SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Giáo dục cồng dân lớp 8 ở trường THCS

SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Giáo dục cồng dân lớp 8 ở trường THCS

Giáo dục công dân là một môn học có vị trí quan trọng trong trường trung học, giúp học sinh hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các mối quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống. Hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực đối với sự phát triển của cá nhân, xã hội và cách thức rèn luyện để đạt được các chuẩn mực đó.

Không những thế môn Giáo dục công dân còn được khẳng định bởi chính nhiệm vụ và chức năng mà môn học đảm nhiệm. Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ “Môn Giáo dục công dân có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách học sinh”.

Trong giảng dạy bài mới ở các trường THCS giáo viên bộ môn hầu như chỉ sử dụng phương phương pháp giảng giải cho học sinh. Do đó những kiến thức mà học sinh tiếp thu không sâu sắc, không biến những tri thức của Sách giáo khoa thành tri thức của mình dẫn đến tình trạng học “vẹt”. Không ít giáo viên chỉ “phát thanh lại Sách giáo khoa”. Nguyên nhân của tình trạng này là do giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân không biết kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại nên bài giảng tẻ nhạt, đơn điệu. Vì vậy ảnh hưởng đến việc truyền thụ kiến thức.

 

doc 19 trang thuychi01 34508
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Giáo dục cồng dân lớp 8 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HÓA 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY MÔN GDCD LỚP 8 Ở TRƯỜNG THCS
Người thực hiện: Nguyễn Văn Huân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hiền Kiệt 
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): GDCD 
THANH HÓA, NĂM 2017
Mục lục
TT
Đề mục
Trang 
1
1. Mở đầu
1
2
1.1. Lí do chọn đề tài
1
3
1.2.Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3.Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. Nội dung
2
7
2.1. Cơ sở lí luận
2
8
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
9
2.3.Các giải pháp giải quyết vấn đề
3
10
2.3.1 Các biện pháp để tổ chức thực hiện
4
11
2.3.2Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực...
6
12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
13
3. Kết luận, kiến nghị
16
14
Kết luận
16
15
Kiến nghị
16
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục công dân là một môn học có vị trí quan trọng trong trường trung học, giúp học sinh hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các mối quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống. Hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực đối với sự phát triển của cá nhân, xã hội và cách thức rèn luyện để đạt được các chuẩn mực đó.
Không những thế môn Giáo dục công dân còn được khẳng định bởi chính nhiệm vụ và chức năng mà môn học đảm nhiệm. Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ “Môn Giáo dục công dân có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách học sinh”. 
Trong giảng dạy bài mới ở các trường THCS giáo viên bộ môn hầu như chỉ sử dụng phương phương pháp giảng giải cho học sinh. Do đó những kiến thức mà học sinh tiếp thu không sâu sắc, không biến những tri thức của Sách giáo khoa thành tri thức của mình dẫn đến tình trạng học “vẹt”. Không ít giáo viên chỉ “phát thanh lại Sách giáo khoa”. Nguyên nhân của tình trạng này là do giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân không biết kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoạinên bài giảng tẻ nhạt, đơn điệu. Vì vậy ảnh hưởng đến việc truyền thụ kiến thức.
Tuy nhiên hạn chế không chỉ ở giáo viên mà còn biểu hiện ở Sách hướng dẫn giảng dạy môn học cũng chưa thật sự được quan tâm đến việc vận dụng đa dạng các phương pháp dạy học mới. Sách hướng dẫn chủ yếu nêu lên mục đích yêu cầu của bài giảng, một số gợi ý về nội dung và phương pháp mà giáo viên cần quan tâm. Sách không hướng dẫn cụ thể các phương pháp dạy học nêu ra trên đây. Vì vậy giáo viên chỉ vận dụng phương pháp giảng giải hoặc một vài phương pháp truyền thống khác.
Trong thực tế giảng dạy phương pháp giảng giải được giáo viên sử dụng phổ biến nhất. Các phương pháp dạy học khác như phương pháp luyện tập học sinh còn chưa định hình một cách rõ ràng. Đương nhiên mục đích luyện tập cho học sinh mà môn Giáo dục công dân thực hiện không nằm ngoài mục đích giáo dục của môn học này. Đó là giúp cho học sinh nắm vững tri thức của môn học và vận dụng tri thức đó vào cuộc sống. Nhiệm vụ giúp học sinh biết vận dụng tri thức môn học vào đời sống đúng là nhiệm vụ đặc trưng của bài tập thực hành. Tuy vậy, nhiều tiết luyện tập, bài tập Giáo dục công dân mới chỉ dừng lại ở nhận thức nội dung bài học. Không nhất thiết bài tập nào cũng phải nêu yêu cầu vận dụng, nhưng mỗi tiết luyện tập nên có các bài tập thực hành. 
Là một giáo viên đang giảng dạy môn Giáo dục công dân tại trường THCS Hiền Kiệt. Từ thực trạng trên tôi mong muốn góp thêm một phần nhỏ bé vào việc hiểu sâu hơn việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8 ở trường THCS – Hiền Kiệt” làm nội dung nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề này mục đích giúp cho giáo viên THCS thấy được việc vận dụng phương pháp dạy học mới vào thực tế giảng dạy môn GDCD sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác giảng dạy.
Qua đó học sinh sẽ hiểu bài nhanh hơn, khắc sâu kiến thức hơn so với các phương pháp dạy học truyền thống.
Vì vậy hiện nay đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa như một cuộc cách mạng về phương pháp. Chính cuộc cách mạng về phương pháp dạy học sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục trong đó có giáo dục ở bậc THCS, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 8 trường THCS Hiền Kiệt-Quan Hóa -Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin
Phương pháp thực hành vận dụng thực tế
1.5. Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8 ở trường THCS – Hiền Kiệt” đó là gây được sự hứng thú cho học sinh, từ đó học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động và đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
2.1. Cơ sở lí luận Lý luận 
Trong lịch sử giáo dục thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cao vai trò tích cực của người học, xem người học là chủ thể của quá trình học tập.
Ở thế kỷ XVII Akômexki đã viết “giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cáchHãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. [1]
Gần đây người ta thường nhắc đến phương pháp dạy học “tích cực” tức là phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm”. Khi phương pháp dạy học này được sử dụng thì đã tạo ra một cuộc “cách mạng” về đổi mới phương pháp dạy học.
Các nhà khoa học nước ta nói chung ủng hộ quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” vì nó phù hợp với phương châm hoạt động giáo dục nổi tiếng của nước ta “tất cả vì học sinh thân yêu”. Đó là phương châm đúng đắn và tiến bộ, lấy học sinh làm trung tâm tức là coi trọng chủ thể học tập là người học, coi trọng việc tự học, tự thân vận động, độc lập suy nghĩ, rèn luyện óc sáng tạo để thực hiện mục đích học tập của mình. Trong thực tiễn điều mà phương pháp dạy học tích cực quan tâm nhất là làm sao cho người học có đầy đủ động lực, hứng thú học tập, xem đó là hạnh phúc trong học hành. K.D.Liskinsky cho rằng “sự học tập mà không có hứng thú nào, chỉ do cưỡng bức phải làm, dù sự cưỡng bức đó được khai thác từ một nguồn tốt đẹp nhất là lòng yêu quý của giáo viên, cũng sẽ giết chết hứng thú học tập, ở học sinh mà thiếu cái đó thì học sinh không thể đi xa được, còn học tập chỉ dựa trên hứng thú sẽ không tạo khả năng rèn luyện tính tự chủ và ý chí học sinh. Bởi vì không phải mọi cái học tập đều thích thú cả và sẽ có nhiều điều cần đến sức mạnh của ý chí mới được”. Có như vậy giáo dục mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm qua, quá trình giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường THCS, giáo viên chủ yếu sử dụng hệ thống phương pháp dạy học truyền thống.
- Thầy (người trao) cho học sinh.
- Trò (người nhận) thụ động tiếp thu những gì thầy truyền đạt.
- Khách thể: tái hiện, lặp lại, học thuộc lòng.
 Khách thể tái hiện
 Thầy chủ thể Trò thụ động
Về phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân hiện nay phần nhiều còn mang tính thụ động, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo nên hiệu quả dạy học chưa cao.
Qua khảo sát 1 lớp 34 học sinh thu được kết quả như sau:
- Chủ động tìm hiểu kiến thức 6.
- Thụ động tiếp thu kiến thức 28
- Học thuộc và hiểu bài 6.
- Học thuộc nhưng chưa hiểu bài “Học vẹt” 20.
- Không hiểu bài là 8
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
Từ những thực trạng nêu trên, để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Giáo dục công dân đòi hỏi giáo viên phải vận dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực, tập trung vào những giải pháp chủ yếu sau:
Một là. Giáo viên phải nắm vững đặc điểm học sinh cả về tâm lí và khả năng trí tuệ, học lực để vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. Những vấn đề khó hoặc quá dễ đều dẫn đến việc học sinh chán học, không có hứng thú tìm tòi, tư duy.
Hai là. Giáo viên nắm vững mục đích, yêu cầu, những nội dung của bài giảng để xác định nội dung trọng tâm và chọn lựa những tình huống đưa học sinh vào vấn đề cần tìm hiểu. Bởi vì trong một bài giảng hoặc cùng một nội dung cần giảng nhưng có thể có nhiều tình huống khác nhauGiáo viên phải đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu bài giảng, lựa chọn tình huống, hình dung trước các giai đoạn của việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, lường trước những khó khăn có thể xảy ra.
Ba là. Đội ngũ giáo viên phải được đào tạo chính quy để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi ở giáo viên trình độ lành nghề, óc sáng tạo để đáp ứng vai trò là người khởi xướng, động viên, xúc tác, hướng dẫn, trợ giúp để đảm bảo sự nổ lực của học sinh trong học tập cũng như có định hướng phát triển cho các em.
Bốn là.Sách giáo viên cần giảm bớt những câu trả lời sẵn về các vấn đề nêu ra, giảm bớt phần tóm tắt bài học làm sẵn cho học sinh, tăng phần gợi ý để học sinh tự nghiên cứu bài học.
Năm là. Một nguyên tắc dạy học mà giáo viên phải tuân thủ khi vận dụng phương pháp dạy học tích cực là phải vận dụng kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống, dẫu rằng phương pháp dạy học tích cực có ưu thế nhưng cũng không vì vậy mà chúng ta tuyệt đối hoá nó tách ra khỏi hệ thống các phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân. Mà muốn tạo nên sự uyển chuyển bài giảng, tính sinh động của bài học giáo viên phải kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học để phát huy được ưu điểm khắc phục những hạn chế của chúng. Có như vậy bài giảng mới thực sự lôi cuốn học sinh, khơi dậy được những tiềm năng, trí sáng tạo, khả năng tư duy nhạy bén của các em.
Sáu là. Việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Giáo dục công dân đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu toàn diện, đó là yêu cầu đối với giáo viên và học sinh.
Bảy là. Ngoài kiến thức đặc thù của bộ môn người giáo viên cần phải có sự am hiểu thêm về các bộ môn khác vì đó là điều kiện cơ bản để làm sáng tỏ một số vấn đề lên quan đến môn giáo dục công dân, đồng thời cũng góp phần làm sinh động, phong phú thêm cho giờ dạy, tạo hứng thú cho học sinh.
2.3.1. Các biện pháp để tổ chức thực hiện
Để vận dụng tốt phương pháp dạy học tích cực cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
a. Đối với giáo viên
Việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi một số điều kiện trong đó quan trọng là giáo viên.
Giáo viên phải được đào tạo chu đáo đúng chuyên môn, vừa có tri thức liên môn sâu rộng, vừa có trình độ sự phạm lành nghề, biết vận dụng các phương pháp dạy học, có thể định hướng sự phát triển của học sinh nhưng cũng đảm bảo sự chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi giáo viên phải chủ động tổ chức giờ giảng, sử dụng phương pháp gợi mở, tạo tình huống có vấn đềđưa học sinh vào công việc nhằm tập dượt khả năng khám phá ra các tri thức mới của các em. Những phương pháp dạy học này sẽ kích thích tính năng động, sáng tạo của học sinh và do vậy không khí lớp học sẽ rất sôi động. Qua việc nêu, giải quyết vấn đề, phản biện vấn đề, học sinh sẽ động não, sẽ tham gia đóng góp ý kiến, tranh luận, khi vấn đề được kết luận thì học sinh đã am hiểu, tiếp thu tri thức mới với hiệu quả chất lượng cao.
Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sự phạm giỏi. Giáo viên phải làm thức tỉnh được các sức mạnh của học sinh hướng theo ý đồ sư phạm của giáo viên, nâng cao tính tự giác, say mê học tập của học sinh.
Đồng thời giáo viên phải biết vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp nêu vấn đề, động não, thảo luậnvới các phương pháp truyền thống. Giáo viên không được tuyệt đối hoá bất cứ một phương pháp dạy học nào, bởi vì không có phương pháp nào là vạn năng trong quá trình dạy học.
Giáo viên phải làm cho học sinh ý thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ tự học đối với bộ môn Giáo dục công dân, từ đó tự giác học tập.
Rèn luyện cho học sinh cách tự học tài liệu, Sách giáo khoa trước khi nghe giảng, như vậy học sinh sẽ tiếp thu bài nhanh hơn.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng học sinh và từng nhóm, nhiệm vụ giao phải cụ thể, yêu cầu phải rõ ràng. Khi giao nhiệm vụ giáo viên có những gợi ý cần thiết để học sinh suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề được giao.
Kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ. Trong đó quá trình học sinh thực hiện công việc được giao, cần theo dõi xem học sinh có làm không? làm như thế nào? có gặp khó khăn gì không?
Tăng cường tổ chức các phương pháp luyện tập, thực hành, các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
b. Đối với học sinh
Học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên phải dần dần có những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực, giác ngộ mục tiêu học tập, phải xác định học tập là học tập cho mình. Từ đó các em học một cách tự nguyện, tự giác, có ý thức trách nhiệm với kết quả học tập. Các em biết học hỏi ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cách, biết tiếp cận tri thức và chiếm lĩnh nó bằng khả năng của chính mình.
c. Đối với Sách giáo khoa
Chương trình Sách giáo khoa phải giảm bớt những thông tin buộc học sinh phải thừa nhận, những nội dung rườm rà, đã lạc hậu với hiện tại hoặc quá cao so với trình độ hiểu biết của học sinh. Đặc biệt môn Giáo dục công dân, một môn học thuộc khoa học xã hội gắn liền với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng pháp luật của Nhà Nước, của thực tiễn sôi động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải có những sửa đổi bổ sung kịp thời khi chương trình nội dung sách không còn phù hợp nữa. Đồng thời phải đặt ra những vấn đề tập dượt cho học sinh giải quyết, giảm bớt phần tóm tắt bài. Khối lượng thông tin trong mỗi bài nên vừa phải để thầy trò có thời gian tổ chức và công tác độc lập, tăng cường nhịp độ, cải tiến nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá. Các dạng bài tập cần đưa nhiều tình huống có vấn đề của cuộc sống thực tại, để học sinh suy nghĩ tìm ra các phương án giải quyết, nên giảm dần dạng bài tập dưới dạng trắc nghiệm ( có, không, đúng, sai, đồng ý, không đồng ý vv..). Vì như vậy vừa tạo ra tính thiếu suy nghĩ, mặt khác lại tạo ra sự ỷ lại của một bộ phận học sinh. 
d. Đồ dùng dạy học
Để thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực thì một yêu cầu đặt ra nữa cũng không kém phần quan trọng đó là phải có phương tiện đồ dùng dạy học. Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển thì việc trang bị các phương tiện đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy là cần thiết. Đồ dùng dạy học có tác dụng minh hoạ cụ thể cho nội dung bài học, giúp học sinh tin tưởng sâu sắc vào nội dung bài học. Ví dụ như tranh, ảnh minh họa, đồ dùng dạy học sẽ mô phỏng bài học làm cho bài học thêm sinh động. Đồ dùng phương tiện dạy học đòi hỏi giáo viên phải không ngừng tìm tòi, sưu tầm.
2.3.2. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực môn giáo dục công dân lớp 8
a. Phương pháp thảo luận nhóm
Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh học tập theo những nhóm nhỏ để các em cùng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung học tập, tạo cơ hội cho các em được giao lưu học hỏi lẫn nhau, cùng hợp tác với nhau để giải quyết những nhiệm vụ chung. Khi giáo viên vận dụng phương pháp này nó sẽ có một số tác dụng như. Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học, kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, nhờ không khí thảo luận cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những em nhút nhát trước tập thể, hoặc chỗ đông người trở nên mạnh dạn hơn, các em học được cách trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn, từ đó giúp học sinh dễ hoà nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Cũng từ phương pháp này sẽ giúp vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong phú các kĩ năng giao tiếp và hợp tác được phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn.
Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần tiến hành theo các bước sau đây:
- Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận giải quyết nhiệm vụ được giao.
- Đại diện từng nhóm thảo luận trình bày kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm khác lắng nghe, quan sát, bình luận và bổ sung ý kiến.
- Giáo viên nhận xét và tổng kết nội dung thảo luận.
Tuy nhiên khi giao viên sử dụng phương pháp này cần lưu ý một số điểm sau.
- Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau, khi câu hỏi thảo luận của các nhóm có tính độc lập với nhau.
- Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quả thảo luận cho các nhóm.
- Kết quả thảo luận của các nhóm có thể được trình bày dưới nhiều hình thức như bằng lời, tranh vẽ, tiểu phẩm, văn bản viết ra giấy to..Có thể do một người thay mặt nhóm hoặc do nhiều người trình bày.
- Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng để điều khiển và một thư kí ghi lại kết quả thảo luận của cả nhóm.
- Trong quá trình học sinh thảo luận giáo viên cần đến các nhóm để quan sát, lắng nghe, gợi ý hoặc giúp đỡ học sinh khi cần thiết.
Ví dụ 1:
Khi dạy bài 15 “ Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ, và các chất độc hại” GDCD 8 tôi đã tiến hành sử dụng phương pháp thảo luận nhóm như sau:
- Lớp học có 34 học sinh 
- Chia lớp thành 3 nhóm, giáo viên chỉ định 11 học sinh một nhóm. 
- Cử đại diện của nhóm làm nhóm trưởng và thư kí.
- Giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm như sau.
Nhóm 1. Em có cảm nghĩ gì khi đọc các thông tin trên.
Nhóm 2. Tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và thực phẩm không an toàn đã để lại những hậu quả như thế nào?
Nhóm 3. Cần phải làm gì để hạn chế, loại trừ những tai nạn đó?
Thời gian thảo luận là 3 phút.
Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác quan sát, lắng nghe và bổ sung ý kiến.
Giáo viên tổng kết, nhận xét đồng thời nêu ra định hướng kiến thức cần đạt được trong các câu hỏi thảo luận là:
Nhóm 1. Em có cảm nghĩ gì khi đọc các thông tin trên.
- Đó là những số liệu thực về người bị chết, thương tích do bom mìn, các vụ cháy cũng như ngộ độc thực phẩm gây ra trong cuộc sống hàng ngày.
- Mặc dù đất nước không còn chiến tranh nhưng qua các số liệu trên cho thấy những cái chết thương tâm vẫn đang rình rập con người.
Nhóm 2. Tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và thực phẩm không an toàn đã để lại những hậu quả như thế nào?
- Tổn thất to lớn về người và tài sản cho nhà nước, tổ chức và cá nhân.
- Ảnh hưởng đến môi trường sống.
Nhóm 3. Cần phải làm gì để hạn chế, loại trừ những tai nạn đó?
- Nhà nước cần phải ban hành một số luật và những quy định liên quan về việc quản lí, sử dụng vũ khí, chất cháy, nổ, chất phóng xạ và độc hại.
- Mọi công dân cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với các chất cháy, nổ, chất phóng xạ và độc hại trong cuộc sống hàng ngày.
- Nhà nước cần phải xử lí nghiêm khác các trường hợp vi phạm trong thực tế.
Thông qua các câu hỏi thảo luận giáo viên hình thành cho học sinh ý thức bản thân phải không ngừng học tập để nâng cao hiểu biết về tác hại, cách phòng tránh, sử dụng vũ khí các chất cháy, nổ, chất phóng xạ và độc hại.
 Ví dụ 2:
Khi dạy bài “phòng, chống tệ nạn xã hội” GDCD 8 Tôi đã sử dụng phương pháp thảo luận nhóm như sau:
- Lớp học có 34 học sinh 
- Chia lớp thành 3 nhóm, giáo viên chỉ định 11 học sinh một nhóm, có thay đổi vị trí để học sinh được giao lưu với nhau. 
- Cử đại diện của nhóm làm nhóm trưởng và thư kí.
- Giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm như sau.
Nhóm 1. Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào đối với cá nhân?
Nhóm 2. Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào đối với gia đình?
Nhóm 3. Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào đối với xã hội?
Thời gian thảo luận là 3 phút.
Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác quan sát, lắng nghe và bổ sung ý kiến.
Giáo viên tổng kết, nhận xét đồng thời nê

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_vao_giang_day_mon.doc