xuất ra một vấn đề nào đó từ tác phẩm, đặt học sinh trong tình huống có vấn đề, yêu cầu học sinh phát huy cao độ các năng lực tư duy mới có thể giải quyết được. Nó buộc học sinh phải tích cực suy nghĩ, sáng tạo căng thẳng nhưng lí thú, sôi nổi để cuối cùng cảm nhận được chân lí nghệ thuật của tác phẩm, mạch ngầm nhân văn của văn bản, cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học. - Việc đặt câu hỏi thảo luận nhóm cần linh hoạt, tránh khuynh hướng hình thức hoặc quá lạm dụng, cho rằng hoạt động nhóm càng nhiều thì phương pháp dạy học càng đổi mới. Không nhất thiết giờ đọc hiểu văn bản văn học nào cũng phải áp dụng phương pháp đặt câu hỏi thảo luận nhóm. Tuyệt đối không lạm dụng hình thức thảo luận nhóm vì sử dụng liên tục, quá nhiều sẽ phản tác dụng, làm cho giờ học trở nên nhàm chán, căng thẳng, học sinh không được sự hướng dẫn kịp thời của giáo viên, gây lãng phí thời gian và giảm hiệu quả học tập. - Đặt câu hỏi và tổ chức thảo luận nhóm nên có sự kết hợp, đan xen hài hoà với các phương pháp khác. “Người giáo viên phải biết tận dụng sức mạnh riêng của mỗi phương pháp, tạo thành một hợp lực để đạt tới hiệu quả tối ưu của giờ dạy học Ngữ văn”. - Câu hỏi thảo luận nhóm nên được đặt ra vào những phần trọng tâm của bài học. Có vậy mới tạo ra được sức lôi cuốn hấp dẫn đối với học sinh vào những tình huống có vấn đề đồng thời rút ngắn thời gian tiếp cận khám phá tri thức cho học sinh. - Câu hỏi thảo luận nhóm cần có sự đồng loại, cùng hướng tới một mục đích trong quá trình tiếp cận văn bản văn học. Vì vậy để câu hỏi thảo luận nhóm phát huy hiệu quả của nó thì sau khi tổ chức thảo luận nhóm xong giáo viên cần đặt ra những câu hỏi thâu tóm, khắc chốt vấn đề. 2. Vài gợi ý về câu hỏi thảo luận nhóm cho giờ đọc hiểu văn bản văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 11: Xuất phát từ quan điểm chung nói trên, trong quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy có những văn bản văn học hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa mà áp dụng câu hỏi thảo luận nhóm có thể rút ngắn con đường đến với vẻ đẹp của nó cũng như nâng cao niềm ham thích say mê cho học sinh. Sau đây là một vài gợi ý về câu hỏi thảo luận nhóm. 2.1. Các văn bản văn học thuộc phần Văn học trung đại: a. Văn bản Thương vợ (Trần Tế Xương) Thời gian dạy học: 1 tiết Nhóm câu hỏi thảo luận tập trung vào phần hình ảnh nhân vật trữ tình bà Tú - công việc của người vợ. + Nhóm 1: Bà Tú- người vợ của Tú Xương trong bài thơ làm công việc gì để kiếm sống, lo toan cho gia đình? Em có nhận xét gì về công việc đó? + Nhóm 2: Công việc của bà Tú được thực hiện với thời gian như thế nào? + Nhóm 3: Công việc của bà Tú được thực hiện trong không gian như thế nào? à Câu hỏi chốt: Qua đó, em có nhận xét gì về hình ảnh người vợ và tâm trạng, tình cảm của nhà thơ? b. Văn bản Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) Thời gian dạy học: 1 tiết Nhóm câu hỏi thảo luận tập trung vào phần hình ảnh người đi đường + Nhóm 1: Trên con đường đầy khó khăn ấy, tác giả chú ý đến những loại người đi trên đường nào? + Nhóm 2: Tác giả dùng những đại từ nhân xưng nào để chỉ người đi đường? ý nghĩa của việc sử dụng những đại từ nhân xưng ấy là gì? + Nhóm 3: Tìm hiểu về tâm trạng, thái độ của người đi đường? à Câu hỏi chốt: Qua hình ảnh người đi đường, em cảm nhận được gì về tâm trạng nhà thơ Cao Bá Quát trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát ? c. Văn bản: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc(Nguyễn Đình Chiểu) Thời gian dạy học: 2 tiết - Nhóm câu hỏi thảo luận cho tiết 1: tập trung vào phần Hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc + Nhóm 1: Tác giả tái hiện hình ảnh người nghĩa sĩ Cần Giuộc với lai lịch, hoàn cảnh xuất thân như thế nào? Nghệ thuật khắc họa có gì đặc biệt? + Nhóm 2: Những nguyên nhân nào khiến người nghĩa sĩ cầm vũ khí ra trận? + Nhóm 3: Người nghĩa sĩ xung trận như thế nào? Họ mang theo những vũ khí gì vào trận đánh? Họ chiến đấu với tinh thần và sức mạnh ra sao? à Câu hỏi chốt: Qua đó, em có nhận xét gì về hình ảnh người nghĩa sĩ Cần Giuộc? - Nhóm câu hỏi thảo luận cho tiết 2: tập trung vào phần Niềm tiếc thương và cảm phục của tác giả trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc + Nhóm 1: sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc đã để lại những mất mát, tổn thất như thế nào cho non sông đất nước, cho gia đình người thân? + Nhóm 2: người nghĩa sĩ hi sinh nhưng họ đã để lại những giá trị to lớn nào cho hậu thế? à Câu hỏi chốt: Qua đây tác giả muốn bày tỏ cảm xúc, tâm trạng và tư tưởng gì trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc ? d. Văn bản: Hầu trời (Tản Đà) Thời gian dạy học: 2 tiết - Câu hỏi thảo luận nhóm cho tiết 1: tập trung làm sáng tỏ về Cuộc đọc thơ hầu trời của Tản Đà + Nhóm 1:Tản Đà đã được tiếp đón như thế nào khi lên hầu trời? +Nhóm 2: Tản Đà đã đọc cho trời nghe những loại thơ văn nào? Điều đó cho thấy gì về sự nghiệp văn chương của ông? + Nhóm 3: Trời và chư tiên có thái độ như thế nào khi nghe văn Tản Đà? à Câu hỏi chốt: Qua cuộc đọc thơ hầu trời đầy tính tưởng tượng đó, em có cảm nhận gì về con người Tản Đà? - Câu hỏi thảo luận nhóm cho tiết 2: tập trung làm sáng tỏ về Cuộc trò chuyện cùng trời của Tản Đà +Nhóm 1: sau khi đọc văn hầu trời, được trời hỏi han, Tản Đà đã giãi bày những gì về cuộc sống của mình dưới trần gian cho trời nghe? Em cảm nhận được gì qua lời giãi bày đó? +Nhóm 2: Được nghe lời tâm sự của Tản Đà, trời đã khuyên nhủ, dặn dò ông điều gì? Lời dặn dò đó có ý nghĩa ra sao? à Câu hỏi chốt: Qua cuộc trò chuyện đầy tính tưởng tượng này, Tản Đà muốn giãi bày, gửi gắm những tư tưởng, tình cảm gì của mình? Em có cảm nhận gì về con người Tản Đà qua những lời gửi gắm đó? 2.2. Các văn bản văn học thuộc phần Văn học hiện đại: a. Văn bản: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) Thời gian dạy học: 2 tiết - Tiết 1: Nhóm câu hỏi thảo luận tập trung vào Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao. Sau khi đã dẫn dắt học sinh tìm hiểu được ba vẻ đẹp tiêu biểu của hình tượng nhân vật Huấn Cao (vẻ đẹp tài hoa, vẻ đẹp khí phách, vẻ đẹp thiên lương), giáo viên có thể tiến hành đặt câu hỏi và phân chia nhóm thực hiện. + Nhóm 1: Tìm hiểu về vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao. Ông Huấn là một nghệ sĩ tài hoa trong lĩnh vực nào? Sự tài hoa đó biểu hiện cụ thể ra sao? + Nhóm 2: Cảm nhận về vẻ đẹp khí phách của ông Huấn? Khí phách ấy biểu hiện ở những hành động, suy nghĩ như thế nào? + Nhóm 3: Em hiểu gì về vẻ đẹp thiên lương của nhân vật Huấn Cao? Vẻ đẹp ấy biểu hiện cụ thể như thế nào? à Câu hỏi chốt: Qua những vẻ đẹp ấy, em có nhận xét gì về nhân vật Huấn Cao và những thông điệp nhà văn Nguyễn Tuân muốn gửi gắm qua hình tượng nhân vật này? - Tiết 2: Nhóm câu hỏi thảo luận tập trung vào Cảnh cho chữ + Nhóm 1: Tìm hiểu về hoàn cảnh cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào? Thân phận của từng nhân vật tham gia vào cảnh cho chữ có gì đặc biệt? + Nhóm 2: Cảnh cho chữ diễn ra như thế nào? Vị thế từng nhân vật thay đổi ra sao trong quá trình cho chữ? + Nhóm 3: Kết thúc cảnh cho chữ, Huấn Cao đã khuyên quản ngục điều gì? Lời khuyên đó có ý nghĩa như thế nào? à Câu hỏi chốt: Từ hoàn cảnh, diễn biến và kết thúc đó, em hãy nhận xét và nêu ý nghĩa của cảnh cho chữ? b. Văn bản: Hai đứa trẻ. (Thạch Lam) Thời gian dạy học: 2 tiết - Tiết 1: Nhóm câu hỏi thảo luận tập trung vào Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn + Nhóm 1: Cảnh chiều tàn nơi phố huyện được gợi lên qua những âm thanh nào? Nhận xét về ý nghĩa và sức gợi của những âm thanh đó? + Nhóm 2: Tìm những chi tiết gợi hình ảnh ánh sáng và bóng tối trong bức tranh phố huyện lúc chiều tàn? Từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa ánh sáng và bóng tối? ý nghĩa của nó? + Nhóm 3: Tìm hiểu về cảnh chợ tàn. Những hình ảnh gây ấn tượng nhất với em về cảnh chợ tàn này là gì? Hãy nêu ý nghĩa và sức gợi của những hình ảnh đó? + Nhóm 4: Tìm hiểu về hình ảnh những kiếp người tàn xuất hiện trong buổi chiều muộn? Điểm đặc biệt nhất gây ấn tượng về họ là gì? à Câu hỏi chốt: Qua đó, em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện lúc chiều tàn? - Tiết 2: Nhóm câu hỏi thảo luận tập trung vào Tâm trạng đợi tàu của nhân vật Liên + Nhóm 1: Chuyến tàu đi qua phố huyện lúc đêm khuya tuy là hoat động cuối cùng trong ngày nhưng đã đem đến cho nơi đây những gì khác hẳn nhịp sống của ngày thường? + Nhóm 2: Liên, An và những người dân nơi phố huyện đón chờ chuyến tàu với tâm trạng như thế nào? à Câu hỏi chốt: Từ đó, em hãy cho biết nguyên nhân, ý nghĩa việc đợi tàu của Liên ? c. Văn bản: Chí Phèo(Nam Cao) Thời gian dạy học: 2 tiết - Nhóm câu hỏi thảo luận cho tiết 1: tập trung vào phần Tâm trạng của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến trước khi bị Thị Nở cự tuyệt + Nhóm 1: Tìm hiểu tâm trạng của Chí Phèo buổi sáng sau khi gặp Thị Nở? + Nhóm 2: Tìm hiểu tâm trạng của Chí Phèo khi được Thị Nở cho ăn bát cháo hành và quan tâm chăm sóc? à Câu hỏi chốt: Từ đó em hãy nhận xét về những đổi thay của Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở? Nhà văn Nam Cao muốn gửi gắm tư tưởng gì qua việc thể hiện những thay đổi đó? - Nhóm câu hỏi thảo luận cho tiết 2: tập trung vào phần Tâm trạng và hành động của Chí Phèo khi bị Thị Nở cự tuyệt + Nhóm 1: Phân tích nguyên nhân Chí Phèo bị Thị Nở cự tuyệt? + Nhóm 2: Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở cự tuyệt? + Nhóm 3: Phân tích hành động và lời nói của Chí khi đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện? à Câu hỏi chốt: Qua diễn biến tâm trạng và hành động của Chí Phèo khi bị Thị Nở cự tuyệt, em hãy rút ra nhận xét về nhân vật và tư tưởng của nhà văn? d. Văn bản: Từ ấy (Tố Hữu). Thời gian dạy học: 1 tiết Nhóm câu hỏi thảo luận tập trung vào khổ thơ 1: - Nhóm 1: Tố Hữu đã dùng ngôn từ nào để chỉ phút giây bắt gặp lí tưởng cách mạng trong đời mình? ý nghĩa của cách dùng từ đó là gì? - Nhóm 2: Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng cách mạng? Điều đó cho thấy gì về tâm trạng, tình cảm của nhà thơ? - Nhóm 3: Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì để thể hiện những đổi thay trong tâm hồn mình khi bắt gặp lí tưởng cách mạng? Phân tích ý nghĩa biểu đạt của thủ pháp nghệ thuật đó? à Câu hỏi chốt: Qua đó hãy cảm nhận về tâm hồn nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng? II. Tổ chức thảo luận nhóm: Việc tổ chức thảo luận nhóm có thành công hay không không chỉ phụ thuộc vào hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm mà còn phụ thuộc vào tài nghệ điều khiển giờ học của người giáo viên Ngữ văn. Ngoài việc chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm hợp lí, giáo viên còn phải dự kiến trước những ý kiến thảo luận của học sinh. Việc cử ra các nhóm trưởng là những học sinh nhanh nhạy, thông minh, là cán sự phụ trách môn học càng tốt sẽ tạo điều kiện tối ưu cho việc ghi chép, nắm bắt các ý kiến tranh luận của nhóm cũng như trình bày ý kiến của nhóm trước tập thể lớp. Sử dụng các công nghệ dạy học hiện đại hỗ trợ như máy chiếu, máy chiếu hắt, bút dạ- giấy- nam châm và bảng từ cũng hỗ trợ đắc lực cho phương pháp thảo luận nhóm này. Muôn vàn tình huống sư phạm có thể diễn ra, việc dạy các đối tượng học sinh khác nhau cũng phải có những cách thức khác nhau. Sau đây chúng tôi xin trình bày những gợi ý cơ bản về dự kiến thảo luận nhóm để đồng nghiệp tham khảo. 1. Các văn bản văn học thuộc phần Văn học trung đại: a. Văn bản Thương vợ (Trần Tế Xương) Thời gian dạy học: 1 tiết Dự kiến trả lời câu hỏi thảo luận cho vấn đề: hình ảnh nhân vật trữ tình bà Tú - công việc của người vợ. + Nhóm 1: Bà Tú- người vợ của Tú Xương trong bài thơ làm công việc buôn bán để kiếm sống, lo toan cho gia đình. Đó là công việc buôn thúng bán mẹt vất vả, nhọc nhằn và nhiều rủi ro (Học sinh có thể liên hệ với công việc bán rong của các bà, các mẹ hiện nay- từ đó hiểu hơn về hình ảnh người vợ trong bài thơ, biết trân trọng yêu quí người thân của mình, nhất là các bà, các mẹ, các chị) + Nhóm 2: Công việc của bà Tú được thực hiện với thời gian quanh năm. Nghĩa là không phải vài tháng, vài năm mà triền miên, liên tục không trừ ngày nào trong năm, hết tháng này sang tháng khác, hết năm này qua năm khác. + Nhóm 3: Công việc của bà Tú được thực hiện trong không gian mom sông. Đó là một mô đât nhỏ nhô ra ở rìa sông, nơi dân chài thường tập trung buôn bán. Địa điểm ấy thật cheo leo, chênh vênh đầy nguy hiểm- nơi mà sự sống và cái chết có một ranh giới thật mỏng manh à Chốt lại: Qua đó, ta thấy được chân dung người vợ đầy vất vả, cơ cực- sự vất vả, nhọc nhằn tính theo cả không gian lẫn thời gian. Từ đó cảm nhận được vẻ đẹp tảo tần, hi sinh tất cả vì chồng vì con của người vợ cũng như tình cảm thương yêu, xót xa của Tú Xương dành cho bà Tú. b. Văn bản Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) Thời gian dạy học: 1 tiết Dự kiến trả lời câu hỏi thảo luận cho vấn đề hình ảnh người đi đường + Nhóm 1: Trên con đường đầy khó khăn ấy, tác giả chú ý đến nhiều loại người đi trên đường như : Tầng lớp trí thức như tác giả luôn cực nhọc vất vả Phường danh lợi luôn tất tả tranh đua:Xưa nay phường danh lợi- Tất tả trên đường đời Trên con đường đi có vô số quán rượu. Rượu ngon tượng trưng cho những cám dỗ trên đường đời. Người say, người mê muội thì nhiều còn người tỉnh táo không để mình bị vướng vào vòng cám dỗ thì rất ít. Người say vô số, tỉnh bao người + Nhóm 2: Tác giả dùng những đại từ nhân xưng nhiều ngôi khác nhau để chỉ người đi đường: Khách : ngôi thứ 3 Anh: ngôi thứ 2 Ta: ngôi thứ 1 Việc sử dụng những đại từ nhân xưng vừa mang tính chất khách quan, vừa mang tính đối thoại lại vừa mang tính độc thoại như vậy thể hiện tâm trạng phức hợp nhiều chiều của tác giả. + Nhóm 3: Tâm trạng, thái độ của người đi đường? khá phức tạp. Khi thì oán mình, khi thì giận đời nhưng tâm trạng chung nhất là sự mệt mỏi, chán chường, tuyệt vọng, cực nhọc vì đã cố gắng hết mình mà vẫn bế tác không lối thoát: Anh đứng làm chi trên bãi cát à Chốt lại: Qua hình ảnh người đi đường, ta cảm nhận được tâm trạng nhà thơ Cao Bá Quát Bước đầu nhận ra sự vô nghĩa của lối học khoa cử, công danh đương thời. Điều này cho thấy tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ. Sự day dứt đi tìm lẽ sống, ý nghĩa sống đúng đắn cho cuộc đời mình của tác giả và những trí thức cùng thời với ông. Niềm khát khao một sự vượt thoát, đổi thay mà đành bất lực. Xét đến cùng tất cả bắt nguồn từ một khối mâu thuẫn lớn: mâu thuẫn giữa khát vọng sống cao đẹp và hiện thực đen tối mù mịt.Tác giả phần nào nhận ra yêu cầu phải đổi mới nền giáo dục của đất nước và bản thân mình phải làm một việc gì đó lớn lao có ích cho đời hơn. Điều này thể hiện nhân cách và bản lĩnh của Cao Bá Quát. c. Văn bản: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc(Nguyễn Đình Chiểu) Thời gian dạy học: 2 tiết - Dự kiến trả lời câu hỏi thảo luận cho tiết 1: Hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc + Nhóm 1: Người nghĩa sĩ Cần Giuộc vốn xuất thân là những nông dân nghèo khổ, chăm chỉ làm ăn. Cuộc sống của họ chỉ quanh quẩn sau lũy tre làng với công việc đồng áng. Nghệ thuật khắc họa đặc biệt ở nhịp thơ 4/4: chăm chỉ làm ăn, toan lo nghèo khó, ngôn ngữ giàu tính hình tượng và biểu cảm: cui cút, nghệ thuật đối lập giữa những cái đã quen với cái chưa quen, cái đã biết với cái chưa từng ngó. + Nhóm 2: Những nguyên nhân khiến người nghĩa sĩ cầm vũ khí ra trận: Lòng căm thù cao độ khi chứng kiến tội ác của giặc ngoại xâm: Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan. Ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ Ý thức trách nhiệm trước vận mệnh non sông: Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó. Ý thức này đã dẫn đến tinh thần tự nguyện tự giác cầm vũ khí ra trận Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình. Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ + Nhóm 3: Người nghĩa sĩ xung trận vô cùng hiên ngang, anh dũng. Họ mang theo những vũ khí đơn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_xay_dung_cau_hoi_thao_luan_nhom_phu_hop_cho_nhom_bai_do.doc