SKKN Xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong Địa lí 11 THPT

SKKN Xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong Địa lí 11 THPT

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ việc quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.

Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra đánh giá thành tích học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lí thông tin, giải thích thực trạng việc đạt được mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ.

 

docx 23 trang thuychi01 19025
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong Địa lí 11 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
TRONG ĐỊA LÍ 11 THPT
 Người thực hiện: Bùi Thị Nhung
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Địa Lí
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC 
ĐỀ MỤC
Trang
1. Mở đầu
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu 
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. Nội dung 
3
2.1. Cơ sở lí luận
3
2.2. Thực trạng vấn đề.
4
2. 3. Giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện
4
2. 4. Hiệu quả của đề tài
18
3. Kết luận và kiến nghị
20
1. Kết luận
20
2. Kiến nghị
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ việc quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Từ giáo dục phổ thông ...các hoạt động giáo dục, tham khảo từ TLTK số 1
Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra đánh giá thành tích học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lí thông tin, giải thích thực trạng việc đạt được mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập ngày càng tiến bộ. 
Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh thực hiện chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến thức cuối kì, cuối năm sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng kiến thức trong quá trình giáo dục và tổng kết cuối kì, cuối năm học để hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không. 
Trước vấn đề đặt ra nêu trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong chương trình Địa Lí 11 THPT". Việc thực hiện kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Đồng thời kích thích các em phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu từng bước cải thiện kết quả học tập của học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực giúp giáo viên xem xét được mức độ đạt được của học sinh so với mục tiêu đề ra của từng chủ đề, từng chương và cả quá trình nắm kiến thức của học sinh. Đồng thời qua đó giúp học sinh điều chỉnh cách học và hứng thú hơn với môn Địa lí.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phối hợp nhiều phương pháp trong đó chủ yếu 2 phương pháp
1.4.1. Về nghiên cứu lý luận
Làm việc trong phòng, tham khảo và đọc tài liệu có liên quan đến đề tài.
1.4.2. Về nghiên cứu thực tiễn
Biên soạn câu hỏi theo chủ đề, xây dựng đề kiểm tra và đáp án, thang điểm tiến hành thực nghiệm ở học sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề. 
- Từ năm 2002 bắt đầu triển khai chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh. Từ năm 2002 ...đến tự học của học sinh, tham khảo từ TLTK số 1
 Để làm được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
- Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “ Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện.”
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về căn bản, toàn diện và giáo dục và đào tạo: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm tính trung thực, khách quan.”
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định 717/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ: “ Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học.”
- Nghị quyết số 44/NQ, ngày 09/6/2014 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị lần thứ tám BCHTW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “ Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kì, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển.” Từ báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thư XI...đến các nước có nền giáo dục phát triển, tham khảo từ TLTK số 2.
Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. 
2.2. Thực trạng của vấn đề. 
	- Những năm gần đây đa số ở các trường THPT việc kiểm tra đánh giá còn dựa nhiều vào cảm tính, không nhiều giáo viên xây dựng được ma trận theo bài, theo chủ đề và cho toàn lớp học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ môn do tâm lí ngại hoặc do ỉ lại từ kinh nghiệm dạy học sẵn có.
	- Qua	trao đổi lấy ý kiến của đồng nghiệp tôi thấy hầu hết giáo viên cho rằng xây dựng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh là rất quan trọng. Vì nó đánh giá được nhiều chuẩn của học sinh đồng thời áp dụng ma trận xây dựng nhiều đề kiểm tra cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Qua đó điều chỉnh được quá trình dạy học của giáo viên . 
	- Cũng qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Yên Định 1 nhiều năm qua, tôi nhận thấy, hiện nay học sinh học theo nhiều ban, trong cùng một khối học có cả ban KHTN, ban KHXH, ban cơ bản A, cơ bản D. Một giáo viên có thể trong một khối dạy nhiều lớp, nhiều ban. Vì vậy đề kiểm tra cũng phải căn cứ vào trình độ, năng lực của từng đối tượng lớp học sinh. Việc xây dựng đề kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng việc và xây dựng ma trận đề là rất phù hợp với thực tế. Cùng một ma trận đề chúng ta có thể xây dựng thành nhiều đề kiểm tra tùy vào đối tượng học sinh để đánh giá các chuẩn khác nhau
Vì vậy việc xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực là cần thiết và hiệu quả để đánh giá quá trình dạy học của giáo viên và quá trình học tập nắm kiến thức củahọc sinh. 
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Dưới đây là đề xuất về các bước tiến hành biên soạn câu hỏi theo định hướng năng lực dựa trên CTGDPT Địa lí lớp 11.
2.3.1. Các bước tiến hành.
	- Bước 1: Xác định chủ đề dạy học để xây dựng câu hỏi, bài tập nhằm kiểm tra đánh giá năng lực của hoc sinh.
	- Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng và thái độ của mỗi chủ đề theo định hướng năng lực, thể hiện bằng các động từ quan sát được.
	- Bước 3: Xác định và mô tả các mức yêu cầu cần đạt của các loại câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực của học sinh trong chủ đề theo hướng chú trọng đánh giá năng lực thực hiện của học sinh.
	- Bước 4: Biên soạn bộ câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học mỗi chủ đề đã xác định.
	- Bước 5: Tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo chủ đề.
2.3.2. Xây dựng câu hỏi theo chủ đề.
Trong nội dung phần này tác giả chỉ xin phép lấy ví dụ xây dựng câu hỏi cho một chủ đề dạy học trong chương trình địa lí lớp 11 và chỉ thực hiện từ bước 1 đến bước 3.
Chủ đề: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các nhóm nước.
BẢNG MÔ TẢ MỨC YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÁC LOẠI CÂU HỎI/ BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG CHỦ ĐỀ.
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Sự tương phản về trình độ phát triển KT- XH của các nhóm nước.
- Nhận Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước : phát triển, đang phát triển, nước công nghiệp mới (NIC).
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế.
- Nêu kết luận cơ bản về đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
- So sánh được sự tương phản về trình độ phát triển KT- XH của các nhóm nước phát triển, đang phát triển, nước công nghiệp mới (NIC) thông qua phân tích bảng số liệu.
- Lấy ví dụ chứng minh tác động của cuộc cánh mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra xung quanh cuộc sống của học sinh.
Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ....
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng SLTK, tư duy theo lãnh thổ....
XÂY DỰNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG CHỦ ĐỀ
Mức độ nhận biết 
Câu hỏi
Dựa vào bản đồ dưới đây ( Phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP bình quân đầu người), nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP bình quân đầu người (USD/người)
Gợi ý trả lời:
	Các nước và vùng lãnh thổ có thu nhập cao tập trung chủ yếu ở Bắc Mĩ, Tây Âu, Đông Á, O-xtray-li-a. Các nước và vùng lãnh thổ có thu nhập thấp hầu hết tập trung ở Châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á...
Phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức
GDP bình quân đầu người
Mức độ thông hiểu
Câu hỏi
Câu 1: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét về sự phân hóa GDP/ người giữa 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển?
GDP/người của một số nước trên thế giới năm 2012 theo giá thực tế
( Đơn vị: USD/ người)
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển
Tên nước
USD/người
Tên nước
USD/người
Đan Mạch
 41388
An-ba-ni
8052
Thụy Điển
42217
Cô-lôm-bi-a
10587
Anh
35819
In-đô-nê-xi-a
4956
Ca-na-da
42693
Ấn Độ
3876
Niu Di-lân
31499
Ê-ti-ô-pi-a
1135
Gợi ý trả lời:
	GDP bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. 
	+ Các nước phát triển thường có GDP/người cao, gấp nhiều lần trung bình của thế giới
	+ Các nước đang phát triển có GDP/ người thấp, thấp hơn rất nhiều lần trung bình của thế giới.
Mức độ vận dụng thấp
Câu hỏi
1. So sánh những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển?
Gợi ý trả lời:
* Các nước phát triển:
	- Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) cao, đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao.
	- Có giá trị đầu tư nước ngoài lớn và thực hiện đầu tư đan xen lẫn nhau, mỗi nước đầu tư vào các nước khác ở lĩnh vực thế mạnh của mình
	- Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước phát triển có tỉ trọng khu vực III cao, khu vực I thấp.
* Các nước đang phát triển.
- Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) cao, đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao.
- Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước phát triển có tỉ trọng khu vực III thấp, khu vực I cao.
Mức độ vận dụng cao
Câu hỏi
Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy nêu một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra?
Gợi ý trả lời:
	+ Công nghệ sinh học: Tạo ra những giống mới không có trong tự nhiên cùng những bước tiến quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
	+ Công nghệ vật liệu: Tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, với những tính năng mới ( vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn...)
	+ Công nghệ năng lượng: Sử dụng ngày càng nhiều các dạng năng lượng mới ( hạt nhân, mặt trời, thủy triều...)
	+ Công nghệ thông tin: Tạo ra các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kĩ thuật số hóa, cáp quang...nâng cao năng lực của con người trong truyền tải, xử lí và lưu giữ thông tin.
2.3.3. Xây dựng đề kiểm tra.
- Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra
	Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên khi biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của HS để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
- Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra
	Đề kiểm tra có các hình thức sau:
+ Đề kiểm tra tự luận.
+ Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
+ Đề kiểm tra kết hợp cả 2 hình thức trên: Có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
- Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
	- Lập một bảng 2 chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng: cấp độ thấp và cấp độ cao.
	- Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng điểm của các câu hỏi.
	- Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và số điểm quy định cho từng mạch kiến thức
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ)
 Cấp độ
Tên chủ 
đề 
(nội dung,chương)
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ
thấp
Cấp độ
cao
Chủ đề 1
Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...%
Chủ đề 2
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...% 
.............
...............
Chủ đề n
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)
 Cấp độ 
Tên 
Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1 
Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...% 
Chủ đề 2
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...% 
.............
...............
Chủ đề n
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
(Ch)
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
... điểm=...% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
- Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận 
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm.
- Bước 5: Xây dựng biểu điểm chấm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung: khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
- Cần hướng tới xây dựng bảng mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình.
2.3.4. Thiết kế đề kiểm tra.
Sau đây xin được minh họa một số đề kiểm tra trong chương trình Địa lí lớp 11
Đề số 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
1. Mục tiêu :
- Kiểm tra mức độ nắm kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học xong các chủ đề của học kì I Địa lí 11.
- Biết được năng lực của học sinh để đưa ra các biện pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp.
- Giúp học sinh biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT phần nội dung học kì I để tiếp tục cố gắng, phấn đấu trong học tập và giúp giáo viên tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học.
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh .
2. Hình thức:
Hình thức kiểm tra tự luận 100%
3. Ma trận đề kiểm tra:
 Chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung kiểm tra. Phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau:
Một số vấn đề mang tính toàn cầu :1 tiết 
Một số vấn đề của Châu lục và khu vực : 3 tiết 
Hợp chúng quốc Hoa Kì: 3 tiết
Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, ma trận đề như sau:
XÂY DỰNG TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Một số vấn đề mang tính toàn cầu 
Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường;
20% tổng số điểm
= 2 điểm
20% tổng số điểm
= 2 điểm
Một số vấn đề của Châu lục và khu vực 
Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia ở Châu Phi
40% tổng số điểm
= 4 điểm
100% tổng số điểm
= 4 điểm
Hợp chúng quốc Hoa Kì
-Phân tích những ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế.
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu của Hoa Kì
- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu của Hoa Kì
40% tổng số điểm
= 4 điểm
10% tổng số điểm
= 1 điểm
20% tổng số điểm
= 2.0 điểm
10% tổng số điểm
= 1.0 điểm
Tổng số điểm 10
Tổng số câu 03
4 điểm; 40% tổng số điểm
3 điểm; 30% tổng số điểm
2,0 điểm; 20% tổng số điểm
1.0 điểm; 10% tổng số điểm
4. Viết đề kiểm tra:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( Thời gian: 45 phút)
Câu 1 ( 2,0 điểm) Vì sao nguồn nước ngọt, nước biển và đại dương ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng? Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước ngọt, nước biển và đại dương ?
Câu 2 (4,0 điểm) Trình bày một số vấn đề về dân cư - xã hội của các quốc gia ở Châu Phi?
Câu 3: (4,0 điểm) 
a. (1,0 điểm) Phân tích những ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế của Hoa Kì.
b. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu của Hoa Kì năm 2004 và 2017 ( ĐV: %)
Năm
2004
2017
Xuất khẩu
34,9
39,1
Nhập khẩu
65,1
60,9
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu của Hoa Kì năm 2004 và 2017.
- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu xuất, nhập khẩu của Hoa Kì.
5. Xây dựng hướng dẫn chấm: 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Câu
Nội dung
Điểm
1 (2,0đ)
* Vì sao nguồn nước ngọt, nước biển và đại dương n

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_cau_hoi_kiem_tra_danh_gia_theo_dinh_huong_phat.docx