SKKN Xây dựng bảng ghi nhớ giúp học sinh xác định nhanh tỷ lệ kiểu hình của một số phép lai trong chương trình sinh học 12 tại trường THPT Quan Sơn 2

SKKN Xây dựng bảng ghi nhớ giúp học sinh xác định nhanh tỷ lệ kiểu hình của một số phép lai trong chương trình sinh học 12 tại trường THPT Quan Sơn 2

Trong chương trình Sinh học, phần bài tập quy luật di truyền rất đa dạng, đặc biệt là dạng bài tập xác định tỉ lệ kiểu hình (TLKH) của các phép lai. Để giải các bài tập dạng này thông thường phải qua nhiều bước, do đó mất tương đối nhiều thời gian và không tránh khỏi nhầm lẫn dẫn đến sai kết quả. Bên cạnh đó với đề thi trắc nghiệm khách quan trung bình mỗi câu học sinh phải hoàn thành trong thời gian rất ít, nên học sinh phải có kĩ năng, kinh nghiệm làm bài kết hợp thao tác nhanh thì mới đạt điểm tối đa.

Trong các đề thi của những năm gần đây, chương các quy luật di truyền luôn chiếm số lượng câu nhiều hơn các chương khác trong chương trình Sinh học 12 (7 đến 8 câu) và luôn có dạng bài tập xác định TLKH ở các phép lai.

Một trong những kinh nghiệm dạy học có hiệu quả là hệ thống kiến thức và ôn tập theo chủ đề, biết nhìn nhận kiến thức một cách tổng quát và tìm ra cách lĩnh hội bằng nhiều hình thức trong đó có hình thức xây dựng bảng ghi nhớ nhanh. Tuy nhiên đối với phần bài tập thì hệ thống thành bảng ghi nhớ nhanh có rất ít. Đối với dạng bài tập xác định TLKH của phép lai tính theo lý thuyết trong trường hợp một gen quy định 1 tính trạng, quan hệ trội, lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến, quá trình giảm phân, thụ tinh diễn ra bình thường thì cá nhân tôi tìm hiểu thấy chưa được hệ thống thành bảng ghi nhớ nhanh, trong khi đó dạng bài tập này vừa gặp phổ biến vừa liên quan đến nhiều dạng bài tập di truyền khác.

Xuất phát từ nhu cầu giảng dạy của cá nhân đó là làm thế nào để giảm tải kiến thức, để học sinh có được các công thức ghi nhớ nhanh, vận dụng làm được nhiều dạng bài tập, tôi đã tiến hành nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, ôn thi qua nhiều năm và đã phát hiện ra có cách xác định được TLKH của một số phép lai vừa nhanh vừa đơn giản. Từ đó xây dựng thành công thức, tổng hợp thành bảng ghi nhớ và tiếp tục nghiên cứu viết thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN): “Xây dựng bảng ghi nhớ giúp học sinh xác định nhanh tỷ lệ kiểu hình của một số phép lai trong chương trình sinh học 12 tại trường THPT Quan Sơn 2” với mong muốn chia sẻ SKKN với đồng nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và kết quả học tập của học sinh.

 

doc 20 trang thuychi01 7401
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng bảng ghi nhớ giúp học sinh xác định nhanh tỷ lệ kiểu hình của một số phép lai trong chương trình sinh học 12 tại trường THPT Quan Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU	
1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình Sinh học, phần bài tập quy luật di truyền rất đa dạng, đặc biệt là dạng bài tập xác định tỉ lệ kiểu hình (TLKH) của các phép lai. Để giải các bài tập dạng này thông thường phải qua nhiều bước, do đó mất tương đối nhiều thời gian và không tránh khỏi nhầm lẫn dẫn đến sai kết quả. Bên cạnh đó với đề thi trắc nghiệm khách quan trung bình mỗi câu học sinh phải hoàn thành trong thời gian rất ít, nên học sinh phải có kĩ năng, kinh nghiệm làm bài kết hợp thao tác nhanh thì mới đạt điểm tối đa.
Trong các đề thi của những năm gần đây, chương các quy luật di truyền luôn chiếm số lượng câu nhiều hơn các chương khác trong chương trình Sinh học 12 (7 đến 8 câu) và luôn có dạng bài tập xác định TLKH ở các phép lai.
Một trong những kinh nghiệm dạy học có hiệu quả là hệ thống kiến thức và ôn tập theo chủ đề, biết nhìn nhận kiến thức một cách tổng quát và tìm ra cách lĩnh hội bằng nhiều hình thức trong đó có hình thức xây dựng bảng ghi nhớ nhanh. Tuy nhiên đối với phần bài tập thì hệ thống thành bảng ghi nhớ nhanh có rất ít. Đối với dạng bài tập xác định TLKH của phép lai tính theo lý thuyết trong trường hợp một gen quy định 1 tính trạng, quan hệ trội, lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến, quá trình giảm phân, thụ tinh diễn ra bình thường thì cá nhân tôi tìm hiểu thấy chưa được hệ thống thành bảng ghi nhớ nhanh, trong khi đó dạng bài tập này vừa gặp phổ biến vừa liên quan đến nhiều dạng bài tập di truyền khác.
Xuất phát từ nhu cầu giảng dạy của cá nhân đó là làm thế nào để giảm tải kiến thức, để học sinh có được các công thức ghi nhớ nhanh, vận dụng làm được nhiều dạng bài tập, tôi đã tiến hành nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, ôn thi qua nhiều năm và đã phát hiện ra có cách xác định được TLKH của một số phép lai vừa nhanh vừa đơn giản. Từ đó xây dựng thành công thức, tổng hợp thành bảng ghi nhớ và tiếp tục nghiên cứu viết thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN): “Xây dựng bảng ghi nhớ giúp học sinh xác định nhanh tỷ lệ kiểu hình của một số phép lai trong chương trình sinh học 12 tại trường THPT Quan Sơn 2” với mong muốn chia sẻ SKKN với đồng nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và kết quả học tập của học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm hướng dẫn học sinh áp dụng các công thức để xác định nhanh tỉ lệ kiểu hình của 1 số phép lai nà không cần viết sơ đồ lai. Tạo cho học sinh sự hứng thú trong quá trình giải bài tập. Rút ngắn được thời gian làm bài cho học sinh trong các bài kiểm tra.
3. Đối tượng nghiên cứu
Bài tập di truyền Sinh học 12 là loại bài tập rất phổ biến trong đề thi của các năm gần đây. Trong đó, có các dạng bài tập xác định tỷ lệ kiểu hình ở đời sau.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Dựa trên cơ sở lý thuyết phần Di truyền học - Sinh học 12, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa các phép lai.
- Xây dựng bảng ghi nhớ.
- Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả, tính đúng đắn của 
phương pháp thông qua kiểm định kết quả của các bài kiểm tra trong năm học 2017 - 2018.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Phương pháp xây dựng bảng ghi nhớ nhanh
Các bước xây dựng bảng ghi nhớ nhanh bao gồm:
Bước 1: Tập hợp các phép lai có TLKH giống nhau thành nhóm.
Bước 2: Tìm ra điểm giống nhau của các phép lai trong nhóm.
Bước 3: Lập công thức ghi nhớ nhanh cho mỗi nhóm bằng cách viết tắt kí hiệu của các phép lai trong nhóm.
Bước 4: Tổng hợp các công thức ghi nhớ nhanh thành bảng ghi nhớ nhanh.
1.2. Phạm vi áp dụng bảng ghi nhớ nhanh
Bảng ghi nhớ nhanh áp dụng đối với phép lai trong trường hợp: 
- Alen A quy định một tính trạng trội, alen a quy định một tính trạng lặn. A trội hoàn toàn so với a. 
- Không xảy ra đột biến, quá trình giảm phân, thụ tinh diễn ra bình thường, trong đó các cơ thể tạo ra các giao tử có khả năng thụ tinh được thống kê như sau: 
Cơ thể
Giao tử có khả năng thụ tinh
2n
n
3n
n và 2n
4n
2n
2n + 1
n và n + 1
2n + 2
n + 1
- Kết quả TLKH được tính theo lý thuyết.
1.3. Phương pháp áp dụng bảng ghi nhớ nhanh
Bước 1: Quan sát kiểu gen của phép lai và đếm số lượng alen A.
Bước 2: Từ số lượng alen A xác định phép lai thuộc công thức nào?
Bước 3: Vận dụng công thức để tìm ra kết quả TLKH của phép lai.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Ở một loài thực vật, gen A - hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a - hạt màu trắng. Cho các cây dị hợp 2n giao phấn với những cây dị hợp 3n và 4n, F1 cho tỉ lệ 3 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng. Kiểu gen của các cây bố mẹ là
A. AAAa x Aa; AAa x Aa. B. AAaa x Aa; AAa x Aa.
C. Aaaa x Aa; Aaa x Aa. D. AAAa x Aa; Aaa x Aa.
Khi gặp một bài toán như trên thì học sinh sẽ giải quyết như thế nào khi chưa được tiếp cận bảng ghi nhớ:
- Đầu tiên bằng kiến thức các em đã được học, học sinh có thể dùng phương pháp loại trừ A và D.
- Sau đó, còn 2 đáp án B và C, học sinh sẽ phải nháp sơ đồ lai để biết chắc chắn và chọn đáp án đúng.
- Thời gian viết sơ đồ lai cho 4 phép lai trong 1 câu hỏi trắc nghiệm sẽ mất rất nhiều thời gian.
Trong quá trình giảng dạy khi kiểm tra đánh giá học sinh thông qua các bài kiểm tra có dạng bài toán yêu cầu xác đinh TLKH hầu như học sinh muốn chắc chắn đáp án đúng đều phải viết sơ đồ lai cho từng phép lai. Rất ít học sinh có thể nhìn phép lai đã xác định được TLKH.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
3.1. Xây dựng bảng ghi nhớ nhanh
Bảng ghi nhớ nhanh về cách xác định TLKH của một số phép lai
Công thức
Kí hiệu phép lai và TLKH của phép lai (Trội : Lặn )
1
3/4A hoặc 100%A là 100% Trội
2
2A x 2A là 35 : 1
3
2A x 1A là 11 : 1
4
2A x 0A là 5 : 1
5
1A x 1A là 3 : 1
6
1A x 0A là 1 : 1
7
0A x 0A là 100% lặn
3.2. Phương pháp sử dụng các công thức của bảng ghi nhớ
3.2.1. Phương pháp sử dụng công thức 1:
3.2.1.1. Cách áp dụng công thức: Nếu trong phép lai chỉ cần 1 kiểu gen (KG) có từ 3/4A hoặc 100%A thì kết quả ở đời con sẽ là 100% kiểu hình Trội.
3.2.1.2. Các kiểu gen áp dụng công thức 1
- KG có 3/4A là: AAAa
- KG có 100% A là: AA, AAA, AAAA, XAXA, XAY.
3.2.1.3. Các phép lai áp dụng công thức 1
Áp dụng công thức 1 có thể xác định TLKH của 47 phép lai, được thống kê ở bảng 2 dưới đây:
Các phép lai cho kết quả 100% Trội
Phép lai
Các phép lai có KG 100%A
Các phép lai có KG 3/4 A
2n x 2n
P1: AA x AA 
P2: AA x Aa 
P3: AA x aa
P4: XAXA x XAY
P5: XAXA x XaY
P6: XAXA x XAYA
P7: XAXa x XAYA
P8: XaXa x XAYA
2n x 3n
P9: AA x AAA 
P10: AA x AAa 
P11: AA x Aaa 
P12: AA x aaa 
P13: AAA x Aa 
P14: AAA x aa
2n x 4n
P15: AA x AAAA 
P16: AA x AAAa 
P17: AA x AAaa 
P18: AA x Aaaa 
P19: AA x aaaa 
P20: AAAA x Aa 
P21: AAAA x aa
P22: AAAa x Aa 
P23: AAAa x aa
3n x 3n
P24: AAA x AAA 
P25: AAA x AAa 
P26: AAA x Aaa 
P27: AAA x aaa
3n x 4n
P28: AAA x AAAA 
P29: AAA x AAAa 
P30: AAA x Aaaa P31: AAA x Aaaa 
P32: AAA x aaaa 
P33: AAAA x AAa
P34: AAAA x Aaa
P35: AAAA x aaa
P36: AAAa x Aaa
P37: AAAa x Aaa
P38: AAAa x aaa
4n x 4n
P39: AAAA x AAAA
P40: AAAA x AAAa
P41: AAAA x Aaaa
P42: AAAA x Aaaa
P43: AAAA x aaaa
P44: AAAa x AAAa
P45: AAAa x AAaa
P46: AAAa x Aaaa
P47: AAAa x aaaa
( Lưu ý: Ở cả 7 công thức có thể áp dụng thay 3n bởi 2n + 1, thay 4n bởi 2n+2)
3.2.1.4. Kiểm chứng công thức 1 bằng cơ sở khoa học
- Các KG: AA, AAA, AAAA, AAAa, XAXA, XAYA khi giảm phân đều cho giao tử mang A.
- Khi thụ tinh ở thế hệ con luôn có A nên tất cả đều biểu hiện kiểu hình trội tức là 100% Trội.
- Ví dụ 1: P1: AA (Trội) x AA (Trội)
GT A A
 F1: TLKG : 1,0AA ; TLKH: 100% Trội
- Ví dụ 2: P 1: AA (Trội) x Aa (Trội)
 GT : A 1/2A : 1/2a
 F1: TLKG : 1AA : 1Aa ; TLKH: 100% Trội
- Ví dụ 3: P 1: AA (Trội) x aa (Lặn)
 GT 1,0A 1,0a
 F1: TLKG : 1,0Aa ; TLKH: 100% Trội 
3.2.2. Phương pháp sử dụng công thức 2
3.2.2.1. Cách áp dụng công thức 2
Nếu phép lai có dạng 2A x 2A thì kết quả ở đời con có TLKH là 35 trội : 1 lặn.
3.2.2.2. Các kiểu gen áp dụng công thức 2
KG có 2A là: AAa, AAaa
3.2.2.3. Các phép lai áp dụng công thức 2
Áp dụng công thức 2 có thể xác định được TLKH của 3 phép lai được thống kê 
ở bảng 3 dưới đây:
Các phép lai cho kết quả 35 Trội: 1 Lặn
3n x 3n
3n x 4n
4n x 4n
P1: Aaa x Aaa 
P2: AAa x Aaaa
P3: AAaa x Aaa
3.2.2.4. Kiểm chứng công thức 2 bằng cơ sở khoa học
P1: AAa (Trội) x AAa (Trội)
GT : 2/6A: 1/6a: 1/6AA: 2/6Aa 2/6A: 1/6a: 1/6AA: 2/6Aa 
F1 : TLKH lặn = 1/6a x 1/6a = 1/36 → TLKH trội = 1- 1/36 = 35/36. 
→ TLPLKH là 35 Trội : 1 Lặn. 
P2: AAa (Trội) x AAaa (Trội)
GT: 2/6A: 1/6a: 1/6AA: 2/6Aa 1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa
F1: TLKH lặn = 1/6a x 1/6aa = 1/36 → TLKH trội = 1- 1/36 = 35/36. 
→ TLPLKH là 35 Trội : 1 Lặn. 
P3: AAaa (Trội) x AAaa (Trội)
GT : 1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa 1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa
F1: TLKH lặn = 1/6aa x 1/6aa = 1/36 → TLKH trội = 1- 1/36 = 35/36. 
→ TLPLKH là 35 Trội : 1 Lặn. 
3.2.3. Phương pháp sử dụng công thức 3
3.2.3.1. Cách áp dụng công thức 3
Nếu phép lai có dạng 2A x 1A thì ở đời con có TLKH là 11 trội : 1 lặn.
3.2.3.2. Các kiểu gen áp dụng công thức 3
- KG có 2A là: AAa, AAaa.
- KG có 1A là: Aa, Aaa, Aaaa.
3.2.3.3. Các phép lai áp dụng công thức 3
Áp dụng công thức 3 có thể xác định được TLKH của 6 phép lai được thống kê ở bảng 4 dưới đây:
Các phép lai cho kết quả 11 Trội: 1 Lặn
3n x 2n
P1: Aaa x Aa
3n x 3n
P2: Aaa x Aaa
3n x 4n
P3: Aaa x Aaaa 
P4: AAaa x Aaa
4n x 2n
P5: AAaa x Aa
4n x 4n
P6: AAaa x Aaaa
3.2.3.4. Kiểm chứng công thức 3 bằng cơ sở khoa học
P1: AAa (Trội) x Aa (Trội)
GT: 2/6A: 1/6a: 1/6AA: 2/6Aa 1/2A: 1/2a 
F1: TLKH lặn = 1/6a x 1/2a = 1/12 → TLKH trội = 1- 1/12 = 11/12. 
→ TLPLKH là 11 Trội : 1 Lặn. 
P2: AAa (Trội) x Aaa (Trội)
GT: 2/6A: 1/6a: 1/6AA: 2/6Aa 1/6A: 2/6a: 2/6Aa: 1/6aa
F1: TLKH lặn = (1/6a x 2/6a) +( 1/6a x 1/6aa) = 2/36 + 1/36 = 3/36 = 1/12
→ TLKH trội = 1- 1/12= 11/12. → TLPLKH là 11 Trội : 1 Lặn.
P3: Aaa (Trội) x Aaaa (Trội) 
GT: 2/6A: 1/6a: 1/6AA: 2/6Aa 3/6Aa: 3/6aa
F1: TLKH lặn = 1/6a x 3/6aa = 3/36 = 1/12→ TLKH trội = 1- 1/12 = 11/12. 
→ TLPLKH là 11 Trội : 1 Lặn. 
P4: AAaa (Trội) x Aaa (Trội)
GT: 1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa ` 1/6A: 2/6a: 2/6Aa: 1/6aa
F1: TLKH lặn = (1/6aa x 2/6a) + (1/6aa x 1/6aa) = 3/36 = 1/12
→ TLKH trội = 1- 1/12 = 11/12. → TLPLKH là 11 Trội : 1 Lặn. 
P5: AAaa (Trội) x Aa (Trội)
GT: 1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa ` 1/2A: 1/2a 
F1: TLKH lặn = (1/6aa x 1/2a ) = 1/12
→ TLKH trội = 1- 1/12 = 11/12. → TLPLKH là 11 Trội : 1 Lặn. 
P6: AAaa (Trội) x Aaaa (Trội)
GT: 1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa ` 3/6Aa: 3/6aa
F1: TLKH lặn = (1/6aa x 3/6aa ) = 3/36 = 1/12
→ TLKH trội = 1- 1/12 = 11/12. → TLPLKH là 11 Trội : 1 Lặn. 
3.2.4. Phương pháp sử dụng công thức 4
3.2.4.1. Cách áp dụng công thức 4
Nếu phép lai có dạng 2A x 0A thì ở đời con có TLKH là 5 trội : 1 lặn.
3.2.4.2. Các kiểu gen áp dụng công thức 4
- KG có 2A là: AAa, AAaa
- KG có 0A là: aa, aaa, aaaa
3.2.4.3. Các phép lai áp dụng công thức 4
Áp dụng công thức 4 có thể xác định được TLKH của 6 phép lai được thống kê ở bảng 5 dưới đây:
Các phép lai cho kết quả 5 Trội: 1 Lặn
3n x 2n
P1: AAa x aa
3n x 3n
P2: AAa x aaa
3n x 4n
P3: AAa x aaaa 
P4: AAaa x aaa
4n x 2n
P5: AAaa x aa
4n x 4n
P6: AAaa x aaaa
3.2.4.4. Kiểm chứng công thức 4 bằng cơ sở khoa học
P1: AAa (Trội) x aa (Lặn)
GT: 2/6A: 1/6a: 1/6AA: 2/6Aa 1,0 a 
F1: TLKH lặn = 1/6a x 1,0 a = 1/6 → TLKH trội = 1- 1/6 = 5/6 
→ PLKH là 5 Trội : 1 Lặn. 
P2: AAa (Trội) x aaa (Lặn)
GT : 2/6A: 1/6a: 1/6AA: 2/6Aa 3/6 a: 3/6aa 
F1: TLKH lặn = (1/6a x 3/6 a ) + (1/6a x 3/6aa) = 1/6 → TLKH trội = 1- 1/6 = 5/6 → TLPLKH là 5 Trội : 1 Lặn. 
P3: AAa (Trội) x aaaa (Lặn)
GT: 2/6A: 1/6a: 1/6AA: 2/6Aa 1,0 aa 
F1: TLKH lặn = 1/6a x 1,0 aa = 1/6 → TLKH trội = 1- 1/6 = 5/6. 
→ TLPLKH là 5 Trội : 1 Lặn. 
P4: AAaa (Trội) x aaa (Lặn)
GT: 1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa ` 3/6 a: 3/6aa 
F1: TLKH lặn = (1/6aa x 3/6 a ) + (1/6aa x 3/6aa) = 1/6 
→ TLKH trội = 1- 1/6 = 5/6 → TLPLKH là 5 Trội : 1 Lặn. 
P5: AAaa (Trội) x aa (Lặn)
GT: 1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa ` 1,0 a 
F1: KH lặn = (1/6aa x 1,0 a) = 1/6 → KH trội = 5/6 → PLKH là 5 Trội : 1 Lặn. 
P6: AAaa (Trội) x aaaa (Lặn)
GT: 1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa ` 1,0 a 
F1: KH lặn = (1/6aa x 1,0 a) = 1/6 → KH trội = 5/6 → PLKH là 5 Trội : 1 Lặn. 
3.2.5. Phương pháp sử dụng công thức 5
3.2.5.1. Cách áp dụng công thức 5: 
Nếu phép lai có dạng 1A x 1A thì ở đời con có TLKH là 3 trội : 1 lặn.
3.2.5.2. Các kiểu gen áp dụng công thức 5
Gồm các KG có 1A đó là: Aa, Aaa, Aaaa, XAXa, XAY, XaYA
3.2.5.3. Các phép lai áp dụng công thức 5
Áp dụng công thức 5 có thể xác định được TLKH của 8 phép lai được thống kê ở bảng 6 dưới đây:
Các phép lai cho kết quả 3 Trội: 1 Lặn
2n x 2n
P1: Aa x Aa
P2: XAXa x XAY
P3: XAXa x XaYA
2n x 3n
P4: Aa x Aaa
2n x 4n
P5: Aa x Aaaa
3n x 3n
P6: Aaa x Aaa
3n x 4n
P7: Aaa x Aaaa
4n x 4n
P8: Aaaa x Aaaa
3.2.5.4. Kiểm chứng công thức 5 bằng cơ sở khoa học
P1: Aa (Trội) x Aa (Trội)
GT: 1/2A: 1/2a 1/2A: 1/2a 
F1: TLKH lặn = 1/2a x 1/2a = 1/4→ TLKH trội = 1- 1/4 = 3/4. 
→ TLPLKH là 3 Trội : 1 Lặn. 
P2: XAXa (Trội) x XAY (Trội) 
GT: 1/2XA: 1/2Xa 1/2XA: 1/2Y
F1: TLKH lặn = 1/2Xa x 1/2Y = 1/4→ TLKH trội = 1- 1/4 = 3/4. 
→ TLPLKH là 3 Trội : 1 Lặn. 
P3: XAXa (Trội) x XaYA (Trội) 
GT : 1/2XA : 1/2Xa 1/2Xa : 1/2YA
F1 : TLKH lặn = (1/2Xa x 1/2Xa) = 1/4→ TLKH trội = 1- 1/4 = 3/4. 
→ TLPLKH là 3 Trội : 1 Lặn. 
P4: Aa (Trội) x Aaa (Trội)
GT: 1/2A: 1/2a 1/6A: 2/6a: 2/6Aa: 1/6aa 
F1: TLKH lặn = (1/2a x 2/6a) + (1/2a x 1/6aa) = 3/12= 1/4
→ TLKH trội = 1- 1/4 = 3/4 → TLPLKH là 3 Trội : 1 Lặn. 
P5: Aa (Trội) x Aaaa (Trội)
GT: 1/2A: 1/2a 3/6Aa: 3/6aa
F1: TLKH lặn = (1/2a x 3/6aa) = 3/12= 1/4
→ TLKH trội = 1- 1/4 = 3/4 → TLPLKH là 3 Trội : 1 Lặn. 
P6: Aaa (Trội) x Aaa (Trội)
GT: 1/6A: 2/6a: 2/6Aa: 1/6aa 1/6A: 2/6a: 2/6Aa: 1/6aa 
F1: TLKH lặn = (2/6a x 2/6a) + ((2/6a x 1/6aa) + (1/6aa x 2/6a) + (1/6aa x 1/6aa) = 9/36 = 1/4 → TLKH trội = 1- 1/4 = 3/4 → TLPLKH là 3 Trội : 1 Lặn. 
P7: Aaa (Trội) x Aaaa (Trội)
GT: 1/6A: 2/6a: 2/6Aa: 1/6aa 3/6Aa: 3/6aa
F1: TLKH lặn =(2/6a x 3/6aa) + (1/6aa x 3/6aa)= 9/36 = 1/4 
→ TLKH trội = 1- 1/4 = 3/4 → TLPLKH là 3 Trội : 1 Lặn
P8: Aaaa (Trội) x Aaaa (Trội)
GT: 3/6Aa: 3/6aa 3/6Aa: 3/6aa
F1: TLKH lặn = (3/6aa x 3/6aa ) = 9/36 = 1/4 → TLKH trội = 1- 1/4 = 3/4. 
→ TLPLKH là 3 Trội : 1 Lặn
3.2.6. Phương pháp sử dụng công thức 6
3.2.6.1. Cách áp dụng công thức 6
Nếu phép lai có dạng 1A x 0A thì kết quả ở đời con có TLPLKH là 1 trội : 1 lặn.
3.2.6.2. Các kiểu gen áp dụng công thức 6
- Các KG có 1A là: Aa, Aaa, Aaaa, XAXa, XAY, XaYA
- Các KG có 0A là: aa, aaa, aaaa, XaXa, XaY, XaYa
3.2.6.3. Các phép lai áp dụng công thức 6
Áp dụng công thức 6 có thể xác định được TLKH của 13 phép lai được thống kê ở bảng 7 dưới đây:
Các phép lai cho kết quả 1 Trội: 1 Lặn
2n x 2n
P1: Aa x aa 
P2: XAXa x XaY
P3: XAXa x XaYa
P4: XaXa x XAY
P5: XaXa x XaYA
2n x 3n
P6: Aa x aaa
P7: aa x Aaa
2n x 4n
P8: Aa x aaaa
P9: aa x Aaaa
3n x 3n
P10: Aaa x aaa.
3n x 4n
P11: Aaa x aaaa 
P12: aaa x Aaaa
4n x 4n
P13: Aaaa x aaaa
3.2.6.4. Kiểm chứng công thức 6 bằng cơ sở khoa học
P1: Aa (Trội) x aa (Lặn) 
GT: 1/2A: 1/2a 1,0a 
F1: TLKH lặn = 1/2a x 1,0a = 1/2 → TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2. 
→ TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn. 
P2: XAXa (Trội) x XaY (Lặn) 
GT: 1/2XA: 1/2Xa 1/2Xa: 1/2Y 
F1 : TLKH lặn = (1/2Xa x 1/2Xa) + (1/2Xa x 1/2Y) = 2/4 = 1/2
→ TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2 → TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn. 
P3: XAXa (Trội) x XaYa (Lặn) 
GT : 1/2XA : 1/2Xa 1/2Xa : 1/2Ya
F1 : TLKH lặn = (1/2Xa x 1/2Xa) + (1/2Xa x 1/2Y ) = 1/2 → TLKH trội = 1/2 
→ TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn. 
P4: XaXa (Lặn) x XAY (Trội) 
GT : 1,0Xa 1/2XA : 1/2Y 
F1 : TLKH lặn = (1,0Xa x 1/2Y) = 1/2 → TLKH trội = 1/2 
→ TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn. 
P5: XaXa (Lặn) x XaYA (Trội) 
GT : 1,0Xa 1/2Xa : 1/2YA
F1 : TLKH lặn = (1,0Xa x 1/2Xa) = 1/2 → TLKH trội = 1/2
 → TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn. 
P6: Aa (Trội) x aaa (Lặn)
GT: 1/2A: 1/2a 3/6a: 3/6aa
F1 TLKH lặn = (1/2a x 3/6a) + (1/2a x 3/6aa) = 6/12= 1/2
→ TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2 → TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn. 
P7: aa (Lặn) x Aaa (Trội)
GT: 1,0a 1/6A: 2/6a: 2/6Aa: 1/6aa 
F1: TLKH lặn = (1,0a x 2/6a) + ( 1,0a x 1/6aa = 3/6= 1/2
→ TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2 → TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn.
P8: Aa (Trội) x aaaa (Lặn)
GT: 1/2A: 1/2a 1,0 aa 
F1: TLKH lặn = (1/2a x 1,0 aa )= 1/2 → TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2 
→ TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn. 
P9: aa (Lặn) x Aaaa (Trội)
GT: 1,0a 3/6Aa: 3/6aa
F1: TLKH lặn =(1,0a x 3/6aa)= 3/6 =1/2 → TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2 
→ TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn. 
P10: Aaa (Trội) x aaa (Lặn)
GT: 1/6A: 2/6a: 2/6Aa: 1/6aa 3/6a: 3/6aa
F1: TLKH lặn = (2/6a x 3/6a) + ((2/6a x 3/6aa) + (1/6aa x 3/6a) + (1/6aa x 3/6aa) = 18/36 = 1/2 → TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2 → TLKH là 1 Trội : 1 Lặn.
P11: Aaa (Trội) x aaaa (Lặn)
GT: 1/6A: 2/6a: 2/6Aa: 1/6aa 1,0 aa
F1: TLKH lặn = (2/6a x 1,0aa) + (1/6aa x 1,0aa) = 3/6 = 1/2 
→ TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2 → TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn. 
P12: aaa (Lặn) x Aaaa (Trội)
GT: 3/6a: 3/6aa 3/6Aa: 3/6 aa
F1: TLKH lặn = (3/6a x 3/6aa) + (3/6aa x 3/6aa) = 18/36 = 1/2 
→ TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2 → TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn
P13: Aaaa (Trội) x aaaa (Lặn)
GT: 3/6Aa: 3/6aa 1,0 aa 
F1: TLKH lặn = (3/6aa x 1,0aa) = 3/6 = 1/2 → TLKH trội = 1- 1/2 = 1/2 
→ TLPLKH là 1 Trội : 1 Lặn 
3.2.7. Phương pháp sử dụng công thức 7
3.2.7.1. Cách áp dụng công thức 7
Nếu phép lai có dạng 0A x 0A thì ở đời con có TLPLKH là 100% lặn.
3.2.7.2. Các KG áp dụng công thức 7
KG có 0A là: aa, aaa, aaaa, XaXa, XaY, XaYa
3.2.7.3. Các phép lai áp dụng công thức 7
Áp dụng công thức 7 có thể xác định được TLKH của 8 phép lai được thống kê 
ở bảng 8 dưới đây:
Các phép lai cho kết quả 100% Lặn
2n x 2n
P1: aa x aa
P2: XaXa x XaY
P3: XaXa x XaYa
2n x 3n
P4: aa x aaa
2n x 4n
P5: aa x aaaa
3n x 3n
P6: aaa x aaa
3n x 4n
P7: aaa x aaaa
4n x 4n
P8: aaaa x aaaa
3.2.7.4. Kiểm chứng công thức 7 bằng cơ sở khoa học
Các KG 0A khi giảm phân cho các giao tử hoàn toàn không chứa A nên khi thụ tinh tạo thành hợp tử cũng hoàn toàn không có A do đó biểu hiện 100% kiểu hình lặn.
Ví dụ: P1: aa (Lặn ) x aa (Lặn)
 GT: 1,0a 1,0a 
 F1: TLKH: 100% lặn
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
4.1. Đối với hoạt động giáo dục
- Phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài nhanh trong thi trắc nghiệm.
4.2. Đối với bản thân và nhà trường
Sử dụng hình thức đề thi kiểm tra trắc nghiệm gồm 25 câu, làm bài trong 40 phút, thang điểm 10. Khảo sát 2 lớp học sinh khối 12, mỗi lớp gồm 40 học sinh, Trong đó :
- Lớp 12A2: làm lớp đối chứng: Lớp chưa được học bảng ghi nhớ nhanh.
- Lớp 12A1: làm lớp thực nghiệm: Lớp đã được học bảng ghi nhớ nhanh.
Kết quả kiểm tra thực nghiệm:
- Tỉ lệ điểm giỏi: Lớp thực nghiệm cao hơn 45% so với lớp đối chứng.
- Tỉ lệ điểm khá: Lớp thực nghiệm cao hơn 30% so với lớp đối chứng.
- Tỉ lệ điểm trung bình: Lớp thực nghiệm thấp hơn 37% so với lớp đối chứng.
- Tỉ lệ điểm yếu: Lớp thực nghiệm 0% còn lớp đối chứng thì chiếm 56,6%.
- Tỉ lệ điểm kém: Cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều chiếm 0% 
Như vậy ở lớp đối chứng có điểm trung bình và yếu cao hơn, trong khi đó ở lớp thực nghiệm có điểm khá và giỏi cao hơn vượt trội. Kết quả này chứng tỏ bảng ghi nhớ nhanh có hiệu quả rất tốt, có tính ứng dụng rộng rãi và dễ áp dụng cho rất nhiều đối tượng học sinh.
Khi được áp dụng đề tài SKKN học sinh sẽ giải quyết các bài tập nhanh hơn, kỹ năng làm bài nhanh và chính xác hơn.
5. Đề kiểm tra thực nghiệm và hướng dẫn giải
( Đáp án là phương án có gạch ngang bên dưới)
Câu 1. Ở cà chua, gen A - quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a - quả màu vàng. Cây tứ bội (4n) thuần chủng quả màu đỏ giao phấn với cây tứ bội quả màu vàng, F1 thu được toàn cây quả đỏ. Biết rằng quá trình giảm phân ở các cây bố, mẹ và F1 xảy ra bình thường, không có đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho các cây F1 giao phấn với nhau. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là
A. 1 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng.
B. 11 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng.
C. 3 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_bang_ghi_nho_giup_hoc_sinh_xac_dinh_nhanh_ty_l.doc