SKKN Vận dụng phương pháp tích hợp trong dạy bài thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV / AIDS 1 / 12 / 2003
Môn ngữ văn trước hết là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Môn ngữ văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan hệ giữa môn ngữ văn với các môn hội khác. Môn ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập của các môn học khác và các môn học khác cũng giúp cho học sinh học tốt môn ngữ văn Thấy được tầm quan trọng của việc dạy học môn ngữ văn, đồng thời phát huy cao hơn hiệu quả trong giảng dạy theo hướng tích hợp đang là vấn đề được quan tâm nhất trong dạy học hiện nay.
Tích hợp liên môn là một trong những nguyên tắc quan trong trong dạy học . Đây được coi là phương pháp dạy học hiện đại. Trong những năm gần đây, tích hợp liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam. Phương pháp này đang thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn ngữ văn- một trong những môn học chủ chốt trong nhà trường phổ thông.
Yêu cầu hiểu biết văn học, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo viên văn nhiệm vụ: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học văn, kích thích sự hứng thú học văn cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này, đòi hỏi giáo viên dạy văn không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn mà còn phải có những hiểu biết vững chắc về các bộ môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, sinh học để vận dụng vào bài giảng làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT LƯU ĐÌNH CHẤT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TRONG DẠY BÀI THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS 1/12/2003 (CÔ-PHI AN-NAN) Người thực hiện: Lê Thị Tươi Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ văn THANH HÓA NĂM 2016 MỤC LỤC SỐ TRANG 1.MỞ ĐẦU 1 - Lý do chọn đề tài1. 1 - Mục đích nghiên cứu 2. 2 - Đối tượng nghiên cứu 3 2 - Phạm vi nghiên cứu 4. 2 - Phương pháp nghiên cứu 5. 3 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN. 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 6. 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 7. 3 2.3. Những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 8. 5 2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 17 - Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục 18 - Hiệu quả đối với đồng nghiệp và nhà trường. 19 - Hiệu quả đối với bản thân 19 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 -Kết luận 1. 19 - Kiến nghị 2. 1.MỞ ĐẦU - Lý do chọn đề tài1. Môn ngữ văn trước hết là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Môn ngữ văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan hệ giữa môn ngữ văn với các môn hội khác. Môn ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập của các môn học khác và các môn học khác cũng giúp cho học sinh học tốt môn ngữ văn Thấy được tầm quan trọng của việc dạy học môn ngữ văn, đồng thời phát huy cao hơn hiệu quả trong giảng dạy theo hướng tích hợp đang là vấn đề được quan tâm nhất trong dạy học hiện nay. Tích hợp liên môn là một trong những nguyên tắc quan trong trong dạy học . Đây được coi là phương pháp dạy học hiện đại. Trong những năm gần đây, tích hợp liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam. Phương pháp này đang thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn ngữ văn- một trong những môn học chủ chốt trong nhà trường phổ thông. Yêu cầu hiểu biết văn học, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo viên văn nhiệm vụ: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học văn, kích thích sự hứng thú học văn cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này, đòi hỏi giáo viên dạy văn không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn mà còn phải có những hiểu biết vững chắc về các bộ môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, sinh học để vận dụng vào bài giảng làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng. Trong chương trình Ngữ văn THPT, bên cạnh hệ thống các tác phẩm văn học giàu chất văn, đậm tính trữ tình rất được học sinh yêu thích, thể loại văn học nhật dụng trong chương trình cập nhật những vấn đề có ý nghĩa thời sự, có tính giáo dục sâu sắc. Song với thể loại thiên về hình thức lập luận nghị luận, kêu gọi, hưởng ứng, giáo dục nếu người dạy không có phương pháp phù hợp thì người học sẽ không hứng thú và tiếp nhận tốt bài học. Ở bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/ AIDS 1/12/2003 của Cô Phi An Nan, thời lượng hai tiết( Tiết 16, 17- Ngữ văn 12) với một bài phát biểu ngắn của tác giả gồm ba vấn đề chính: Thế giới đã cam kết phòng chống và đánh bại căn bệnh AIDS/HIV; Điểm lại tình hình và nêu nhiệm vụ mới cho toàn cầu; Lời kêu gọi khẩn thiết chống phân biệt kì thị đối xử với bệnh nhân bị nhiễm AIDS/HIV, nếu dạy học theo cách truyền thống chỉ cung cấp cho học sinh mức độ cần đạt nếu không có sự vận dụng, tích hợp với những kiến thức của các môn học như Giáo dục công dân, sinh học thì bài học sẽ không tạo được hứng thú và sự tiếp nhận tích cực cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đã tiến hành vận dụng phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/ AIDS 1/12/2003 của Cô Phi An Nan và chúng tôi thấy được tính ưu việt và hiệu quả trong giờ học. Cụ thể là tạo được niềm hứng thú say mê yêu thích của người học trong quá trình học tập. Tiếp nối vấn đề này chúng tôi thực hiện dự án dạy học theo chủ đề tích hợp tham gia dự thi và đã đạt giải nhì cấp tỉnh. Nhận thấy đã đạt được những hiệu quả rõ rệt trong quá trình giảng dạy tác phẩm, lại chưa có đề tài sáng kiến nào liên quan đến vận dụng dạy tích hợp trong tác phẩm, nên tôi đã mạnh dạn triển khai những kinh nghiệm của mình thành sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp tích hợp kiên thức liên môn trong bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/ AIDS 1/12/2003 của Cô Phi An Nan. - Mục đích nghiên cứu 2. Thông qua phương pháp tích hợp trong bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/ AIDS 1/12/2003 của Cô Phi An Nan, người dạy muốn nâng cao hiệu quả giờ dạy, giúp học sinh tiếp nhận, biết tổng hợp kiến thức của các môn học vào bài học đê lĩnh hội kiến thức. Từ đó học sinh biết vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết một vấn đề. Rèn luyện cho các em cách tiếp cận mới đa chiều, tư duy độc lập Chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc dạy học tích hợp văn bản nhật dụng và đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy học ngữ văn hiện nay. - Đối tượng nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu trong đề tài của chúng tôi thuộc nhóm học sinh học Ngữ văn khối 12, cụ thể lớp 12a1, 12a2, 12a5 của trường THPT Lưu Đình Chất. - Phạm vi nghiên cứu 4. Bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/ AIDS 1/12/2003 của Cô Phi An Nan, thuộc tiết 16,17 chương trình Ngữ văn lớp 12 và một số tiết học khác của phần đọc hiểu văn bản nhật dụng. - Phương pháp nghiên cứu 5. Phương pháp thu thập và xử lí thông tin: qua phần tổng hợp kết quả bài làm của học sinh kiểm tra 15 phút, qua kết quả thảo luận nhóm, phiếu học tập trong giờ học. Phương pháp thống kê các số liệu. Cho 3 lớp làm test trắc nghiệm về mức độ hứng thú và hiểu bài trước và sau khi dạy bài tích hợp. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN. 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 6. Tích hợp có nghĩa là hợp nhất, sự hòa hợp, kết hợp. Nội hàm khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự nhất thể hóa đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần . Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản là liên hệ mật thiết với nhau và quy định lẫn nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức kĩ năng chỉ được tiếp thu tác động một cách riêng lẽ, không có sự liên kết phối hợp với nhau trong lĩnh vực nội dung hay giải quyết một vấn đề một tình huống. Trong dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ có hệ thống ở các mức độ khác nhau, các kiến thức khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó. Khoa học sư phạm nhấn mạnh, dạy tích hợp là dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau, tức là dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết các tình huống cụ thể có ý nghĩa. Mục đích là hình thành và phát triển năng lực, đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau giữa các môn học hay phân môn để đảm bảo cho học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống tích hợp. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 7. Thực trạng dạy tác phẩm văn bản nhật dụng với phương pháp truyền thống, chưa có sự liên kết giữa các đơn vị kiến thức dẫn đến học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao. Nếu người dạy văn chỉ khai thác những kiến thức có trong tác phẩm mà không có sự mở rộng, liên hệ với các mảng kiến thức liên quan khác thì giờ học sẽ đơn điệu, nhàm chán. Dạy học tích hợp liên môn trong dạy tác phẩm văn bản nhật dụng - thể loại văn học thiên về lập luận, nó có những đặc trưng riêng. Khác với các tác phẩm tự sự nhằm miêu tả tái hiện con người, thơ lại lấy cảm xúc, lối tư duy hình tượng làm nội dung để thể hiện những cảm xúc khát vọng tâm huyết của người viết trước một vấn đề của đời sống xã hội,văn bản nhật dụng mang một nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống trước mắt con người và cộng đồng xã hội, hướng người học tới những vấn đề thời sự hằng ngày mà cá nhân và cộng đồng quan tâm như môi trường, sức khỏe, dân số, bệnh hiểm nghèo Để mềm hóa những giờ học, tăng tính thực hành, giản lí thuyết, gắn với thực tiễn là yêu cầu đặt ra đối với với người dạy tác phẩm văn bản nhật dụng hiện nay. Đối với giáo viên: Khi vận dụng dạy tích hợp gặp những khó khăn nhất định. Trước hết cần nhiều thời gian để đầu tư nghiên cứu bài dạy, phải tìm kiếm tài liệu, và phải cần có một lối tư duy logic và tổng quát vấn đề. Đối với học sinh: Học văn bản nhật dụng thường khó bởi một phần là phải nắm được hệ thống luận điểm, những mấu nút vấn đề, thẩm thấu từ ngữ ngữ giàu tính khái quát. Học sinh ngại học, khó nhớ dẫn đến hiểu chưa sâu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Trên lớp học sinh thụ động ngồi nghe giảng, khi viết văn sự liên hệ, mở rộng bình giá vấn đề gần như học sinh không viết được. Bảng điều tra mức độ hứng thú học tập và đánh giá kết quả của học sinh các lớp khi học những bài học thuộc về văn bản nhật dụng. trước khi áp dụng phương pháp dạy tích hợp. ( Lấy kết quả ngẫu nhiên từ một bài kiểm tra 15 phút) Lớp Tổng số học sinh Ý thức tự học và mức độ hứng thú học tập của học sinh ( %) Xếp loại ( %) Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 12a1 40 70% 25% 37,5% 27,5% 10% 0% 12a2 40 50% 5% 19,5% 42,5% 30,5% 2,5% 12a5 40 55% 15% 15% 40% 27,5% 2,5% Tổng 120- 300% 205% 50% 67,5% 110% 68% 5% Khi hỏi tại sao các em lại không hứng thú học tập Và kết quả kiểm tra nội dung kiến thức không cao thì câu trả lời chủ yếu tập trung vào các lí do sau: Do nội dung bài học khô khan, thiếu chất văn. Do chưa thấy được giá trị tư tưởng thực sự của tác phẩm. Do phương pháp giảng dạy của giáo viên. Như vậy trong số các nguyên nhân khiến học sinh không hứng thú học và kết quả kiểm tra chưa cao là có liên quan đến giáo viên- đó là phương pháp giảng dạy. Nếu không thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với bài học thì học sinh sẽ cảm thấy giờ học đơn điệu, tẻ nhạt, dễ biến giờ Ngữ văn thành bài văn thuyết minh về một vấn đề lịch sử, sinh học hay đời sống xã hội... 2.3. Những giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 8. Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng nội dung kiến thức mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống thao tác tương ứng nhằm tổ chức dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Đây là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng liên môn để giải quyết nội dung tích hợp chứ không phải sự tác dộng các hoạt động các hoạt động riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc nội bộ phân môn. Yêu cầu giáo viên phải thay đổi cách dạy học, phải có ý thức đầy đủ về trình độ tiếng việt và hoạt động cảm thụ của học sinh để có phương pháp phù hợp. Học sinh phải biết vai trò biểu đạt của từ ngữ, câu, đoạn mạch lạc, những hình ảnh biểu tượng và cách biểu đạt đa dạng nhất là sự liên hệ thực tế. Từ đó học sinh nắm được chìa khóa nằm trong hệ thống biểu đạt của văn bản để tự mình có thể cảm thụ được. Thiết kế giáo án giờ học tác phẩm văn bản nhật dụng theo hướng tích hợp không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ cho học sinh mà là một bản thiết kế các hoạt động, các thao tác nhằm tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức và phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục của bộ môn. Đó là một bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ. Một là hệ thống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài văn, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là một hệ thống các thao tác tương ứng với các tình huống do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn học sinh từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài văn một cách tích cực và sáng tạo. Điều kiện để thực hiện. Chuẩn bị của giáo viên. Để xây dựng bài giảng theo hướng tích hợp, giáo viên cần xác định đúng nội dung kiến thức nào trong bài cần tích hợp, tích hợp với kiến thức thuộc các môn học hay lĩnh vực nào, tích hợp ở mức độ nào, chọn hình thức để tích hợp, giáo viên diễn giải bằng lời, cung cấp trên giáo cụ trực quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh thu thập, tìm hiểu ở nhà trước hoặc sau bài học. Xây dựng thiết kế bài học: phải bám sát kiến thức bài học, mục tiêu thời lượng dành cho mỗi đơn vị kiến thức trong bài học để đưa ra phương pháp và cách tổ chức học phù hợp. Cần đa dạng hóa các hình thức luyện tập sáng tạo để phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng của học sinh, dự kiến được các tình huống phát sinh trước khi tích hợp liên môn. Tìm những tài liệu liên quan đến bài dạy, giúp học sinh có cái nhìn từ toàn cảnh đến cận cảnh của vấn đề. Soạn thảo hệ thống câu hỏi lồng ghép, khai thác khả năng nhận biết sáng tạo của học sinh. Chuẩn bị phương tiện dạy học như sách giáo khoa, sách giáo viên, bài soạn, phiếu học tập, hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá và các tiêu chí kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh. Chuẩn bị các điều kiện học tập của học sinh như bài cũ, bài mới, thái độ, tâm thế của các em. Vận dụng các kiến thức liên môn. *Môn Giáo dục công dân: Tích hợp bài 13- Công dân với cộng đồng 1. Kiến thức: HS nắm được: + Hiểu được trách nhiệm đạo đức của người công dân trong mối quan hệ với cộng đồng. 2. Kĩ năng: Học sinh: + Biết cách cư xử đúng đắn và xây dựng, hỗ trợ với mọi ngườu xung quanh. + Biết lựa chọn và tham gia các hoạt động phù hợp xây dựng cộng đồng. 3. Thái độ: + Yêu quý, gắn bó và có trách nhiệm với tập thể, trường học, quê hương và cộng đồng nơi ở *Môn Sinh học: Tích hợp bài 30- Sự nhân lên của vi rút trong tế bào chủ 1. Kiến thức: HS nắm được: + Đặc điểm của vi rút HIV, các con đường lây bệnh và biện pháp phòng ngừa. 2. Kĩ năng: Học sinh: + Biết cách phòng tránh căn bệnh này. 3. Thái độ: + Có những nhận thức đúng đắn về HIV/ AIDS * Kiến thức Ngữ văn lớp 9: nhắc lại kiến thức Văn bản nhật dụng * Kiến thức về y tế dự phòng và đời sống xã hội: + Tham gia và phát hiện, tổ chức giải quyết các vấn đề sức khỏe ưu tiên trong cộng đồng, chăm sóc bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong đó có chiến dịch phòng chống căn bệnh HIV / AIDS - Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Văn học với Sinh học, Giáo dục công dân, đời sống xã hội... Sáng kiến được rút ra qua bài dạy cụ thể. Tiết 16,17: THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG HIV/ AIDS 1/12/2003 (CÔ-PHI AN-NAN) I. Mục tiêu bài học. 1.Kiến thức: - Thông điệp quan trọng nhất gửi toàn thế giới: không thể giữ thái độ im lặng hay kì thị, phân biệt đối xử với những người đang bị nhiễm HIV/AIDS. - Những suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc chân thành của tác giả. 2.Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản nhật dụng - Biết cách tạo lập văn bản nhật dụng. 3.Thái độ: - HS có ý thức, có trách nhiệm trong việc phòng chống đại dịch HIV/ AIDS. - Giáo dục kĩ năng sống: + Tự nhận thức: về tính chất nóng bỏng của cuộc chiến đấu phòng chống AIDS hiện nay trên thế giới, từ đó xác định được trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia vào cuộc chiến đấu này. + Ra quyết định: xác định những việc cá nhân và xã hội cần làm gì để góp phần vào cuộc chiến đấu chống lại căn bệnh thế kỉ. + Giao tiếp: trình bày, trao đổi về hiện trạng cuộc chiến đấu phòng chống AIDS hiện nay và những việc cần làm để góp phần vào cuộc chiến này. II. Chuẩn bị . Giáo viên: Giáo án, một số số liệu có liên quan về tác giả Cô phi an nan, phiếu học tập, máy tính, băng đĩa, máy chiếu... Học sinh: giấy kiểm tra, bài soạn... III. Phương pháp -PP: Thuyết trình, vấn đáp, tổ chức HS hoạt động tiếp nhận tác phẩm trong giờ đọc văn, học theo nhóm,... - KT: động não, khăn phủ bàn IV. Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức : 1 phút 2 . Kiểm tra bài cũ: 3 phút(Kiểm tra vở soạn của HS) 3. Bài mới: * Hoạt động1: Khởi động: (1phút) GV chiếu sile1 biểu tượng HIV/AIDS, và hỏi HS về biểu tượng đó ( em hãy cho biết đây là biểu tượng gì?). Sau khi học sinh trả lời ( đây là biểu tượng về HIV/ AIDS) giáo viên dẫn vào bài: Hiện giờ, đại dịch HIV/AIDS đang hành hoành trên thế giới. Chúng ta phải có thái độ ra sao trước tình hình đó, đặc biệt là trước những người bị nhiễm căn bệnh này? Chúng ta sẽ có câu trả lời hợp lí thông qua việc tìm hiểu bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Tiết 1. - Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những vấn đề chung của tác phẩm. - Thời gian: 10 phút - Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đọc, nêu vấn đề, phát vấn, thảo luận, hoạt động cá nhân. - Đồ dùng dạy học: máy chiếu I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả. - Giáo viên chiếu sile3,4- biểu tượng về HIV/AIDS. - Giáo viên tích hợp kiến thức môn sinh, bài 30- Sự nhân lên của vi rút trong tế bào chủ- phần II- HIV/AIDS, trang 120- sgk lớp 10. (?) Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy giải thích các thuật ngữ HIV và AIDS? - Giáo viên bổ sung thêm kiến thức (Các triệu chứng của nhiều thứ bệnh cùng xuất hiện, khả nǎng hồi phục của cơ thể kém, đến giai đoạn phát triển sâu của AIDS thì cơ thể không có khả nǎng phục hồi nữa và đi đến cái chết.) - Tích hợp KNS: HS tích hợp kiến thức đời sống tìm hiểu về HIV/AIDS (nhận thức và giao tiếp). + Tự nhận thức: Nhận thức được đây là căn bệnh thế kỉ có tính chất nóng bỏng của toàn cầu. + Giao tiếp/ trình bày ý tưởng: Trao đổi về hiện trạng cuộc chiến đấu phòng chống HIV/AIDS hiện nay tác hại, nguy cơ lây lan của căn bệnh thế kỉ. - Giáo viên tích hợp kiến thức môn sinh lớp10, bài 30- phần II- HIV/AIDS, trang 121. (?) Trình bày những hiểu biết của em về căn bệnh HIV/ AIDS? (khái niệm, biểu hiện, tình trạng, mức độ nguy hiểm, cách phòng chống và trách nhiệm của cá nhân?. - GV: trình chiếu sile 5,6,7,8,9, và clips 1 và cung cấp thêm kiến thức cho học sinh về HIV/AIDS. (?) Em hãy nêu bố cục của văn bản ? Học sinh trả lời , giáo viên khái quát và chuyển sang hoạt động 4 * HIV – vi rút gây ra bệnh ở người - AIDS là tiếng Anh, SIDA là tiếng Pháp, cùng có nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. - "Suy giảm miễn dịch”: là khả nǎng chống bệnh tật của cơ thể yếu đi. - ''Hội chứng“: nghĩa là tập hợp nhiều triệu chứng, nhiều bệnh tật. *HS: Phát biểu. - Khái niệm - Biểu hiện - Tình trạng cơ thể khi bị nhiễm bệnh - Mức độ nguy hiểm - Cách phòng chống - Trách nhiệm của cá nhân. * Bố cục + Đặt vấn đề: Thế giới đã cam kết phòng chống và đánh bại căn bệnh AIDS/HIV. +Giải quyết vấn đề điểm lại tình hình và nêu nhiệm vụ mới cho toàn cầu. + Kết thúc vấn đề: còn lại Lời kêu gọi khẩn thiết. 2. Bố cục - Đặt vấn đề: Từ đầu đến "chống lại dịch bệnh này’’ Thế giới đã cam kết phòng chống và đánh bại căn bệnh AIDS/HIV. - Giải quyết vấn đề tiếp theo ... “ đồng nghĩa với cái chết’’ điểm lại tình hình và nêu nhiệm vụ mới cho toàn cầu. - Kết thúc vấn đề: còn lại Lời kêu gọi khẩn thiết. Hoạt động 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc- hiểu chi tiết. - Thời gian: 50 phút - Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đọc sáng tạo,nêu vấn đề, phát vấn, thuyết giảng, thảo luận, hoạt động cá nhân. - Đồ dùng dạy học: máy chiếu, Phiếu học tập, giấy A4. (?) Mở đầu thông điệp, tác giả đề cập vấn đề gì? (?) Em hãy tìm luận điểm triển khai vấn đề đó? (?) Chương trình hành động thông qua đó có ý nghĩa gì? Tiết 2. (?) Tác giả đã tổng kết tình hình thực hiện phòng chống HIV/AIDS như thế nào? Thể hiện qua luận điểm nào? - Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, sau 5 phút, giáo viên gọi 4-6 học sinh trình bày sản phẩm của mình, sau đó thu lại và nhận xét về kết quả và thái độ làm bài của học sinh (?) Từ sản phẩm của mình, em có nhận xét gì về cách triển khai vấn đề của tác giả? -Giáo viên trình chiếu sile 10,11 thông tin về HIV/ AIDS tính đến đầu năm 2014 của thế giới, toàn quốc và tỉnh Thanh Hóa. Danh sách 10 tỉnh có số người nhiễm bệnh cao nhất cả nước trong đó có tỉnh Thanh Hóa. - Giáo viên tích hợp kiến thức về đời sống xã hội (?) Em hãy cho biết ở địa phương em sống có những trường hợp mắ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_phuong_phap_tich_hop_trong_day_bai_thong_diep.doc