SKKN Phương pháp lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khi dạy: Phần bảy: Sinh thái học - Chương 3: “Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường” Sinh học 12

SKKN Phương pháp lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khi dạy: Phần bảy: Sinh thái học - Chương 3: “Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường” Sinh học 12

 Năng lượng không thể thiếu trong sản xuất, sinh hoạt và hầu hết hoạt động sống. Sự thiếu hụt năng lượng trong một thời gian dài sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển liên tục của nền kinh tế quốc dân, gây hiệu ứng xấu đối với tăng trưởng kinh tế quốc dân và phát triển xã hội. Nguồn năng lượng truyền thống có thể khai thác để cung cấp cho nhu cầu của xã hội không phải là vô tận. Nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, có sự phong phú về tài nguyên năng lượng nhưng thực tế cho thấy khả năng khai thác, chế biến, sử dung còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thêm sẽ hết sức nguy hiểm. Do vậy, việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một yêu cầu cấp thiết. Hành động và ứng xử của con người đối với nguồn năng lượng quy giá bị điều chỉnh bởi thái độ và nhận thức của họ mà giáo dục có và trò to lớn.

 Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phạm vi trường trung học phổ thông là một quá trình tạo dựng cho học sinh những nhận thức và mối quan tâm đối với nguồn năng lượng sao cho các em đủ kiến thức, thái độ, động cơ, kiến thức và kĩ năng để có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hiện tại và tương lai.‎ ‎

 Nhà trường là một kênh quan trọng truyền tải các thông tin và ‎ nghĩa to lớn của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho đông đảo các thành viên trong xã hội. ‎

 Để học sinh nhận thức đúng và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm : Phương pháp lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khi dạy: Phần bảy: Sinh thái học - chương 3:

 “ Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường ” Sinh học 12 KHXH

 

doc 16 trang thuychi01 8532
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khi dạy: Phần bảy: Sinh thái học - Chương 3: “Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường” Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ KHI DẠY PHẦN BẢY: SINH THÁI HỌC: CHƯƠNG 3: “ HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ” SINH HỌC 12- KHXH
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Hậu Lộc 2
 SKKN thuộc lĩnh vực ( môn ): Sinh học
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tài
3
2. Mục đích nghiên cứu
4
3. Đối tượng nghiên cứu
5
4. Phương pháp nghiên cứu
6
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
7
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
8
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 9
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
10
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục đã được áp dụng trong thực tiễn dạy học.
11
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
12
1. Kết luận
13
2. Kiến nghị
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 PHẦN I : Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài :
 Năng lượng không thể thiếu trong sản xuất, sinh hoạt và hầu hết hoạt động sống. Sự thiếu hụt năng lượng trong một thời gian dài sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển liên tục của nền kinh tế quốc dân, gây hiệu ứng xấu đối với tăng trưởng kinh tế quốc dân và phát triển xã hội. Nguồn năng lượng truyền thống có thể khai thác để cung cấp cho nhu cầu của xã hội không phải là vô tận. Nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, có sự phong phú về tài nguyên năng lượng nhưng thực tế cho thấy khả năng khai thác, chế biến, sử dung còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thêm sẽ hết sức nguy hiểm. Do vậy, việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một yêu cầu cấp thiết. Hành động và ứng xử của con người đối với nguồn năng lượng quy giá bị điều chỉnh bởi thái độ và nhận thức của họ mà giáo dục có và trò to lớn.
 Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phạm vi trường trung học phổ thông là một quá trình tạo dựng cho học sinh những nhận thức và mối quan tâm đối với nguồn năng lượng sao cho các em đủ kiến thức, thái độ, động cơ, kiến thức và kĩ năng để có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hiện tại và tương lai.‏‎ ‎
 Nhà trường là một kênh quan trọng truyền tải các thông tin và ‎ nghĩa to lớn của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho đông đảo các thành viên trong xã hội. ‎
 Để học sinh nhận thức đúng và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm : Phương pháp lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khi dạy: Phần bảy: Sinh thái học - chương 3:
 “ Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường ” Sinh học 12 KHXH
2. Mục đích nghiên cứu
- Để học sinh hiểu biết về năng lượng, các loại năng lượng, vai trò của năng lượng, tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên, sự cần thiết của sử dụng tích kiệm hiệu quả nguồn năng lượng, các biện pháp sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn năng lượng.
- Người học có thể thực hiện được các kỹ năng: Liên kết kiến thức các môn học với nhau, giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn năng lượng trong đời sống hàng ngày, có khả năng tuyên truyền, giải thích, thuyết phục và phổ biến cho các thành viên trong gia đình và cộng đồng ý thức về sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn năng lượng.
- Để học sinh có hành vi thái độ áp dụng các biện pháp tích kiệm và sử dụng có hiệu quả năng lượng trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.Ham muốn tìm kiếm các biện pháp kĩ thuật, biện pháp tuyên truyền, phổ biến sử dụng năng lượng tích kiệm và hiệu quả. 
3. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo viên sử dụng tài liệu sử dụng năng lượng tích kiệm và hiệu quả vào bài dạy cho có hiệu quả 
- Đối với học sinh trong quá trình học tập: Áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh 12 học ban KHXH trong môn sinh học tại trường THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu
 + Tích hợp toàn phần: Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học hoặc nội dung của bài học cụ thể cũng chính là các kiến thức về dùng năng lượng và các vấn đề năng lượng.
 + Tích hợp bộ phận: Tích hợp bộ phận được thực hiện khi có một phần kiến thực của bài học có nội dung về năng lượng và sử dụng năng lượng.
 + Hình thức liên hệ: Là hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của môn học có liên quan tới vấn đề năng lượng và sử dụng năng lượng, song không nêu rõ trong nội dung của bài học. Trong trường hợp này giáo viên phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
 PHẦN II : Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
- Nghị định số 102/2003/NĐ – CP của chính phủ: Sử dụng năng lượng tích kiệm và hiệu quả. Điều 18 về chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nêu yêu cầu giáo dục, đào tạo, phổ biến thông tin, tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực phát triển, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường.
- Phát lệnh số 02/1998/PL – UBTVQH10 về thực hành tiết kiệm chống lãng phí: quy định các tổ chức, cá nhân quản lí, sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Điện lực (2005), quy định về tiết kiệm trong phát điện, truyền tải và phân phối điện nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng bảo vệ môi trường sinh thái.
- Chương trình mục tiêu quốc gia đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: xây dựng nội dung, giáo trình, phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào môn học, phù hợp với từng cấp học, từ tiểu học đến THPT nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về vấn đề năng lượng, tình hình sử dụng năng lượng và các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm phát triển bền vững đất nước.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Năng lượng có vai trò sống còn với đời sống đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. vai trò của năng lượng thể hiện cụ thể qua việc con người sử dụng năng lượng cho các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hàng ngày. Việc gia tăng khai thác và sử dung các nguồn tài nguyên năng lượng như hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đã dẫn đến nguồn tài nguyên năng lượng không tái sinh như than, dầu lửa, khí đốt đang bị cạn kiệt. Dân số toàn cầu hiện nay đã hơn 6 tỉ người. Muốn duy trì sự pháp triển của xã hội cần khai thác được nguồn tài nguyên lớn, trong đó có tài nguyên năng lượng. Tính đến cuối năm 2007, dân số toàn thế giới là 6,625 tỷ người, tiêu thụ năng lượng sơ cấp là 11,099 triệu tấn. Dự đoán đến năm 2050, dân số thế giới sẽ đạt mức hơn 10 tỉ người, nhu cầu về năng lượng sơ cấp sẽ tương đương hơn 25 tỉ 340 triệu tấn đến 29 tỉ tấn than nguyên chất. Điều đó sẽ gây nhiều áp lực cho sự phát triển của xã hội loài người. 
 Tại Việt Nam, các nguồn năng lượng tự nhiên này có thể còn hết trước thế giới vài chục năm. an ninh năng lượng Việt Nam đang trở thành vấn đề cấp bách. Các chuyên gia kinh tế năng lượng đã dự báo: Đến trước năm 2020 Việt Nam sẽ phải nhập khoảng 12% - 20% năng lượng; đến năm 2050 năng lương cần nhập lên đến 50% - 60%, chưa kể đến điện hạt nhân. Như vậy nhìn việc thiếu hụt năng lượng cho nền kinh tế và đời sống là một thách thức thật sự. 
 Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ngày nay đang là xu hướng chung của tất cả các quốc gia trên thế giới, từ các quốc gia phát triển đến các quốc gia đang phát triển; các nước có nguồn năng lượng dồi dào cũng như các nước khan hiếm nguồn năng lượng. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cũng là yêu cầu quốc gia và cũng là biện pháp quan trọng để góp phần giải quyết vấn đề toàn cầu hiện nay, trước hết là vấn đề môi trường, vấn đề phát triển bền vững. 
 Để thực hiện quốc sách tiết kiệm nói chung, chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nói riêng thì nhà trường phổ thông có một vai trò rất quan trọng. Giáo dục ở nhà trường được thực hiện thông qua hoạt động dạy học tác động vào đối tượng học sinh và thông qua học sinh để tác động một cách rộng rãi lên các thành viên khác của xã hội. Trước hết là thành viên trong gia đình học sinh. Vì vậy, thực hiện giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính chất bền vững nhất.
 Từ thực trạng trên, để học sinh nhận thức tốt việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tôi đã mạnh dạn làm sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khi dạy: Phần bảy: Sinh thái học - chương 3: “ Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường ” Sinh học 12 - KHXH
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1 Các biện pháp thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả:
a. Biện pháp quản lí :
- Xây dựng năng lượng pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ( của quốc gia, quốc tế )
- Lựa chọn cơ cấu kinh tế cho hiệu quả cao về sử dụng năng lượng phát triển hợp lí các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng.
- Có chính sách ưu tiên đối với việc phát triển các nguồn năng lượng mới và nguồn năng lượng tái sinh
- Hợp lí hóa quá trình sản xuất.
b. Các biện pháp tuyên truyền giáo dục 
- Đưa nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các cấp học.
- Tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong gia đình, nhà trường, cộng đồng 
- Xây dựng nhà trường sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
c. Các biện pháp kĩ thuật:
- Giảm tổn thất trong quá trình vận chuyển năng lượng.
- Giảm tổn thất trong quá trình sử dụng năng lượng.
- Sử dụng các thiết bị điều khiển tự động để giảm tiêu thụ năng lượng.
- Đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu suất máy móc, tăng cường sử dụng thiết bị có hiệu suất sử dụng năng lượng cao.
- Thu hồi năng lượng thải từ quá trình sản xuất, sinh hoạt và tái sử dụng.
- Khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới thay thế năng lượng hóa thạch.
3.2 Các giải pháp công nghệ và kĩ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả:
- Sử dụng năng lượng tái sinh ít gây ô nhiễm môi trường.
- Các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng
3.3 Phương pháp lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khi dạy: Phần bảy: Sinh thái học - chương 3: “ Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường ” Sinh học 12- KHXH
a. Các phương thức tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khi dạy: Phần bảy: Sinh thái học - chương 3: “ Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường ” Sinh học 12- KHXH: 
 + Tích hợp toàn phần: Tích hợp toàn phần được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học hoặc nội dung của bài học cụ thể cũng chính là các kiến thức về dùng năng lượng và các vấn đề năng lượng.
 + Tích hợp bộ phận: Tích hợp bộ phận được thực hiện khi có một phần kiến thực của bài học có nội dung về năng lượng và sử dụng năng lượng.
 + Hình thức liên hệ: Là hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của môn học có liên quan tới vấn đề năng lượng và sử dụng năng lượng, song không nêu rõ trong nội dung của bài học. Trong trường hợp này giáo viên phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
 Việc đưa các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các môn học có thể thực hiện theo hai kiểu tổ chức học tập như sau:
* Kiểu 1: Thông qua các bài học trên lớp. Trong trường hợp này giáo viên thục hiện phương thức tích hợp với các mức độ nêu ở trên. Và các hoạt đông của giáo viên trong trường hợp này có thể bao gồm:
 Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để xây dựng mục tiêu dạy học, trong đó có các mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.
 Hoạt động 2: Xác định nội dung giáo dục năng lượng cần tích hợp. Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức môn học và nội dung giáo dục năng lượng. Giáo viên chọn tư liệu và phương án tích hợp, cụ thể phải trả lời các câu hỏi: Tích hợp nội dung nào hợp lí ? Liên kết các kiến thức về năng lượng ? Thời lượng là bao nhiêu?
 Hoạt động 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp, trước hết quan tâm sử dụng phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện dạy học có hiệu quả cao để tăng cường tính trực quan và hứng thú học tập của học sinh.
 Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể. Ở đây giáo viên cần cụ thể các hoạt động của học sinh, các hoạt động trợ giúp của giáo viên.
* Kiểu 2: Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng có thể triển khai như một hoạt động độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức của môn học. Các hoạt động có thể như: Tham quan, ngoại khóa, tổ chúc các nhóm ngoại khoa chuyên đề, các bài học dự án nghiên cứu một đề tài.Với các hoạt động này, mức độ tích hợp kiến thức kĩ năng các môn học với các nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong các hoạt động này, học sinh học cách vận dụng kiến thức các môn học trong các tình huống gần với cuộc sống hơn, huy động kiến thức từ nhiều môn học.	 
b. Áp dụng các phương pháp, phương tiện dạy học tích cực khi tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khi dạy: Phần bảy: Sinh thái học - chương 3: “ Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường ” Sinh học 12 - KHXH:
b1/ Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
 + Dạy học nêu và giải quyết vấn đề: Có bốn mức độ:
 Mức 1: Giáo viên nêu vấn đề, nêu cách để giải quyết vấn đề; Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
 Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ‎ để học sinh tìm cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
 Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống, học sinh pháp hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ giúp của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
 Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện nảy trong hoàn cảnh của mình hoặc của cộng đồng, lựa chọn vấn đề phải giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả. 
 + Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: Đây là phương pháp dạy học có hiệu quả tốt khi tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học, cũng là phương pháp dạy học đang được vận dụng rộng rãi hiện nay. 
 + Dạy học kiến tạo: Nhấn mạnh vai trò các kinh nghiệm đã có của người học
và tương tác giữa người học và môi trường học tập. Dạy học kiến tạo hướng tới vấn đề nghiên cứu kinh nghiệm và các quan niệm vốn có của người học, từ đó tổ chức vấn đề dạy học sao cho người học tự lực xây dựng kiến thức của mình. Gồm các bước sau:
 Bước 1: Làm bộc lộ quan niệm sẵn có của học sinh
 Bước 2: Làm thay đổi và bổ sung những quan niêm chưa đầy đủ.
 Bước 3: Kết luận - Củng cố và vận dụng kiến thức mới.
 Các phương pháp dạy học dùng cho việc tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào môn sinh học: 
* Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa
 Có thể triển khai theo hai cách:
- Tổ chức cho học sinh tham học tập các nhà máy xử lí rác, khu chế xuất, các nhà máy thủy điện..
- Lập nhóm tìm hiểu, nghiên cứu sử dụng năng lượng ở địa phương
* Phương pháp thí nghiệm: Làm các thí nghiệm nhỏ có thể tạo năng lượng, khuyến khích học sáng tạo các thí nghiệm tích kiệm năng lượng
* Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục: Cho các em quan sát nhận biết kinh nghiệm thực tế. Giáo viên cần tận dụng đặc điểm này để giáo dục học sinh
* Phương pháp hoạt động thực tiễn : Đích cuối cùng mà giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là học sinh phải nhận thức, có thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như: sử dụng điện tích kiệm ở nhà, trường 
* Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng: Giáo viên khai thác tình hình sử dụng năng lượng ở địa phương để giáo dục học sinh cho đảm bảo tính thiết thực hiệu quả. Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải thu thập số liệu và tìm hiểu tình hình sử dụng năng lượng ở địa phương, tổ chức hoạt động phù hợp để học sinh tham gia góp phần tích kiệm năng lượng.
* Phương pháp dạy học dự án
- Đặc điểm của dạy học dự án
+ Định hướng vào học sinh: Chú ‎ trọng hứng thú của người học, tính tự lực cao, học sinh trực tiếp tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân, khuyến khích tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. Giáo viên đóng vai trò là người tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ.
 Người học được cộng tác làm việc, lựa chọn nhiệm vụ phù hợp: Các dự án được thực hiện theo nhóm, có sự cộng tác và phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm, rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác lám việc giữa các thành viên tham gia, giữa giảng viên và học sinh cũng như các lực lượng xã hội tham gia vào dự án.
+ Định hướng vào thực tiễn
 Gắn liền với hoàn cảnh
 Có vai trò thực tiễn xã hội
 Kết hợp giữa lí thuyết và thực hành
 Dự án mang nội dung tích hợp
+ Định hướng vào sản phẩm: các sản phẩm tạo ra, không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà còn tạo ra sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
- Các giai đoạn của dạy học dự án
+ Giai đoạn 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án
+ Giai đoạn 2: Xác định đề cương, kế hoạch thực hiện
+ Giai đoạn 3: Thực hiện dự án và quan tâm đến sản phẩm
+ Giai đoạn 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm
+ Giai đoạn 5: Đánh giá dự án
b2/ Sử dụng phương tiện dạy học: Khi tích hợp các nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học để nâng cao tính chính xác, tính trực quan của các nội dung được tích hợp thì các phương tiện dạy học có vai trò quan trọng. Với sự hỗ trợ của các phương tiện như máy vi tính, đèn chiếu, giáo viên có thể khai thác tư liệu và các phần mềm dạy học một cách nhanh chóng hiệu quả. Các phương tiện dạy học hỗ trợ cho việc vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực, điển hình như dạy học dự án, ngoại khóa Rất phù hợp cho việc tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào môn sinh học.
3.4 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề và đồng thời chứng minh các giải pháp:
	T«i ®· chän líp 11B8 ®Ó gi¶ng d¹y lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khi dạy: Phần bảy: Sinh thái học - chương 3: “ Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường ” Sinh học 12 - KHXH. Còn lớp B9 là lớp giảng dạy không có phần lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Bài 42: Hệ sinh thái
 + Địa chỉ tích hợp: III.2 - Các hệ sinh thái nhân tạo
 + Nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo, giúp khai thác và nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp
 + Mức độ tích hợp: Liên hệ
- Bài 43: Trao đổi chất trong hệ sinh thái
 + Địa chỉ tích hợp: I - Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật
 + Nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Xác định được vai trò của sự trao đổi vật chất trong hệ sinh thái.
 + Mức độ tích hợp: Liên hệ
- Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
 + Địa chỉ tích hợp: I.1 - Chu trình cacbon
 + Nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Học sinh thấy được sự tuần hoàn vật chất trong các chu trình sinh địa hóa. Biết khai thác, sử dụng tích kiệm các nguồn tài nguyên không tái sinh.
 + Mức độ tích hợp: Liên hệ
- Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
 + Địa chỉ tích hợp: Cả bài
 + Nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Học sinh phải xác định được vai trò và đặc điểm của dòng năng lượng trong hệ sinh thái. Từ đó thấy được trong khai thác tiềm năng sinh học, các mắt xích đầu trong chuỗi và lưới thức ăn sẽ cho hiệu quả khai thác cao hơn.
 + Mức độ tích hợp: Tích hợp
- Bài 46: Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
 + Địa chỉ tích hợp: Cả bài
 + Nội dung giáo dục sử dụng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_long_ghep_giao_duc_su_dung_nang_luong_tiet.doc