SKKN Vận dụng tư vấn hướng nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT

SKKN Vận dụng tư vấn hướng nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT

Cùng với việc giảng dạy chuyên môn, một số giáo viên còn đảm nhiệm thêm công tác chủ nhiệm lớp. Chủ nhiệm lớp nghĩa là người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính trong tất cả các hoạt động của lớp học: từ việc học tập đến rèn luyện đạo đức, thể chất, kĩ năng sống, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp THPT.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường lao động và tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân; từ đó, mỗi học sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình. Tuy nhiên, lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp cho mỗi người là một việc thật sự khó khăn, và càng khó khăn hơn đối với đối tượng là học sinh THPT.

Các em đã được học nhiều giờ hướng nghiệp trong suốt quá trình học, được sự hỗ trợ nhiệt tình của nhà trường, của các trường cao đẳng đại học. trong công tác hướng nghiệp trước mỗi mùa tuyển sinh. Nhưng để có được quyết định thi vào trường cao đẳng, đại học hay chỉ học trung cấp nghề? Phải thi đại học theo ước mơ, sở thích, khả năng học lực bản thân hay theo gia đình, phong trào?.thì học sinh cần phải được tư vấn nhiều hơn nữa để có thể hiểu rõ về khả năng, sở thích bản thân phù hợp với nghề mình chọn, phù hợp với hoàn cảnh gia đình, phù hợp với nhu cầu việc làm của xã hội.

 Từ nhận thức vấn đề trên, tôi đã lựa chọn đề tài: vận dụng tư vấn hướng nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT. Thông qua tư vấn hướng nghiệp, tôi mong rằng các em học sinh sẽ biết thêm nhiều thông tin cần thiết trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho mình; giúp cho mỗi học sinh có được tính chủ động trong lựa chọn nghề, có khả năng tự quyết định được con đường nghề nghiệp tương lai của mình.

 

doc 27 trang thuychi01 7670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng tư vấn hướng nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
_____________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP ĐỂ GÓP PHẦN 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 
Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Dương Đình Luyến
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. Nội dung 
4
2.1. Cơ sở lý luận của tư vấn hướng nghiệp
4
2.2. Thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Nguyễn Trãi, TP Thanh Hoá
5
2.3. Các giải pháp thực hiện
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18
3. Kết luận và kiến nghị
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tài
Cùng với việc giảng dạy chuyên môn, một số giáo viên còn đảm nhiệm thêm công tác chủ nhiệm lớp. Chủ nhiệm lớp nghĩa là người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính trong tất cả các hoạt động của lớp học: từ việc học tập đến rèn luyện đạo đức, thể chất, kĩ năng sống, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp THPT...
Trong chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường lao động và tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân; từ đó, mỗi học sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình. Tuy nhiên, lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp cho mỗi người là một việc thật sự khó khăn, và càng khó khăn hơn đối với đối tượng là học sinh THPT. 
Các em đã được học nhiều giờ hướng nghiệp trong suốt quá trình học, được sự hỗ trợ nhiệt tình của nhà trường, của các trường cao đẳng đại học... trong công tác hướng nghiệp trước mỗi mùa tuyển sinh. Nhưng để có được quyết định thi vào trường cao đẳng, đại học hay chỉ học trung cấp nghề? Phải thi đại học theo ước mơ, sở thích, khả năng học lực bản thân hay theo gia đình, phong trào?...thì học sinh cần phải được tư vấn nhiều hơn nữa để có thể hiểu rõ về khả năng, sở thích bản thân phù hợp với nghề mình chọn, phù hợp với hoàn cảnh gia đình, phù hợp với nhu cầu việc làm của xã hội.
 Từ nhận thức vấn đề trên, tôi đã lựa chọn đề tài: vận dụng tư vấn hướng nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT. Thông qua tư vấn hướng nghiệp, tôi mong rằng các em học sinh sẽ biết thêm nhiều thông tin cần thiết trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho mình; giúp cho mỗi học sinh có được tính chủ động trong lựa chọn nghề, có khả năng tự quyết định được con đường nghề nghiệp tương lai của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm góp phần giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác quản lí lớp của mình
- Ghi lại những việc đã làm thành công để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10A2, 11B2, 12C2 khóa học 2015-2018
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: dùng để thu thập thông tin của từng học sinh
- Phương pháp giao nhiệm vụ: dùng để giao nhiệm vụ cho từng học sinh
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của tư vấn hướng nghiệp
Điều 27 Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, để thực hiện được mục tiêu đó cần có sự tham gia của Nhà trường, Gia đình và toàn xã hội. Về phía Nhà trường, người giáo viên không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy nâng cao kiến thức cho học sinh mà còn cần có khả năng tư vấn, hỗ trợ học sinh. Một dạng tư vấn thường được sử dụng trong công tác chủ nhiệm đó là tư vấn hướng nghiệp.
2.1.1 Khái niệm hướng nghiệp
“Hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp tác động đặc biệt vào quá trình định hướng nghề nghiệp của cá nhân bằng cách giúp họ nhận thức được bản thân, nghề nghiệp và nhu cầu thị trường lao động, qua đó cá nhân tự quyết định chọn lấy một nghề phù hợp đảm bảo cho họ thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp sau này.”
Theo như định nghĩa vừa nêu, chức năng chính của hướng nghiệp là quá trình trợ giúp cá nhân lựa chọn được một lĩnh vực nghề nghiệp để theo đuổi, qua đó vừa phát triển được sự nghiệp cá nhân vừa đóng góp chung cho định hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội. 
2.1.2 Nhiệm vụ của hoạt động hướng nghiệp. 
- Giúp cá nhân có thêm hiểu biết về thế giới nghề nghiệp và những đặc điểm và yêu cầu của chúng
- Giúp cá nhân đánh giá được các đặc điểm của thị trường lao động.
- Giúp cá nhân tự đánh giá được năng lực, khả năng của bản thân 	
- Giúp cá nhân ra được các quyết định lựa chọn được nghề phù hợp.
_______________________________________
Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 1 và số 3
2.1.3. Các con đường thực hiện hướng nghiệp trong trường phổ thông: 
- Hướng nghiệp thông qua giảng dạy các môn văn hoá
- Hướng nghiệp thông qua giáo dục công nghệ và lao động
- Hướng nghiệp thông qua chương trình “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp" (Quyết định số 47/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 19/11/2002 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) 
+ Hướng nghiệp qua gia đình và các tổ chức xã hội
2.2. Thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp tại trường THPT Nguyễn Trãi, TP Thanh Hoá.
2.1.1. Thực trạng
Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông, hoạt động hướng nghiệp được triển khai thực hiện như sau:
- Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá khoa học cơ bản: nhà trường đã hướng dẫn các tổ chuyên môn lồng ghép nội dung hướng nghiệp phù hợp với bộ môn.
- Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học kĩ thuật, dạy nghề phổ thông và lao động sản xuất: Căn cứ vào khung phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục Kĩ thuật - Hướng nghiệp tỉnh Thanh Hoá tổ chức dạy nghề cho học sinh khối 11 theo quy định. 
- Việc tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp: 
	+ Phối hợp với Trung tâm GDKT-HN tổ chức hướng nghiệp cho học sinh toàn trường (09 tiết/năm học); đồng thời hướng dẫn GVCN thực hiện công tác hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm.
+ Tổ chức cho học sinh tham gia các buổi tư vấn tuyển sinh do Tỉnh Đoàn phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai.
	- Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khoá, các phương tiện thông tin đại chúng, gia đình, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường.
2.1.2. Thuận lợi
- Học sinh đã có một số nhận thức cơ bản về hoạt động hướng nghiệp thông qua môn học giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.
- Một số em đã có dự định chọn trường học và cấp học phù hợp với năng lực bản thân.
_______________________________________
Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 3
- Có sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin, các buổi tư vấn tuyển sinh của các trường cao đẳng, đại học.
- Bản thân học sinh đều có mong muốn tìm hiểu các thông tin hướng nghiệp và tham gia tích cực vào các buổi tọa đàm hướng nghiệp của GVCN và của các trường đại học, cao đẳng.
2.1.2. Khó khăn
- Học sinh khó khăn trong việc chọn lựa khối thi, trường thi, ngành nghề sau khi tốt nghiệp THPT; còn có học sinh lựa chọn theo phong trào mà quên mất khả năng của bản thân, hoàn cảnh gia đình và nhu cầu xã hội.
- Các buổi tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh chưa đạt hiệu quả cao.
- Một số phụ huynh học sinh còn có tư tưởng chưa đúng, áp đặt con em theo học ngành nghề do phụ huynh lựa chọn không căn cứ vào nguyện vọng, năng lực của học sinh.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1. Tìm hiểu chương trình giáo dục hướng nghiệp của từng lớp (10, 11, 12) và xây dựng mục tiêu cần đạt được trong mỗi năm học.
a. Tìm hiểu chương trình giáo dục hướng nghiệp
- Lớp 10: Học sinh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề; nắm được phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thị trường lao động, hệ thống giáo dục nghề nghiệp...; tự đánh giá năng lực bản thân và điều kiện gia đình để bước đầu có hướng lập thân, lập nghiệp.
- Lớp 11: Học sinh được làm quen với một số cơ sở đào tạo nghề để chuẩn bị cho việc chọn trường sau khi tốt nghiệp THPT.
- Lớp 12: Giúp học sinh nắm được những thông tin về hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề cùng những yêu cầu tuyển sinh do các cơ quan chức năng thông báo. Từ đó, giúp các em lựa chọn đăng ký xét tuyển vào các trường dựa theo năng lực bản thân, nhu cầu xã hội và hoàn cảnh gia đình.
b. Mục tiêu cần đạt được
- Lớp 10:
+ Nắm bắt được nguyện vọng sau khi tốt nghiệp THPT của lớp chủ nhiệm.
+ Hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề nghề phù hợp với năng lực bản thân, nhu cầu xã hội và điều kiện gia đình.
_______________________________________
Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 2
+ Giúp học sinh lựa chọn tổ hợp môn thi Đại học phù hợp với năng lực bản thân và yêu cầu xét tuyển đại học.
- Lớp 11: 
+ Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu thông tin về các ngành nghề, nhu cầu thị trường lao động.
+ Xác định năng lực bản thân (học lực) có phù hợp với các trường định xét tuyển.
- Lớp 12: Hướng dẫn học sinh đăng ký xét tuyển đại học phù hợp với năng lực bản thân.
2.3.2. Tìm hiểu lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp chủ nhiệm năm học 2015-2016.
a. Khảo sát môn học yêu thích, định hướng nghề nghiệp của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT
* Mẫu phiếu khảo sát (Phụ lục 1)
* Kết quả:
- Về môn học yêu thích
Sĩ số
Các môn KHTN
Các môn KHXH
Khác (Không có)
42
33
4
5
- Về định hướng nghề nghiệp
Sĩ số
HS đã có định hướng nghề nghiệp
Học sinh còn băn khoăn về lựa chọn nghề nghiệp
Học sinh chưa có định hướng nghề nghiệp
42
7
25
10
- Về nắm được những môn học phù hợp với khối xét tuyển sinh đại học cao đẳng, TCCN của các ngành, nghề. 
Sĩ số
Nắm rõ môn xét tuyển ĐH, CĐ của các ngành, nghề
Chưa nắm rõ môn xét tuyển ĐH, CĐ của các ngành, nghề
Không biết
42
30
5
7
Từ kết quả trên cho thấy:
1. Học sinh lựa chọn môn học yêu thích còn theo cảm tính, theo các bạn, chưa dựa vào năng lực của bản thân và phù hợp với định hướng nghề nghiệp sau này.
Ví dụ: 
- Học sinh Nguyễn Quỳnh Anh thích các môn Toán, Văn, Anh vì ở THCS các em đã được học để ôn thi THPT và các bạn cùng học THCS thích 3 môn đó
- Học sinh Lê Đình Trọng Nghĩa thích các môn Toán, Văn, Anh (khối D) nhưng lại muốn thi vào khối ngành CNTT, trong khi khối ngành CNTT xét tuyển khối A (Toán, Lý Hoá) hoặc A1 (Toán, Lý, Anh).
2. Học sinh còn rất lúng túng và mơ hồ về định hướng nghề nghiệp, không dám chắc nghề mình định chọn có phải là nghề phù hợp với mình hay không, các em thiếu thông tin cần thiết để làm cơ sở trước khi ra quyết định.
- Học sinh còn thiếu sự hiểu biết đầy đủ về nghề nghiệp cũng như về đặc điểm bản thân, từ đó dẫn đến việc các em có suy nghĩ sai lệch trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai. 
3. Học sinh chưa tìm hiểu các môn học xét tuyển đại học, cao đẳng của khối ngành nghề mà minh lựa chọn sau này.
Ví dụ:
- Ngành Dược: khối A (Toán, Lý, Hoá)
- Ngành Y: Khối B (Toán, Hoá, Sinh)
.
b. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến các đặc điểm tâm lý của hoạt động chọn nghề của học sinh THPT.
* Yếu tố khách quan:
- Công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường: đây là hoạt động giữ một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng một cách mạnh mẽ nhất so với các chủ thể hướng nghiệp khác.
- Gia đình: đây là yếu tố đóng vai trò quyết định.
_______________________________________
Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 3
- Sự vận động của nhu cầu thị trường sức lao động: Thị trường lao động luôn luôn vận động, phát triển theo sự vận động và phát triển chung của nền kinh tế. Muốn chọn được nghề phù hợp, học sinh phải luôn theo dõi sát sao vận động này.
- Yếu tố bạn bè và tâm lý bắt chước a dua trong lựa chọn nghề nghiệp.
* Một số yếu tố chủ quan của bản thân học sinh.
- Động cơ nghề nghiệp: được bắt nguồn từ những nhu cầu, hứng thú riêng của mỗi người và được củng cố và hoàn thiện thông quá quá trình nhận thức, đánh giá của học sinh.
- Yếu tố định hướng giá trị nghề nghiệp: ảnh hưởng trực tiếp đến các đặc điểm nhận thức, thái độ và hành vi trong chọn nghề của học sinh. 
c. Hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm những nguyên tắc cơ bản trong chọn nghề và nhận ra những sai lầm thường gặp trong chọn nghề.
* Các nguyên tắc cơ bản trong chọn nghề:
- Một là: Không chọn những nghề mà bản thân không yêu thích. 
- Hai là: Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện tâm lý thể chất hay xã hội để đáp ứng yêu cầu của nghề.
- Ba là: Không chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng (nếu người chọn nghề muốn ở lại địa phương để sinh sống) và của đất nước nói chung. 
* Những sai lầm thường gặp khi chọn nghề	
- Thành kiến với nghề lao động chân tay, chỉ thích lựa chọn những nghề được đào tạo ở đại học mà không quan tâm tới những nghề lao động khác được đào tạo ở các cấp học thấp hơn như học nghề, trung cấp, cao đẳng dẫn đến tình trạng “Thừa thầy, thiếu thợ”.
- Chọn nghề do dựa vào ý kiến của người khác (bố mẹ, bạn bè), không độc lập trong chọn nghề dẫn đến lựa chọn những nghề mà mình không yêu thích hoặc không có khả năng. Cách chọn nghề này đã dẫn đến nhiều trường hợp chán nghề, đổi nghề hoặc bỏ hẳn nghề.
_______________________________________
Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 1 và số 3
- Chọn nghề do bị hấp dẫn bởi bề ngoài của nghề mà không hiểu hết nội dung lao động của nghề đó. Ví dụ học sinh thích được đi đây đi đó nên chọn nghề hướng dẫn viên du lịch. Khi vào nghề, thấy công việc nhàm chán, cường độ lao động vất vả và căng thẳng thường xuyên, do đó dẫn đến chán nghề và rồi là bỏ nghề.
- Cho rằng có thành tích cao một môn học văn hoá nào đó là làm được nghề cần đến tri thức của môn đó mà không nhận thấy rằng năng lực đối với môn học chỉ là điều kiện cần chứ chưa là điều kiện đủ để theo đuổi nghề mình thích. 	
- Không đánh giá đúng năng lực của bản thân (đánh giá quá cao hoặc đánh giá quá thấp) nên lúng túng khi chọn nghề. 
- Không hiểu biết về những năng lực, các đặc điểm thể chất, sức khoẻ bản thân, lại không có đầy đủ thông tin về những chống chỉ định y học. Điều này cũng rất dễ gây nên những tác hại lớn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng không chỉ đối với cá nhân mà còn đối cả những đồng nghiệp khác. Ví dụ, người có khí chất nóng nảy lại chọn nghề dạy trẻ, người bị hen lại có ý định chọn nghề giáo viên, người bị mù mầu, mắt kém lại định hướng chọn nghề lái xe 
d. Phối hợp với cha (mẹ) học sinh trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm.
- Định hướng từ gia đình là yếu tố quan trọng quyết định đến sự lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mỗi học sinh. Để các em lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân, nhu cầu của xã hội và hoàn cảnh gia đình; giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với cha (mẹ) học sinh để nắm bắt được hoàn cảnh của từng học sinh, định hướng của gia đình đối với học sinh sau khi tốt nghiệp THPT. Phối hợp cùng cha (mẹ) học sinh giúp học sinh lựa định hướng nghề nghiệp tương lai cho mỗi học sinh phù hợp nhất.
e. Những yêu cầu về lựa chọn nghề nghiệp
Nghề trong xã hội hết sức đa dạng và những yêu cầu của nghề đặt ra cho người lao động cũng hết sức khác nhau. Ngoài những yêu cầu chung nhất là lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp còn cần quan tâm tránh những khuyết tật của cơ thể. Hầu như các “thiếu sót” đó không hại gì đến sức khỏe, nhưng chúng lại không cho phép ta làm nghề này hay nghề khác. Ví dụ, với nghề thêu thủ công, chỉ cần hay ra mồ hôi ở lòng bàn tay là các bạn không thể làm tốt công việc kỹ thuật của nghề đó, mặc dù mồ hôi tay không làm cho bạn suy giảm thể lực. Nghề đòi hỏi đứng bên máy không cho phép tuyển người mắc tật bàn chân bẹt (sự tiếp xúc của bàn chân đối với mặt đất quá lớn).
Về cơ bản, một nghề có những yêu cầu cụ thể sau:
- Những yêu cầu về sinh lý-y tế: Chiều cao, cân nặng, khả năng chịu đựng, sức bền bỉ dẻo dai, nhanh nhạy của các giác quan hoặc mắt mù, nhìn kém, bệnh mù màu, tai điếc
- Những yêu cầu về mặt tâm lý.
+ Những yêu cầu về năng lực trí tuệ chung: chú ý, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ, tưởng tượng không gian và năng lực chuyên biệt.
+ Những yêu cầu về nhân cách: hứng thú, khuynh hướng, khí chất, tính cách và năng lực
- Những yêu cầu về mặt kỹ năng lao động: 
+ Kỹ xảo vận động, kỹ xảo về trí tuệ, kỹ xảo giao tiếp và kỹ xảo cảm giác- vận động, sự phối thuần thục các động tác, sự khéo tay.
Một người được coi là phù hợp với một nghề nào đấy nếu họ có những phẩm chất, đặc điểm tâm lý và sinh lý đáp ứng những yêu cầu cụ thể mà nghề đó đòi hỏi ở người lao động. Có ba mức độ đối với một nghề: phù hợp hoàn toàn, phù hợp mức độ, không phù hợp. Riêng đối với học sinh, người ta chỉ cần làm một loạt những biện pháp nhằm đối chiếu những đặc điểm tâm, sinh lý của con người với hệ thống các yêu cầu do nghề đặt ra mà kết luận về mức độ phù hợp nghề của người đó. 
2.3.3. Thực hiện công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 11 năm học 2016-2017.
a. Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu thông tin về các ngành nghề, nhu cầu thị trường lao động.
* Trong xã hội hiện nay có rất nhiều ngành nghề cho học sinh lựa chọn. Để có thể thành công, trước hết điều quan trọng nhất là sự tự tin và yêu nghề... Tìm hiểu các ngành nghề phổ biến là việc làm cần thiết của mỗi học sinh; tôi dã hướng dẫn cho học sinh các em tìm hiểu trên internet (huongnghiep24.com,...), trên các phương tiện truyền thông... và giới thiệu một số nhóm ngành nghề:
_______________________________________
Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 3
1. Nhóm ngành sản xuất và chế biến
2. Nhóm ngành kiến trúc và xây dựng
3. Nhóm những ngành kinh doanh
4. Nhóm các ngành công nghệ - thông tin
5. Nhóm ngành luật - nhân văn
6. Nhóm ngành nghệ thuật - thẩm mỹ - đồ họa
7. Nhóm ngành báo chí - khoa học và xã hội
8. Nhóm ngành khoa học cơ bản
9. Nhóm ngành Sư phạm
10. Nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp
* Việc chọn ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao dễ xin việc là một trong những ưu tiên của phụ huynh và học sinh, do đó tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động là hết sức quan trọng nhưng không khó khăn, phụ huynh và học sinh có thể tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo hiểu biết của bản thân, tôi giới thiệu cho phụ huynh và học sinh một số ngành nghề được dự đoán có nhu cầu tuyển dụng cao cần nhiều nhu cầu nhân lực tại Việt Nam trong những năm tới
- Ngành công nghệ thông tin
- Ngành ngôn ngữ
- Ngành quản trị kinh doanh
- Ngành Marketing
- Ngành xây dựng
- Ngành công nghệ thực phẩm
- Ngành du lịch, quản lý khách sạn
- Ngành điện - cơ khí
- Ngành tư vấn tâm lý xã hội
- Ngành giáo dục
_______________________________________
Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 3
b. Xác định năng lực bản thân (học lực) có phù hợp với các trường định xét tuyển.
- Từ năm 2017, việc xét tuyển Đại học – Cao đẳng đã thêm nhiều tổ hợp mới so với trước đây, cụ thể:
+ Năm 2016 trở về trước: A, A1, B, C, D, năng khiếu...
+ Năm 2017: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), B00 (Toán Hóa Sinh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Toán, Văn, Anh), A02 (Toán, Vật lý, Sinh học), A14 (Toán, KHTN, Địa lý), C02 (Ngữ Văn, Toán, Hóa học), D07 (Toán, Hóa, Anh)...
- Khi học sinh đã dự kiến được các trường định xét tuyển, giáo viên cần hướng dẫn các em xác định năng lực bản thân có phù hợp hay không, cụ thể cần xác định:
+ Tổ hợp môn xét tuyển của ngành, nghề lựa chọn
+ Những trường ĐH, CĐ có đào tạo ngành nghề mà học sinh định lựa chọn.
+ Điểm chuẩn xét tuyển 3 năm gần đây.
+ Khả năng học sinh dự thi xét ĐH, CĐ được bao nhiêu điểm?
Việc giúp học sinh đánh giá được năng lực bản thân có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc lựa chọn trường “vừa sức” đối với học sinh:
- Đối v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_tu_van_huong_nghiep_de_gop_phan_nang_cao_hieu.doc