SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực, nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh khi học tiết19, bài16: “Hô hấp tế bào” (Sinh học 10 cơ bản)

SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực, nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh khi học tiết19, bài16: “Hô hấp tế bào” (Sinh học 10 cơ bản)

 Hiện nay chương trình môn Sinh Học ở trường THPT nói chung, ở lớp 10 nói riêng đã có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp biên soạn, tuy nhiên vẫn còn hạn chế, nhiều nội dung trùng lặp ở lớp dưới với lớp trên của nhiều môn khác nhau. Vì vậy, từ năm học 2011-2012, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung trùng lặp góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giáo dục học tập. Nhưng sự thay đổi cơ bản này đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là phải có kiến thức liên môn, biết vận dụng kiến thức liên môn, biết sử dụng kết hợp các loại phương tiện, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực cũng như biết ứng dụng CNTT trong dạy học “phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn trong học tập, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, sinh động mà vững chắc”.

docx 26 trang thuychi01 7243
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực, nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh khi học tiết19, bài16: “Hô hấp tế bào” (Sinh học 10 cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA IV
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN KẾT HỢPVỚI
 MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY
NHẰM GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
KHI HỌC TIẾT 19 - BÀI 16 HÔ HẤP TẾ BÀO” 
(SINH HỌC 10)
Người thực hiện: Lê Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
 	SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HOÁ NĂM 2018
TT
Mục
Trang
1
1.Mở đầu
1
2
Lí do chọn đề tài
1
3
Mục đích nghiên cứu
2
4
Đối tượng nghiên cứu
2
5
Phương pháp nghiên cứu
2
6
Những điểm mới của SKKN
2
7
2. Nội dung SKKN
3
8
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
3
9
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
10
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
11
2.3.1 Vận dụng tích hợp liên môn kết hợp một số kĩ thuật dạy học tích cực để giới thiệu bài
7
12
2.3.2 Vận dụng tích hợp liên môn kết hợp một số kĩ thuật dạy học tích cực để làm rõ từng phần kiến thức của bài
8
13
2.4. Hiệu quả của SKKN
15
14
3.Kết luận, kiến nghị
17
15
3.1. Kết luận
17
16
3.2 Kiến nghị
18
1. Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tài.	
	Hiện nay chương trình môn Sinh Học ở trường THPT nói chung, ở lớp 10 nói riêng đã có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp biên soạn, tuy nhiên vẫn còn hạn chế, nhiều nội dung trùng lặp ở lớp dưới với lớp trên của nhiều môn khác nhau. Vì vậy, từ năm học 2011-2012, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung trùng lặp góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giáo dục học tập. Nhưng sự thay đổi cơ bản này đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là phải có kiến thức liên môn, biết vận dụng kiến thức liên môn, biết sử dụng kết hợp các loại phương tiện, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực cũng như biết ứng dụng CNTT trong dạy học “phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn trong học tập, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, sinh động mà vững chắc”. 
 Nhận thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”, trong những năm gần đây việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam, nguyên tắc này được thực hiện ở tât cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn Sinh học, một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông. 
 Tuy nhiên, thực tế dạy học môn Sinh học nói chung và Sinh học lớp 10 nói riêng của việc vận dụng tích hợp kiến thức liên môn vào bài dạy còn gặp nhiều lúng túng dẫn đến chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra. Bên cạnh đó, còn nhiều giáo viên quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác cũng như việc tìm phương pháp, phương tiện dạy học, vận dụng tích hợp liên môn để dạy học bộ môn Sinh học còn hạn chế, nên giờ học chưa gây được sự hứng thú học tập cho học sinh, dẫn đến hiệu quả giáo dục của bộ môn chưa thực sự đạt được theo yêu cầu, nhất là dạy và học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào” lớp 10. Vì vậy, để làm rõ hơn tính tích cực và khả năng vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy và học môn Sinh học sẽ giải đáp được phần nào những trăn trở của giáo viên về nguyên tắc dạy học, cũng như tăng sự hứng thú cho học sinh khi học môn Sinh học này. Nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài“Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực, nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh khi học tiết19, bài16: “Hô hấp tế bào” (Sinh học 10 cơ bản) làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Đây là một kinh nghiệm nhỏ, tôi muốn được chia sẽ với bạn bè đồng nghiệp với mong muốn có thể cùng nhau thực hiện tốt hơn công tác giảng dạy bộ môn Sinh học nói chung và góp phần thực hiện tốt nghị quyết hội nghị TW8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lí luận về vận dụng tích hợp liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực để từ đó khẳng định rõ vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. 
Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực, nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh khi học tiết19, bài16: “Hô hấp tế bào” góp phần chuyển tiếp từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực, nhằm nâng cao chất lượng dạy, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi học môn sinh học. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh khối 10 trường THPT Hoằng Hóa 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Sáng kiến được nghiên cứu và vận dụng các phương pháp vận dụng kiến thức liên môn, phân tích hình, so sánh và phương pháp hoạt động nhóm, thuyết trình. 
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. 
	Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với kĩ thuật dạy học tích cực cũng như biết ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ phát huy tính tích cực, tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn trong học tập, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, sinh động mà vững chắc”. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được dựa trên cơ sở các quan điểm, nghị quyết của Đảng, của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo hiên nay. 
Quyết định số: 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 6 năm 2006 của Bộ giáo dục và đào tạo đã nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng môn học, phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học. Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức lien môn vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
	Thực hiện công văn số 7736/BGDĐT-GDTrH ngày 14/11/2012 Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc “tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn và dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học”. Mục đích khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học khác nhau để giải quyết tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khă năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, thúc đẩy việc gắn kiến thức lí thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm “Học đi đôi với hành”
 Dạy học vận dụng tích hợp kiến thức liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, hình ảnh, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau, từ những năm 60 của thế kỉ XX người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. 
 Nhìn chung trên thế giới nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như Vật lí, Hóa học, Sinh học, để thành môn học mới với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Xu hướng thứ hai là việc thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo môn học mới, đại diện cho xu hướng này là Cộng hoà Liên bang Đức, Hà Lan
 Ở Việt Nam thời pháp thuộc quan điểm tích hợp đã được thể hiển trong một số môn học của trường tiểu học, từ những năm 1987 việc nghiên cứu xây dựng môn tự nhiên – xã hội theo quan điểm tích hợp được thực hiện và được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5, cho đến nay việc nghiên cứu quan điểm tích hợp trong quá trình dạy học chưa được thực hiện một cách hệ thống, đầy đủ, đặc biệt là ở bậc trung học. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào các môn nhất là đối với môn Sinh học. Nếu như giai đoạn trước ta yêu cầu tích hợp lồng ghép các vấn đề giáo dục pháp luật, an toàn giao thông trường học thông qua công văn giữa Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Giao thông vận tải  Kế tiếp là tích hợp lồng ghép các môn học về Giáo dục dân số và sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục giá trị kĩ năng sống Và gần đây là việc tích hợp lồng ghép giáo dục chương trình phòng chống thiên tai, phòng chống tác hại của ô nhiễm môi trường, có nội dung bạo lực không lành mạnh, cũng đang được Bộ Giáo dục- đào tạo” gửi gắm” vào bộ môn Sinh học. 
 Như vậy có thể nói giáo viên Sinh học đã được làm quen và vân dụng nguyên tắc dạy học tích hợp từ khá sớm. Thế nhưng trong thực tế giảng dạy phần lớn giáo viên đã vận dụng nguyên tắc này một cách sơ sài, hầu hết mới dừng lại ở mức độ liên hệ thông thường, thậm chí có giáo viên còn bỏ qua, nên chưa phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh, chưa đạt được hiệu quả trong dạy học của giáo viên.
 Việc nắm bắt bản chất, phương thức, kĩ thuật, nội dung tích hợp kiến thức liên môn, nhất là việc vận dụng tích hợp liên môn những nội dung kiến thức của các bộ môn liên quan: (Toán, Lí, Hoá, GDCD) kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực, cũng như tầm quan trọng và hiệu quả của nguyên tắc dạy học này còn là điều khá xa lạ và mới mẻ đối với giáo viên Sinh học.
 Xuất phát từ nhu cầu của ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010-2020: “Tiếp tục đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục”, dựa trên quan điểm đó và được sự chỉ đạo chuyên môn của lãnh đạo các cấp ngành giáo dục. Đặc biệt là công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học được thống nhất từ ban giám hiệu đến các tổ nhóm và từng cá nhân, quán triệt sâu sắc việc sử dụng phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học tích cực, vận dụng kiến thức liên môn một cách phù hợp đối với từng bộ môn nhằm nâng cao chất lương dạy và học tại trường THPT Hoằng Hoá 4, nên tôi đã “Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn kết hợp một số kĩ thuật dạy học tích cực” vào công tác dạy học của mình.
Quá trình vận dụng tích hợp kiến thức liên môn chủ yếu tôi vận dụng kiến thức của Toán, Vật lí, Hóa học, GDCD kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực, CNTT vào dạy học môn Sinh học nói chung đã làm cho hiệu quả dạy và học tiết 19, bài 16: “Hô hấp tế bào” (Sinh học 10) được nâng cao, giúp học sinh học bài với niềm say mê và hứng thú hơn. Đồng thời làm cho các em thấy được vai trò của thiên nhiên, sự chuyển hóa các chất xảy ra trong tế bào, cơ thể, qua đó hình thành ở học sinh cách nhìn nhận, đánh giá đúng bản chất hiện tượng diễn ra trong cơ thể. Từ đó học sinh có những hành động đúng đắn như: Biết bảo vệ sức khỏe, môi trường, làm việc, nghỉ ngơi hợp lí và ham muốn đem tài năng trí tuệ của mình cống hiến cho sư nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 	Để hiểu rõ thực trạng thái độ hứng thú học tập của học sinh sau khi học tiết 19 bài 16: “Hô hấp tế bào” (Giáo viên không vận dụng tích hợp kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực, công nghệ thông tin vào giảng dạy). Giáo viên đã chọn 2 lớp đối chứng 10A5 và 10A6 kết quả cho thấy thái độ hứng thú học tập của học sinh qua điều tra được thể hiện thông qua bảng sau:
Lưu ý: Mẫu phiếu điều tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cho nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cả trước và sau tác động là giống nhau.
Bảng 1: Phụ lục 1: Bảng thống kê về thái độ hứng thú học tập của học sinh 2 lớp đối chứng ở Trường THPT Hoằng Hoá 4. 
Lớp
Sĩ số
Mức độ hứng thú
Rất thích
Bình thường
Không thích
SL
%
SL
%
SL
%
10A5
39
8
20,5%
12
30,8%
19
48,7%
10A6
42
9
21,4%
15
35,7%
18
42,9%
Tổng
81
17
21%
27
33,3%
37
45,7%
 	Qua số liệu kết quả điều tra trên cho thấy, học sinh trả lời” không thích”
 với tiết dạy tiết 19, bài 16: “Hô hấp tế bào” của giáo viên ở 2 lớp đối chứng tỉ lệ rất cao, cụ thể là chiếm tới 45,7% trong tổng số học sinh được lấy ý kiến, xét thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả học sinh không thích giờ học đó. Song nguyên nhân chủ yếu nhất là do chất lượng giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, chưa thực sự đầu tư cho chuyên môn dẫn đến tiết học không có gì mới mẻ, đơn điệu, khô khan buồn tẻdo đó không đủ sức gây được sự hứng thú từ phía người học, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học.
Như chúng ta đều biết trong các phương pháp dạy học truyền thống chỉ chú ý đến người giáo viên mà ít quan tâm tới học sinh, học sinh được ví như “cái lọ” mà người thầy phải nhét đầy cái “lọ” này như thế nào, điều đó thể hiện tính thụ động của học sinh được bộc lộ rất rõ ràng.
 Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến thức một cách có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán trong từng nội dung của bài học. Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy môn Sinh học phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh, đặc biệt phải chú ý đến nhu cầu tư duy, tâm lý muốn khám phá cái mới, cái độc đáo ở học sinh THPT. Do đó, dạy học theo chủ đề “Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực” là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học môn Sinh học nhất là dạy tiết 19, bài 16: “Hô hấp tế bào” Sinh học 10) nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. 
	Chính vì vậy ở năm học 2017-2018 tôi đã “Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn kết hợp một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm gây hứng thú cho học sinh khi học tiết 19, bài 16: Hô hấp tế bào” (Sinh học lớp 10), đã bước đầu thu được những tín hiệu tích cực đáng khích lệ từ phía học sinh, đa số các em rất hào hứng, chờ đợi các tiết học khi cô giáo sử dụng phương pháp ở trên vào giảng dạy cho học sinh, được các em kích thích khai thác, lĩnh hội kiến thức một cách đầy hứng thú. Là một giáo viên nhiều năm đạt và vựơt chỉ tiêu chuyên môn đề ra, cùng với công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh đạt thành thích cao đã góp phần khẳng định sự đổi mới phương pháp dạy học của tôi ở trên là cần thiết và hiểu quả.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải để giải quyết vấn đề
 Những nguyên tắc cơ bản khi vận dụng tích hợp kiến thức liên môn kết hợp một số kĩ thuật dạy học tích cực CNTT vào giảng dạy tiết 19, bài 16: “Hô hấp tế bào” (Sinh học 10)
Để đạt được hiệu quả tối ưu, lôi cuốn, kích thích được tối đa khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Trong quá trình vận dụng tích hợp kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy tiết 19, bài 16: “Hô hấp tế bào” (Sinh học 10), giáo viên cần chú ý các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là: Kiến thức liên môn với Toán, Vật lí, Hoá học, GDCD khi vận dụng cần phải bám sát nội dung bài học theo chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng, phù hợp với khă năng nhận thức và tâm lí lứa tuổi học sinh.
Hai là: Tìm hiểu kĩ yêu cầu của bài về kiến thức liên môn, hình ảnh minh hoạ, đây chính là một trong những cơ sở để giáo viên lựa chọn tài liệu và phương tiện dạy học, kĩ thuật dạy học nhằm đảm bảo tính chính xác, phù hợp với yêu cầu bài giảng, đảm bảo tính khoa học của bộ môn. 
Ba là: Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực, CNTT phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, sống động, súc tích và mang tính giáo dục có thể được khai thác theo nhiều hướng khác nhau nhưng phải phù hợp với kiến thức của bài học, từng phạm vi kiến thức của bài học.
Bốn là: Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực phải biết lựa chọn bài có nội dung phù hợp với nội dung kiến thức và mục đích của bài học.
Năm là: Giáo viên phải hiểu và nắm vững cách tiến hành vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực, vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ hiểu biết, nhận thức và tư duy của từng học sinh, và với điều kiện cơ sở vật chất hiện có.
 Sáu là: Dạy học theo quan điểm vận dụng tích hợp kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại và biết vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi học sinh phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huy động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu.
 Bảy là : Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể vận dụng tích hợp kiến thức được cả các môn tự nhiên (Toán, Vật lí, Hoá học), các môn xã hội (GDCD) với môn Sinh họcỞ mức độ cao sự vận dụng tích hợp kiến thức liên môn này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau.Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ vận dụng tích hợp những phần gần nhau, ở mức độ thấp thì việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Những môn được học riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác, trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bài giảng mình đang thực hiện.
 Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng tích hợp kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy tiết 19, bài 16: “Hô hấp tế bào” (Sinh học 10), giáo viên cần phải vận dụng một cách linh hoạt và đồng bộ tất cả các nguyên tắc trên sẽ tạo được sự hứng thú thực sự từ người học, từ đó các em sẽ có nhu cầu được tìm hiểu kiến thức, nhớ lâu kiến thức và áp dụng kiến thức trong học tập và cuộc sống qua từng bài học cụ thể.
2.3.1. Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực để giới thiệu bài.
 Cho đến nay, việc mở bài hay dẫn vào bài ít được giáo viên chú ý, hoặc đôi khi việc mở bài còn mang tính hình thức nên hiệu quả chưa cao, do đó việc giáo viên vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với kĩ thuật dạy học tích cực để giới thiệu bài. Thực chất đây là hình thức giáo viên vận dụng video hình ảnh có nội dung phù hợp với chủ đề của bài học để dẫn học sinh vào bài mới thay thế cho các phương pháp truyền thống nhằm tạo ra được sự hứng thú và tâm lý muốn khám phá bài học cho học sinh khi bước vào bài mới.
Ví dụ 1. Để dẫn học sinh vào tiết19, bài 16: “Hô hấp tế bào” (Sinh học 10). Giáo viên cho học sinh xem (Hình ảnh tiêu thụ năng lượng ở người, Nguồn: YouTube), hình ảnh quy đổi thức ăn ra thời gian chạy bộ, đi xe đạp kết hợp với kĩ thuật đặt câu hỏi như sau:
GV hỏi: Sau khi xem hình ảnh trên các em thấy năng lượng trong cơ thể được tạo ra từ đâu?
HS trả lời
GV bổ sung và dẫn dắt vào bài: Hình ảnh mà các em vừa xem cho chúng ta thấy năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể là do quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào còn gọi là hô hấp tế bào. Vậy hô hấp tế bào là gì?. Cô và các em cùng tìm hiểu qua tiết 19 của bài học hôm nay: Bài 16 “Hô hấp tế bào” 
2.3.2. Vận dụng kiến thức liên môn kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực để làm rõ từng phần kiến thức của bài học.
	Dạy học theo phương pháp này là cách làm hiệu quả, đưa học sinh vào từng phần kiến thức của bài một cách sinh động, lôi cuốn, bài học diễn ra nhẹ nhàng mà không buồn tẻ, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc hơn.
 Để làm rõ nội dung kiến thức “Khái niệm hô hấp tế bào, các giai đoạn chính của hô hấp tế bào” (Tiết19, bài 16: Hô hấp tế bào, Sinh học 10). Giáo viên vận dụng hình ảnh minh hoạ tích hợp kiến thức của môn Toán, kiến thức của môn Hóa học, kiến thức của môn Vật lí, kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi. ” 
GV: Từ yêu cầu (Phụ lục 2). Yêu cầu HS bốn nhóm thống nhất nội dung và báo cáo kết quả GV đã giao cho HS bốn nhóm thực hiện ở tuần trước: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_ket_hop_voi_mot_so.docx